1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa)

167 3,8K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Nhu cầu du lịch tín ngưỡng, tâm linh của người Hà Nội cũngrất cao, nhưng hầu như chưa có công trình nào đề cập đến một cách toàn diện và kỹ lưỡng… Với những lý do trên, đề tài "Nghiên cứ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

(Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà nội - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

(Khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)

Trang 3

Hà nội - 2010 MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 9

3 Mục đích nghiên cứu 11

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 11

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Bố cục của Luận văn 13

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 14

1.1 Những vấn đề về văn hóa tâm linh 14

1.1.1 Văn hóa 14

1.1.2 Tâm linh 17

1.1.2.1 Khái niệm 17

1.1.2.2 Đặc điểm của tâm linh 21

1.1.2.3 Hình thức của tâm linh 22

1.1.2.4 Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan 24

1.1.3 Văn hóa tâm linh 25

1.1.3.1 Khái niệm 25

1.1.3.2 Thành tố của văn hóa tâm linh 26

1.2 Những vấn đề về du lịch văn hóa tâm linh 27

1.2.1 Quan niệm về du lịch và du lịch văn hóa 27

1.2.1.1 Du lịch 27

Trang 4

1.2.1.2 Du lịch văn hóa 28

1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh 31

1.2.2.1 Quan niệm 31

1.2.2.2 Mục đích du lịch 33

1.2.2.3 Hình thức du lịch 35

1.2.2.4 Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh 36

1.2.2.5 Khách du lịch của du lịch văn hóa tâm linh 41

1.2.2.6 Hiệu quả của du lịch văn hóa tâm linh 42

Tiểu kết chương 1 42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI (QUA KHẢO SÁT Ở QUẬN ĐỐNG ĐA) 44

2.1 Khái quát về Hà Nội 44

2.1.1 Hà Nội 44

2.1.2 Người Hà Nội

46 2.1.2.1 Dân số 46

2.1.2.2 Mật độ dân cư 46

2.1.2.3 Nguồn gốc dân cư 46

2.1.2.4 Một số đặc điểm văn hóa của người Hà Nội 51

2.2 Khái quát về quận Đống Đa 59

2.2.1 Vị trí địa lý

59 2.2.2 Lịch sử hình thành 60

Trang 5

61

62

63

2.3 Các hình thức tổ chức hoạt động du lịch văn hoá tâm linh ở quận Đống Đa 64

64

64

2.4 Các điểm đến tiêu biểu của du lịch văn hóa tâm linh ở quận Đống Đa 65

65

2.4.1.1 Văn Miếu 652.4.1.2 Chùa 712.4.1.3 Nhà thờ Kitô giáo 83

84

2.4.2.1 Đình 842.4.2.2 Đền 902.4.2.3 Miếu 93

2.5 Các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tiếu biểu ở quận Đống Đa

Trang 6

2.5.1 Du lịch tham quan các di tích tôn giáo, tín ngưỡng 96

2.5.2 Du lịch tham gia vào các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng 97

2.5.3 Du lịch lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng 97

2.6 Đặc điểm về khách du lịch văn hóa tâm linh ở quận Đống Đa 99

99

100

101

102

102

102

2.7 Đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở quận Đống Đa 103

Trang 7

103

104

Tiểu kết chương 2 106 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI (QUA KHẢO SÁT Ở QUẬN ĐỐNG ĐA) 108 3.1 Cơ sở đề xuất 108

108

3.1.1.1 Định hướng phát triển du lịch Hà Nội 1083.1.1.2 Định hướng phát triển du lịch văn hóa Hà Nội 1123.1.1.3 Các văn bản pháp quy về tín ngưỡng tôn giáo và việc bảo tồn, pháthuy DSVH 115

117

3.1.2.1 Thực trạng về tài nguyên du lịch tín ngưỡng của Hà Nội 117

3.1.2.2 Thực trạng về sản phẩm du lịch tín ngưỡng của Hà Nội 1233.1.2.3 Thực trạng về các hình thức du lịch tín ngưỡng của người Hà Nội 1243.1.2.4 Thực trạng về nhu cầu du lịch tín ngưỡng, tâm linh của người Hà Nội 124

3.2 Một số giải pháp đối với hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội 126

3.2.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý

Trang 8

126

3.2.2 Giải pháp về cơ sở vật chất 128

3.2.3 Giải pháp về các hoạt động và sản phẩm du lịch 129

3.2.4 Giải pháp về bảo tồn phát triển di sản văn hóa 131

3.2.5 Giải pháp về an ninh, an toàn du lịch 132

Tiểu kết chương 3 133 KẾT LUẬN 134 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2 GS.TS: Giáo sư Tiến sĩ

3 PGS.TS: Phó giáo sư Tiến sĩ

4 UBND: Ủy ban nhân dân

5 UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc(United Nations Educational Scientific and Culural Oganization)

6 WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Oganization)

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 2.1: Danh mục chùa tại quận Đống Đa

2 Bảng 2.2: Danh mục đình tại quận Đống Đa

3 Bảng 2.3: Danh mục đền tại quận Đống Đa

4 Bảng 2.4: Danh mục miếu tại quận Đống Đa

5 Bảng 3.1: Tương quan về số lượng di tích xếp hạng ở Hà Nội Huế

-Tp Hồ Chí Minh

6 Bảng 3.2: Mật độ di tích được xếp hạng phân theo quận, huyện

7 Bảng 3.3: Số lượng và tỷ lệ các loại hình di tích Hà Nội

8 Bảng 3.4: Các di tích có giá trị đặc biệt về mặt du lịch ở Hà Nội

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu xã hội phổ biến trên thế giới Donhu cầu của con người ngày càng đa dạng, phong phú nên các loại hình dulịch cũng phát triển theo Ngoài những loại hình du lịch truyền thống như dulịch văn hóa, du lịch sinh thái, các loại hình mới cũng được ra đời như du lịchmice, du lịch chữa bệnh, Trong đó, du lịch văn hóa lại được chia thành rấtnhiều loại hình khác nhau như du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, đặc biệt là dulịch văn hóa tâm linh

Du lịch văn hóa tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở cácnước trên thế giới đặc biệt là ở châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,Thái Lan Hàng năm, các cơ quan tôn giáo của các quốc gia này kết hợp vớicác công ty lữ hành tổ chức các chuyến du lịch văn hóa tâm linh cho du kháchđến các thánh tích của nhau Ở châu Âu đặc biệt là nước Ý cũng tổ chứcnhiều đoàn khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiêncứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia cùng châu lục và sang cácquốc gia châu Á

Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây bên cạnh nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng, du khách còn có xu hướng nghiêng về nhu cầu du lịch văn hóa tâmlinh Đối với ngành du lịch loại hình này cũng đang ngày càng phát triển trởthành một sản phẩm du lịch quan trọng Về tài nguyên, nước ta vốn là đấtnước của nhiều lễ hội tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài suốt cảnăm trên khắp 3 miền Hơn nữa, Việt Nam còn có hệ thống các di tích tôngiáo, tín ngưỡng dải khắp cả nước đặc biệt là các trung tâm văn hóa lớn như

Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, hoạt động du lịch văn hóatâm linh sẽ ngày càng phát triển

Trang 12

Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến, nay là trung tâm chính trị, kinh tế

- văn hóa của cả nước Nói đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến cái tênTràng An, đại diện cho nhiều vẻ đẹp của mảnh đất này Hà Nội đẹp với conngười thanh lịch, thông minh, đẹp với phong cảnh hữu tình, đẹp với cuộcsống năng động thời kinh tế mở cửa, đẹp với cuộc sống thanh lịch, ung dung

tự tại của truyền thống, Đó là những vẻ đẹp rất đỗi kinh kỳ, rất đỗi ThăngLong, rất đỗi Đông Đô và rất đỗi Hà Nội Hà Nội còn được biết đến với cáitên là mảnh đất ngàn năm văn vật Nơi đây hội tụ rất nhiều di tích lịch sử, ditích tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị cao như Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùaMột Cột, Đền Ngọc Sơn Ngoài ra, thủ đô cũng có hàng ngàn các lễ hộitruyền thống diễn ra quanh năm Với những điều kiện đó du lịch văn hóa tâmlinh cũng trở thành loại hình du lịch quan trọng của Hà Nội

Hà Nội hiện đang cùng cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Hà Nội không ngừng phát triển kinh tê, văn hóa – xã hội để luônxứng tầm với vị thế thủ đô của cả nước Tuy nhiên, trong quá trình phát triển,

Hà Nội cũng không thể tránh khỏi việc đối mặt với những khó khăn tháchthức: sự gia tăng dân số, suy đồi về lối sống, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, dịchbệnh, ô nhiễm môi trường, Vì vậy, người dân Hà Nội đặc biệt người dân cácquận nội thành đang hàng ngày phải chịu nhiều áp lực của cuộc sống đô thị

Do đó, để có thể cân bằng cuộc sống cũng như thỏa mãn nhu cầu tinh thần thì

họ đã dành thời gian cho các chuyến du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, Bên cạnh,những chuyến du lịch thuần túy, họ còn thực hiện các cuộc hành trình kết hợp

cả hai yếu tố du lịch và tâm linh Trong các chuyến du lịch này, họ không chỉđược thỏa mãn các nhu cầu vật chất (các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, ) màquan trọng hơn là được thỏa mãn các nhu cầu tinh thần về mặt tâm linh(chiêm bái, cầu khấn, thực hành các nghi lễ truyền thống) Những chuyến

Trang 13

Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch tín ngưỡng, tâm linh phong phúbậc nhất của cả nước, nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu thật đầy đủ HàNội cũng là nơi có sản phẩm du lịch tín ngưỡng tâm linh đa dạng, nhiều vẻ,

và có sức hấp dẫn bậc nhất trong cả nước, nhưng chưa được khai thác có hiệuquả và đầy đủ Nhu cầu du lịch tín ngưỡng, tâm linh của người Hà Nội cũngrất cao, nhưng hầu như chưa có công trình nào đề cập đến một cách toàn diện

và kỹ lưỡng… Với những lý do trên, đề tài "Nghiên cứu hoạt động du lịchvăn hóa tâm linh của người Hà Nội" (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) làcần thiết

Do phạm vi tư liệu rất rộng, địa bàn khảo sát rất lớn, vấn đề khảo sát rấtnhiều, nên chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát nghiên cứu vấn đề du lịch vănhóa tâm linh của người Hà Nội tại một quận nội thành tiêu biểu, nơi tập trungnhiều di tích tín ngưỡng tâm linh, nhiều sinh hoạt tín ngưỡng, và đông dân cưtham gia vào các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh Chúng tôi chọn địa bànđược khảo sát tại Quận Đống Đa - Hà Nội, nhằm nghiên cứu chi tiết hơn vềhoạt động này và đề xuất các giải pháp tương ứng

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Cho đến nay, đề tài du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội còn mới

mẻ Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như về văn hóa tâm linh

và du lịch văn hóa, du lịch Hà Nội tuy phong phú nhưng chưa có tài liệu nào

đề cập đến du lịch văn hóa tâm linh Tuy nhiên, đây lại là nguồn tư liệu rất bổích để chúng tôi kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này

Về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh, các công trình nghiên cứu rất

phong phú như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương; Trần Quốc Vượng với Cơ sở văn hóa Việt Nam;Toan Ánh với Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam; Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục; Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh; Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở

Trang 14

Việt Nam; Mai Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người Việt Nam với Đạo giáo; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề như lý luận văn

hóa; đặc trưng chức năng của văn hóa; các thành tố văn hóa Việt Nam; tôngiáo, tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam; quan niệm về văn hóa tâm linh

Các nghiên cứu về Hà Nội, người Hà Nội, văn hóa Hà Nội cũng rất

nhiều tiêu biểu như: Nguyễn Viết Chức với Nếp sống người Hà Nội từ truyền thống của thủ đô Hà Nội, Lý Khắc Cung với Hà Nội văn hóa và phong tục, Nguyễn Trọng Đàn với Thăng Long Hà Nội, Nguyễn Thế Long với Chùa Hà Nội, Nguyễn Thế Long với Đình, đền Hà Nội….Nội dung chủ yếu mà các

công trình này nghiên cứu là về đặc điểm văn hóa của người Hà Nội, thànhtựu văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của Hà Nội qua hàng ngàn năm lịchsử

Bên cạnh đó, các công trình về du lịch Hà Nội tiêu biểu như: Nguyễn

Vinh Phúc với Hà Nội - thành phố ngàn năm, Hà Nội – cõi đất, con người,

Hà Nội qua những tháng năm, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân, Nguyễn Hữu Quỳnh với Bách khoa thư Hà Nội, Giang Quân với Hà Nội xưa

và nay, Thăng Long Hà Nội 1000 năm truyền thống và thanh lịch, Mai Thục với Tinh hoa Hà Nội, Hoàng Đạo Thúy với Hà Nội thanh lịch, Người và cảnh

Hà Nội, Phố phường Hà Nội xưa, Trần Quốc Vượng với Hà Nội nghìn xưa…

đã nghiên cứu rất đầy đủ về tài nguyên cũng như sản phẩm du lịch Hà Nội

Về đề tài du lịch văn hóa, tâm linh, nói chung và trên địa bàn Hà Nội

nói riêng cũng có một số công trình như: Nguyễn Vinh Phúc với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nguyễn Phạm Hùng với Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá

Trang 15

du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nộ; Đa dạng văn hóa và sự phát triển

du lịch ở Việt nam… Các nghiên cứu này đã đề cập đến du lịch văn hóa và

việc khai thác các di sản văn hóa Hà Nội vào hoạt động du lịch văn hóa

Như vậy, tất cả những công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra nộidung rất phong phú về văn hóa, văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch HàNội nhưng chưa đề cập đến du lịch văn hóa tâm linh Tuy nhiên, chúng tôinhận thấy, các tài liệu nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi rất nhiều trong khithực hiện đề tài Chúng tôi đã kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu trước đây.Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy, vấn đề du lịch tín ngưỡng, tâm linh củangười Hà Nội hiện là một nội dung nghiên cứu còn rất nhiều vấn đề cần tiếptục tìm hiểu, đánh giá, nghiên cứu để có thể có được những kết luận thỏa đángcho việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh nói riêng, phát triển du lịch vănhóa ở Hà Nội nói chung

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung vào các mục đích nghiên cứu sau đây:

- Hệ thống hóa một số quan điểm lý luận liên quan đến du lịch văn hóatâm linh

- Nghiên cứu thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nộitrên địa bàn quận Đống Đa

- Đưa ra một số giải pháp để hoạt động du lịch văn hóa tâm linh diễn

ra phù hợp với lợi ích của du khách và xã hội

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập hợp và xây dựng hệ thống lý luận

về du lịch văn hóa tâm linh và đưa ra phương pháp nghiên cứu các dạng thứchoạt động du lịch văn hóa tâm linh Đề tài là một nghiên cứu mới đóng gópcho ngành khoa học du lịch ở Việt Nam Đây cũng có thể là cơ sở tham khảocho các đề tài khác có liên quan

Trang 16

- Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góplàm tài liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan Nhà nước về du lịch,các doanh nghiệp du lịch khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Với đề tài này, luận văn tập trung vào nghiên cứu các đối tượng cụ thể sau:Các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh

Các nghiên cứu, giới thiệu về du lịch tín ngưỡng, tâm linh

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâmlinh hiện nay (từ năm 2008 đến năm 2010)

+ Phạm vi về không gian: thuộc địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội

+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn, thực trạng hoạt động dulịch tín ngưỡng, tâm linh, và một số đề xuất, giải pháp cho hoạt động du lịchnày

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: sách, giáo trình; báo, tạpchí chuyên ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan; công trình khoa học;văn bản pháp quy về du lịch và liên quan đến du lịch, các văn bản pháp quy

về tín ngưỡng tôn giáo và việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; các báo cáocủa quận Đống Đa; hồ sơ di tích, các trang web

6.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các nguồntài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ chomục đích điều tra và nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các quan điểm, nhận

Trang 17

6.3 Phương pháp khảo sát

Khảo sát là phương pháp nghiên cứu hiệu quả để thu thập được nhữngthông tin mong muốn Phương pháp này cho cái nhìn khách quan về đốitượng và mang tính trung thực Phương pháp này được áp dụng tại các điểm

du lịch tín ngưỡng, tâm linh trên địa bàn quận Đống Đa, nhằm tìm hiểu vềđiểm đến, các sản phẩm của du lịch văn hóa tâm linh và đặc điểm của khách

du lịch

7 Bố cục của Luận văn

Luận văn bao gồm 3 chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Một số quan điểm lý luận liên quan đến đề tài, trình bày

quan điểm lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đưa ra hiệu quả của du lịchvăn hóa tâm linh

Chương 2: Thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (qua khảo sát ở quận Đống Đa), trình bày các hình thức tổ chức hoạt động

du lịch văn hóa tâm linh của người dân quận Đống Đa; các sản phẩm du lịchtương ứng, các điểm đến du lịch văn hóa tâm linh, đặc điểm khách du lịchtham gia loại hình du lịch này

Chương 3: Một số giải pháp đối với hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (qua khảo sát ở quận Đống Đa), trình bày cơ sở đề

xuất để đưa ra giải pháp nhằm phát triển hợp lý hoạt động du lịch văn hóa tâmlinh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân Hà Nội

Trang 18

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VÂN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

TÂM LINH

1.1 Những vấn đề về văn hóa tâm linh

Khái niệm văn hóa tâm linh mới chỉ xuất hiện trong vài thập kỷ gầnđây Nó ra đời khi mà con người có bao vấn đề xoay quanh tín ngưỡng, tôngiáo chưa có câu trả lời Họ phân vân liệu tâm linh có phải là tín ngưỡng tôngiáo hay không và nên phải ứng xử như thế nào khi xã hội bước vào văn minhhiện đại xã hội chủ nghĩa Một nhiệm vụ đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phảitìm ra bản chất của văn hóa tâm linh Văn hoá tâm linh là một khái niệm hợpnhất bởi hai yếu tố văn hoá và tâm linh Để hiểu được khái niệm này cần phảiphân tích ý nghĩa của hai thuật ngữ văn hóa và tâm linh

1.1.1 Văn hóa

Văn hoá là hiện tượng xã hội xuất hiện từ thuở bình minh của xã hộiloài người Mặc dù văn hoá rất gần gũi, và thậm chí gắn bó máu thịt của sựphát triển con người – xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc và đầy đủ về nó

là cả một quá trình rất lâu dài Ngay khi đứng trên góc nhìn của một khoa họcthì các nhà nghiên cứu cũng có những quan niệm rất khác nhau về văn hoá

Do vậy, sự bùng nổ các định nghĩa về văn hoá là tất yếu, khiến cho người tachỉ có thể tập hợp theo nhóm chứ không thể liệt kê đây đủ, chi tiết từng địnhnghĩa Theo sự thống kê của nhà nghiên cứu người Nga A.X Ca-rơ-min, đếnnay con số định nghĩa văn hoá có thể lên tới 500 định nghĩa và ông đã phânchia số định nghĩa ấy thành 14 nhóm Còn theo hai nhà nhân loại học Hoa Kỳ

là A.Croeber và C.Kluckholn thì trong giới nghiên cứu phương Tây có 6nhóm định nghĩa về văn hoá Sự phong phú của quan niệm văn hóa giúp ta có

Trang 19

Ở nước ta, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm "văn hiến" Từ đời Lý(1010) người Việt đã tự hào nước mình là một "văn hiến chi bang" Đến đời

Lê (thế kỷ XV), Nguyễn Trãi đã viết "Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi vănhiến chi bang" – Duy nước Đại Việt ta thực sự là nước văn hiến Từ văn hiến

mà Nguyễn Trãi dùng ý muốn chỉ một nền văn hóa cao trong đó nếp sống tinhthần, đạo đức được chú trọng Cũng trong tác phẩm "Bình Ngô đại cáo",Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuTheo một số nhà nghiên cứu, từ "văn hiến" mà Nguyễn Trãi dùng ởđây, về một khía cạnh nào đó, đồng nghĩa với từ "văn hoá" Tuy nhiên, phảiđến đầu thế kỷ XX thì khái niệm văn hoá mới xuất hiện với tư cách là kháiniệm khoa học

Từ khi UNESCO phát động "Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá"(1988-1997), nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã chú trọng nghiên cứu lýluận về văn hoá Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều dựa trên quan điểm củachủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét các vấn đề văn hoá.Tuy nhiên, do văn hoá là hiện tượng vô cùng phức tạp, các nhà nghiên cứu lạinghiên cứu văn hoá từ những phương diện, góc nhìn khác nhau, nên các quanniệm về văn hoá cũng khác nhau Vì vậy, để tránh lạc lối trong nghiên cứu vềbản chất của văn hoá, trước hết, chúng ta có thể phân thành hai loại quanniệm về văn hoá: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng Từ góc độ tiếp cận Triếthọc Mác – xít, các nhà nghiên cứu ở nước ta đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề vềbản chất và vai trò của văn hoá Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, nóivăn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chấtcủa con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Đặc trưng cơbản nhất của văn hoá là tính sáng tạo và tính nhân văn, văn hoá đóng vai trò là

Trang 20

mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, xung quanhvấn đề phạm vi thực tồn của văn hoá lại có những quan niệm khác nhau.

Quan niệm cho rằng, văn hoá là một loại quan hệ đặc thù riêng có củacon người Đó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong ý thức con người vớithế giới hiện thực Từ quan niệm này, nhà nghiên cứu Phan Ngọc khẳng định:

Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhânhay một tộc người với thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộcngười này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểuhiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấynhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, kháccác kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác [23, tr.16]

Xem xét văn hoá trong mối quan hệ với con người, với nhu cầu và mụcđích sống của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũngnhư mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngônngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật,những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở và phương thức sử dụng.Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá."[56,tr21]

Trong định nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến "sự tổnghợp của mọi phương thức sinh hoạt" và "biểu hiện của nó", tức đã đề cập đến

cả hoạt động sống của con người và những thành tựu do hoạt động đó tạo ra.Nhưng dù là "hoạt động" hay "thành tựu" thì đều phải đáp ứng "những nhucầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" mới được gọi là văn hoá Hơn nữa,khi nhìn nhận văn hoá theo nghĩa rộng, Người đã xem văn hoá là thế giới giátrị, tức là tất cả những gì của con người, do con người và vì con người

Dựa trên quan niệm giá trị, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng: " Văn hoá

là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo

Trang 21

và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa conngười với môi trường tự nhiên và xã hội."[42,tr10]

Tất nhiên, ở đây giá trị cần được hiểu không chỉ là một loại "thước đo"hoàn toàn mang tính chủ quan Giá trị được nhận thức là thuộc tính của sự vật

có ích cho con người khi quan hệ với con người Giá trị được quyết định bởicấu trúc, tính chất và công năng của bản thân sự vật nhưng chỉ phát lộ trongquan hệ với con người Do đó, giá trị không hoàn toàn mang tính chủ quan mà

có cả mặt khách quan và mặt chủ quan Giáo sư Nguyễn Văn Huyên còn nhấnmạnh: "Tất nhiên, toàn bộ giá trị ở đây là những sản phẩm có ích, thoả mãnnhu cầu nhân sinh, đáp ứng sự phát triển - tiến bộ của xã hội Bởi những sảnphẩm do con người sáng tạo ra không những không đáp ứng nhu cầu tiến bộ,

mà còn phản tiến bộ, đó là sản phẩm phản văn hoá." [15, tr.52] Như vậy, việcxem văn hoá là giá trị vật chất và tinh thần kết tinh năng lực bản chất của conngười khắc phục được quan niệm đối lập tuyệt đối giữa xã hội với tự nhiên vàquan niệm đồng nhất giữa văn hoá với xã hội Đồng thời, nó bao hàm ý nghĩarằng, văn hoá không phải là cái tồn tại một cách cô lập với con người mà luôntrong mối quan hệ hữu cơ với con người, do con người sáng tạo ra và đến lượt

nó lại có tác dụng hoàn thiện, hoàn mỹ con người – xã hội

Như vậy, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, tức tất cả những gì phi tự nhiên

là văn hóa, thì nó vừa giá trị, vừa lại phản giá trị Nhưng văn hóa hiểu theonghĩa hẹp thì chỉ là giá trị mà thôi Thuật ngữ văn hóa tâm linh được dùng làtheo nghĩa hẹp

1.1.2 Tâm linh

1.1.2.1 Khái niệm

Theo nhà tâm lý học Sigmund Freud, con người là thực thể đa chiều.Trong đó có 3 kích thước cơ bản: bản chất sinh học, bản chất xã hội và bảnchất tâm linh Ba bản chất này được tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều

Trang 22

cao của con người Bản chất sinh học và bản chất xã hội thì đã được nghiêncứu rất nhiều, nên tuy không còn phải vấn đề nữa nhưng việc nhận định nó thì

đã khá xác định Còn bản chất tâm linh thì ít được các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu, bởi có thời người ta coi nó không phải là đối tượng của khoa học,

mà là đối tượng của huyền môn Vì thế, tâm linh đã phải chịu không ít hiểulầm và ngộ nhận

Trước đây, nói đến tâm linh là người ta nghĩ ngay đến tín ngưỡng vàtôn giáo, và đồng nhất nó với tín ngưỡng và tôn giáo Thực ra, khái niệm tâmlinh vừa hẹp hơn nhưng lại vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo Hẹphơn vì ở tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh ra còn có phần mê tín dịđoan và sự cuồng tín tôn giáo Bởi đó vừa là một lĩnh vực của đời sống tinhthần vừa là một thiết chế xã hội, mà đã là thiết chế xã hội thì không tránh khỏi

sự thế tục hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị Rộng hơn vìtâm linh gắn liều với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả, cái siêuviệt không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà còn có cả ở đời sống tinh thần,đời sống xã hội Không chỉ có ở Thượng đế, có Chúa trời, Thần, Phật mớithiêng liêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũngthiêng liêng không kém Có như vậy, con người mới đạt đến chiều cao củacon người Vì nếu những cái đó bị giải thiêng thì con người không biết lấy cái

gì để khu biệt mình với động vật

Mặc dù không được nhận biết, không được nghiên cứu và bị hiểu lầm,nhưng tâm linh vẫn tồn tại trong và cùng với con người như là một chiều kích,thậm chí là chiều kích quan trọng nhất của con người Đó là một giá trị cơ bảnbao trùm và vĩnh cửu của đời sống con người Tuy nhiên, trong xã hội cổtruyền trước đây việc nghiên cứu tâm linh không được đặt ra một cách cấpthiết Chỉ khi con người bước vào thời đại công nghiệp cơ khí đại quy mô,

Trang 23

tâm linh mới trở thành một tiếng gọi Bởi lẽ, con người càng chiếm lĩnh mạnh

mẽ và có hiệu quả thế giới bên ngoài, thiết lập nên một nền văn minh vật chấtphong phú bao nhiêu, thì đời sống bên trong, đời sống nội tâm của nó càngnghèo đi bấy nhiêu Con người đang tự đánh mất mình Không coi nhẹ ýnghĩa của những hoạt dộng "bên ngoài", nhưng việc giảm sút hoặc mất đinhững hoạt động "bên trong", nhất là những hoạt động của đời sống tâm linh,

là điều tệ hại nhất đối với sự tồn tại người Vấn đề đặt ra là phải lập lại sự cânbằng của hai hoạt động ấy, hai "đời sống" ấy

Như vậy, cái tâm linh không nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học

mà còn là đối tượng của khoa học Và không chỉ có nghiên cứu về nó, người

ta còn có thể đề ra những phương pháp phát triển tâm linh của con người bằngnhững thể nghiệm, những thực nghiệm về nó Từ đây chí ít ở lĩnh vực đờisống tâm linh, tôn giáo và khoa học không còn loại trừ nhau như nước với lửanữa, mà có thể gần gụi nhau, thúc đẩy nhau làm phong phú lẫn nhau nhằmđưa con người đến một sự phát triển hài hòa ở tất cả các mặt sinh học – xã hội– tâm lý – tâm linh

Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được giải thích theo hai nghĩa: "1.Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quanniệm duy tâm 2.Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh."

Thuật ngữ tâm linh có hai từ tiếng Anh tương đương là spiritualism vàpsychic Spiritualism mang hai nghĩa: thứ nhất là niềm tin tôn giáo – triết học

về sự tồn tại sau cái chết; thứ hai là tâm trí, tâm hồn, tinh thần (nghĩa này ítdùng) Còn psychic lại được hiểu theo nghĩa hiện tượng dị thường, huyền bí

Trong cuốn "Tâm linh Việt Nam", Nguyễn Duy Hinh quan niệm: Tâmlinh là thể nghiệm của con người (Tâm) về cái Thiêng (linh) trong Tự nhiên

và Xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền logíc không phân biệtthiện ác.[13,tr52]

Trang 24

Tác giả giải thích tâm linh là một khát vọng trí tuệ của con người.Trong quá trình tồn tại, con người không bằng lòng khai thác tự nhiên hái quảsăn mồi sinh con đẻ cái như mọi động vật khác Con người luôn có khátvọng tìm hiểu và lý giải tự nhiên (trời, đất, nước, muôn loài ) và bản thâncon người để cải thiện cuộc sống của họ Đó là khác biệt cơ bản giữa conngười và động vật Qua trải nghiệm cụ thể, lâu dài mỗi dân tộc có một tâmlinh riêng biệt đặc sắc song cũng đều qui vào giải thích về trời đất và conngười Giải thích về sức mạnh vô hình tác động đến cái Sống của con người.Mạnh và vô hình nên gọi là Thiêng Một số hiện tượng tâm linh thành tínngưỡng hoặc có thờ cúng hoặc không thờ cúng Đó là tâm linh tín ngưỡngnhư thờ cúng tổ tiên, cúng hồn lúa Còn tâm linh phát triển thành tâm linhtôn giáo thì người ta tin theo tâm linh của một giáo Chủ nào đó truyền dạy cótrình độ lôgíc nhất định cao hơn tâm linh tín ngưỡng Nhưng dù vậy mỗi cộngđồng người tiếp thu tâm linh giáo Chủ nào đó đều ít nhiều thông qua tâm linhtín ngưỡng của mình

Từ quan niệm trên cho thấy, tâm linh chỉ tồn tại ở con người và là kếtquả trải nghiệm của họ trong quá trình sống ở mỗi môi trường nhất định Từ

đó hình thành nên tâm linh riêng biệt của mỗi dân tộc Tâm linh không phải làtín ngưỡng tôn giáo mà tâm linh chứa đựng chúng Tín ngưỡng tôn giáo chỉ

có thể tồn lại trong môi trường tâm linh ở đó con người có niềm tin vàonhững đối tượng thiêng như thánh thần, Phật, Chúa

Một quan niệm khác về tâm linh của tác giả Nguyễn Đăng Duy trongcuốn "Văn hoá tâm linh": Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sốngđời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo Cáithiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểutượng, hình ảnh, ý niệm [8,tr14]

Trang 25

Như vậy, tâm linh là cái tồn tại trong mỗi con người Nó thể hiện quaniềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người.

Và cụ thể hơn chính là sự ngưỡng vọng của họ về những biểu tượng, hình ảnhthiêng liêng,

1.1.2.2 Đặc điểm của tâm linh

Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thứccủa con người Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thứccon người Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khảnăng suy nghĩ thì trong đầu người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh

Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người

Ý thức của con người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về vănhọc, ý thức về cộng đồng Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cáithiêng liêng cao cả Ý thức tâm linh được ngưng tụ theo hai cách:

Cách thứ nhất là ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêngmới được bộc lộ Ví dụ như người ta có ý niệm thiêng liêng âm dương giaohòa, đực cái phối hợp nên đã tiến hành nhiều nghi lễ trò diễn phồn thực.Người ta quan niệm có thổ địa linh thiêng nên mỗi khi xây nhà phải làm lễđộng thổ

Cách thứ hai là đọng lại ở các hình ảnh, biểu tượng Biểu tượng là tiếngnói chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu Trong đó, mọi biểu tượng thiêngliêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ Vì vậy, mọi biểutượng thiêng liêng là cơ sở bền vững cho nhiều mối quan hệ của con người.Mọi người trong làng có mối quan hệ khăng khít với nhau vì họ cùng cóchung biểu tượng thiêng liêng mái đình, cây đa, giếng nước mà đi đâu ai cũngnhớ Hay cả dân tộc Việt Nam đoàn kết trong mối quan hệ cùng một tổ tiênvới biểu tượng núi Lĩnh và đền Hùng

Trang 26

Đặc điểm thứ ba là tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp ghêgớm Do con người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnhkhỏe, ăn nên làm gia, hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thìnảy sinh ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn những cái cao cả đã chomình, cứu mình Ý thức biết ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, không gì cóthể ngăn cản.

Như vậy, tâm linh do các tác giả quan niệm đều thể hiện nó gắn với conngười, ở trong con người Vì vậy, trong mọi mặt đời sống của con người đềutồn tại tâm linh và có thể nhóm thành hai loại là tâm linh trong cuộc sống đờithường và tâm linh trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo

1.1.2.3 Hình thức của tâm linh

- Tâm linh trong đời sống cá nhân

Trong đời sống cá nhân của những người theo tôn giáo thì suốt đời họchỉ mang niềm tin thiêng liêng vào Chúa và Phật Trong họ lúc nào cũngthường trực đời sống tâm linh Còn đối với mọi cá nhân đời thường thì tâmlinh khá phong phú nhưng không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâmlinh Đời sống tâm linh của người đó chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh thiêng, thờigian thiêng xuất hiện

- Tâm linh trong đời sống gia đình

Mái ấm gia đình, nơi không gian thiêng liêng nhất, nơi con người sinh

ra, ở, con người phấn đấu lo toan và cũng là chỗ cuối cùng con người về.Ngày nay xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, hãy nâng niu giá trị tâm linhtruyền thống Mỗi gia đình thực sự là một tổ ấm thiêng liêng, hạnh phúc nhấtcủa con người

Trong gia đình, bàn thờ tổ tiên là biểu tượng máu thịt thiêng liêng nhất,lôi cuốn người ta quây quần đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị

Trang 27

thiêng liêng chuyển giao cho con cháu Những giá trị tâm linh là hết sức bềnvững, là hằng số của văn hóa gia đình.

- Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã

Cái cột chặt con người trong làng xã xưa kia không phải chỉ có quan hệlãnh thổ, kinh tế mà còn có nhiều quan hệ khác đó là thế giới tâm linh Vậytâm linh ở đây biểu hiện ra những gì? Đó là thần tượng thiêng liêng về cácanh hùng có công dựng làng, giữ nước đang được tôn thờ trong những khônggian thiêng liêng, những ngôi đình đền Ở những khong gian thiêng liêng ấy,hàng năm lễ thần và hội làng diễn ra, thì lại là những dịp niềm tin thiêng liêngđược củng cố Thần thánh thiêng liêng nhắc nhở nhớ về cội nguồn, lễ hộithiêng liêng nhắc nhở xóa bỏ những gì khúc mắc bất hòa Đoàn tụ gần gũinhau hơn lại đến với những trái tim con người làng xóm Đồng thời nếp sốngcộng đồng hàng ngày, tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh

em xa mua láng giềng gần, đều là những sợi dây tình cảm vô cùng thiêngliêng cố kết xóm làng, củng cố khối cộng đồng Đó là những quan hệ thiêngliêng nhất trong đời sống cộng đồng làng xã Nó là cái nền vững chắc nhấttrong mối quan hệ làng xã Nó biểu thị khía cạnh thiêng liêng nhất trong bảnsắc văn hóa xóm làng, cũng là văn hóa dân tộc Những biểu tượng, những mốiquan hệ cộng đồng thiêng liêng ấy, là cơ sở, là động lực, là niềm tin để dân tatrụ vững, phát triển cho đến ngày nay

- Tâm linh với Tổ quốc giang sơn đất nước

Ngày nay mỗi cuộc lễ nghi, cuộc hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc.Gần mới đay trong đánh Mỹ ta thường nói bằng cả sức mạnh bốn nghìn nămlịch sử, sức mạnh truyền thống Đó chẳng phải là vô hình trừu tượng mà làhình ảnh thiêng liêng từ Hữu Nghị quan đến mũi Cà Mau Là núi cao biểnrộng sông dài Là cây đa bến nước, mái đình, những hình ảnh thiêng liêng vềlàng xóm Là những mảnh đất thiêng liêng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,

Trang 28

oai hùng còn đó Là hình ảnh Bác Hồ gần gũi thân thương vĩ đại Là nhữngtượng đài, nấm mộ trong nghĩa trang lịch sử nhắc nhở Là hình ảnh lá cờthiêng liêng vẫy gọi Từ những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngàyxưa, ngày nay "chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi" Làm sao đừng để kinh

tế thị trường có đạo tặc bô hình gặm nhấm dần làm mất đi những hình ảnh,biểu tượng thiêng liêng đó trong ý thức con người hôm nay và các thế hệ tiếptheo

- Tâm linh trong văn học nghệ thuật

Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểutượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm làmrung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn Mà muốn được như vậy,nhà sáng tạo nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượngmuốn sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất

Sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng về chúa về thần Phật đã để lạibiết bao giá trị kiến trúc nghệ thuật Những ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo ở

Hy Lạp, La Mã, nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình, gác chuông chùa Keo khéoléo tuyệt vời ở Thái Bình, các pho tượng Phật ở chùa Tây Phương Hà Tây

- Tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo

Tâm linh được thể hiện trong rất nhiều mặt của đời sống tinh thần, có

cả trong tín ngưỡng tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh vực đặc biệt trongđời sống tâm linh

1.1.2.4 Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan

Mê tín dị đoan là tin một cách mê muội, kì dị, là thường Tin không lýtrí và đến mức không cần đến cả mạng sống của mình Vì vậy, Mê tín dị đoanchỉ tồn tại khi nó bám vào trình độ văn hóa khoa học thấp kém, con ngườikhông đủ trình độ để phân tích, lý giải đúng sai, nhảm nhí Hoặc lợi dụng tình

Trang 29

tỏa Hoặc trong những giây phút thăng hoa ngày hội, giây phút say sưa tràodâng thần thánh cũng dễ khiến con người mất tỉnh táo, mê tín vào sự phán bảophi lý nhảm nhí.

Trong khi đó, tâm linh là niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt đờisống tinh thần Những người tin vào Phật và Chúa, đi tu, theo đạo suốt đờitâm niệm vào Phật, vào Chúa có thể giải thoát về cái chết cho mình Hoặcnhững người không theo tôn giáo nào, nhưng vẫn tin vào thần phật thiêngliêng, tự đến đình, chùa thắp hương khấn lễ, cầu mong sự phù hộ bình yênmạnh khỏe gặp nhiều may mắn Còn xuất phát từ một số người muốn kiếm lợibằng việc dựa vào thần phật thương mại hóa niềm tin, đặt ra phán bảo nhiềuđiều kỳ diệu khác thường, cúng lễ cho người khác, khiến cho người khác tintheo mê muội, hành động theo sự tin ấy, gây tốn kém sức khỏe, tiền bạc vôích, thậm chí nguy hại tính mệnh, ấy là mê tín dị đoan

Như vậy, tâm linh hay mê tín dị đoan tồn tại được đều phải có niềm tin.Nhưng niềm tin của mê tín dị đoan không có thị phi, mù quáng

1.1.3 Văn hóa tâm linh

1.1.3.1 Khái niệm

Những khái niệm văn hóa ở trên chưa trực tiếp nhắc tới chữ tâm linhnhưng đã có những chữ tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, những chữnày đều gắn với niềm tin thiêng liêng Vì vậy, khi nói đến văn hoá tâm linh,nội dung quan trọng phải đề cập đến là niềm tin, là cái thiêng liêng cao cả.Văn hoá tâm linh được hiểu là văn hoá biểu hiện những giá trị thiêng liêngtrong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sốngtín ngưỡng tôn giáo.[8,tr29]

Cuộc sống đời thường ý muốn nói là cuộc sống của những người khôngtheo tôn giáo để phân biệt với các tín đồ của các tôn giáo Tuy nhiên trongcuộc sống đời thường không ai là không có một niềm tin linh thiêng nào đó

Trang 30

Đối với các nơi linh thiêng như chùa, đền, đình, phủ dù chưa một lần đượcđến đó nhưng trong chúng ta đều có một ý niệm thiêng liêng liêng về chúng.

Và ít ai trong chúng ta là không một lần đến chùa lễ Phật, đến đền lễ thần.Không một gia đình nào là không dành một góc nhỏ để đặt ban thờ cúng giỗ

tổ tiên Đó là một sự cầu cúng, một niềm tin linh thiêng về cuộc sống của conngười

Còn niềm tin trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo bao gồm hai loại.Thứ nhất là niềm tin của những người không theo đạo Phật nhưng vẫn đếnchùa cầu bình yên, mạnh khỏe, của những người không theo Kitô giáo nhưngngày lễ Nôen vẫn đến nhà thờ xem lễ theo các tôn giáo, niềm tin của nhữngtín đồ tôn giáo Thứ hai là của những tín đồ tôn giáo, họ suốt ngày, suốt đờimang theo niềm tin thiêng liêng về Chúa, về Phật Họ tôn thờ tất cả những gìthuộc về tôn giáo mà họ đi theo: người sáng lập, giáo lý, hệ thống thờ tự, nơi

cử hành các nghi lễ

1.1.3.2 Thành tố của văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa hữu hình và văn hóa vô hình.Văn hóa hữu hình như các không gian thiêng liêng (đình, chùa, phủ, nhàthờ ) hay các biểu tượng thiêng (tượng Phật, tượng Chúa ) Văn hóa tinhthần là những ý niệm thiêng liêng trong đầu con người Những ý niệm đó phảiđược thể hiện qua hành động của họ Vì vậy, văn hóa tâm linh bao gồm cảvăn hóa hành động

Tương tự như văn hóa thể thao, văn hóa du lịch, khái niệm văn hóatâm linh là chỉ về một mặt hoạt động văn hóa của xã hội con người, mang tínhthiêng liêng, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất và tinh thần, trongquá trình lịch sử, và còn tồn tại lâu dài cùng con người

Trang 31

1.2 Những vấn đề về du lịch văn hóa tâm linh

1.2.1 Quan niệm về du lịch và du lịch văn hóa

1.2.1.1 Du lịch

Du lịch vốn là một từ Hán Việt trong đó du có nghĩa là đi chơi, lịch cónghĩa là từng trải Du lịch chính là sự trải nghiệm của con người sau mỗichuyến đi

Hiện nay cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch cũngđược hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét Các khái niệmđược đưa ra theo hai góc độ chính là cầu – người đi du lịch và cung – kinh tế

du lịch Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu theohai khía cạnh:

Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực củacon người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa này, dulịch được xem xét ở gốc độ cầu, góc độ người đi du lịch

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao vềnhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóadân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nướcngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vựckinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hànghóa và dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ mộtngành kinh tế

Như vậy, du lịch hiểu theo khía cạnh nào thì nó đều hướng tới giá trị vềmặt tinh thần của người đi du lịch trên cơ sở đó mới nảy sinh hoạt động vềkinh tế Nhà kinh tế Kalfiotis cũng có quan điểm như vậy Ông cho rằng: dulịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khácnhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh

Trang 32

tế.[40,tr9] Thuật ngữ du lịch trong du lịch văn hóa tâm linh được hiểu theonghĩa đó

1.2.1.2 Du lịch văn hóa

Với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật cùng với sự đa dạng

về nhu cầu, mục đích đi du lịch của con người, các hình thức du lịch đặc thùxuất hiện ngày càng nhiều và trở nên phổ biến Trong đó, du lịch văn hóa làmột trong những loại hình đã và đang phát triển trên toàn thế giới Đây là loạihình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nâng cao hiểu biếtcủa du khách về các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, phong tụctập quán, các sự kiện văn hóa do cộng đồng tạo ra có sức thu hút đặc biệt vớikhách du lịch

Theo nghĩa hẹp, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắcvăn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy cácgiá trị văn hóa truyền thống

Theo nghĩa rộng, du lịch văn hóa cần phải hiểu là khái niệm bao gồmtất cả những hình thức (loại hình) du lịch có khai thác, sử dụng các giá trị vănhóa dân tộc vào kinh doanh phục vụ du lịch trên cơ sở đặt ra các yêu cầu vềtôn trọng và giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống ấy

Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: "Du lịch văn hóa là loại hình du lịchdựa vào các giá trị văn hóa của một cộng đồng hoặc một nhóm dân tộc, mộtquốc gia hoặc một khu vực có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhậnthức của khách du lịch."

Theo GS.TS Nguyễn Văn Đính: "Du lịch văn hóa là loại hình du lịchdựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch nhân văn và hoạt động du lịch diễn rachủ yếu trong môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khaithác tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các công trình kiến trúc văn hóa

Trang 33

Như vậy, điều kiện cần thiết để phát triển du lịch văn hóa là tài nguyên

du lịch nhân văn bao gồm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đại diệncho cộng đồng, dân tộc, quốc gia Loại hình này thỏa mãn nhu cầu đặc trưngcủa du khách: tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa Quan trọng hơn là

nó có tác dụng giáo dục và nâng cao nhận thức của khách du lịch và hiệnđang phát triển mạnh ở Việt Nam, đất nước tiềm năng du lịch văn hóa rấtphong phú

Du lịch văn hóa được chia thành nhiều loại hình khác nhau Việc phânloại thành du lịch sinh thái hay du lịch văn hóa là dựa trên tiêu chí về tàinguyên du lịch Trong đó, du lịch văn hóa là loại hình du lịch hoạt động chủyếu trong môi trường nhân văn Môi trường nhân văn ở đây chính là môitrường có chứa các tài nguyên du lịch văn hóa như di tích lịch sử, lễ hội, tôngiáo, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật Dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch vănhóa, các loại hình du lịch văn hóa được hình thành

- Du lịch lễ hội

Lễ hội hiện đang là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn cósức hấp dẫn lớn đối với du khách Tham gia vào lễ hội du khách có thể hòamình vào các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tinh thần đoàn kết củacộng đồng Du khách tìm thấy ở lễ hội bản thân mình, quên đi những khó chịucủa cuộc sống đời thường Có lẽ vì thế nên du khách đi vì mục đích này ítquan tâm đến sự thiếu thốn, thiếu hụt trong dịch vụ hơn những du khách đi vìmục đích khác Với tầm quan trọng đó, việc khôi phục các lễ hội truyềnthống, việc tổ chức các lễ hội mới không chỉ là mối quan tâm của các cơquan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan trọng của ngành

du lịch

Tuy nhiên, khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần phảilưu ý các đặc điểm về thời gian, quy mô của lễ hội, địa điểm tổ chức lễ hội

Trang 34

Về thời gian, các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung trongthời gian ngắn Các lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân Có lễ hội được tiếnhành trong khoảng 1 đến 2 tháng nhưng cũng có lễ hội diễn ra trong vài ngày.

Về quy mô, các lễ hội diễn ra trên địa bàn rộng và có lễ hội chỉ bó gọn trongmột địa phương nhỏ Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch vànhất là khả năng thu hút du khách Các lễ hội thường tổ chức tại những di tíchlịch sử - văn hóa Điều này cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hộitrong du lịch

- Du lịch tham quan di tích, danh thắng

Là một trong những tài nguyên quan trọng hàng đầu, các di tích vănhóa – lịch sử của Việt Nam rất phong phú và đa dạng Chúng được phân bốrộng rãi từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn gắn liền với lịch sử dựngnước và giữ nước của nhân dân với truyền thống văn hóa lâu đời và phongtục, tập quán riêng của từng dân tộc

Di tích, danh thắng là đối tượng tham quan phổ biến của du kháchtrong các chuyến du lịch Qua đó, du khách có thể mở rộng tầm mắt, nâng caovốn hiểu biết về văn hóa, lịch sử của dân tộc hay địa phương

Trang 35

- Du lịch khai thác các loại hình nghệ thuật truyền thống

Đối tượng du lịch của loại hình này rất phong phú về thể loại và có giátrị giải trí cao Các loại hình nghệ thuật truyền thống bao gồm: hội họa, điêukhắc, sân khấu, âm nhạc và múa, điệu nhảy, Các loại hình này khi đượckhai thác thành các sản phẩm du lịch sẽ có giá trị văn hóa lịch sử lớn, hấp dẫn

du khách Qua đó, họ sẽ khám phá được những nét văn hóa cổ truyền đặc sắccủa mỗi dân tộc

- Du lịch làng nghề

Làng nghề là nơi chuyên sản xuất một mặt hàng thủ công truyền thốngđặc trưng cho các địa phương Làng nghề chứa đựng nhiều giá trị văn hóa bảnđịa như phương thức sản xuất, nghệ nhân, các di tích gắn với ông tổ nghề, Các làng nghề có sức hút lớn đối với du khách đặc biệt là lứa tuổi trung niên.Đến làng nghề, ngoài việc tham quan, du khách có thể trực tiếp tham gia vàocác quy trình sản xuất sản phẩm

- Du lịch tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa

Cùng với các di tích lịch sử - văn hóa, các bảo tàng cũng là đối tượngkhách du lịch rất quan tâm Thông qua mạng lưới bảo tàng du khách có thểtìm hiểu lịch sử, những mặt nhất định của đời sống văn hóa, tinh thần củanhân dân

1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh

1.2.2.1 Quan niệm

Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm nămnay trên khắp thế giới Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hànhhương để nói về chuyến đi của mình Tuy nhiên, từ hành hương chưa thể nóihết được tính chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi Hành hương mangnặng ý nghĩa tâm linh, nhưng trong mỗi chuyến đi không phải tất cả mọingười đều chỉ có duy nhất mục đích mang ý nghĩa tín ngưỡng, mà có một bộ

Trang 36

phận tuy tham gia chuyến hành hương nhưng thiên về du lịch nhiều hơn là tínngưỡng Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm linh làm mục đích chínhcủa chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảm xúc thú vị của mộtngười đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên, đượctiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa phương vàđược hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch Vì vậy, các chuyến đi như vậycần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải bao gồm cả hai yếu

tố là du lịch và tâm linh

Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tínngưỡng Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằmmang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn Dulịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng nhưgiúp xả stress rất hiệu quả Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng Tínngưỡng gồm có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãnniềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng Vì vậy,điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩatôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu, thánh đường hoặc nhữngthánh tích

Đến nơi ấy, họ không chỉ lĩnh hội được đầy đủ thông tin về cội nguồntín ngưỡng tôn giáo của mình mà trong suốt quá trình hành hương đó họ cònđược sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: chiêm bái, cầu nguyện,thực tập phép an tâm để tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin và sựchuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi thức truyền thống, Vì vậy, du lịchvăn hóa tâm linh phải đáp ứng được mục đích của chuyến du lịch đặc thù dựatrên những cơ sở đó

Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa

Trang 37

lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu vànâng cao nhận thức của du khách Du lịch văn hóa tâm linh cũng có thểdùng các khái niệm thay thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôngiáo

Loại hình du lịch này hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng vàgiữ gìn các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần.Trong quá trình phát triển phải không ngừng bảo tồn các di tích có ý nghĩa tínngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ hay các nghi lễ truyền thống,

lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực Vì đó là đối tượng chính tạo nên sảnphẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách

họ cũng rất đa dạng phong phú Thông thường, người ta nhóm thành hai loạichính: mục đích du lịch thuần túy và mục đích du lịch kết hợp Đối với loạihình thứ nhất, du khách thường có mục đích cụ thể là tham quan, nghỉ dưỡng,mạo hiểm, thể thao, giải trí Còn loại hình thứ hai, du khách có rất nhiều mụcđích kết hợp trong các chuyến du lịch như mục đích tôn giáo, tín ngưỡng, họctập nghiên cứu, công vụ, thể thao, thăm thân, hành hương Tương ứng vớimục đích du lịch của du khách, các loại hình du lịch được hình thành: du lịchtham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch tôn giáo, du lịch hànhhương, Trong đó, loại hình du lịch văn hóa tâm linh cũng giúp cho du khách

có thể thực hiện mục đích kết hợp du lịch và tâm linh Các mục đích cụ thể là:

Trang 38

- Tham quan

Tham quan là hành vi giúp du khách quan sát, chiêm nghiệm, tìm hiểu

về đối tượng Tham quan cũng là hoạt động quan trọng để du khách nâng caohiểu biết về thế giới xung quanh hay các điểm đến cụ thể Trong loại hình dulịch văn hóa tâm linh, du khách có thể trực tiếp chiêm nghiệm, tham quan,nghiên cứu kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, hệ thống tượng thờ, phù điêu, các

di vật tại các chùa chiền, đền miếu, nhà thờ, thánh thát, thánh địa, Từ đó, họ

có thể hiểu hơn về những giá trị văn hóa đặc sắc liên quan đến tín ngưỡng, tôngiáo, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán,

Các đối tượng tham quan của du lịch văn hóa tâm linh không phụ thuộcvào thời gian mà có thể tổ chức quanh năm ở khắp các tỉnh thành trong cảnước Du khách có tham gia vào chuyến hành trình vào bất cứ thời điểm nào

họ mong muốn

- Nghỉ dưỡng

Với hoạt động nghỉ dưỡng, du khách có thể phục hồi sức khỏe saunhững ngày lao động vất vả cũng như nâng cao khả năng lao động của mình.Ngày nay, nhu cầu đi nghỉ của con người ngày càng tăng do sức ép của côngviệc căng thẳng, của môi trường ô nhiễm, của các quan hệ xã hội, Đặc biệt,nhu cầu tăng lên rõ rệt vào các ngày cuối tuần, các dịp nghỉ lễ Điểm đến chocác chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu

dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục, Ngoài ra, một số điểm đến có sự kết hợpgiữa phong cảnh với các di tích hay công trình kiến trúc tạo ra một khônggian thanh tịnh, hữu tình như Chùa Hương, Yên Tử, Tây Thiên, Sóc Sơn cũng

có thể là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng Trong thời gian nghỉ ngơi, du khách có thểkết hợp tham quan, tìm hiểu các đối tượng gắn với di tích tôn giáo làm chochuyến du lịch của mình thêm phong phú

Trang 39

- Tham dự lễ hội

Đến lễ hội, du khách được tham gia trực tiếp các hoạt động tôn giáo vớikhông khí náo nhiệt và sống động Các hoạt động đó được tái tạo qua nhữnghoạt động sống của sinh hoạt lễ hội chùa, đền, phủ, quán, nhà thờ, thánh thất.Thông qua các thành tố của lễ hội bao gồm các nghi thức, nghi lễ, vũ điệu,trang phục, ẩm thực họ có thể cảm nhận giá trị văn hóa một cách sống động

Tham gia vào lễ hội, du khách hòa mình vào không khí sống động của

lễ hội tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng Hơn nữa, du khách còn tìm thấy ở

lễ hội bản thân mình, quên đi những áp lực của cuộc sống đời thường

Tuy nhiên, du lịch lễ hội có đặc trưng cố định về thời gian Vì các lễhội tôn giáo đều được tổ chức theo lịch trình cụ thể mà mỗi tín ngưỡng tôngiáo đã đặt ra Do đó, du lịch lễ hội tôn giáo là có tính mùa vụ Du khách chỉ

có thể tham gia vào loại hình này tại những thời điểm đã được ấn định

- Tôn giáo, tín ngưỡng

Từ xưa, các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu

sĩ, thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôngiáo rất phổ biến Ngày nay, du khách hoặc các tin đồ cũng thực hiện cácchuyến du lịch văn hóa tâm linh để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghitôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo Đi du lịch với mục đích này trởnên ngày càng phổ biến đối với du khách Không phân biệt tuổi tác, nghềnghiệp, dân tộc, họ cùng có chung một nhu cầu tìm kiếm cảm giác bình yên,

sự tĩnh tâm từ những chuyến đi Điểm đến của du khách chính là các chùachiền, đền phủ, nhà thờ, thánh thất, lễ hội, tôn giáo,

1.2.2.3 Hình thức du lịch

- Hình thức cá nhân

Du lịch cá nhân là loại hình mà trong đó những du khách riêng lẻ đến

ký hợp đồng mua sản phẩm của cơ quan cung ứng du lịch Trong trường hợp

Trang 40

này, du khách phải lệ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện nhà cung ứng đưa ranhư lịch trình, hành trình, các điều kiện khác, Giá dịch vụ sẽ cao hơnkhoảng 10 – 25% so với hình thức hợp đồng tập thể.

Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du khách đi theo hình thứcnày thường là một hoặc vài cá nhân đơn lẻ không theo tour theo đoàn Vi vậy,

họ tự túc toàn bộ trong chuyến đi mà không cần phải thông qua các tổ chức

du lịch Họ có thể tự do lựa chọn từ điểm đến, phương tiện, đến các dịch vụkhác Trong trường hợp này, họ thường chỉ sử dụng các dịch vụ tại các điểmđến: trông giữ xe, đồ đạc, thuê các vật dụng, ăn uống, nghỉ ngơi,

- Hình thức tập thể

Do du lịch là một trong các hoạt động của cá nhân nhằm hòa mình vàotập thể nên đại đa số các chuyến đi mang tính tập thể Sinh viên, học sinh đitheo lớp, cán bộ công nhân viên đi theo cơ quan, người dân đi theo hội đồngniên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, Đi theo hình thức này, tập kháchthường có người đại diện (trưởng đoàn) chị trách nhiệm về tất cả các dịch vụ,hoạt động của chuyến đi Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, ngườitrưởng đoàn còn phải đại diện thực hiện các nghi lễ tại các điểm du lịch: dânghương, hoa quả Các cá nhân trong đoàn đều ràng buộc mình vào tập thể Dovậy, đoàn khác có tính tổ chức rất cao Hình thức này tạo điều kiện thuận lợicho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch Bởi, tập khách này bao giờ cũng cónhững điểm tương đồng về trình độ, sở thích, tâm lý, nghề nghiệp, nên việcphục vụ cũng dễ dàng theo một mẫu chuẩn

1.2.2.4 Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch là hoạt động liên quan đến những chuyến đi của con người rờikhỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi khác – một địa điểm cụ thể để thỏamãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi Địa điểm du khách tới có thể là

Ngày đăng: 06/10/2014, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1992
2. Toan Ánh (1991), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1991
3. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục", Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004)
Tác giả: Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2004
5. Nguyễn Viết Chức (2010), Nếp sống người Hà Nội từ truyền thống của thủ đô Hà Nội, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp sống người Hà Nội từ truyền thống củathủ đô Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Viết Chức
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2010
6. Lý Khắc Cung (2009), Hà Nội văn hóa và phong tục, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội văn hóa và phong tục
Tác giả: Lý Khắc Cung
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
7. Nguyễn Trọng Đàn (2003), Thăng Long Hà Nội, Nxb Thống kê, Hà Nội 8. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thăng Long Hà Nội", Nxb Thống kê, Hà Nội8. Nguyễn Đăng Duy (1996), "Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Trọng Đàn (2003), Thăng Long Hà Nội, Nxb Thống kê, Hà Nội 8. Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1996
9. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1997
10.Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
11.Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo thế giới và Việt Nam
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: Nxb Công an nhândân
Năm: 1998
12.Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt Nam với Đạo giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Việt Nam với Đạo giáo
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
Năm: 2003
13.Nguyễn Duy Hinh (2007), Tâm linh Việt Nam, Nxb Viện văn hóa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm linh Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Viện văn hóa Hà Nội
Năm: 2007
14.Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 2, tr.40-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 1999
15.Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước nhữngthách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
16.Karl Heinric Marx (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Karl Heinric Marx
Nhà XB: Nxb Chính trị Hà Nội
Năm: 2000
17.Hồ Văn Khánh (2006), Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh
Tác giả: Hồ Văn Khánh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2006
18.Vũ Ngọc Khánh (2001), Đạo Thánh ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Thánh ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
19.Nguyễn Thế Long (2005), Chùa Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 20.Nguyễn Thế Long (1998), Đình, đền Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Hà Nội", Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội20.Nguyễn Thế Long (1998), "Đình, đền Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thế Long (2005), Chùa Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 20.Nguyễn Thế Long
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1998
21. Nguyễn Đức Lữ (2009), Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, Nxb Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước ViệtNam về tôn giáo
Tác giả: Nguyễn Đức Lữ
Nhà XB: Nxb Học viện Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
22.Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 23.Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội23.Phan Ngọc (1998), "Bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 23.Phan Ngọc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
24.Hữu Ngọc (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam
Tác giả: Hữu Ngọc
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1995

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3.1. Hình thức cá nhân - nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa)
2.3.1. Hình thức cá nhân (Trang 5)
Bảng 2.1: Danh mục chùa tại quận Đống Đa - nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa)
Bảng 2.1 Danh mục chùa tại quận Đống Đa (Trang 85)
Bảng 2.2: Danh mục đình tại quận Đống Đa - nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa)
Bảng 2.2 Danh mục đình tại quận Đống Đa (Trang 92)
Bảng 3.1: Tương quan về số lượng di tích xếp hạng ở Hà Nội - Huế - -Tp. Hồ Chí Minh - nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa)
Bảng 3.1 Tương quan về số lượng di tích xếp hạng ở Hà Nội - Huế - -Tp. Hồ Chí Minh (Trang 121)
Bảng 3.3: Số lượng và tỷ lệ các loại hình di tích Hà Nội - nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa)
Bảng 3.3 Số lượng và tỷ lệ các loại hình di tích Hà Nội (Trang 122)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w