7. Bố cục của Luận văn
1.2.2.5 Khách du lịch của du lịch văn hóa tâm linh
Theo Luật du lịch: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến." Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về chuyến đi của họ ở nơi đến nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ.
Một quan niệm phổ biến về khách du lịch được nhiều quốc gia sử dụng: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24h trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm. Đối với những du khách lưu lại ở nơi đến không quá 24h, không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm được gọi là khách tham quan hay khách du lịch trong ngày.
Tuy nhiên, để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về khách du lịch hay cần bắt đầu từ khái niệm khách. Theo từ điển tiếng Việt 1994, ý nghĩa cơ bản của từ khách là người từ bên ngoài đến trong quan hệ với người đón tiếp, phục vụ. Khách rõ ràng phải được định nghĩa từ phía đón tiếp chứ không phải từ nơi đi như ở quan niệm nêu trên.[40,tr18]
Khách tham quan là một loại khách đến với mục đích nâng cao nhận thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay
dịch vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch. [40,tr19]
Khách du lịch đề cập trong luận văn này được tiếp cận theo góc độ là khách đến trong quan hệ với những cơ sở đón tiếp là các điểm du lịch văn hóa tâm linh. Họ thường thực hiện chuyến đi trong ngày và không lưu lại qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Do vậy, khách du lịch văn hóa tâm linh ở đây được hiểu là khách tham quan. Vì vậy, khách du lịch được khảo sát trong luận văn bao gồm người Hà Nội trong đó có người dân quận Đống Đa đến các điểm du lịch văn hóa tâm linh của quận Đống Đa.