Có thể nói, thật hiếm có cuốn tiểu thuyết nào khi thể hiện những nét về
văn hóa tâm linh lại được miêu tả toàn diện như Mẫu Thượng Ngàn của nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh. Từ việc xây dựng những yếu tố kì ảo, huyền thoại, đến việc miêu tả tục lên đồng- hầu đồng, cho đến giọng hát, tiếng đàn của cung văn, tất cả đều được tái hiện rất tinh tế, sinh động và đầy sức thuyết phục.
Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn đã chú ý đến tiếng hát của bà Trưởng Kiên, của Thắm. Không phải là những giọng hát bình thường, cũng không phải là những bài hát bình thường, mà là giọng hát của những nghệ nhân, và những lời hát diệu kì ca ngợi vẻ đẹp của Thánh Mẫu và những công bộc của bà. Trong đó, nhà văn đặc biệt quan tâm đến giọng hát của cô bé Nhụ và tiếng đàn của Trịnh Huyền. Việc miêu tả giọng hát của cô bé Nhụ và tiếng đàn của Trịnh Huyền đã góp phần thể hiện một cách hoàn thiện nhất tín ngưỡng thờ Mẫu trong tác phẩm. Họ đàn và hát với tất cả sự say mê, và niềm tin yêu mãnh liệt. Đặc biệt tiếng hát, tiếng đàn của họ là một phần không thể thiếu được trong những cuộc hầu đồng ở đền Mẫu của làng Cổ Đình. Với riêng Nhụ, chỉ cần hát thôi là cô đã cảm thấy như mình đang đựợc ở rất gần với Mẫu. Tiếng hát của Nhụ được nhà văn miêu tả thông qua sự cảm nhận của những người đàn ông (của Điều, của Cò Xuân ) và sau này là đám con nhang
90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được nghe…khúc hát tươi tắn, réo rắt, vừa nhún nhảy vừa lượn lờ”. Giọng
hát của cô bé Nhụ còn được Điều cảm nhận nó “lảnh lót, ríu tít như tiếng con
họa mi của ông nội”. Trong cuộc hầu đồng, nghe tiếng hát ấy, Điều mường
tượng ra “cô Chín đang đánh võng cùng tiếng họa mi”. Đó là tiếng ngân nga
vừa thanh vừa giòn đưa Điều lạc vào một cõi khác. Tiếng hát của Nhụ được tác giả miêu tả như một khả năng thiên bẩm. Từ tiếng hát ấy, Nhụ làm sống lại hình ảnh thanh khiết của Thánh Mẫu cùng những công bộc của mình. Cò
Xuân trong một lần nghe Nhụ hát cũng cũng không khỏi rung động: “giọng
hát đắm say, xao xuyến của cô gái vút lên, gây cho chàng thiếu niên cảm giác bóng trắng trắng, mờ ảo đang chập chờn, chon vong trên một đỉnh núi cao”
[35, 117]. Sau này, trong những cuộc lên đồng ở đền Mẫu, người ta xuýt xoa nức nở khen giọng hát của Nhụ, giọng hát ấy đưa con người ta thoát khỏi những đau khổ của thế giới phàm tục để hướng đến những điều tốt đẹp nhất. Nói cách khác, Thánh Mẫu cùng với tiếng hát của cô bé Nhụ góp phần thanh lọc cho tâm hồn con người. Đến chính người tham gia vào cuộc lên đồng như
cô đồng Mùi cũng phải công nhận: “tiếng hát của Nhụ thật trong trẻo, thật
thơ ngây, làm cho lòng bà lúc này muốn bay lên, vươn tới miền tột cùng thánh
thiện” [35, 705]. Như vậy, tiếng hát giống như một bước đệm, nâng đỡ con
người. Hình ảnh của Thánh Mẫu cũng đẹp hơn nhờ tiếng hát ấy, linh thiêng
hơn nhờ tiếng hát ấy, “một cảm giác khác thường, chưa từng có, theo lời ca
chợt dâng lên trong lòng tất cả mọi người trong tòa điện” [35, 706].
Việc miêu tả tiếng hát trong tác phẩm còn gắn liền với việc nhà văn miêu tả tiếng đàn của cung văn, bởi lẽ tiếng đàn cùng với lời ca là yếu tố
không thể thiếu trong các cuộc hầu bóng.“Phải có tiếng trống, tiếng phách,
tiếng hát, tiếng đàn các cuộc hầu thánh mới thực sự là cuộc ngồi đồng” và
trong cuộc ngồi đồng ấy, “phải có đờn ca mới làm vơi nhẹ tâm hồn, mới dẫn
dắt con người đi đến chỗ thăng hoa, siêu vượt ra khỏi cõi tục, mới rửa sạch
91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong Mẫu Thượng Ngàn, nhà văn đặc biệt quan tâm đến tiếng đàn của
Trịnh Huyền, “một nghệ nhân tài hoa nhất trong nghề đàn nguyệt, trong nghề
hát văn. Một khi Trịnh Huyền đã nhận ôm đàn, thì cuộc hầu bóng ngày hôm
đó sẽ hoàn toàn khác hẳn” [35, 26]. Tiếng đàn của Trịnh Huyền cũng không
chỉ tôn thêm giọng hát mà còn giúp con người có được một tâm thế khoáng đạt khi nhập vào cuộc hầu bóng. Khi còn đánh đàn cho người vợ bạc mệnh,
“tiếng đàn của Trịnh Huyền, như kẻ phụ trợ, biết cầm tay dắt giọng của vợ
lên, nâng cánh cho tiếng oanh vàng có chốn nương tựa, khiến cho nó đã bay
cao rồi còn bay cao thêm lên đỉnh chót vót” [35, 27]. Đặc biệt, tiếng đàn ấy
càng trở nên điêu luyện hơn, quyến rũ hơn khi nó có hơi ấm của tình yêu. Sau bao nhiêu năm trở về dưới một danh phận khác, Trịnh Huyền lần đầu tiên đánh đàn trong một cuộc hầu đồng ở đền Mẫu đã không khỏi bồi hồi xao xuyến khi trong đám con nhang, đệ tử ấy có ánh mắt của người đàn bà mà anh
đã từng yêu say đắm: “chợt nhận ra đôi mắt sáng của bà ba Váy đang như
muốn nuốt từng âm thanh của tiếng đàn…,ngón tay ông bỗng dẻo hơn, nhanh nhẹn hơn. Chúng như nhảy múa trên các phím đàn. Rồi những ngón tay ấy cũng bỗng trở nên tinh tế hơn. Chúng nhấn, chúng luyến, chúng rung rất uyển chuyển. Chúng tạo ra những sắc độ âm thanh rất mỏng manh, những cao độ thay đổi cao thấp rất tinh vi mà tưởng chừng chưa bao giờ ông có thể làm
được” [35, 431]. Có lẽ, lần đánh đàn này của Trịnh Huyền được nhà văn miêu
tả công phu nhất. Tiếng đàn kỳ ảo và biến hóa khôn lường lại được thêm hơi ấm của tình yêu nên càng hay hơn và quyến rũ hơn. Nó giống như một chất men cho tâm hồn người gảy đàn, làm say lòng những người đến thưởng thức.
Như vậy có thể nói, tiếng đàn tiếng hát là hình thức âm nhạc dân gian không thể thiếu được của một cuộc hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phụ trợ, kích thích sự thăng hoa, giao cảm giữa con nhang đệ tử với thế giới thần linh. Người ta đến với cuộc hầu đồng vừa để thanh lọc tâm hồn mình, được giao hòa cùng với Thánh Mẫu
92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhưng cũng là để thưởng thức tài nghệ của cha con người đánh đàn. Việc miêu tả tiếng đàn và tiếng hát của cung văn trong tác phẩm chính là một phương thức làm tôn thêm vẻ đẹp của Thánh Mẫu, tôn thêm nét đẹp văn hóa tâm linh. Thông qua những hoạt động của một tín ngưỡng bản địa mà ở đó sự giao hòa giữa bậc chí thánh với con người diễn ra một cách linh hoạt nhưng vô cùng gần gũi, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa muốn góp một tiếng nói để khẳng định: tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng mang giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của Việt Nam, đó là tinh hoa chắt lọc suốt chiều dài lịch sử, đó là biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, cho sự sáng tạo và phát triển không ngừng của dân tộc Việt Nam.