0
Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

Đặc điểm của tâm linh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI (KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA) (Trang 25 -26 )

7. Bố cục của Luận văn

1.1.2.2 Đặc điểm của tâm linh

Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con người. Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người. Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ thì trong đầu người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh.

Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người. Ý thức của con người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học, ý thức về cộng đồng... Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng liêng cao cả. Ý thức tâm linh được ngưng tụ theo hai cách:

Cách thứ nhất là ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêng mới được bộc lộ. Ví dụ như người ta có ý niệm thiêng liêng âm dương giao hòa, đực cái phối hợp nên đã tiến hành nhiều nghi lễ trò diễn phồn thực. Người ta quan niệm có thổ địa linh thiêng nên mỗi khi xây nhà phải làm lễ động thổ ...

Cách thứ hai là đọng lại ở các hình ảnh, biểu tượng. Biểu tượng là tiếng nói chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu. Trong đó, mọi biểu tượng thiêng liêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ. Vì vậy, mọi biểu tượng thiêng liêng là cơ sở bền vững cho nhiều mối quan hệ của con người. Mọi người trong làng có mối quan hệ khăng khít với nhau vì họ cùng có chung biểu tượng thiêng liêng mái đình, cây đa, giếng nước mà đi đâu ai cũng nhớ. Hay cả dân tộc Việt Nam đoàn kết trong mối quan hệ cùng một tổ tiên với biểu tượng núi Lĩnh và đền Hùng.

Đặc điểm thứ ba là tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp ghê gớm. Do con người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia, hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn những cái cao cả đã cho mình, cứu mình. Ý thức biết ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, không gì có thể ngăn cản.

Như vậy, tâm linh do các tác giả quan niệm đều thể hiện nó gắn với con người, ở trong con người. Vì vậy, trong mọi mặt đời sống của con người đều tồn tại tâm linh và có thể nhóm thành hai loại là tâm linh trong cuộc sống đời thường và tâm linh trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI (KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA) (Trang 25 -26 )

×