Những chân dung mang tính Mẫu

Một phần của tài liệu văn hóa tâm linh người việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 56 - 64)

Hình ảnh của Thánh Mẫu, niềm tin thiêng liêng nơi Thánh Mẫu trong

tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn được thể hiện qua việc miêu tả những người

phụ nữ. Đó chính là những chân dung mang tính Mẫu. Nói như vậy, nghĩa là

những người phụ nữ của Mẫu Thượng Ngàn, với những thế hệ khác nhau, đã là

những con người nằm trong vòng luận giải của nguyên lý tính Mẫu, là những con người bảo vệ và truyền lại ngọn lửa ánh sáng của đạo Mẫu ở Việt Nam.

Người phụ nữ trong Mẫu Thượng Ngàn được nhìn từ góc độ tâm linh

mà cụ thể là dưới ánh sáng của tín ngưỡng thờ Mẫu. Họ vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng. Họ có thể chiến thắng tất cả nhưng lại vẫn cần một sự chở che nâng đỡ từ những người đàn ông, từ sức mạnh vô hình nhưng đầy uy lực của Mẫu. Ở họ, ta nhìn thấy một vẻ đẹp phồn thực, một khả năng bảo tồn, duy trì nòi giống. Họ mang trong mình một sức mạnh hóa giải những đau khổ, hồi sinh sự sống bằng tính thiện và tình yêu thương. Họ cũng chính là người giữ gìn và phát triển sức sống bất diệt của văn hóa bản địa trước văn hóa phưong Tây…Ta có cảm giác, nếu như Thánh Mẫu trong văn hóa Việt Nam đã xuất hiện thế nào, đã hành động ra sao thì giờ đây, tất cả những người phụ nữ trong cuốn tiểu thuyết cũng có thể có những hành động như thế. Hay nói cách khác,

51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người phụ nữ được nhà văn tôn giáo hóa với hình tượng Cổ Mẫu và ngược lại, Thánh Mẫu được thể tục hóa thông qua những nhân vật người phụ nữ. Đây chính là điểm độc đáo làm nên sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết... Từ những giá trị này của cuốn tiểu thuyết, người đọc có thể nhận thấy những giá trị của nền văn hóa Việt Nam, sức sống của người dân Việt Nam.

2.3.2.1. Vẻ đẹp phồn thực và khả năng bảo tồn, duy trì nòi giống

Những người phụ nữ trong Mẫu Thượng Ngàn dù xuất thân, dù sống

trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung của họ là ai cũng mang trong mình một sức sống ngùn ngụt. Sức sống ấy là sức mạnh, là vật báu và là vẻ đẹp phồn thực mà tác giả đã chọn lựa để gửi gắm trong tác phẩm. Thật

không phải ngẫu nhiên khi người phụ nữ nào trong Mẫu Thượng Ngàn cũng

được nhà văn miêu tả bằng sức sống phồn thực mạnh mẽ ấy. Bà Ba Váy, vợ của Lý Cỏn, người phụ nữ chịu thương chịu khó, yêu và dâng hiến một cách

hồn nhiên là “một người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ ai trông cũng thấy ngay. Một

cái đẹp của sức sống”. Và ở bà ta “chỗ nào da thịt hở ra cũng thấy ngồn

ngộn, ngọt ngào” [35, 57]. Người phụ nữ này xuất thân từ một gia đình nghèo

khó, về làm vợ ba của Lý Cỏn cũng là để trao đổi bằng mấy thúng thóc mà cha mẹ cô đã vay. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, vẻ đẹp của người phụ nữ này cũng vẫn làm người ta say sưa mê đắm bởi từ con người của bà là cái sức sống của sự lam lũ, cái sức sống mà chính tự nhiên đã ban phát cho bà. Sau này, khi đã trở thành một người phụ nữ đứng tuổi, có tới năm người con nhưng cái sức sống mạnh mẽ ấy ở bà không hề bị mai một mà ngược lại còn được thể hiện bằng một vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ khi đã trải qua

gian truân, vất vả: “ người đàn bà ba mươi lăm tuổi, cái tuổi đẹp đẽ nhất của

đời người, cái tuổi của thứ quả chín đến độ, nó ngọt ngào lạ thường. Thứ quả chín mọng hoặc cũng có thể nói, thứ hoa thơm ngát mãn khai; chỉ có thứ quả

ấy, hoa ấy mới có thể biết sẵn sàng dâng hiến và đón nhận” [35, 410]. Như

52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cảm nhận được sức sống mạnh mẽ, sức mạnh khiến cho người ta ngỡ ngàng bởi lẽ bằng sức sống mạnh mẽ ấy, bà đã yêu, đã dâng hiến và sinh ra những đứa con xinh đẹp, khỏe mạnh. Cũng bằng sức mạnh ấy, bà đã vượt qua được những biến cố của gia đình và của chính bản thân mình (trận dịch tả khủng khiếp đã xảy ra ở làng Cổ Đình), giành lại sự sống cho chồng và bảo vệ những đứa con. Có thể nói, bà Ba Váy là nhân vật người phụ nữ thể hiện khá rõ nét sức sống mạnh mẽ có tính chất phồn thực, nhất là khi sống trong nhà của Lý Cỏn cùng với những bà vợ của ông ta. Bởi lẽ, trong hoàn cảnh ấy, nhưng vẻ đẹp, sức sống mạnh mẽ của bà Ba Váy càng được dịp thể hiện một cách hoàn thiện và tự nhiên .

Bên cạnh bà Ba Váy, nhân vật Thím Mõ Pháo cũng được miêu tả với vóc dáng xinh đẹp và sức sống phồn thực mạnh mẽ như vậy. Mõ Pháo dường như là nhân vật hèn kém nhất của làng Cổ Đình khi tên của chị luôn luôn gắn liền với cái thân phận “Mõ”. Tuy nhiên, điều đó bị mờ đi khi nhà văn đã dành rất nhiều tâm huyết để miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ này. Bởi tuy là thân

phận mõ nhưng “mõ Ba Pháo cũng thắt đáy lưng ong”, “cũng hừng hực sức

sống của trời của đất”. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để người đọc hình dung ra

vẻ đẹp của một người phụ nữ ở chị. Không tập trung vào việc miêu tả thân phận thấp kém của kiếp mõ, nhà văn chú ý đi sâu vào việc miêu tả người phụ nữ này với thiên chức làm vợ, làm mẹ. Số phận của chị làm người đọc cảm thông nhưng đồng thời cũng là sự nể phục mà điều đó trước tiên được hình thành tử nét duyên dáng, từ sức sống mạnh mẽ mà trải qua rất nhiều khó khăn vẫn vẹn nguyên ở người phụ nữ này.

Ở cô Mùi, vẻ đẹp phồn thực còn là một thứ vũ khí đấu tranh và giữ được những gì tốt đẹp, để không có một sức mạnh nào có thể xâm hại được.

Cô Mùi được miêu tả với “dáng người cân đối, đôi vú nở nang, eo thon nhỏ.

Đôi mông nảy đều chắc nịch hứa hẹn sự đông đàn dài lũ. Gương mặt cô tròn vành vạnh, mày ngài đen nhánh như mực nho, đôi mắt đen trắng thông minh”

53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ba người chồng đều chết, cô cũng không có con nhưng cô lại mang sứ mạng của một người anh hùng tham gia vào việc gìn giữ và bảo lưu văn hóa truyền thống. Dưới con mắt của Philipe - một trong những conquistador (nhà chinh

phục) thì “cô ta đầy đặn quá, cô ta mát mẻ quá, cô ta dư thừa sinh lực, cô ta

lắm chất đàn bà. Như một hồ nước ấm áp vời vợi khôn cùng” [35, 359].

Với vẻ đẹp và sức sống phồn thực mạnh mẽ như vậy, những người phụ

nữ trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn hầu như đều trở thành một người mẹ

với những đứa con khỏe mạnh và xinh đẹp. Những đứa con ấy, dù hoàn cảnh ra đời không giống nhau, có thể là kết quả của tình yêu, của ân nghĩa hay của cả sự cưỡng bức nhưng đều được người mẹ truyền cho sức mạnh, truyền cho ngọn lửa của tình thương yêu để từ đó chúng có thể lớn khôn thành người. Đó cũng cính là khả năng bảo tồn và duy trì nòi giống của người phụ nữ. Với khả năng này, họ tiến tới thực hiện một chức năng thiên bẩm của người mẹ - cái chức năng mà những người đàn ông với đầy đủ sức mạnh và quyền lực của mình cũng không làm nổi. Điều đáng nói ở đây là, những người mẹ, người vợ, người phụ nữ nói chung trong tác phẩm đã thực hiện chức năng ấy rất tự nhiên và đầy bản năng. Có được điều này, chính là bởi vì nhà văn trong quá trình xây dựng nhân vật của mình đã kế thừa được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Vì lẽ đó, ta thấy những nhận vật người mẹ, người phụ nữ đều được đặt trong một mối quan hệ đối xứng với hình ảnh của Thánh Mẫu và những vị nữ thần công bộc của Bà. Nói cách khác, những người phụ nữ trong tác phẩm này được đặt trong ánh sáng của niềm tin tôn giáo thiêng liêng và vô cùng độc đáo. Họ thực hiện chức năng làm mẹ của mình như Thánh Mẫu ở thế kỷ thứ XVI đã làm và điều đó góp phần phác họa lại những chân dung mang tính Mẫu, làm phong phú hơn tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này qua những nhân vật cụ thể.

Mõ Hoa- con của thím mõ Pháo: sau cái chết của chồng và con, mõ Pháo phát điên và người ta tưởng rằng chị không thể nào gượng dậy được

54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nữa. Tuy nhiên, trước sự giúp đỡ, sự chăm sóc tận tình của ông hộ Hiếu, cuộc đời của thím hồi sinh. Một đêm duy nhất với hộ Hiếu trong căn miếu thờ đã đổ nát, người đàn ông gày gò tưởng chừng như không còn một chút sức lực

nào ấy đã khiến chị tiếp tục đơm hoa kết trái, “Chị chỉ ăn ở với ông hộ Hiếu

độc nhất một lần ấy thôi thế mà có con, một đứa con gái xinh đẹp lạ thường,

đứa trẻ càng lớn càng xinh đẹp”. Với chị mõ Pháo, dường như việc sinh nở

của chị không chỉ được dừng lại ở việc miêu tả chức năng của một người phụ nữ mà còn là hình ảnh của một thế hệ mới hồi sinh sau những hoàn cảnh khổ đau, sau những cái chết mà chị đã chứng kiến ở chính những người thân của mình. Trong con mắt của người dân làng Cổ Đình, cô bé Hoa không phải là con của Mõ mà là “con của Thánh” hay “con Trời con Phật”. Khi lớn lên, Hoa là cô gái “nõn nà, tràn đầy sức sống”. Hơn thế nữa, cô bé Hoa còn là người hay lam hay làm, lúc nào cũng vui vẻ. Tuy là con của Mõ nhưng vẻ đẹp và sức sống của Hoa không những đã thu hút được cả Pierre và họa sĩ Tuấn mà còn dành được tình cảm của bà Tổ Cô- người hầu cận của Thánh Mẫu. Đặc biệt cuối tác phẩm, trước những biến cố của làng Cổ Đình, Hoa còn là người con gái biết vượt qua số phận của mình để hướng tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn. Kìm nén nỗi đau mất mẹ rồi lại mất cha, cô quyết định đoạn tuyệt với thân phận làm mõ, rời khỏi làng Cổ Đình. Và người đã truyền cho cô sức mạnh, ý chí ấy không ai khác chính là thím Pháo. Người phụ nữ nghèo khổ ấy trước khi chết đi vẫn ngập tràn một lòng ham sống, bà đã truyền cả điều ấy lại cho đứa con gái duy nhất của mình. Nó làm tăng thêm sức mạnh để Hoa có thể đối diện với bão táp cuộc đời, và thực hiện cuộc đổi thay cho cả một kiếp người, một số phận đã chịu nhiều đau khổ, ràng buộc. Tuy nhà văn không có những trang viết về cuộc đời sau này của Hoa, nhưng với một sức sống mạnh mẽ như thế, một khát khao mạnh mẽ được đổi đời như thế, người đọc có thể tin tưởng cùng với Hoa về một cuộc sống mới, tự do và làm chủ được chính bản thân mình.

55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những đứa con của bà Ba Váy: khả năng sinh nở ở chị hiếm có người phụ nữ nào sánh kịp. Sau khi trở thành vợ ba của Lý Cỏn, tám tháng sau chị có đứa con đầu lòng: Cò Xuân, rồi liền tù tì năm một sinh thàng Tũn, thằng

Tĩn, thằng Bòi, đĩ Váy con. Chính bà cũng thừa nhận “tôi sinh con dễ dàng

đến nỗi mọi người phát ghen. Mà đứa trẻ nào sinh ra cũng xinh đẹp và khỏe

mạnh”. Nổi bật trong những đứa con ấy là Cò Xuân, một đứa con ra đời từ

“đêm trải ổ” của chị đĩ Váy và Phác. Hẳn chị cũng tin rằng người phụ nữ nào có mang trong đêm “trải ổ” thì chắc chắn sẽ sinh quý tử và Cò Xuân cũng là quý tử của bà ba Váy, của Lý Cỏn và sau này là Trịnh Huyền. Cò Xuân có tư chất thông minh, học ở tỉnh và đỗ bằng Thành Chung. Hơn thế nữa, Cò Xuân còn là người hiểu được lẽ phải, hiếu thuận với cha mẹ. Sau này, Cò Xuân còn tiếp nối được tinh thần đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược ở người cha ruột của mình là Đinh Công Phác. Người con trai ấy đã âm thầm chịu đựng nỗi mất mát đau thương cùng với người mẹ đau khổ của mình để có thể báo thù cho cha. Từ nỗi sợ hãi đối với khuôn mặt quái dị của Trịnh Huyền, khi biết ông mới chính là cha đẻ cuả mình thì nỗi sợ hãi ấy trở thành sự kính yêu và nể phục. Từ việc thấu hiểu hành động của cha, Cò Xuân đã hiểu hành động của những người yêu nước khác, anh cũng nhận thấy được trách nhiệm của mình đối với những người ruột thịt như mẹ con Nhụ, hoặc với những người trong dòng họ Vũ mà anh được họ lầm tưởng là con cháu đích thực. Có thể nói, trong cuốn tiểu thuyết, nhân vật Cò Xuân dù không được miêu tả tập trung như những nhân vật khác nhưng đây được coi là một trong những nhân vật tích cực của tác phẩm, nhất là khi bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là xã hội Việt Nam trong những ngày đầu thực dân Pháp đến xâm lược. Bà Ba Váy đã mang thai Cò Xuân từ sau “đêm trải ổ” với anh Phác và đứa con ấy trở thành một trong những đứa con ưu tú nhất và là niềm tự hào của bà, của Phác (Trịnh Huyền) và của cả người cha hờ là Lý Cỏn. Từ những hành động và việc làm mà Cò Xuân đã thể hiện, người đọc có thể tin tưởng vào thế hệ mới của làng

56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cổ Đình với những người thanh niên trẻ trung, tràn đầy sức sống, biết vượt qua khó khăn, biết thương yêu đồng loại, biết đấu tranh để bảo vệ bản thân mình và quê hương đất nước.

Bé Nhị- con gái của Nhụ: Nhị cũng là kết quả của “đêm trải ổ” trong lễ hội ông Đùng bà Đà nhưng cô bé lại là kết quả của sự cưỡng bức, của sự đau đớn, tủi nhục mà người mẹ phải chịu đựng. Tuy nhiên, không vì thế mà người mẹ trẻ oán hận hay ghét bỏ đứa con của mình. Bản năng làm mẹ đã khiến Nhụ lo lắng cho đứa con ngay từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Bởi lẽ, đó là kết quả của sự cưỡng bức của một kẻ ngoại bang. Cô lo lắng về sự khác

thường của đứa trẻ với đồng loại. Vì thế, “sáng nào, tối nào Nhụ cũng dâng

hoa cúng Mẫu, ngày đêm cô cầu xin Mẫu để cho đứa con cô được giống mọi

người” [35, 799]. Mong ước của cô dành cho con của mình đã thành hiện

thực. Phải chăng, vì cũng đã từng là một người phụ nữ, một người mẹ nên Mẫu đã thấu hiểu nỗi đau khổ của cô hay chính tình thương yêu, tấm lòng của người mẹ dành cho con đã làm nên điều kỳ diệu cho đứa trẻ ? Bé Nhị khi mới sinh ra đã thừa hưởng được ở người mẹ những gì đẹp đẽ nhất, trong sáng

nhất: “mới ra đời tóc đã rậm rì và đen láy”, “con bê con đã giống như muôn

vàn con bê khác”. Con bé đã đem lại cho người mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc

mà cô tưởng mình đã không bao giờ có được nữa. Bé Nhị vẫn còn là đứa trẻ,

nhưng ai gặp cũng bị thu hút bởi vẻ đáng yêu xinh đẹp của cô bé “con bé bụ

Một phần của tài liệu văn hóa tâm linh người việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)