Qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi đã hoàn thành đề tài với 5 nội dung cơ bản sau: Những yêu cầu chung khi thay thế và sửa chữa ô tô du lịch Tính toán thiết kế số lượng máy móc thiết bị dùng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN
KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN ĐỘNG LỰC TÀU THUYỀN
-oOo -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÍNH TỐN THIẾT KẾ XƯỞNG SỬA CHỮA Ơ TƠ DU LỊCH DƯỚI 7 CH, NĂNG
SUẤT SỬA CHỮA 300 XE MỘT NĂM
Ngành : CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC TÀU THUYỀN Mã ngành : 18.06.10
Mã TN : 6/ ĐTTN/ 43 CKDL
GVHD : NGUYỄN QUỐC HIỆP SVTH : NGUYỄN TRỌNG HIẾU MSSV :43S1017
Lớp : 43DLTT- SG
Nha Trang 6/2006
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân cũng được nâng cao rỏ rệt Các nhu cầu mua sắm, sinh hoạt của người dân càng được nâng cao Ở các thành phố lớn và các trung tâm quận huyện, số lượng người dân có
xe hơi ngày càng gia tăng nhanh Cùng với sự gia tăng về số lượng xe ô tô du lịch thì nhu cầu bảo dưởng sửa chữa xe cũng tăng nhanh
Ngoài các trung tâm bảo hành của các hảng xe thì các trung tâm sửa chửa xe du lịch bên ngoài cũng phát triển nhanh
Nhìn chung, xe hơi du lịch là một phương tiện đắt tiền và các công việc liên quan đến sửa chửa bảo dưỡng xe du lịch lịch cũng mang lại một nguồn thu nhập lớn cho người thợ sửa chữa và các trung tâm sửa chữa
Với đề tài tốt nghiệp được giao “ Tính toán thiết kế xưởng sửa chữa xe du lịch dưới
7 chổ, công suất sửa chữa 300 xe 1 năm” Qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi đã hoàn thành đề tài với 5 nội dung cơ bản sau:
Những yêu cầu chung khi thay thế và sửa chữa ô tô du lịch Tính toán thiết kế số lượng máy móc thiết bị dùng trong sửa chữa Tính toán thiết kế mặt bằng xưởng
Tính toán số lượng công nhân Phụ lục về các loại ô tô du lịch dưới 7 chổ Với sự nổ lực cố gắng của bản thân để hoàn thiện tốt đề tài được giao nhưng trên thực tế không tránh khỏi những khó khăn về chuyên môn cũng như khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề và thời gian thực hiện Rất mong được quý thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn
Nhân đây, tôi xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Quốc Hiệp đã tận tình hướng dẫn và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu, ý kiến cũng như thông tin giá trị trong quá trình thực hiện đề tài Xin cảm ơn!
Nha Trang, ngày 15 tháng 6 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Trang 41.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ VÀ CẤU TẠO Ô TÔ 1.1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Ô tô là phương tiện vận tải đường bộ rất cơ động và mang lại hiệu quả cao Ngoài việc vận chuyển hàng hoá nó còn là phương tiện vận chuyển người an toàn và cơ động
Hiện nay có rất nhiều loại ô tô đang sử dụng trên thị trường, có thể phân ra thành ô
tô chuyên dùng, ô tô tải, ô tô khách, ô tô con ( xe du lịch)
Trong xe chuyên dùng lại có thể chia thành: xe chữa cháy, xe cẩu, xe cứu thương,
xe chở rác, xe đua
Trong xe tải có thể chia thành: xe đơn, xe kéo móc, xe đầu kéo Hoặc chia theo tải trọng: xe tải trọng cực nhỏ < 0,5 tấn ; tải trọng nhỏ 0,5- 2,0 tấn ; tải trọng vừa từ 2,0-5,0 tấn ; tải trọng lớn 5,0-15 tấn và xe có tải trọng cực lớn > 15 tấn Hoặc chia:
xe bệ gổ, xe tự đổ, xe ướp lạnh, xe container, xe xitéc, xe chở cấu kiện xây dựng
Trong xe khách có thể chia ra: xe đơn, xe kéo móc, xe 2 tầng, xe nửa móc hoặc chia: xe có chiều dài cực ngắn< 5m, xe có chiều dài ngắn 6,0-7,5m ; chiều dài vừa 8,0-9,5m ; chiều dài lớn 10-12m ; chiều dài cực dài > 16m Hoặc chia xe chạy trong thành phố, xe chạy liên tỉnh, xe đưa rước Hoặc chia theo số ghế khách ngồi có các loại xe 52 ghế, xe 48 ghế, xe 46 ghế, xe 32 ghế, xe 24 ghế, xe 16 ghế, xe 12 ghế, xe
6 ghế
Trong xe con lại có thể chia thành: xe 2 cửa, xe 4 cửa, xe 5 cửa, xe 2 chỗ, xe 4 chỗ,
xe 6 chỗ, xe 7 chỗ Hoặc có thể chia theo thể tích công tác của động cơ: xe cở nhỏ 1,2 L , xe nhỏ 1,2-1,8 L , xe vừa 1,8-3,5 L Hoặc chia: xe tư , xe công, xe công vụ
Vì xe con là loại sang trọng, đắt tiền , thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt và rất thuận tiện cho hộ gia đìng sử dụng nên gọi là xe du lịch Chúng chủ yếu dùng để chở người với số ghế từ 2 chỗ đến 7 chỗ
1.1.2 CẤU TẠO CHUNG CỦA Ô TÔ Theo quan điểm động học có thể chia ô tô thành các phần sau:
Trang 5+ Động cơ (ĐC): Nguồn năng lượng cơ học, phần lớn sử dụng động cơ đốt trong,
động cơ điện kèm theo nguồn điện, ít dùng động cơ hơi nước Ngày nay một số ô tô còn sử dụng năng lượng mặt trời và gas
+ Thân vỏ(TV): là phân công tác hửu ích của ô tô, dùng chở khách và hàng hoá
Đối với xe tải là buồng lái và thùng xe, đối với xe khách và xe con là chỗ của người lái và khách hàng
+ Gầm Bệ (GB):
Bao gồm:
* hệ thống truyền lực: có các cơ cấu và tổng thành làm nhiệm vụ truyền momen
xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động, thay đổi giá trị và chiều xoay của mô men xoắn tuỳ theo trạng thái chuyển động của ô tô Hệ thống truyền lực bao gồm: li hợp, hộp số, hộp phân phối, truyền lực các đăng, truyền lực chính, vi sai, nửa trục
* Bộ phận vận hành: là nơi lắp đặt tất cả các tổng thành của ô tô và đưa xe chuyển
động trên đường, gồm: khung xe, dầm cầu, hệ thống đàn hồi (còn gọi là hệ thống treo)
* Các hệ thống điều khiển phương hướng chuyển động của ô tô, điều khiển sự dừng khẩn cấp hoặc làm chậm dần tốc độ: Hệ thống lái, Hệ thống phanh
Hình 1.1.2 Sơ đồ cấu tạo ô tô 1- động cơ; 2- Bánh trước; 3-
lò xo (nhíp); 4- li hợp; 5- hộp số; 6- trục truyền động trung tâm; 7- truyền động các đăng;
8- bánh xe chủ động sau; 9- cầu sau; 10- bộ vi sai; 11- khung gầm xe; 12- thùng xe;
13- buồng lái; 14- tay lái; 15-
vỏ xe
Trang 61.1.3 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI Ô TÔ 1.1.3.1 YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ CHẾ TẠO
- Xe phải mang tính hiện đại, kích thước nhỏ gọn, bố trí hợp lý, phù hợp với điều kiện đường, khí hậu
- Vỏ xe phải đẹp, phù hợp với thẩm mỷ công nghiệp
- Vật liệu chế tạo các chi tiết phải có độ bền cao, độ chống mòn chống ghỉ cao nhằm nâng cao tính tin cậy và tuổi thọ của xe Nên tăng vật liệu nhẹ để giảm tự trọng của
xe
- kết cấu các chi tiết phải có tính công nghệ cao, số nguyên công chế tạo ít
1.1.3.2 YÊU CẦU VỀ SỬA DỤNG
- Xe phải có tính năng động lực cao (tốc độ quay trung bình cao nhằm quay vòng xe nhanh,nâng cao năng suất vận chuyển) , thời gian gia tốc và quảng đường gia tốc ngắn, dễ khởi động
- Xe phải có tính an toàn cao, đặc biệt đối với hệ thống phanh và hệ thống lái
- Xe phải đảm bảo tính tiện nghi cho lái xe và hành khách, thao tác nhẹ nhàng dể dàng, đảm bảo tầm nhìn tốt
- Mức tiêu hao nhiên liệu, dầu mở bôi trơn, xăm lốp và các vật liệu chạy xe ít
- Kích thước thùng xe phù hợp với tải trọng để nâng cao hệ số sử dụng tải trọng
- Kích thước và hình dạng xe phải đảm bảo cho công tác xếp dở hàng hoá được thuận tiện hơn và nhanh chóng
- Xe chạy phải êm, không ồn, giảm lượng độc hại khí thải
1.1.3.3 NHỮNG YÊU CẦU VỀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA
Do giờ công bảo dưỡng và sửa chữa xe rất lớn so với chế tạo ( với cả đời xe thời gian bảo dưỡng sửa chữa gấp từ 30-50 lần so với thời gian chế tạo), nên mọi chi phí cho đời xe từ khi chế tạo cho đến khi thanh lý 100% thì các phần chi phí được phân
bổ như sau:
- chi phí thiết kế chế tạo: 1,4
- Bảo dưỡng ô tô: 45,4
- Sửa chữa thường xuyên: 46,0
Trang 7- sửa chữa lớn: 7,2 Muốn giảm khối lượng , công việc sửa chữa bảo dưỡng , kéo dài chu kỳ bảo dưỡng,
ô tô phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Số lượng các điểm bôi trơn phải ít để giảm giờ công bôi dầu mở, thay thế các điểm bôi trơn vú mỡ bằng các điểm bôi trơn vĩnh cửu, vú mở bố trí thẳng hàng, cùng phía
để thuận tiện khi bảo dưỡng
- Giảm giờ công kiểm tra, siết chặt bằng cách sử dụng các bu lông ốc vít có tính tự hảm cao (Spring washer, walve washer, thoother washer, castle mits, lock mits…) , dùng theo tiêu chuẩn và ít chủng loại để đở thay đổi dụng cụ đồ nghề
- Giảm giờ công điều chỉnh bằng cách thay đổi các khâu điều chỉnh bằng tay bằng điều chỉnh tự động hoặc dễ điều chỉnh
- Kết cấu khung xe phải đảm bảo cho việc tháo lắp dễ dàng, thuận tiện sửa chữa và thay thế phụ tùng
- Kết cấu và vật liệu của các chi tiết có độ hao mòn lớn phải đủ bền sau khi phục hồi sửa chữa, các mặt chuẩn ( chuẩn công nghệ, chuẩn định vị) của chi tiết phải được bảo toàn, tạo điều kiện cho gia công cơ khí sửa chữa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật
1.1.4 BỐ TRÍ CHUNG TRÊN Ô TÔ
Bố trí chung trên ô tô bao gồm việc bố trí động cơ và các tổng thành Việc bố trí này phải thoả mản các yêu cầu sau:
- Hệ số sử dụng chiều dài λ phải lớn
λ = l/L
Ở đây: l - chiều dài buồng chứa, thùng chứa(m)
L - chiều dài toàn bộ ô tô (m)
- Chỗ ngồi của người lái phải đảm bảo an toàn, dễ thao tác và vệ sinh công nghiệp Có chỗ để chăm sóc bảo dưỡng các tổng thành sự phân bố tải trọng lên các cầu phải hợp lý, hài hoà các yêu cầu về kéo, bám, thắng, chuyển hướng, ổn định và êm dịu
Bố trí chung động cơ trên xe con:
Trang 81.2 CÁC LOẠI Ô TÔ DU LỊCH DƯỚI 7 CHỔ HIỆN CÓ Ở NƯỚC TA
Ô tô du lịch dưới 7 chỗ gồm có các kiểu là loại 5,4 chỗ và 2 chỗ Loại 4 chỗ rất thông dụng còn loại 2 chỗ là xe thể thao hiện chưa có bán trên thị trường việt nam
mà chỉ nhập khẩu nguyên chiếc nên số lượng rất han chế
Các loại xe bốn chỗ phổ biến ở Việt Nam chủ yếu thuộc các hãng xe như Toyota, Ford, Deawoo, Fiat, Mercedes-Benz, Honda, BMW, và một số xe nhập khẩu khác
Hiện nay, nước ta đã cho phép nhập khẩu xe ô tô củ trong đó ô tô du lịch đang được người dân trông chờ vì có giá rẻ hơn Tuy nhiên, các loại xe hơi củ này đều có đời
từ năm 2000 về sau, nghĩa là đều thuộc thế hệ xe hiện đại
Theo các dòng xe của các hãng ô tô đang kinh doanh tại Việt Nam, ta có các loại xe
ô tô du lịch dưới 7 chỗ như sau:
- Hãng TOYOTA với các kiểu xe: Toyota Camry, Toyota Corolla Altis, Toyota Vios
- Hãng Ford với các kiểu xe: Ford Laser, Ford Mondeo, Ford Focus
- Hãng Deawoo với các kiểu xe: Matiz, Lacetti, Lanos, Magnus, Nubira
- Hãng Mercedes-Benz với các kiểu xe: C180K classic, C180K Elegance, C180K Sport, C240 Advangarde, C280 Advangarde, E200K Elegance,, E280 Elegance
- Hãng MEKONG với một số kiểu xe: Fiat siena, Fiat Albea
Trang 9Trên đây là các hãng xe nổi tiếng và chiếm số lượng xe ô tô du lịch dưới 7 chỗ chủ yếu ở nước ta Các dòng xe của những hãng này đều thuộc dòng xe hiện đai, thời gian hoạt động tại việt nam không quá 10 năm nên hiện còn mới, ít hư hỏng nặng
Ngoài các kiểu xe ô tô du lịch dưới 7 chỗ kể trên, có một số rất ít xe con khác đang hoạt động Các loại xe này có thời gian sử dụng lâu hơn , thậm chí có xe được mang vào từ thời pháp mặc dù chúng là xe 4 chỗ nhưng do quá củ nên không còn được gọi là xe du lịch Một số xe mới hơn nhưng thời gian sử dụng cũng đã trên 10 năm, đây là những chiếc xe nếu sửa chữa cho mới lại cần phải sửa chữa lớn Số xe củ này cũng chỉ có một số lượng nhỏ và phhân bố rải rác khắp các tỉnh thành
1.3 CÁC TRANG THIẾT BỊ TRONG XE Ô TÔ DU LỊCH DƯỚI 7 CHỔ 1.3.1 CÁC BỘ PHẬN VÀ THIẾT BỊ CƠ BẢN
Ô tô du lịch chủ yếu dùng động cơ xăng làm nguồn động lực để xe hoạt động Cũng giống hầu hết các loại ô tô khác, các bộ phận cơ bản của ô tô du lịch chỉ nhỏ gọn và nhẹ hơn thôi
Các bộ phận cơ bản cửa ô tô du lịch gồm:
- Khung xe, gầm xe, cửa xe
1.3.2 CÁC BỘ PHẬN VÀ THIIẾT BỊ HIỆN ĐẠI Các ô tô du lịch ngày nay, không chỉ là những chiếc xe biết chạy mà còn là 1 công
cụ đầy tiện nghi tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho người đi trên xe
+ Các trang bị thông thường của một chiếc xe hiện đại gồm có: hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống lái trợ lực, hệ thống phanh điện tử, hệ thống phun xăng điện tử, dàn âm thanh, các túi khí an toàn, các tủ đá đựng thực phẩm v.v
Trang 10+ Ở một số xe hiện đại, ngoài các trang thiết bị kể trên, chúng còn được gắn thêm nhiều thiết bị điện tử như hệ thống định vị toàn cầu, các hệ thống phòng tránh tai nạn, khoá xe tự động khi người lái xe có nồng độ rượu cao v.v
Những thiết bị hiện đại này không những được các nhà chế tạo lắp trên xe
mà người chơi xe có thể tự mua về trang trí cho xe mình
Việc có nhiều thiết bị hiện đại, điều khiển điện tử trên xe làm cho xe có khả năng hoạt động tốt hơn, các hư hỏng cũng ít xảy ra Khi có hư hỏng thì cũng chỉ có những hư hỏng nhỏ thuộc phần bảo dưỡng xe
1.4 CÁC HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Để dể dàng cho việc xác địng các loại hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa, cũng như cách sắp xếp bố trí công nhân, thông thường người ta phân loại ô tô gồm có các bộ phận sau:
- Đồng sơn ( Body and paint): gồm các bộ phận như vỏ thân xe, khung xe, cửa
Trang 11- Điện, đèn, còi: các hệ thống điện trong xe bao gồm điện lạnh, điện sưởi ấm, điện thông tin, đèn xe, còi xe
- Nội thất xe: các trang thiết bị phục vụ cho con người và trang trí như ghế nệm, dàn lạnh, dàn âm thanh, dàn video, ngăn đá
1.4.1 CÁC HƯ HỎNG THUỘC VỀ MÁY
1.4.1.1 NHỮNG HƯ HỎNG VÀ SỰ BIẾN XẤU TÌNH TRẠNG KỸ
THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ Trong quá trình sử dụng ô tô, các bộ phận của ô tô nói chung và động cơ nói riêng dần dần bị thay đổi các đặc tính kỹ thuật
Quá trình thay đổi ấy có những nguyên nhân tác động trong thời gian dài như qua trình làm việc diễn biến theo quy luật tự nhiên (thí dụ như: quy luật hao mòn tự nhiên của cặp chi tiết tiếp xúc, quá trình lảo hoá, quá trình ôxi hoá làm gỉ các chi tiết máy…) Nhưng cũng có những nguyên nhân làm thay đổi đột ngột trạng thái kỹ thuật không tuân theo quy luật (thí dụ như: gãy xécmăng, đứt bulông thanh truyền, kẹt vở bánh răng…) gây nên những hư hỏng nặng
Quá trình thay đổi trạng thái kỹ thuật của động cơ trong điều kiện bình thường đều do nguyên nhân hao mòn các bề mặt làm việc và sự suy giảm độ bền do quá trình lý, hoá gây nên
Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của động cơ người ta thường dùng các thông số chung như: công suất, mômen xoắn, số vòng quay của trục khuỷu, tiêu hao nhiên liệu…
Ngoài những thông số chung để đánh giá tình trạng hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật của động cơ người ta còn dùng các thông số riêng như:
+ Giảm độ kín buồng cháy
Sau một thời gian sử dụng độ kín của buồng cháy bị giảm có thể do các nguyên nhân sau:
- Nắp máy và thân máy không kín khít, các đai ốc bị lỏng, nắp máy bị vênh, gioăng đệm bị hỏng…
Trang 12- Suppáp mòn không đều, mặt làm việc bị rỗ có muội than bám vào hoặc mặt côn làm việc của suppáp và đế suppáp không kín khít, vì không có khe hở nhiệt…
- Khe hở lắp ghép giửa piston-xécmăng-xilanh lớn, khe hở miệng xécmăng, khe hở cạnh xecmăng với rãnh piston tăng lên do bị mòn nhiều làm hơi lọt xuống cácte dầu
Độ kín của buồng cháy giảm làm áp suất cuối kỳ nén giảm , áp suất hửu ích giảm, làm giảm công suất của động cơ, giảm mômen xoắn của động cơ, giảm số vòng quay trục khuỷu, tăng tiêu hao nhiên liệu
+ Giảm chất lượng nạp hổn hợp và thải khí xả
Cơ cấu phân phối khí được thiết kế để việc nạp hỗn hợp cháy (đối với động cơ xăng) hoặc không khí (đối với động cơ diesel) và thải khí xả tốt nhất ở mọi chế độ làm việc của động cơ Trong qua trình sử dụng các chi tiết do bị mòn dẫn đến suppáp đóng không kín, hành trình nâng, thời gian đóng mở suppáp không đúng tiêu chuẩn… đó là những nguyên nhân làm giảm chất lượng nạp hỗn hợp (hoặc không khí) và thải khí xả
+ Giảm khả năng làm mát
Khả năng làm mát động cơ giảm sẻ dẫn đến nóng máy, nước bị sôi, máy dễ bị khích
nỗ làm các chi tiết của nhóm trục khuỷu thanh truyền-piston-xilanh, cơ cấu phân phối khí bị mòn nhiều, chi phí cho dầu nhờn nhiên liệu bị tăng lên
Nguyên nhân làm giảm khả năng làm mát có thể do:
- Dây đai dẫn động bị chùng làm giảm năng suất bơm và quạt gió
- Đứt dây dai dẫn động hhệ thống làm mát, gãy cánh quạt, thủng, nứt, chảy két làm mát nước
- Cặn nước ngưng động trong hệ thống làm mát nhiều, dẫn đến giảm khả năng truyền nhiệt
- Nước trong két nước làm mát thiếu
+ Tăng tổn hao cơ khí
Đánh giá bằng giảm hiệu suất cơ khí
Trang 13Nguyên nhân chủ yếu do bị mòn nên khe hở lắp ghép giửa các chi tiết tăng lên làm cho bôi trơn kém, hoặc do các phần tử lọc dầu bẩn, dầu bị bẩn, trong dầu có nhiều hạt mài làm ma sát giửa các cặp chi tiết chuyển động tăng, làm tăng lực cản, tăng tổn hao cơ khí Những hư hỏng gặp rất nhiều trong sử dụng nhưng ta có thể quy về các dạng hư hỏng chính và cách phát hiện sơ bộ như sau:
- Hư hỏng thuộc về hệ thống cung cấp nhiên liệu: máy đang làm việc bỗng nhiên mất ổn định, lịm dần, ga không bốc, có hiện tượng “hắt hơi”, có tiếng
nổ lẹt đẹt trong chế hoà khí hoặc động cơ diesel có hiện tượng phụt khói đen
- Hư hỏng thuộc về hệ thống đánh lửa: thường máy yếu không phát huy hết công suất, có một vài bugi bỏ lửa, có một số trường hợp hư hỏng điện khác thường máy chết ngay
- Hư hỏng thuộc về cơ giới: những hư hỏng này có khi giống như hư hỏng thuộc về hệ thống nhiên kiệu và hệ thống đánh lửa, thường khó phát hiện, hư hỏng này làm máy yếu và kèm theo có tiếng gỏ kim loại
1.4.1.2 HƯ HỎNG CỦA CÁC BỘ PHẬN VÀ CƠ CẤU CHÍNH + Thân máy: là nơi lắp đặt các bộ phận và cơ cấu , thường rất ít khi bị hư hỏng Các
hư hỏng nếu có thì thường rất nghiêm trọng như nứt, bể Khắc phục bằng cách hàn lại sau đó đem gia công như mài, đánh bóng theo hình dáng ban đầu
+ Nắp máy: là nơi lắp đặt cơ cấu phân phối khí, cùng với thân máy và xilanh, piston tạo thành buồng đốt Các hư hỏng có thể là bị cong vênh do áp lực cháy cao, lực xiết các bulông không điều Phần bệ đở đế xuppáp bị mòn, tróc, xước do va đập với xuppáp hoặc do tác động lý hoá của hổn hợp nhiên liệu Khắc phục bằng cách ép cho phẳng, rà lại phần bệ đở đế xuppáp
+ Xilanh và sơ mi xilanh: bị mòn, xước do ma sát với xecmăng piston là chính Sửa chữa bằng cách doa và đánh bóng lại Nếu hết cốt sử dụng thì thay mới sơmi xi lanh
+ Cơ cấu piston- thanh truyền-trục khuỷu:
- Piston bị nứt, cháy do va đập và quá nhiệt
Trang 14- Xéc măng mòn, cháy, gãy, rãnh xécmăng bị mòn do bôi trơn không tốt , do
ăn mòn hoá học, do quá nhiệt
- Chốt piston mòn do ma sát và bôi trơn không tốt
- Thanh truyền bị cong, vênh, nứt, gãy do quá tải, chấn động Bạc lót 2 đầu thanh truyền bị mòn do ma sát
- Trục khuỷu bị cong, nứt, gãy do chịu quá tải momen xoắn, bạc lót cổ trục khuỷu mòn do bôi trơn không tốt, do ma sát
+ Cơ cấu phân phối khí: bao gồm các xuppáp hút và xã, cam, cò mổ, lò xo cò mổ, con đội, lọc gió…chúng thường bị mòn do ma sát khi làm việc Đặc biệt với xuppáp thì còn bị biến dạng nhiệt và mòn do bị ăn mòn hoá học Ngoài ra ở một số động cơ
có trang bị thêm bộ phận tăng áp khí nạp hay bộ nạp turbo còn gặp các hư hỏng:
- Đối với bộ nạp cao áp có 2 loại là bộ nạp cao áp Roots dùng các bánh răng
và bộ nạp cao áp kiểu xoắn của công ty volkswagen dùng vòng xoắn Các loại bộ nạp này đều dẫn động từ trục chính của đông cơ và khi làm việc có ma sát do đó hư hỏng chủ yếu của 2 loại bộ nạp này là mòn ở các chi tiết tiếp xúc , các thiết bị truyền động cho nó (nếu truyền động đai thì đai có thể giản, đứt, nếu truyền động xích thì xích bị mòn ), bị rò rỉ không khí do xiết không chặt hay do chỗ nối bị ăn mòn hoá học
- Đối với bộ nạp turbo được truyền động bằng khí xã của động cơ thường bị
bó kẹt ở các trục quay, rò rỉ không khí, cánh bị mòn, gãy
1.4.1.3 HƯ HỎNG Ở CÁC HỆ THỐNG PHỤC VỤ CHO ĐỘNG CƠ + Hệ thống nhiên liệu:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng trên ô tô nói chung và động cơ xăng nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến tính động lực của động cơ, tiêu hao nhiên liệu, độ tin cậy, độ bền lâu…của động cơ
Hiện nay động cơ xăng thường sử dụng loại có chế hoà khí và loại phun xăng điện tử , bởi vậy khi nghiên cứu hệ thống cung cấp nhiên liệu có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm riêng khác nhau
Trang 15Trên thực tế, các loại ô tô dưới 7 chỗ hay còn gọi là xe con ( xe du lịch) sản xuất sau năm 1980 đều sử dụng hệ thống phun xăng điện tử EFI
Các bộ phận chính của hệ thống phun nhiên liệu điện tử bao gồm: bình nhiên liệu, bơm nhiên liệu chạy bằng điện, lọc nhiên liệu, đường ống nhiên liệu, bộ phun nhiên liệu, các cảm biến, bộ điều khiển ( ECM hoặc PCM) Các hư hỏng ở hệ thống phun xăng điện tử thường là hư hỏng ở bơm xăng chạy điện, bộ phun nhiên liệu bị nghẹt do nhiên liệu dơ hoặc muội than làm nghẹt đầu phun, lọc nhiên liệu nghẹt do cặn bẩn, các cảm biến bị hư, bộ điều khiển bị hư
Các bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu kiểu chế hoà khí bao gồm: thùng xăng, lọc xăng, bơm xăng, các đường ống dẫn, bộ chế hoà khí, hệ thống điều khiển
ga Sự hư hỏng chủ yếu của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí thì ngoài các
hư hỏng ở thùng chứa, bơm xăng, lọc xăng thì bộ chế hoà khí thường bị hư do mòn các chi tiết, tắc nghẽn các đường ống, tắc gíclơ, hoặc bộ chế hoà khí điều chĩnh không chính xác các chế độ
+ Hệ thống khởi động:
Động cơ ô tô phải dựa vào lực bên ngoài để khởi động Đối với xe du lịch chỉ dùng động cơ điện để khởi động Các bộ phận cơ bản của hệ thống khởi động bao gồm ắcquy, nút khởi động, máy khởi động Trong đó máy khởi động là một động cơ điện Các hư hoảng thường xảy ra đối với hệ thống khởi động gồm những hư hỏng thuộc về ắcquy và máy khởi động
Ắc quy có thể bị thiếu điện áp, hết nước bình, bị cháy, lủng các bản cực…
Các đường dây điện và các mối nối có thể bị đứt, gỉ, rò rỉ điện
Máy khởi động làm việc lâu ngày có thể các chi tiết bị mòn, rơ, chỗi than bị mòn,gây bó cứng không làm việc được Đặc biệt nếu thời gian khởi động lâu, máy khởi động bị nóng có thể dẫn đến cháy các cuộn dây điện
+ Hệ thống đánh lửa:
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo tia lửa điện cao áp từ 12-14kv để đốt cháy hoà khí trong động cơ ô tô Có hai loại hệ thống đánh lửa thông dụng là đánh lửa điện tử
Trang 16và kiểu tiếp điểm Trên ô tô du lịch hiện nay chỉ dùng kiểu đánh lửa điện tử (từ năm 1975)
Trong quá trình làm việc của động cơ xăng nói chung và ô tô du lịch nói riêng, hư hỏng thuộc về hệ thống đánh lửa là phổ biên nhất, hay gặp trên đường nhất Phần lớn các hư hỏng thuộc vào tình trang kỹ thuật của bôbin, đen cô, bugi, các đường dây cao áp Tình trạng kỹ thuật của hệ thống đánh lửa có ảnh hưởng lớn đến tính kinh tế, tính động lực, độ tin cậy và tuổi bền của xe
Đối với hệ thống đánh lửa điện tử, ngoài các cảm biến điện tử và hệ thống điều khiển điện tử ECM, còn có các bộ phận cơ khí như bộ phân phối hay bu gi Các hư hỏng thường gặp nhất là ở bugi, chúng thường bị bám muội than, mòn khe hở điện cực
Các tiếp điểm trong bộ phân phối bị mòn, các cảm biến và IC đánh lửa bị hỏng
+ Hệ thống bôi trơn:
Hệ thống bôi trơn cung cấp dầu bôi trơn cho tất cả các bộ phận chuyển động trong đông cơ, làm giảm ma sát, tăng độ bền của chi tiết và tuổi thọ của máy Hệ thống bôi trơn trong ô tô là loại bôi trơn cưỡng bức, với các bộ phận chủ yếu là bơm dầu, lọc dầu thô và tinh, két chứa dầu, lấy dầu Ngoài ra còn có một số thiết bị an toàn và hiển thị điện tử như van điều áp, bộ cảm biến mức dầu thấp, bộ chỉ báo thay dầu,đèn áp suất dầu, đồng hồ áp suất dầu
Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn như:
- Dầu rò rỉ ra ngoài các te do các đệm kín bị hư, lực xiết bulông không đều
- Bơm dầu bị hư Thông thường trên động cơ ô tô sử dụng bơm dầu bánh răng và bơm rôto, các hư hỏng có thể là do mòn nên tăng khoảng cách giửa các bề mặt làm giảm áp suất dầu Bơm dầu được dẫn động từ trục khuỷu động cơ bằng dây đai hoặc bánh răng Dây đai có thể bị chùng, đứt, các bánh răng có thể bị mòn làm giảm áp suất dầu
- Lọc dầu bị nhiểm bẩn, bị tắc
- Dầu bị nhiểm bẩn do lọt khí từ xylanh xuống
Trang 17- Các thiết bị cảm biến, chỉ thị điện tử, van an toàn bị hư hay đưa sai thông
số
+ Hệ thống làm mát (nguội):
Hệ thống làm mát trong động cơ ô tô phổ biển là loại làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức kín có quạt gió làm mát Hệ thống làm mát duy trì động cơ ở nhiệt độ làm việc hiệu quả nhất, với mọi tốc độ và điều kiện vận hành Hệ thống làm nguội còn giúp đưa động cơ nhanh chóng đạt đến trạng thái làm việc bình thường Ngoài ra, hệ thống làm nguội còn cung cấp nhiệt cho thiết bị sưởi ấm khoang hành khách
Hệ thống làm mát trên động cơ ô tô du lịch thông thường có các bộ phận: két nước ngọt, nắp áp suất trên két nước ngọt,bình giản nở, bơm nước, bộ giải nhiệt tấm lưới, quạt làm mát, van hằng nhiệt, các đường ống và rãnh làm mát Ngoài ra còn một số thiết bị chỉ báo như đèn chỉ báo nhiệt độ chất làm nguôi, đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát, bộ chỉ báo mực chất làm mát
Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát là nắp cao áp (nắp két nước làm mát) không kín làm rò nước, van hằng nhiệt hỏng, cặn bẩn bám vào các vách làm mát, dây đai dẫn động quạt gió, bơm bị chùng, bơm nước hỏng, các thiết bị chỉ báo bị hỏng
Các hư hỏng thường gặp là rò khí xã trên đường dẫn ống xã, hết chất xúc tác, hỏng
bộ giảm âm, bộ cộng hưởng Đường ống xã và ống xã bị ăn mòn, rỉ
1.4.2 HƯ HỎNG THUỘC VỀ PHẦN ĐỒNG-SƠN (body and paint)
Trang 18Chủ yếu là các hư hỏng về hình dáng thân xe, cửa xe như bị bóp méo, xước do va quẹt và tông xe, nứt bể kính xe Những hư hỏng thuộc phần đồng sơn là những hư hỏng vào loại nhiều nhất và phổ biến nhất đối với các ô tô du lịch hiện nay
1.4.3 CÁC HƯ HỎNG PHẦN GẦM BỆ 1.4.3.1 HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
v Ly hợp:
Bộ ly hợp là một cơ cấu dùng để nối hoặc tách 2 trục có cùng một đường tâm Bộ ly hợp được đặt giữa đường tâm và hộp số Ly hợp đặt trên xe có thể là ly hợp ma sát, ly hợp thuỷ lực hoặc ly hợp điện từ nhưng thường dùng nhất là ly hợp
ma sát
Bộ ly hợp có 4 nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nối êm dịu mối nối cơ khí giữa trục khuỷu động cơ và trục sơ cấp của hộp số khi xe bắt đầu lăn bánh và khi sang số
- Duy trì mối nối đó trong suốt thời gian xe chạy bình thường
- Tạm thời tách mối nối đó khi xe sang số
- Nhờ bộ ly hợp người lái có thể giảm tốc độ xe thậm chí cho xe dừng hẳn khi đông cơ vẩn hoạt động
Trên động cơ ô tô du lịch thường dùng loại ly hợp ma sát kiểu dây đai truyền động
và ở một số xe hiện đại dùng ly hợp tự động điện từ
Kiểm tra chuẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ly hợp + Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân:
- Đóng ly hợp hay bị giật: có thể do lái xe nhả nhanh bàn đạp ly hợp hoặc hành trình của bàn đạp không đảm bảo, vòng bi tê (bạc mở) không ép đều lên các đầu đòn mở, đĩa ép bị mòn, lò xo triệt tiêu giao động xoắn hỏng, động cơ bắt không chặt với khung xe…
- Ly hợp trượt hoặc mở không hết mức: có thể do hành trình tự do lớn mà tổng hành trình của ly hợp nhỏ hoặc do chân lái xe luôn đặt trên bàn đạp ly hợp, hoặc không có hành trình tự do, hoặc lò xo ép yếu, gãy, bề mặt đĩa ma sát
Trang 19+ Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuât:
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
Trượt côn do các nguyên nhân:
- Đĩa ma sát (pheradô), đĩa ép bị mài mòn mỏng làm giảm lực ép lò xo
- Điều chỉnh không đúng, không có hành trình tự do hay quá nhỏ
- Lò xo ly hợp bị mòn yếu, do đệm cách nhiệt bị hư hỏng làm cho lo xo quá nóng khi làm việc
- Đĩa ma sát dính dầu mở làm giảm ma sát khi làm việc
Bó côn là do các nguyên nhân:
- Hành trình tự do của côn quá lớn
- Đĩa ma sát hay đĩa ép bị vênh hoặc chiều cao cần đẩy không đều
- Lực ép lò xo không đều
Nguyên nhân côn làm việc không êm:
- Trục côn hay ly hợp và trục khuỷu động cơ không đồng tâm
- Đĩa ma sát hoặc đĩa ép bị vênh và chịu lực không đều
+ Sửa chữa ly hợp:
Khi ly hợp bị trượt và bó phải kiểm tra bàng mắt thường hoặc dùng dụng cụ đo để xác địng hư hỏng
Sửa chữa đĩa bị động:
Đĩa bị động là một đĩa thép có gắn tấm ma sát (pherađô) ở bên ngoài bằng đinh tán
Khi bị mài mòn, tấm ma sát bị mỏng đi, đầu đinh tán nhô lên
Trang 20- Hư hỏng nhẹ: khi hư hỏng nhẹ, đĩa pherađô mòn ít, đầu đinh tán còn chìm sâu 0,5mm, ta tiếp tục sử dụng Nếu đinh tán không chặt, ta phải tán lại bằng đinh tán mới Trường hợp đĩa pheraddoo có dính dầu mở phải rửa sạch bằng xăng Còn đĩa pherađô bị cháy ít, ta dùng giấy ráp đánh sạch
- Hư hỏng nặng: Khi hư hỏng nặng, đĩa pherađô mòn nhiều, đầu đinh tán nhô lên ta phải tháo ra và thay mới
Sửa chữa đĩa chủ động:
- Hư hỏng nhẹ: Hư hỏng nhẹ hay bị vết xước nhỏ có thể dùng giấy ráp đánh bóng lại
- Hư hỏng nặng: hư hỏng nặng hay bị vết xước lớn, có chiều sâu quá 0,2-0,5mm, có thể láng trên máy tiện và đánh bóng bằng giấy ráp lại
v Hộp số:
Hộp số là một cụm chi tiết cơ khí gồm các bánh răng đặt giữa 2 trục chủ động và thụ động có nhiệm vụ thay đổi tốc độ và có thể thay đổi cả chiều quay của trục thụ động khi tốc độ và chiều quay của trục chủ động vẫn không đổi
Nhiệm vụ của hộp số: gồm 3 nhiệm vụ sau
- Thay đổi tỷ số truyền khi các lực cản của xe thay đổi
- Làm cho xe chạy chạy tiến và lùi bằng cách thay đổi chiều quay của trục thụ động
- Tách mối liên hệ truyền lực giửa bánh xe chủ động và động cơ trong một thời gian dài
Trang 21Hộp số thường có các hư hỏng như: có tiếng kêu, không gài được số hoặc gài số khó, gài hai số 1 lúc và chảy dầu
Hộp số khi làm việc có tiếng kêu là do những nguyên nhân:
- Khe hở ăn khớp giửa 2 bánh răng không đúng Khi bánh răng bị mòn, nếu tăng ga hoặc đóng côn đột ngột, hộp số sẻ có tiếng kêu Khi hình dạng răng không chính xác cũng làm cho hộp số kêu
- Ổ bi bị mòn hoặc hỏng
- Dầu bôi trơn hết hoặc không đúng theo quy định
- Côn hay ly hợp mở không hoàn toàn khi làm việc cũng có tiếng kêu
Hộp số không gài số được hoặc gài số khó là do các nguyên nhân:
- Càng hay chạc của bánh răng bị hỏng hoặc biến dạng
- Rãnh hay khấc vát của trục càng cua hoặc đầu chốt hảm bị mòn và có thể lắp ráp trục không đúng vị trí
- Tay hay cần gài số, trục càng cua bị biến dạng và dịch chuyển không linh hoạt
- Bộ đồng tốc bị mòn nhiều và côn hay li hợp bị bó
Hộp số bị nhảy số và nguyên nhân:
- Lò xo của chốt hãm bị gãy hay yếu, nên khi gài số có chấn động mạnh sẻ dễ
bị tuột số
- Càng cua và rảnh lắp càng cua bị mòn và độ dơ dọc của trục quá lớn
- Mặt bên của răng quá mòn và bề dày của răng không đều, dễ gây ra tuột số
Hộp số gài 2 số một lúc là do nguyên nhân:
- Lò xo chốt hãm quá yếu, do đó khi chấn động mạnh làm trục càng cua dịch chuyển và gài thêm một số nửa
- Đầu dưới của ty hay cần số quá mòn, do đó có thể nhảy ra ngoài rãnh trên trục càng cua và gài nhầm số khác
- Lắp sai bánh răng
Hộp số cháy dầu do nguyên nhân:
Trang 22Khi hộp số bị kêu, không gài được số hoặc gài số khó, nhảy số, gài hai số một lúc
và chảy dầu, phải tháo nắp hộp số ra, kiểm tra bằng mắt thường hoặc dùng dụng cụ
đo chuyên dùng
Sửa chữa bánh răng:
- Bánh răng bị hư hỏng nhẹ: các loại hư hỏng như tróc rổ ít, ta mài phẳng vết tróc rổ, rồi sử dụng tiếp
- Bánh răng bị hư hỏng nặng: các hư hỏng như gãy răng, chiều dài răng mòn nhiều, vết tróc rổ rộng
Phải tiến hành sửa chữa như: lật bánh răng 1800 khi bịmòn mặt, tiện hết răng củ,
ép vành răng mới rồi hàn lại Hàn răng mới khi một vài răng bị gãy
v Hộp phân phối:
Trong xe có 2 hoặc 3 cầu chủ động, phải có thêm hộp phân phối lắp phía sau hộp số dùng để truyền mô men của động cơ tới các cầu chủ động của bánh xe Trường hợp
có hai cầu chủ động người ta thường dùng 2 cần gạt để điều khiển hộp phân phối:
một cần dùng để đóng và nhả truyền động tới cầu trước và một cần dùng để thay dổi
tỷ số truyền (truyền thẳng hoặc giảm tốc) để thực hiện chế độ chạy nhanh hoặc chạy chậm Cần phải giảm tốc trong hộp phân phối qua đó tăng mômen cho bánh xe chủ động khi xe chạy trên đường xấu
Các dạng hư hỏng chủ yếu là mòn bề mặt tiếp xúc các chi tiết, mòn ổ bi, bị rò rỉ dầu
do không kín
v Truyền lực các đăng:
Khớp cácđăng là một khớp truyền động cơ khí nối hai trục truyền với nhau trong những điều kiện sau:
Trang 23- Các đường tâm của hai trục luôn nằm trên một mặt phẳng, chúng tạo thành một góc có giá trị luôn luôn thay đổi khi xe hoạt động
- Một trong các trục có thể chuyển dịch dọc trục khi làm việc
Khớp nối này liên kết với các trục tạo thành một tổ hợp gọi là truyền động các đăng
+ Các hư hỏng và sửa chữa:
Những hư hỏng chính của truyền động các đăng là: mòn các cổ trục, các vòng bi kim và đệm kín của khớp chữ thập, lổ trong các trục và trong nạng, rãnh then hoa trên trục và trục bị cong xoắn, mòn vòng bi của trục trung gian
Muốn sửa chữa phải tháo cụm các đăng ra khỏi ô tô và tháo rời trên bàn tháo sau khi đã đánh dấu vị trí tương đối giửa các chi tiết
- Cổ trục chữ thập được phục hồi bàng cách mạ crôm hoặc lắp ống lót phụ đã nhiệt luyên rồi mài cổ theo kích thước danh định Các đện kín và vòng bi bị mòn cần thay mới, không dùng vòng bi bị mất kim dù chỉ một kim Nếu cổ trục bị kim làm cho móp phải thay cả cụm chữ thập và các vòng bi kim
- Các ống các đăng có rãnh then hoa bị mòn thường phải thay mới Phần trục then hoa của các đăng có rảnh then bị mòn theo đường kính ngoài và theo chiều dày có thể được phục hồi bằng hàn đắp, sau đó thường hoá ở nhiệt độ 8600C rồi gia công
cơ khí ( tiện và phay rãnh then), tôi, ram, mài Các ống then các đăng phải trượt dễ dàng, không bị kẹt Không được phép có độ dơ hướng tâm mà tay có thể cảm nhận được Kiểm tra độ đảo của các đăng được đo bằng đồng hồ so, trục đặt lên các khối lăng trụ của bàn thử Độ đảo của một điểm bất kỳ trên chiều dài của ống không được vượt qua giới hạn cho phép theo điều kiện kỹ thuật Khi lắp cần bảo đảm các nạng của khớp các đăng phải nằm trên cùng một mặt phẳng Độ không cân bằng không được vượt quá quy định trong điều kiện kỹ thuật
v Truyền lực chính, bộ vi sai và nửa trục:
Truyền lực chính là một cơ cấu bánh răng lắp trên cầu chủ động để truyền động giảm tốc (tăng mômen) từ trục các đăng phía sau hộp số hoặc hộp phân phối đến nửa trục (bán trục) của bánh xe chủ động Phương của các nửa trục này vuông góc với trục các đăng
Trang 24Bộ vi sai là một cơ cấu lắp trên cầu chủ động, nhở đó mà khi quay vòng bánh xe chủ động xa tâm quay (bánh ngoài) sẻ lăn bánh nhanh hơn bánh xe gần tâm quay (bánh trong)
Bán trục dùng để truyền chuyển động quay từ bộ vi sai đến bánh xe chủ động Tuỳ theo cách bố trí ổ bi mà nửa trục chịu tải trong khác nhau, có 2 loại bán trục là loại giảm tải một nửa và loại giảm tải hoàn toàn
+ Những hư hỏng chính của truyền lực chính, bộ vi sai và bán trục là: mòn hoặc gãy răng, điều chỉnh sai sự ăn khớp của các bánh răng, mòn vòng bi và các ổ lắp vòng
bi, mòn cổ trục chữ thập và mặt đầu các bánh răng hành tinh và bánh răng bán trục, mòn các đệm bao kín và các rảnh đặt đệm
Các chi tiết này đều nằm trong cầu chủ động, để sửa chữa phải tháo rời thành các cụm hoặc chi tiết
1.4.3.2 BỘ PHẬN VẬN HÀNH
v Khung xe:
Khung xe có thể bị rạn nứt, cong xoắn, đứt đinh tán, bị xô lệch, bị gỉ… Khi kiểm tra
có thể dùng mắt quan sát hoặc tháo các tổng thành ra khỏi khung, dùng dây dọi để kiểm tra cong xoắn Hư hỏng thì tiến hành bảo dưỡng sửa chữa Thường dùng các phương pháp thủ công như nắn, uốn, gò… để sửa chữa
v Dầm cầu:
Cầu xe mà chủ yếu là cầu chủ động thường có các hư hỏng sau: có tiếng kêu, quá nóng và chảy dầu
Cầu sau có tiếng kêu là do các nguyên nhân:
- Điều chỉnh vết ăn khớp của cặp bánh răng truyền động chính sai hoặc bánh răng quá mòn
- Ổ bi đỡ trục bánh răng chủ động hay bánh răng quả dứa của truyền động chính bị
dơ hay mòn nhiều
- Các bánh răng (bánh răng hành tinh, bánh răng bán trục) cơ cấu vi sai quá mòn
- Dầu bôi trơn không đủ
+ Công việc kiểm tra chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật dầm cầu bao gồm:
Trang 25- Kiểm tra vỏ cầu
- Kiểm tra điều chỉnh ổ bi mayơ bánh xe
- kiểm tra điều chỉnh các góc đăt của bánh xe dẫn hướng
+ Sửa chữa cầu sau:
Cầu sau làm việc có tiếng kêu là do các nguyên nhân:
- Điều chỉnh vết ăn khớp của cặp bánh răng truyền động chính sai hoặc bánh răng quá mòn
- Ổ bi đở bánh răng chủ động hay bánh răng quả dứa của truyền động chính bị dơ hay mòn nhiều
- Các bánh răng ( bánh răng hành tinh, bánh răng bán trục) cơ cấu vi sai quá mòn
- Dầu bôi trơn không đủ
Cầu sau làm việc quá nóng là do các nguyên nhân:
- Thiếu dầu bôi trơn
- Điều chỉnh các ổ bi không đúng, chặt quá, bi không chuyển động được Khe hở ăn khớp của các bánh răng quá nhỏ
Cầu sau bị chảy dầu là do các nguyên nhân:
- Đệm lắp ghép bị hỏng
- Đai ốc tự tháo hay lỏng
Sửa chữa cầu sau:
- Sửa chữa bánh răng: khi bánh răng bị mòn nhiều có thể phục hồi lại như bánh răng hộp số hoặc thay mới
- Trục chữ thập: trục hay nía chữ thập ở cơ cấu vi sai bị mòn có thể hàn đắp rồi gia công lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật
Khi lắp cầu sau, phải điều chỉnh vết ăn khớp giửa 2 bánh răng và độ dơ ổ bi theo đúng quy định
+ Sửa chữa các chi tiết cầu trước (cầu bị động):
Dầm cầu trước thường có những hư hỏng sau: cong và xoắn mòn mặt tỳ của nhíp, mòn vấu chốt, lổ chốt và then hảm
Trang 26Kiểm tra cong xoắn cầu trước được làm trên bàn thử, dùng đồ gá có thước kiểm tra
Dầm cong cần được nắn trên bàn nắn
- các mặt tỳ của nhíp nếu mòn thì hàn phục hồi rồi gia công cơ khí Các mặt tỳ phải nằm cùng trên một mặt phẳng ngang, cho phép sai lệch dưới 1mm và phải vuông góc với trục đối xứng của dầm Vấu dành cho trục chuyển hướng nếu bị mòn theo chiều cao thì sửa chữa bằng cách phay hết chỗ mòn Lổ chốt chuyển hướng nếu mòn ít thì sửa chữa bằng cách chuốt lại theo kích thước sửa chữa, sau đó lắp chốt chuyển hướng có đường kính lớn hơn Nếu bị mòn nhiều thì lắp ống lót rồi gia công theo kích thước danh định hoặc kích thước sửa chữa Nếu lổ then hãm bị mòn thì doa lại theo kích thức sửa chữa
v Hệ thống đàn hồi (hệ thống treo):
Cơ cấu treo dùng để thực hiện mối nối đàn hồi giữa khung hoặc vỏ vơia cầu xe nhằm giảm bớt tải trọng động và dập tắt các dao động được bánh xe tiếp nhận khi lăn bánh
Cơ cấu treo của xe gồm 2 bộ phận cơ bản sau:
- Các phần tử đàn hồi: nhận và truyền lên khung (vỏ) các lực thẳng đứng của đường tác dụng lên lốp xe và làm giảm tải trọng động khi xe di chuyển trên đường không bằng phẳng, giữ tính êm dịu cho xe
- Bộ phận giảm chấn: dùng để dập tắt các dao động thẳng đứng của khung và vỏ sinh ra do ảnh hưởng của đường không bằng phẳng
Trên ô tô du lịch thường dùng cơ cấu treo phụ thuộc với phần tử đàn hồi là lá nhíp,
lò xo và có thêm bộ giảm xóc dầu hoặc khí nén
Ngày nay, với kỹ thuật hiện đại, hệ thống treo sử dụng nhíp lá, lò xo xoắn không còn được ưa chuộng trong những dòng xe du lịch sang trọng mà thay vào đó là hệ thống treo khí nén điện tử Loại này có thể điều chỉnh được độ cao sàn xe và độ cứng của lò xo giảm chấn, lại có thể hấp thụ rung động rất nhỏ nên tạo cho người ngồi trên xe rất êm, thoải mái
Trang 27Trong các loại hư hỏng của xe ô tô hiện nay, các hư hỏng thuộc về hệ thống treo chiếm một tỷ lệ khá lớn Phần lớn nguyên nhân là do tình trạng đường sá ở nước ta chưa tốt gây nên
+ Sửa chữa nhíp:
Bộ nhíp thường có những hư hỏng sau đây: gãy lá nhíp, nhíp mất đàn hồi, bulông tâm nhíp bị nghiền đứt, chốt và ống lót ở vấu nhíp và giá treo nhíp bị mòn Muốn khắc phục sự cố trên phải lấy bộ nhíp ra khỏi xe và tháo rời từng chi tiết, cọ rửa các chi tiết bằng dung dịch kiềm rồi kiểm tra và phân loại Cần thay mới các lá nhíp bị gãy hoặc nứt Dùng dưỡng đo độ cong của nhíp Nếu chỉ giảm chút ít về độ cong thì
có thể khắc phục bằng nắn nguội Nếu độ cong giảm quá nửa mức quy định, cần nung đến 700-8000C rồi nắn Sau đó tôi bộ nhíp trong dầu nhờn rồi ram cho tới khi đạt độ cứng cần thiết Trước khi lắp các lá nhíp cần được bôi trơn
Các ống lót ở vấu nhíp và giá treo nhíp nếu bị mòn thì phải tháo ra thay mới Chốt trơn của nhíp nếu mòn quá 1,5mm phải thay mới, nếu mòn ít thì mài lại theo kích thước sửa chữa Các giá treo nhíp mòn ở chỗ tiếp xúc với mặt đầu vấu nhíp được khắc phục bằng vòng đệm bắt vào chốt bắt chặt nhíp
Bộ nhíp lắp xong phải kiểm tra trên bàn thử Trước khi thử cần ép bộ nhíp với mức tải nhất định Đặt bộ nhíp đã lắp lên máy ép, cho trục ép nén vào giữa bộ nhíp tới khi nhíp duỗi thẳng ra (độ cong bằng không), dần dần bỏ sức ép đi và đo độ cong của bộ nhíp Sau đó lại ép một lần nữa với cùng mức tải như trước để bộ nhíp duổi thẳng ra Sau lần ép thứ 2 độ cong vẫn giữ nguyên, nếu bị giảm thì loạ bỏ bộ nhíp
Mức tải và độ cong của bộ nhíp đã được đưa vào các điều kiện kỹ thuật trong sửa chữa lắp ráp và thử nghiêm các tổ máy của xe
+ Sửa chữa bộ giảm xóc (giảm chấn):
Bộ giảm xóc kiểu ống thường có những hư hỏng chính như sau: rò rỉ chất lỏng và hoạt động không đồng đều khi dập tắt dao động Để tìm ra và khắc phục hư hỏng phải tháo rời hoàn toàn từng bộ phận giảm xóc Trước khi tháo cần làm sạch cáu bẩn, cọ rửa lau khô trong điều kiện hoàn toàn sạch sẻ
Trang 28Rò dung dịch là do các đệm kín bị mòn Nếu vặn chặt đai ốc bình chứa dung dịch với lực dưới 250N(20KG) mà vẫn chưa khắc phục được rò rỉ phải tháo để thay tất
cả các đệm kín Cần kiểm tra sức cản kéo căng và nén của giảm xóc Muốn vậy, kẹp vấu dưới của giảm xóc vào ê tô rồi kéo, nén giảm xóc nhiều lần Nếu chuyển động
về 2 phía của giảm xóc đều gặp sức cản tương đương thể hiện giảm xóc còn tốt
Nếu sức cản khác nhau và khoảng chạy không đều chứng tỏ giảm xóc cần tháo rời hoàn toàn để thay các chi tiết bị mòn, gãy vỡ
Các mặt nhẵn của piston bị xước hoặc mòn, van đĩa bị xước, mặt ma sát của van nạp bị mòn hoặc có vết xước, bề mặt ma sát của pittôn có vết xước đều phải loại bỏ
và thay mới Khi lắp giảm xóc phải thay dầu mới
Đối với các kiểu giảm xóc điện tử, ngoài các hỏng hóc cơ khí ra còn có cả các hỏng hóc về linh kiện điện tử Nếu có hư hỏng thì dùng máy phân tích chọn ra hư linh kiện hư và thay mới hoàn toàn
v Bánh xe:
Các ô tô ngày nay đều dùng vành bánh xe dạng đĩa lắp bánh hơi Nhờ lực bám của lốp xe với mặt đường nên chuyển động quay của bánh xe chủ động được chuyển thành chuyển động tịnh tiến của xe
Dựa vào công dụng người ta chia bánh xe làm 3 loại: bánh chủ động, bánh dẫn hướng, bánh hỗn hợp (vừa chủ động vừa dẫn hướng)
Bánh xe chủ động được lắp vào các bán trục của cầu sau chủ dộng Bánh xe dẫn hướng được lắp trên mayơ nằm trên trục của cam quay đặt trên hai đầu của cầu trước thụ động và dẫn hướng Các bánh xe hỗn hợp được dùng trên xe có 2 cầu chủ động lắp trên trục cam quay của cầu trước chủ động và dẫn hướng
Các hư hỏng thuờng gặp thuộc về lốp xe và ruột xe Chúng thường bị mòn, rách, lũng lỗ Nguyên nhân là do đường xấu, cán phải vật cứng, nhọn
Lốp xe bị mòn thì thay thế, ruột xe lủng thì vá hoặc thay mới
Vành bánh xe có thể bị cong vênh, nứt do chấn động, có thể hàn hay gò lại, thông thường thì thay mới
1.4.3.3 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Trang 29v Hệ thống lái:
Cơ cấu lái là một cụm chi tiết cơ khí dùng để duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe giúp xe có thể đi thẳng, vòng sang trái hoặc sang phải
Trên ô tô du lịch hiện nay đều sử dụng hệ thống lái trợ lực
Để xác định mức độ mài mòn và tính chất sửa chữa phải thảo rời các chi tiết của cơ cấu lái Tay lái và đòn quay đứng phải tháo bằng vam
+ Kiểm tra chẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái:
Trong quá trình sử dụng các chi tiết có thể bị mòn, cong hỏng… làm cho tình trạng
kỹ thuật của hệ thống lái bị biến xấu, hư hỏng Thường hư hỏng được chi làm hai dạng chính:
- Hư hỏng làm mất khả năng dẫn hướng
- Hư hỏng làm xấu tính năng dẫn hướng
Các hư hỏng làm mất tính năng dẫn hướng Trong quá trình sử dụng có một số hư hỏng như: kẹt cứng các ổ bi đở làm kẹt cứng cơ cấu lái, gãy vở các răng của trục vít, con lăn, tuột các khớp cầu dẫn động của cơ cấu lái, cơ cấu đóng mở van trợ lực bị kẹt… sẽ làm cho hệ thống lái không hoạt động được, mất hoàn toàn khả năng dẫn hướng
Các hư hỏng làm xấu tính năng dẫn hướng
Do các cặp chi tiết tiếp xúc trong truyền động cơ cấu lái: khớp cầu dẫn động
bị mòn, răng của trục vít-con lăn mòn… dẫn đến tăng hành trình tự do của vô lăng, cho nên lái xe sẻ bị dật, rung, va đập làm xấu tính năng dẫn hướng của xe
Do các khớp cầu dẫn động bị mòn, các đòn đẫn động cong gây sai lệch các góc quay của bánh xe dẫn hướng, gây trượt bánh xe khi quay vòng, dẫn động lái làm việc không chính xác
Các xe có hệ thống trợ lực lái, do dây đai dẫn động bị chùng, dầu thiếu, các phớt làm kín hỏng, các lo xo van điều chỉnh mất tính đàn hồi làm cho hệ thống trợ lực lái làm việc kém hiệu quả
Với các hiện tượng trên cần kiểm tra với các dụng cụ chuyên môn để phát hiện nguyên nhân và sửa chữa khôi phục lại như ban đầu
Trang 30+ Những hư hỏng và sửa chữa:
Những hư hỏng chính của các chi tiết cơ cấu lái là: mòn vít vô tận (trục vít) và con lăn của trục đòn quay đứng, ống lót, vòng bi và ô lắp vòng bi, mặt bích bắt chặt cácte bị sứt mẻ và nứt, mòn lỗ cácte lắp ống lót trục của đòn quay đứng và các chi tiết của khớp cầu, các thanh chuyển hướng, thanh chuyển hướng bị cong và nới lỏng mối bắt chặt tay lái trên trụ
Phải thay mới vít vô tận của cơ cấu lái nếu mặt ma sát bị mòn rỏ rệt hoặc lớp tôi bị tróc ra Loại bỏ con quay của đòn quay đứng nếu có vết nứt hoặc vết lõm trên mặt
Cặp vít con lăn phải thay cả cặp Cổ trục đòn quay đứng nếu bị mòn thì được mạ crôm để phục hồi rồi mài theo kích thứơc danh định, cũng có thể lắp ống lót đồng thanh vào cácte và mài cổ theo kích thước sửa chữa Đầu có ren của đòn quay đứng nếu bị chờn thì phục hồi bằng cách hàn đắp bằng hồ quang điện nhưng trước đó phải tiện hết ren, sau khi hàn phải tiện theo kích thước danh định và tiến hành cắt ren Trục đòn quay đứng nếu rãnh then hoa bị xoắn thì phải loại bỏ
Các ổ lắp vòng bi ở cácte cơ cấu lái nếu bị mòn thì phục hồi bằng vách khoan rộng
lỗ, lắp ống lót rồi gia công đến kích thước của vòng bi
Những chỗ nứt mẻ và khe nứt trên mặt bích cácte được hàn phục hồi, thường là hàn khí và phải nung nóng chi tiết trước khi hàn Lỗ trên cácte dành cho ống lót của đòn quay đứng nếu mòn thì doa lại theo kích thước sửa chữa
Trong cơ cấu dẫn động lái, chốt cầu và máng lót thanh ngang bị mòn nhanh hơn, còn các đầu mòn ít hơn Ngoài ra còn thấy mòn lỗ ở mút thanh, cháy ren, gãy hoặc làm yếu lo xo và thanh bị cong Tuỳ theo tính chất mòn hỏng mà xác định khả năng tiếp tục sử dụng của nắp (cả cụm chi tiết) thanh chuyển hướng ngang hay từng chi tiết Nếu cần thiết thì tháo rời cả nắp thanh Chốt cầu bị mòn, sứt nẻ hoặc có vết xước cần thay mới và lắp máng lót mới của chốt cầu Thay mới các lò xo yếu, gãy
Các lỗ đầu thanh chuyển hướng nếu mòn thì hàn lại Thanh chuyển hướng nếu cong phải nắn nguội, trước khi nắn phải ủ trong cát mịn và khô
Những hư hỏng đặc trưng của bộ trợ lực lái thuỷ lực là không có lực tác dụng ở bất
cứ tần số quay nào của động cơ, lực yếu và không đều khi quay tay lái qua phải
Trang 31hoặc qua trái Để khắc phục phải tháo rời bơm, xã hết dầu nhờn, rửa sạch các chi tiết rồi tiến hành sửa chữa
+ Những hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật:
Trong quá trình sử dụng, hư hỏng của hệ thống phanh rất đa dạng, nhưng người ta có thể chia làm 2 loại hư hỏng chính:
- Hư hỏng làm biến xấu tình trạng của hệ thống phanh
- Hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống phanh
Những hư hỏng làm biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh:
- Mòn cơ cấu má phanh: má phanh và tang trống (đĩa phanh) bị mòn, bề mặt
má phanh bị chai cứng làm giảm hệ số ma sát, giảm hệ quả phanh Do khe
hở giữa má phanh và tang trống ngày càng tăng, hành trình tự do của bàn đạp lớn… làm cho lực phanh giảm, thời gian phanh tăng, quãng đường phanh dài
- Mòn và hư hỏng các chi tiết, các bộ phận dẫn động
- Đối với phanh dầu có thể: mòn piston- xi lanh chính, phụ, trương nở cupen, không khí lọt vào hệ thống dẫn động, bẹp các đường ống…
- Đối với phanh hơi: mòn piston-xécmăng-xi lanh máy nén khí, biến cứng các màng cao su trong van phân phối hoặc bầu phanh bánh xe, hoặc rò rỉ hơi ở các đường dẫn không khí… Các hư hỏng do mòn hoặc lảo hoá các chi tiết làm giảm chất lượng hệ thống phanh, làm phanh ăn lệch, tăng thời gian phanh, tăng quãng đường phanh, làm giảm tính ổn địng và dẫn hướng của ô
tô khi phanh
Những hư hỏng làm cho hệ thống phanh mất tác dụng (phanh không ăn):
Trang 32- Với dẫn động cơ khí, có thể đứt, gãy các chi tiết trong hệ thống dẫn động, hoặc lỏng các mối ghép trong dẫn động
- Với dẫn động thuỷ lực có thể do: thủng đường ống dẫn, không có dầu phanh, kẹt van ở xi lanh chính, hỏng các phớt dầu
- Với dẫn động phanh khí nén có thể do: thủng đường ống dẫn khí, hỏng máy nén, hỏng van phân phối
- Với phanh có ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) thường hỏng các bộ phận dẫn động (như dẫn động thuỷ lực), hỏng cụm van điện từ, hộp điều khiển điện tử…
- Với cơ cấu phanh có thể do: dầu mở lọt vào khe hở giữa má phanh và tang trống làm cho hệ số ma sát hầu như không còn
Những hư hỏng mà làm cho không thể điều khiển được quá trình phanh:
- Bó phanh: tự phanh khi chư phanh hoặc phanh xong không nhả được phanh
là do: đứt, tuột lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh, kẹt dẫn động phanh ở vị trí làm việc xảy ra hiện tượng tụ xiết…
- Mất tác dụng phanh cục bộ ở một số bánh xe có thể do hư hỏng ở xi lanh phụ hoặc bầu phanh bánh xe, hoặc khe hở giữa má phanh và tang trống quá lớn…
những hư hỏng này làm cho ô tô không ổn định khi phanh
Trên ô tô ngoài phanh guốc ngưòi ta còn bố trí phanh tay làm nhiệm vụ phanh xe khi đổ hoặc hỗ trợ cho phanh chân trong trường hợp khẩn cấp Phanh tay có nhiều dạng:
- Bố trí chung với cơ cấu phanh ở bánh xe chủ động
- Bố trí ngay sau hộp số(có loại phanh tang trống, phanh đĩa, phanh giả)
Phanh tay thường được dẫn động bằng cơ khí (các đòn kéo, dây cáp…) cũng có trường hợp được dẫn động bằng không khí nén
Tuỳ theo kết cấu mà có cách kiểm tra điều chỉnh phanh tay khác nhau, khi điều chỉnh đúng các loại phanh tay đảm bảo kéo không quá ba phần tư hành trình thì phải có hiệu quả theo yêu cầu (đỗ được trên dốc 16% mà không bị trôi)
Trang 331.4.3.4HỆ THỐNG ĐIỆN, ĐÈN, CÒI
Hệ thống điện trên xe có đủ các trang thiết bị của một hệ thống điện nói chung nhue sản xuất, truyền dẫn và tiêu thụ năng lượng
Chúng được chia thành 6 hệ thống chính như:
- Hệ thống cung cấp điện gồm: ắc quy và máy phát điện (một chiều và xoay chiều)
- Hệ thống khởi động điện làm nhiệm vụ quay trục khuỷu động cơ tới tốc độ khởi động
- Hệ thống đánh lửa, tạo tia lửa điện cao áp châm cháy hoà khí trong xy lanh vào thời điểm thích hợp
- Hệ thống điện chiếu sáng: thực hiện chiếu sáng bên trong và khu vực bên ngoài lân cận khi xe hoạt động ban ngày và đêm
- Hệ thống điện thông tin, cung cấp thông tin tín hiệu về tình trang hoạt động của động cơ và của toàn xe
- Hệ thống điện cung cấp cho các trang thiết bị cải thiện tiện nghi và môi trường xe như: điều hoà không khí, nhiệt độ trong xe, thông gió, radio, tivi…
Những hư hỏng chủ yếu của hệ thống điện thường là các hư hỏng về máy phát điện,
hư hỏng về ắcquy, rò rỉ hay đứt các dây dẫn điện, hỏng các linh kiện điện tử…
Phần điện, đèn, còi cũng là một trong những phần hay bị hư của các loại xe ô tô du lịch
1.4.3.5 NỘI THẤT XE VÀ TIỆN NGHI Nội thất xe bao gồm các tiện nghi mà nhà chế tạo trang bị trên xe Nhìn chung các
xe ô tô du lịch hiện nay đều được trang bị các loại nội thất như: bộ ghế nệm, dàn lạnh, máy sưởi, dàn âm thanh, ti vi, ngăn đá…
Và các vật liệu dụng cụ dùng cho trang trí
Hệ thống lạnh (điều hoà không khí) bao gồm máy lạnh và các đường ống, các thiết
bị điện tử trong đó thường hay gặp sự cố nhất Chủ yếu là máy lạnh thiếu gas hay bị
xì gas, các đường ống có mùi lạ do bị dơ, ống bị gấp gãy…
Trang 34Các thiết bị và chi tiết khác nếu có hư hỏng thường là chầy xước hoặc hư các linh kiện điện tử
Cách sửa chữa hoàn toàn là thay mới phần bị hư hoặc thay cả bộ
1.5 PHÂN CẤP SỬA CHỮA Việc phân cấp sửa chữa là một công việc rất quan trong đối với việc thiết kế xưởng sửa chữa cơ khí Thông qua việc chon cấp độ sửa chữa mà xưởng có thể đảm nhận, người thiết kế có thể tính toán được tổng thể các máy móc và trang thiết bị, số lượng công nhân, diện tích của xưởng… một cách hợp lý và nhanh chóng
1.5.1 CHẾ ĐỘ BẢO DƯỞNG KỶ THUẬT VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ Trước đây đất nước ta còn chi làm 2 miền, ở miền bắc áp dụng chế độ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô do nhà nước ban hành sau một số năm áp dụng có sửa đổi cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể
Năm 1955 có văn bản hướng dẫn về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Văn bản quy định
có 6 cấp bảo dưỡng kỹ thuật ( bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên; bảo dưỡng kỹ thuật(BDKT) cấp I; BDKT cấp II; BDKT cấp III lần I; BDKT cấp III lần 2; BDKT cấp IV)
Sửa chữa chia làm 3 cấp: Tiểu tu, Trung tu, Đại tu
Năm 1961 ban hành chế độ bảo dưỡng và sủa chữa ô tô, văn bản này căn cứ vào điều kiện sử dụng xe cụ thể của nước ta như: khí hậu, đường xá, trình độ quản lý
để quy định các hình thức và chu kỳ bảo dưỡng sủa chữa Chế độ có thay đổi: có 4 cấp bảo dưỡng kỹ thuật (BDKT hằng ngày ; BDKT cấp I ; BDKT cấp II ; BDKT cấp III)
Có 3 cấp sửa chữa (sửa chữa nhỏ, sửa chừa vừa, sửa chữa lớn)
Sau khi thống nhất đất nước có sự nghiên cứu toàn diện về việc sử dụng xe trên cả nước, năm 1979 Bộ GTVT ban hành “ Điều lệ và định mức bảo dưỡng, sửa chữa ô
tô “ Hiện nay văn bản này vẫn được áp dụng thống nhất trong cả nước
1.5.2 HÌNH THỨC BẢO DƯỠNG KỶ THUẬT VÀ SỬA CHỮA + Bảo dưỡng kỹ thuật bao gồm 3 cấp:
- Bảo dưỡng kỹ thuật hằng ngày: BDN
Trang 35- Bảo dưỡng kỹ thuật cấp I: BD 1
- Bảo dưỡng kỹ thuật cấp II: BD 2 + Sửa chữa bao gồm 2 cấp:
- sửa chữa thường xuyên: SCTX
- sửa chữa lớn: SCL 1.5.3 CHU KỲ BẢO DƯỠNG KỶ THUẬT VÀ SỬA CHỮA Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật:
Chu kù bảo dưỡng kỹ thuật (tính bằng km) Loại xe
Bảo dưỡng cấp I Bảo dưỡng cấp II
Tuỳ theo điều kiện khai thác mà chọn chu kỳ bảo dưỡng cho phù hợp:
- Xe sử dụng ở đường xấu, vùng núi phải giảm 10% hành trình
Định ngạch sửa chữa ô tô và các tổng thành:
Định ngạch sửa chữa lớn (tính theo 1.000km) Loại xe
Trang 36- Bảo dưỡng thường xuyên công việc bao gồm: quét dọn, rửa, lau khô, đổ thêm nhiên liệu, dầu mở, kiểm tra vặn chặt và sửa chữa nhỏ mà quá trình vận hành xe phát hiện được Do lái xe phụ xe làm trước, trong hoặc sau khi vân chuyển, có thể nghỉ dọc đường hoặc về xưởng
- Bảo dưỡng cấp I: bao gồm các công việc của bảo dưỡng thường xuyên và thêm:
công việc về điện, tháo kiểm tra thử nghiệm máy phát, máy khởi động, tiết chế, ắc quy…có quy định cụ thể trong điều lệ
Nội dung thao tác của các cấp sửa chữa được xây dựng dựa vào kết quả kiểm tra kỹ thuật khi xe vào cấp
- Sửa chữa thường xuyên là sửa chữa vặt, nó mang tính chất hỏng đâu sửa đấy
- Sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch, sửa chữa triệt để nhất: tháo rời toàn
bộ xe, kiểm tra phân loại phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, tổng thành, lắp ghép thử nghiêm theo đúng tiêu chuẩn kỉ thuật
- Sửa chữa tổng thành được tiến hành giửa 2 kỳ sửa chữa lớn, hình thức này thường
áp dụng cho động cơ, ly hợp…
1.5.5 ĐỊNH MỨC THỜI GIAN BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Thời gian xe nằm trong xưởng bảo dưỡng sử chữa được tính từ lúc xe vào xưởng đến lúc xong việc và xe ra xưởng
Cấp Loại xe BDN (giờ) BD1( giờ) BD2 (ngày) SCTX(giờ) SCL(ngày)
Lưu ý:
- Sửa chữa thường xuyên ước lượng tính cho 1.000km xe chạy Định mức xe nằm để bảo dưỡng sửa chữa phụ thuộc vào trình độ quản lý kỹ thuật, tay nghề của công nhân, khả năng cung ứng của vật tư, mức độ trang thiết bị phục vụ cho bảo dưỡng sửa chữa
Trang 371.5.6 ĐỊNH MỨC KHỐI LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG BẢO DƯỞNG SỬA CHỮA
Định mức khối lượng lao động là số giờ công để thực hiện toàn bộ nội dung của cấp bảo dưỡng hoặc sửa chữa xe
Việc tiến hành tính định mức khối lượng lao động người ta có thể bấm giờ thao tác, thống kê khối lượng lao động thực tế để tính bình quân
Đơn vị tính khối lượng lao động là người-giờ và được cho theo bảng sau:
- Đối với sửa chữa thường xuyên, khối lượng lao động tính bình quân 1.000km xe chạy
- Xe sử dụng ở đường xấu khối lượng lao động tăng 5-10%
1.6 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG KHI THAY THẾ, SỬA CHỮA Yêu cầu chung nhất khi thay thế, sửa chữa là phải đảm bảo khả năng hoạt động của
xe như trước khi xe chưa bị hư hoặc tốt hơn nếu có thể Thời gian sửa chữa ngắn, giá thành sửa chữa hợp lý
Yêu cầu chung đối với việc sửa chữa máy (engine repair):
- Máy phải hoạt động tốt, khởi động dễ dàng, êm
- Tất cả các xy lanh đều hoạt động, không được cho bất kỳ xy lanh nào chết máy
- Nhiệt độ thân máy ổn định, hệ thống làm mát hoạt động tốt
Trang 38- Hệ thống nhiên liệu hoạt động tốt, động cơ không có hiện tượng uống xăng (đốt nhiều xăng)
- Hệ thống bôi trơn làm việc tốt, áp suất dầu bôi trơn bình thường
- Hệ thống hút và xã khí làm việc tốt Động cơ phải đảm bảo các yêu cầu về khí xã, tiếng ồn
Yêu cầu chung đối với việc sửa chữa gầm bệ:
+ Đối với hệ thống truyền lực:
- Vào và nhả ly hợp êm, nhẹ, ly hợp làm việc chắc chắn
- Cài số và nhả số chắc chắn, êm
- Các cơ cấu bộ phận khác làm việc chắc chắn, không có độ dơ, tiếng động lạ
- Được bôi trơn tốt
- Hệ thống phanh phải thật chắc chắn, phanh phải ăn khi đạp nhẹ bàn đạp
Khoảng trượt tự do khi đạp hết phanh là quảng đường mà xe trượt đi đến lúc dừng hẳn phải ngắn Khi nhã phanh phải nhanh, nhẹ Các yêu cầu đối với hệ thống phanh phải được bảo đảm
Yêu cầu chung đối với hệ thống điện, đèn còi:
- Không bị rò điện, ăcquy phải nạp đầy, máy phát điện hoạt động tốt
- Hệ thống đèn giao thông và đèn tín hiệu hoạt động tốt
- Các đồng hồ chỉ thị trên bàn điều khiển hoạt động chính xác
Trang 39- Còi xe hoạt động tốt
Yêu cầu chung khi sửa chữa với phần Đồng-Sơn:
- Phần đồng, tức vỏ xe và cửa xe sau khi sửa và thay thế phải bằng phẳng, không được có nếp gấp hay lồi lỏm
- Màu sơn phải phù hợp, sơn mau khô và phải có độ bóng sáng, độ mịn Sơn phải có độ bám dính cao để khi sửa xe bằng vòi xịt không gây ra tróc, xước sơn
Yêu cầu chung khi thay thế, sửa chữa phần nội thất:
- Nội thất thay thế phải phù hợp, đẹp mắt, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng
- Phần nội thất sửa chữa phải trông mới hơn và làm việc tốt hơn
Ngoài ra, khi sửa chữa xong phải có bảo hành cho khách hàng
Thông thường thời gian bảo hành cho các tổng thành là:
- Đồng, điện, máy, sơn, nệm bảo hành 6 tháng hoặc 6.000km
- Lạnh, gầm bảo hành 3 tháng hoặc 3.000 km
Trang 40Chương 2
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY MÓC THIẾT BỊ DÙNG TRONG SỬA
CHỮA