Quan niệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa) (Trang 35 - 37)

7. Bố cục của Luận văn

1.2.2.1Quan niệm

Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm nay trên khắp thế giới. Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hành hương để nói về chuyến đi của mình. Tuy nhiên, từ hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng trong mỗi chuyến đi không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích mang ý nghĩa tín ngưỡng, mà có một bộ

phận tuy tham gia chuyến hành hương nhưng thiên về du lịch nhiều hơn là tín ngưỡng. Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảm xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các chuyến đi như vậy cần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải bao gồm cả hai yếu tố là du lịch và tâm linh.

Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tín ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng như giúp xả stress rất hiệu quả. Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu, thánh đường hoặc những thánh tích...

Đến nơi ấy, họ không chỉ lĩnh hội được đầy đủ thông tin về cội nguồn tín ngưỡng tôn giáo của mình mà trong suốt quá trình hành hương đó họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: chiêm bái, cầu nguyện, thực tập phép an tâm để tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi thức truyền thống,... Vì vậy, du lịch văn hóa tâm linh phải đáp ứng được mục đích của chuyến du lịch đặc thù dựa trên những cơ sở đó.

lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức... của du khách. Du lịch văn hóa tâm linh cũng có thể dùng các khái niệm thay thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo...

Loại hình du lịch này hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Trong quá trình phát triển phải không ngừng bảo tồn các di tích có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ... hay các nghi lễ truyền thống, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực... Vì đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa) (Trang 35 - 37)