Nghệ thuật thể hiện số phận nhân vật

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 71)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Nghệ thuật thể hiện số phận nhân vật

Văn học đương đại, với cái nhìn nhân bản về con người đã xem con người là giá trị cao nhất của cuộc sống. Đi sâu, khám phá số phận con người đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn. “ Số phận” được hiểu là “phần mà mỗi cá nhân có thể được hưởng, không thể cộng thêm, không thể trừ đi, do rất nhiều quy luật tất nhiên và ngẫu nhiên trong sự vận động của cả quá trình sống của người đó đem lại”[27, tr.243]. Các nhà văn đã nhìn nhận số phận con người ở góc độ riêng tư và được đặt trong mối quan hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội. Nhiều tiểu thuyết đã hướng vào miêu tả những thăng trầm số phận của những con người bình thường như: Mùa lá rụng trong vườn,

Đám cưới không có giấy giá thú của Ma văn Kháng; Mảnh đất lắm người

nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Dòng sông Mía của Đào Thắng….

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, với gần một trăm nhân vật đã để lại ấn

tượng sâu sắc cho người đọc không chỉ bởi nét riêng trong vẻ ngoài hình hay đặc điểm tâm lý, tính cách mà còn ở số phận của họ. Trong tác phẩm, mỗi nhân vật đều có số phận riêng gắn với những biến thiên của lịch sử, thời đại. Số phận của họ không bình yên, phẳng lặng mà gặp nhiều trắc trở. Chẳng hạn, số phận của vị trụ trì ngôi chùa Sọ như một biểu tượng về sự thịnh, suy của đạo Phật trong văn hoá người Việt qua các nấc thang lịch sử. Sư Vô Uý có tên tục là Sinh, họ Lê - dòng dõi nho gia, có cụ Tổ đỗ Thám hoa. Quê ở thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhiễm cạnh Hà Nội. Cha của Vô Uý là ông Lê Mậu đỗ cử nhưng sau tham gia phong trào Cần Vương bị bắt và bị đầy ra Côn Đảo. Vô Uý thời nhỏ sống với bà nội, không được đến trường nhưng Vô Uý tỏ ra xuất chúng về học vấn nhưng luôn khiêm nhường, giúp đỡ người khác. Bước chân vào con đường phật pháp, sư Vô Uý mang theo những kí ức, kỉ niệm về gia đình, về cái chết của người mẹ và em Choắt. Song đó không phải là nguyên nhân khiến chàng trai trẻ mười chín tuổi Sinh từ bỏ thế tục. Vô Uý đi tu không phải vì tâm lý chán đời, muốn thoát ly khổ đau thế gian mà chính từ tình yêu cuộc sống, yêu cái thiện “Suốt đời, con chỉ nguyện làm điều thiện và theo Phật pháp. Chính nhờ đạo Phật nên con mới đủ ý chí và nghị lực để học hành và góp sức cùng bà nội giữ lấy nề nếp tổ tông”[36, tr.259]. Nguyện suốt đời theo phật pháp, Vô Uý luôn có những hành động, việc làm mang tính thiện: cứu sống và cảm hoá được chú hùm con; chữa bệnh cho một người cách mạng; chữa trị và cảm hoá Độ - một tướng cướp trở thành người trọn đời bảo vệ Phật Pháp; che chở cho những con người lúc hoạn nạn như chị em An, Nguyệt, bà vãi Thầm; Âm thầm giúp đỡ cách mạng… Cuộc đời vị đệ tử thuần hạnh này của đạo phật luôn hướng thiện và hành thiện nhưng cũng không tránh được “nghiệp”. Mà “nghiệp‟‟ sư Vô Uý phải gánh chính là do cái ác ở cả phía kẻ địch và phía cách mạng. Trong suy nghĩ của rất nhiều người thì cuộc đời của các nhà tu hành thật bình lặng, thanh thản, không vướng bận với thế sự. Thế nhưng, cuộc đời nhân vật Vô Uý lại gặp nhiều trắc trở trên con đường tu hành. Trong thời kỳ mạt Pháp sư cụ bị Bernard bắt giam, đánh đập, tra tấn đến gãy một chân “một phần sống chín phần chết”, rồi trong cải cách cũng bị đấu tố, tra hỏi, bị bắt giam rồi đi cải tạo đến mức suýt mất mạng. Song sư Vô Uý không mảy may oán hờn những kẻ làm điều ác với mình mà luôn nhẫn nhịn, khiêm nhường.

Trong Đội gạo lên chùa, nhà văn miêu tả số phận của nhân vật Vô Trần và An khá đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ họ đều từng gắn bó với nhà chùa, có nếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống nhà chùa nhưng cuối cùng lại trở về với thế tục. Vô Trần từ nhỏ một mực xin đi tu nhưng đến năm mười bảy, mười tám tuổi bị sức cuốn hút của cô Nấm đã bỏ chùa về với thế tục. Sau đó trở thành nhà sư cách mạng, có lúc bị nghi ngờ, bị truy đuổi, bị quy chụp là quốc dân đảng. Vô Trần cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng trớ trêu thay trong thời kỳ cải cách bị quy chụp Quốc dân đảng khiến vợ và con phải bỏ trốn, vợ bị bọn vạn đò hãm hiếp và chết mất xác trên sông. Qua những ngã rẽ trong cuộc đời, nhân vật Vô Trần đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Đó là con người thông minh, nhiệt tình, bản lĩnh, quyết đoán. Ở nhân vật An, người đọc cũng thấy có ba sự kiện lớn trong cuộc đời nhân vật này: cha mẹ bị giết trong một trận càn, hai chị em được sư Vô Uý che chở, An được xuống tóc đi tu; Thực hiện nghĩa vụ công dân An trở thành người lính; khi hoà bình trở thành chồng của Huệ. Nhà văn đã tạo lập những tình huống nhạy cảm để từ đó các nhân vật phải đưa ra những lựa chọn mang tính quyết định đến số phận, cuộc đời mình.

Quan tâm đến số phận nhân vật, nhà văn đi sâu vào những ngõ ngách riêng tư trong đời sống con người với tất cả sự phong phú và phức tạp vốn có của nó, với niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau, những mâu thuẫn những trăn trở, khát vọng, bi kịch…Trong Đội gạo lên chùa người đọc dễ

nhận thấy nhà văn quan tâm đặc biệt đến những nhân vật có số phận bi kịch. Nhà văn đã chỉ ra tính căn nguyên của những số phận bi kịch hoặc những nhân vật mang trong mình ít nhiều bi kịch. Đó những con người với “đầy những vết dập xoá trên thân thể trong tâm hồn”. Chẳng hạn số phận của các nhân vật như: Bernard, bà Nấm, những người vợ lẽ của địa chủ….

Nhân vật Bernard chính là kết quả của sự phối kết giữa một người đàn bà bản địa - bà Thu với một người lính Pháp đi xâm lược. Bernard mất cha từ khi còn nhỏ và bà Thu đã nuôi dưỡng hắn lớn lên như bao đứa trẻ người Việt khác. Nhìn cách sinh hoạt của hắn thì ai cũng nhận thấy đây là một người Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực thụ. Bi kịch của Bernard xuất hiện khi hắn ý thức về nguồn gốc, nòi giống của mình. Đó là bi kịch bị kẹt giữa hai dòng máu: da vàng của người mẹ và da trắng người cha Pháp. Mang trong mình hai dòng máu đã làm cho Bernard vừ có tâm lý kiêu hãnh của kẻ thượng đẳng vừa có tâm lý tự ti của kẻ có dòng máu tạp chủng: da vàng. Vì thế trong nhân vật này luôn có sự đấu tranh giữa hai nguồn gốc bản xứ “hạ đẳng” và mẫu quốc “thượng đẳng”. Mâu thuẫn của Bernard lên cao khi chính hắn muốn gột rửa dòng máu da vàng ra khỏi cơ thể mình. Tâm hồn hắn trở thành “bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại” [36, tr.70], luôn có sự đấu tranh giữa tính cách mạnh mẽ của kẻ đi chinh phục ưa bạo lực và tâm lý nhu thuận hiền hoà của một dân tộc phương Đông. Tâm lý đó kết hợp với ba nỗi hận: Cách mạng tháng Tám thành công, đã làm tan vỡ trong hắn niềm kiêu hãnh của kẻ đi chinh phục; bị người yêu - cô Mận phản bội; cái chết của người cậu và bà mẹ khiến Bernard nghiêng hẳn về phía người cha. Hắn cố chối bỏ tất cả những gì thuộc về xứ sở mà hắn đã sinh ra và lớn lên, cả dòng máu người mẹ mà hắn đang mang trong huyết quản. Bernard nói rất sõi tiếng Việt nhưng không bao giờ tự nói tiếng Việt mà dùng tiếng Pháp, khi giao tiếp với người bị bắt chỉ thông qua phiên dịch. Hắn “ít nói và kín đáo” - đức tính mà hắn rất kiêu hãnh nhưng không thừa nhận là được thừa hưởng từ người cậu, từ bên ngoại. Hay khi đứng trước Thailan - người mang dòng máu quý tộc, hắn luôn mặc cảm tự ti của kẻ “mang dòng máu tạp chủng”, vì thế hắn luôn ghen tị, đối đầu ngấm ngầm với viên đại uý này. Chính vì muốn “lột xác dứt khoát” nên Bernard càng ngày càng cực đoan “Hắn nghĩ chiến tranh là chiến tranh. Đó là máu và lửa. Phải độc địa như loài rắn. Phải thâm hiểm xảo quyệt như loài chó sói. Làm bất cứ điều gì, chỉ cốt cuối cùng chiến thắng. Bởi chỉ có con người chiến thắng mới là người có lý”[36, tr.399]. Chính những điều đó đã tạo nên một Bernard - kẻ giết người không từ bất cứ thủ đoạn nào,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hắn đã gây ra biết bao đau thương cho xứ sở mà ở đó mẹ hắn, anh em nhà ngoại và chính hắn đã được sinh ra và lớn lên. Cuối cùng Bernard đã phải nhận cái chết theo một cách đầy man rợ “Cuối cùng rắc một cái. Tây lùn thét vang trời rồi nhũn ra (…). Hai người cưa một cái đầu. Kẻ bị bó giò rú lên như một con chó dại sủa trăng”[36, tr.437].

Số phận nhân vật bà Nấm cũng là một bi kịch. Nấm goá chồng khi ở độ tuổi 18 xuân thì, phải trở về sống cùng bà dì là vợ thứ năm của cụ chánh ở cánh rừng cò. Khi bà dì qua đời, Nấm đã gặp nhà sư trẻ Vô Trần, hai người nên nghĩa vợ chồng. Nhưng vì mang tiếng “bỏ bùa cho sư” nên hai vợ chồng phải trốn khỏi làng lên đất Hà Nội sinh sống. Chồng bà, từ thời tiền cách mạng đã làm cán bộ, giữ vị trí cấp cao trong quân đội, con trai cũng xung phong nhập ngũ từ khi chưa đủ tuổi. Bản thân bà Nấm thời tề ngụy làm cán bộ phụ nữ trên huyện, đến thời kỳ hoà bình về làm chủ tịch xã. Bà cùng bà con lao động, xây dựng quê hương “suốt ngày xắn quần móng lợn đi làm việc. Cứu đói, chống hạn đều lăn xả vào”[36, tr.464]. Đối với người dân làng Sọ, bà Nấm được mọi người rất mực yêu quý. Thế nhưng bi thảm thay, khi chính quyền mới về, cả nhà bị quy chụp là Quốc dân đảng. Bà Nấm bị bắt, phải bỏ trốn khỏi làng và trên đường trốn chạy bị bọn vạn đò hãm hiếp để rồi sau đó phải chết trôi sông mất xác. Cơn bão chính trị đã làm cho những người như bà Nấm phải chịu cái chết đầy oan ức.

Ngoài ra, trong Đội gạo lên chùa các nhân vật là vợ lẽ địa chủ hầu hết đều mang trong mình những bi kịch. Có thể họ không có kết cục là cái chết nhưng bi kịch của họ là bi kịch của con người không có quyền quyết định cho chính số phận của mình, không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, đúng nghĩa. Họ trở thành thứ đồ mua vui, phục vụ những ham muốn thể xác của những kẻ như Chánh Long, Lý Phượng…Chẳng hạn như nhân vật bà Thêu vợ thứ sáu của Chánh Long. Năm ấy bà Thêu mới 18 tuổi, sắc đẹp hơn người nhưng rồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bị ép gả cho chánhh Long. Mặc dù bà đã nhịn ăn, đã khóc sưng vù hai mắt nhưng không thay đổi được số phận. Trước quyền lực “như ông vua con ở làng Sọ”[36] của ông chánh và sự đồng thuận của những ngươi họ hàng, cô Thêu mười tám tuổi tuổi “ xuân sắc hơ hớ”[36] đã phải lấy ông lão sáu mươi đã có năm mặt vợ làm chồng. Ở đây cuộc hôn nhân là kết quả của sự chủ động của ông chánh, một cuộc hôn nhân không có tình yêu. Vì thế, đêm tân hôn cuộc ái ân của đôi vợ chồng diễn ra như một vụ “cưỡng hiếp”. Cuộc hành lạc đó không đem đến cho người phụ nữ này niềm hạnh phúc lứa đôi mà là sự cam chịu đầy tủi nhục. Phải sống trong cảnh “kiếp chồng chung‟‟đã là một nỗi bi kịch, tủi nhục của người phụ nữ. Hạnh phúc của người đàn bà bị chia năm sẻ bảy. Nhưng đau đớn hơn bà Thêu lại bị chính ông Chánh - người lúc đầu rất say mê bỏ rơi. Sau khi bà Thêu sinh Rêu, ông chánh Long không đoái hoài gì đến hai mẹ con nữa, song cũng không giải phóng. Chánh Long nghi ngờ sự chung thuỷ của bà, nghi ngờ Rêu không phải là con của mình. Bà Thêu bị “bỏ lửng”, cuộc sống ân ái vợ chồng lúc trước vốn đã không trọn vẹn, giờ lại bị chánh Long quên hẳn. Có thể nói bà Thêu đã goá chồng ngay khi chồng vẫn đang còn sống, song bà cũng không thể đến được với bất kỳ người đàn ông nào nữa và cũng không có ai dám đến với bà. Bi kịch của bà Thêu cũng là bi kịch chung của những người phụ nữ làm lẽ trong xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến. Làm người nhưng hạnh phúc chính đáng của người đàn bà cũng bị tước đoạt. Để rồi khi cải cách về, bà Thêu ngồi ghế quan toà xét xử chính chồng mình. Con gái bà, cô bé Rêu vì không chịu được cảnh mẹ đấu tố cha và tằng tịu với đội Khoát nên đã nhảy xuống giếng chùa tự tử. Cái chết của cô con gái khiến bà luôn day dứt khôn nguôi. Bi kịch của bà Thêu chính là cái chết về tinh thần chứ không phải cái chết về thể xác.

Đó còn là những con người phải chịu “trò đùa‟‟ của số phận như nhân vật Độ. Độ sinh ra đã là đứa trẻ mồ côi mẹ, thiếu thốn tình cảm. Vì sự ngỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghịch của tuổi trẻ đã bị chính cha mình cắt gân hai chân. Độ như con thú hoang, mất hết lòng tin ở con người. Khi gặp Khoai, Độ cảm nhận được hơi ấm, sự yêu thương của người đàn bà, điều mà hắn chưa bao giờ có đã khiến Độ trở nên hiền lành hơn, muốn gây dựng hạnh phúc gia đình. Nhưng rồi Khoai bị chết vì rắn cắn. Nỗi đau đó khiến Độ đã phải bỏ làng mà đi, rồi thành kẻ cướp. Và rồi trong một lần bị thương, được sư Vô Uý trị bệnh và cảm hóa đã đốt một ngón tay để nguyện xin bảo vệ phật pháp cả đời.

Khám phá nhân vật qua số phận, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh thể hiện cái nhìn đa diện về con người. Từ đó đem đến cho người đọc nhiều chiêm nghiệm, suy nghĩ về con người và cuộc đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VÀ TỰ SỰ 3.1. Nghệ thuật kết cấu

Kết cấu là một phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Bất cứ một tác phẩm nào cũng có một hình thức kết cấu nhất định, mang đặc trưng thể loại. Kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm‟‟[23]. „„Là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định‟‟[18]. Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật, nhờ kết cấu mà các hiện tượng, sự vật, con người được liên kết lại trong một chỉnh thể nội dung thống nhất và từ đó bộc lộ quan điểm, tư tưởng của nhà văn. Bởi vậy, kết cấu là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của sáng tác văn học.

Trong thể loại tiểu thuyểt, kết cấu có vai trò đặc biệt quan trọng, nó đóng vai trò trực tiếp trong việc tổ chức hệ thống tính cách nhân vật, hệ thống

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)