Văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa) (Trang 29 - 30)

7. Bố cục của Luận văn

1.1.3 Văn hóa tâm linh

1.1.3.1 Khái niệm

Những khái niệm văn hóa ở trên chưa trực tiếp nhắc tới chữ tâm linh nhưng đã có những chữ tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, những chữ này đều gắn với niềm tin thiêng liêng. Vì vậy, khi nói đến văn hoá tâm linh, nội dung quan trọng phải đề cập đến là niềm tin, là cái thiêng liêng cao cả. Văn hoá tâm linh được hiểu là văn hoá biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo.[8,tr29]

Cuộc sống đời thường ý muốn nói là cuộc sống của những người không theo tôn giáo để phân biệt với các tín đồ của các tôn giáo. Tuy nhiên trong cuộc sống đời thường không ai là không có một niềm tin linh thiêng nào đó.

Đối với các nơi linh thiêng như chùa, đền, đình, phủ... dù chưa một lần được đến đó nhưng trong chúng ta đều có một ý niệm thiêng liêng liêng về chúng. Và ít ai trong chúng ta là không một lần đến chùa lễ Phật, đến đền lễ thần. Không một gia đình nào là không dành một góc nhỏ để đặt ban thờ cúng giỗ tổ tiên. Đó là một sự cầu cúng, một niềm tin linh thiêng về cuộc sống của con người.

Còn niềm tin trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo bao gồm hai loại. Thứ nhất là niềm tin của những người không theo đạo Phật nhưng vẫn đến chùa cầu bình yên, mạnh khỏe, của những người không theo Kitô giáo nhưng ngày lễ Nôen vẫn đến nhà thờ xem lễ. theo các tôn giáo, niềm tin của những tín đồ tôn giáo. Thứ hai là của những tín đồ tôn giáo, họ suốt ngày, suốt đời mang theo niềm tin thiêng liêng về Chúa, về Phật. Họ tôn thờ tất cả những gì thuộc về tôn giáo mà họ đi theo: người sáng lập, giáo lý, hệ thống thờ tự, nơi cử hành các nghi lễ...

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người hà nội (khảo sát trên địa bàn quận đống đa) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w