1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa

106 613 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ THU HƢƠNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH QUA “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thái Nguyên – Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ THU HƢƠNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH QUA “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRỊNH BÁ ĐĨNH Thái Nguyên – Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4, năm 2013 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Hƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh - người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Hƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của luận văn 7 7. Cấu trúc của luận văn 7 NỘI DUNG 9 Chƣơng 1: HAI XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 9 1.1. Hai xu hướng đổi mới của tiểu thuyết 9 1.1.1. Xu hướng “hiện đại hóa” triệt để 11 1.1.2. Xu hướng đổi mới dựa trên lối viết truyền thống…………………… 20 1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh 27 1.2.1. Quá trình sáng tác 27 1.2.2. Quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 34 1.2.3. Vài nét về hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Đội gạo lên chùa 36 Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA 38 2.1. Khái niệm nhân vật tiểu thuyết 38 2.2. Các kiểu nhân vật trong Đội gạo lên chùa 41 2.2.1 Nhân vật hành động “tuỳ duyên” 41 2.2.2. Nhân vật tư tưởng 48 2.2.3. Nhân vật bản năng 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.4. Các nhân vật khác 54 2.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật 56 2.3.1. Nghệ thuật thể hiện nhân vật qua miêu tả ngoại hình 56 2.3.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật qua miêu tả nội tâm 60 2.3.3. Nghệ thuật thể hiện số phận nhân vật 65 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VÀ TỰ SỰ 72 3.1. Nghệ thuật kết cấu 72 3.1.1. Mở đầu và kết thúc tiểu thuyết Đội gạo lên chùa 72 3.1.2. Tổ chức kết cấu cốt truyện 74 3.2. Nghệ thuật tự sự 81 3.2.1. Điểm nhìn tự sự 81 3.2.2 Vị thế và ngôn ngữ người kể chuyện………………………………….83 3.2.3. Các yếu tố kì ảo, ẩn dụ, tượng trưng 88 KẾT LUẬN 93 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm song cũng đầy hào hùng. Trong quá trình sinh tồn, việc giữ gìn bản sắc văn hoá người Việt luôn được quan tâm. Do đó, mảng đề tài viết về lịch sử - văn hoá luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà văn và độc giả. Trong khoảng thời gian từ 1945 đến thời kỳ Đổi mới, văn học ưu tiên cho các vấn đề thời sự nên tiểu thuyết lịch sử ít được chú trọng. Sau Đại hội Đảng VI (1986) với tinh thần đổi mới “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” văn học Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh về văn xuôi. Trong đó, tiểu thuyết lịch sử không còn bị bó buộc, chi phối bởi nhiệm vụ chính trị mà được tự do sáng tác. Vì thế, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này gặt hái được nhiều thành công với nhiều cây bút tên tuổi như Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh,…. Các tác giả tiểu thuyết lịch sử thời kỳ Đổi mới đã có nhiều thể nghiệm, cách tân nhằm đem lại sự chuyển biến mới mẻ, sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết. Việc tìm hiểu tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng là đề tài thời sự và được sự quan tâm sát sao của giới nghiên cứu văn học nước nhà. 1.2. Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng phải sang thập kỷ đầu của thế kỷ XXI mới được biết đến như một cây bút tiểu thuyết hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết gia “lão thành” này đã lần lượt “trình làng” bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hoá đồ sộ: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội Gạo lên chùa (2011). Về tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh quan niệm “Lịch sử là cái kho tàng chứa đựng những mơ ước ẩn ngầm của cái vô thức tập thể của cộng đồng dân tộc. Viết về lịch sử ta có thể tìm hiểu dân tộc ta sâu hơn. Văn hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Việt cũng là vấn đề nằm trong dòng ấy, nhất là văn hoá làng xã” (“Chúng ta là những người nhà quê”, Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 16-7-2006). Do đó, Đội gạo lên chùa tiếp tục mạch tự sự văn hoá - lịch sử trong Hồ quý Ly và Mẫu thượng ngàn. Tác phẩm viết về ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo trong đời sống người dân nông nghiệp Bắc Bộ, qua những biến thiên của lịch sử Việt Nam gần như trải dài suốt thế kỷ XX, từ công cuộc xây dựng và khai hoá của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Pháp, đến cải cách ruộng đất, kháng chiến chống đế quốc Mỹ, những ngày đầu thống nhất đất nước Đội gạo lên chùa vừa ra đời đã nhận được sự đánh giá cao của giới nghiên cứu phê bình, báo chí và sự đón nhận nồng nhiệt của nhiều độc giả yêu văn học. Sự thành công của tác phẩm được ghi nhận bằng các giải thưởng cao nhất của Hội nhà văn Việt Nam 2011, Hội nhà văn Hà Nội 2011. Và chỉ sau khi “xuất xưởng” hai tháng, nhà xuất bản Phụ Nữ đã chuẩn bị tái bản để đáp ứng đòi hỏi của độc giả. 1.3. Đội gạo lên chùa ra mắt bạn đọc khi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh gần 80 tuổi, đã cho ta thấy được bút lực dồi dào, khả năng sáng tạo đáng kính nể của nhà văn. Ngay sau khi xuất bản, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã thu hút được sự quan tâm chú ý của xã hội và trở thành một trong những tác phẩm thành công nhất của thể loại tiểu thuyết đương đại. Làm nên thành công của Đội gạo lên chùa không chỉ có nội dung tư tưởng mà còn có cả những yếu tố hình thức nghệ thuật đặc sắc để truyền tải những tư tưởng đó. Sẽ thật thiếu sót khi chúng ta chỉ quan tâm tới nội dung mà quên mất những sáng tạo, đóng góp của tác giả về mặt nghệ thuật. Do đó, tìm hiểu Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua tác phẩm Đội gạo lên chùa là một công việc cần thiết, giúp ta nhìn nhận tác phẩm một cách toàn diện. Qua đó cũng chỉ ra được tài năng của nhà văn, những đóng góp quan trọng của Nguyễn Xuân Khánh cho nền tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, bút danh là Đào Nguyễn, quê gốc ở làng Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội. Năm 1953 vào bộ đội sau đó ông làm việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội rồi Báo Thiếu niên Tiền Phong. Nguyễn Xuân Khánh là một cây bút khá đa dạng, ông sáng tác truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết và dịch thuật, trong đó có thể kể đến: - Rừng sâu (tập truyện ngắn, Nxb Văn học, 1962), - Miền hoang tưởng (tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng, 1990), - Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Nxb Nhi đồng, Hà Nội, 2002), - Mưa quê (Nxb Nhi đồng, Hà Nội, 2003). - Hồ Quý Ly (tiểu thuyết), 2000. Tác phẩm này nhận được một loạt các giải thưởng: Giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết (1998 - 2000) của Hội nhà văn Việt Nam; Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2001; Giải thưởng Mai vàng của Báo Người lao động, 2001; Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2002. - Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết), 2006. Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội, 2006; Giải thưởng văn Doanh nhân, 2007. - Đội gạo lên chùa (tiểu thuyết), 2011. Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, 2011; Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2011. - Và nhiều tác phẩm dịch. Nguyễn Xuân Khánh tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của nhà văn thực sự là những viên ngọc quý của thể loại tiểu thuyết lịch sử nói riêng và của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung. 2. 2. Các bài viết có liên quan tới tác phẩm Đội gạo lên chùa Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã ở cái tuổi “ xưa nay hiếm”, sự thành công của tác phẩm một lần nữa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 đã góp phần khẳng định tên tuổi và tài năng của ông trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tác phẩm vừa ra mắt đã thành sự kiện: - Ngày 20 tháng 6 năm 2011 Hội nhà văn Hà Nội và Nhà xuất bản Phụ Nữ tổ chức giới thiệu và tọa đàm tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Nổi bật trong cuộc tọa đàm này là một số ý kiến sau: + Nhà văn Hoàng Quốc Hải một người tâm huyết với loại tiểu thuyết lịch sử đã nêu những điều tâm đắc của mình về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của tác giả Nguyễn Xuân Khánh: “Anh luôn đụng đến những vấn đề bản chất của văn hoá Việt, đó là Mẫu thượng ngàn - hiện tượng văn hoá thuần Việt; và giờ đây là đạo Phật - hiện tượng văn hoá du nhập nhưng đã được Việt hoá. Đội gạo lên chùa cũng là lời cảnh báo về những giá trị cốt yếu, sâu thẳm, đẹp đẽ của văn hoá Việt đang bị phá huỷ, đang dần biến mất”[21]. + Nhà nghiên cứu trẻ Phạm Xuân Thạch nhìn nhận ở một góc độ khác - góc độ hình thức thể loại đã chỉ ra sự độc đáo của Đội gạo lên chùa trong tương quan sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại. Đó là “Nguyễn Xuân Khánh là một trường hợp độc đáo khi mọi sự thể nghiệm, đột phá về hình thức đã trở nên bão hoà thì ông lại trở về với dạng sơ khai của tiểu thuyết: tiểu thuyết truyền thống”[21]. Không chỉ nhìn nhận nhận ở hình thức thể loại, Phạm Xuân Thạch còn chỉ ra rằng, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa cho ta cái nhìn sâu sắc hơn về các giá trị văn hoá, tinh thần của người Việt trong sự vận động của lịch sử. Đó là “Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh giống như một “kẻ cạnh tranh” của sử học, nó buộc chúng ta phải nhìn hiện thực lịch sử với một con mắt phức tạp hơn. Nó buộc ta phải suy tư về những nền móng của sự tồn tại bền bỉ của làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ, những cơ chế tự điều tiết về mặt tinh thần và về cả những gì đã bị những sự vận động của lịch sử tàn phá…”(trang bìa 4 - Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa). [...]... là Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua Đội gạo lên chùa Tức là chỉ ra những nét đặc sắc trong lối viết, lối dựng tiểu thuyết của nhà văn ở tất cả các bình diện 4.2 Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh) Những tác phẩm khác của Nguyễn Xuân Khánh, luận văn chỉ sử dụng để đối chiếu, tham khảo, củng cố thêm nhận định của mình về nghệ thuật. .. luận văn muốn khẳng định vai trò không thể thay thế được của thể loại tiểu thuyết truyền thống trong việc thể hiện nội dung văn hoá - lịch sử mà tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã truyền tải 6.2 Luận văn đưa ra cái nhìn chuyên sâu và tổng quan về nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua Đội gạo lên chùa về: xây dựng nhân vật, nghệ thuật kết cấu và tự sự 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và... về Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua Đội gạo lên chùa Vì thế, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề mới mẻ và có ý nghĩa chờ đợi sự khám phá của người nghiên cứu 3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Trước tiên luận văn giới thuyết về các xu hướng tiểu thuyết Việt Nam đương đại và sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Phần chính của luận văn tiến hành khảo sát, phân tích đặc sắc nghệ thuật. .. chính của luận văn tiến hành khảo sát, phân tích đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua tác phẩm Đội gạo lên chùa về: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kết cấu và tự sự Ngoài ra luận văn cố gắng đi vào tìm hiểu sâu hơn kiến thức lý luận về nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết, nghệ thuật kết cấu và tự sự tiểu thuyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... hướng tiểu thuyết Việt Nam đương đại và sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh - Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa - Chương 3: Nghệ thuật kết cấu và tự sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 HAI XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 1.1 Hai xu hƣớng đổi mới của tiểu thuyết. .. người đội gạo lên chùa đưa ra nhận định:“Từng nổi tiếng với Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn, tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân Khánh lại mang đến cho làng văn một cuốn sách tầm cỡ Đội gạo lên chùa giản dị và lôi cuốn”[25] Đồng thời tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 giả bài viết cũng chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật người phụ nữ trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn. .. Hội nhà văn Hà Nội, 2006; Giải thưởng văn Doanh nhân, 2007 Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (2011) với Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, 2011; Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2011 Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết khá nhiều tiểu thuyết nhưng được biết đến phần lớn qua bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa Đây là những tiểu thuyết viết đề tài về lịch sử, văn hóa với những biến thiên... các thể loại, có nhiều văn bản khác nhau trong một tác phẩm: tiểu thuyết đan xen kịch, tiểu thuyết - nhật kí, tiểu thuyết - thư, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết trong tiểu thuyết, tiểu thuyết đan xen thơ, ca dao, truyền thuyết, huyền thoại… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 - Nhân vật tiểu thuyết là kiểu nhân vật phức hợp, đa bình diện Đó là những nhân... viết Người đưa lịch sử vào tiểu thuyết, tác giả Vĩnh Hưng cũng đã đề cập đến nghệ thuật của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, đó là: “viết theo lối cổ điển, mang tính luận đề về ảnh hưởng của đạo Phật”[29] Như vậy, qua các bài viết và các công trình nghiên cứu các nhà nghiên cứu, phê bình đều khẳng định sự thành công của Đội gạo lên chùa và tài năng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh khi tiếp tục đề tài văn hoá... Nguyễn Xuân Khánh đều là “điển hình của chịu thương, chịu khó, sống vì gia đình, quê hương”[25] - Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương với Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hóa - lịch sử đã khẳng định Đội gạo lên chùa sáng tác theo “mạch tự sự văn hoá - lịch sử”[14] Và Đội gạo lên chùa “Phải chăng đấy cũng là một kiến giải của nhà văn về dân tộc, tương lai dân tộc?”[14] - Với bài viết Người đưa lịch sử vào tiểu . thuyết Đội gạo lên chùa 36 Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA 38 2.1. Khái niệm nhân vật tiểu thuyết 38 2.2. Các kiểu nhân vật trong Đội gạo lên chùa. và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh 27 1.2.1. Quá trình sáng tác 27 1.2.2. Quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 34 1.2.3. Vài nét về hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết. sát tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh) . Những tác phẩm khác của Nguyễn Xuân Khánh, luận văn chỉ sử dụng để đối chiếu, tham khảo, củng cố thêm nhận định của mình về nghệ thuật tiểu

Ngày đăng: 21/11/2014, 07:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà An (2012), “Nguyễn Xuân Khánh: Lịch sử chỉ là cái đinh treo cho văn chương”, http://vnexpress.net, ngày 16/10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Khánh: Lịch sử chỉ là cái đinh treo cho văn chương
Tác giả: Hà An
Năm: 2012
2. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí văn học, (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
3. Tạ Duy Anh (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm nhân vật
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 2002
4. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên thần sám hối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2004
5. Tạ Duy Anh (2004), Lão Khổ, Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Khổ, Thiên thần sám hối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2004
6. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giã biệt bóng tối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2008
7. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sỹ ngữ văn, Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Năm: 2008
8. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
9. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học (số 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
10. Lê Thị Thanh Bình (2007), “Nguyễn Xuân Khánh về từ miền hoang tưởng”, http://antgct.cand.com.vn, ngày 13/2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Khánh về từ miền hoang tưởng
Tác giả: Lê Thị Thanh Bình
Năm: 2007
11. Hoàng Cát, “Tiểu thuyết Hồ Quý Ly - thưởng thức và cảm nhận”, tạp chí Sách 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Hồ Quý Ly - thưởng thức và cảm nhận”, "tạp chí Sách
12. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 1999
13. Châu Diên (2006), “Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc”, đăng trên http:// vtc.vn, ngày 17/7/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc
Tác giả: Châu Diên
Năm: 2006
14. Đoàn Ánh Dương (2012), “Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hoá - lịch sử”, http://qdnd.vn, ngày 22/3/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hoá - lịch sử
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2012
15. Phan Cư Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập1,2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cư Đệ
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1974
16. Phan Cự Đệ (1978), “Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận, phê bình văn học”, Văn nghệ quân đội, (số 12), Tr 108 - 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận, phê bình văn học”, "Văn nghệ quân đội
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 1978
17. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) (2012), Lịch sử và văn hoá cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ Nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và văn hoá cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Phụ Nữ
Năm: 2012
18. Hà Minh Đức (chủ biên), (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
19. Nguyễn Việt Hà (1999), Cơ hội của chúa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội của chúa
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1999
20. Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khải huyền muộn
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2005

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w