Nhân vật bản năng

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Nhân vật bản năng

Trong thời chiến, con người hiện lên với tất cả những phẩm chất tốt đẹp, mang lý tưởng cộng đồng, nhân danh cộng đồng, con người cá nhân với những khát vọng đời thường ít được đề cập đến trong văn học. Bước vào thời kì hoà bình các nhà văn đã có điều kiện đi sâu khám phá con người ở nhiều phương diện. Những khát vọng, những ham huốn bản năng của con người đã được các nhà văn quan tâm. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Lịch sử là một cái cớ để nhà văn đi sâu khám phá vẻ đẹp con người, trong đó có cái đẹp thuộc về bản năng. Nhà văn đi vào miêu tả những con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư. Đó cũng là cái nhìn mang tính nhân văn của văn học.

Đọc Đội gạo lên chùa, người đọc dễ nhận thấy các nhân vật nữ đều tràn trề phồn thực. Đó là vẻ đẹp căng tràn sức sống, đầy quyến rũ và gợi cảm, lúc nào cũng sẵn sàng bung nở. Sự phồn thực toát lên từ vẻ đẹp hình thể. Bà Bệu vợ lẽ của Lý Phượng “Thời con gái, bà không đẹp, nhưng là người đàn bà rực rỡ. Cái sức xuân phây phây lúc nào cũng hừng hực tỏ lộ trên con người bà. Mặt tròn vành vạnh, da mượt má màu hoa đào. Thân thể mỡ màng, tươi tắn, lúc nào cũng sẵn sàng mời gọi”[36, tr.468]. Cô Thì năm mười năm tuổi người „„nhỏ nhắn chắc lẳn, mới choai choai thôi mà đã thắt đáy lưng ong đầy hứa hẹn trở thành một người đàn bà xinh đẹp”[36]. Và vẻ đẹp đó được bung nở khi cô thì lấy anh Lẫm “đẹp lồng lộng, ngồn ngộn, hơn hớn”[36]. Đó còn là vẻ đẹp nhất nhì xã của cô Mận con ông chánh. Ở cái tuổi “chừng đôi tám” căng tràn nhựa sống. “Cũng là cái yếm, nhưng bao giờ Mận cũng mặc yếm lụa, buộc căng ra để khoe đôi vú thây lẩy, tràn trề sinh lực. Cũng là vành khăn quấn trên đầu, nhưng vành khăn bao giờ cũng đen nhánh ( hễ vải hơi bạc là cô nhuộm lại hoặc thay ngay). Cô kín đáo trang điểm đấy, chả là chỉ có màu đen và thật đen mới làm nổi bật được làn da trắng bóc của khuôn mặt cô, của cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gáy và cái cần cổ như ngà, như ngọc”[36]. Hay vẻ đẹp của cô “ăn mày” tên Khoai cũng được nhà văn chú ý miêu tả “tóc cô đen mượt ở sau lưng, mặt tròn trịa hồng hào, đôi chân từ cái quần lửng phô ra trắng như ngó cần”[36, tr.285].

Con người bản năng trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh còn được thể hiện ở hoạt động tính giao. “Hoạt động tính giao là thuộc tính của mọi sinh thể sống. Nằm trong tứ khoái của người bình dân và được mặc nhận như một nhu cầu phổ biến, cần thiết của một con người bất kể sang - hèn - quý - tiện”[61]. Nhà văn đã đưa cuộc sống tình dục vào tác phẩm của mình như một nhu cầu chính đáng trong đời sống của con người. Đó không chỉ là hoạt động đem lại sự hoan lạc của cuộc ái ân mà nhiều khi còn mang với ý nghĩa nhân văn, nhân bản. Chuyện tình giữa đôi vợ chồng Mai - Tiến còn là khát vọng, ước muốn có con của người đàn bà trong thời chiến. Khát vọng bản năng đó khiến người đàn như mạnh bạo hơn, chủ động hơn khi kéo người đàn ông vào cuộc ân ái. “Người vợ kéo người chồng ngồi xuống cái nệm thơm ngát ấy. Cô ôm lấy anh. Và đôi môi nóng hổi của cô, bàn tay nóng hổi của cô, chợt làm Tiến hiểu ra tại sao Mai lại nói rằng đến cái lùm cây này mới chịu chia tay” [36]. Và rồi cuộc ái ân của họ diễn ra trong không gian thật đặc biệt dưới pháo sáng. Chính thứ ánh sáng của chiến tranh đó đã tô điểm thêm cuộc ân ái mặn nồng của đôi trẻ. Cũng dưới ánh sáng chập chờn ấy vẻ đẹp của người phụ nữ hiện ra cũng thật đẹp. “Yêu nhau trong rừng phi lao, dưới đèn pháo sáng. Mới đầu chỉ một hai quả ở xa, ánh sáng từ biển hắt vào yếu ớt nhưng cũng đủ để Tiến chiêm ngưỡng tấm thân mĩ miều của vợ. Một niềm kiêu hãnh thầm kín mà anh sẽ chẳng bao giờ nói ra. Đợt pháo sáng đầu tiên tắt lịm. Cái thân hình diễm ảo của nàng biến vào đêm đen. Rồi đợt pháo sáng thứ hai loé lên, rộ lên. Lần này pháo sáng nhiều hơn, và nằm ngang trên đỉnh đầu. Ánh sáng không lọt qua vòm cây nhưng từ ngoài hắt vào cũng đủ để Tiến nhìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy cả núm vú hồng hồng của vợ, nhìn thấy cả cặp nhũ hoa của nàng. Ôi! Cái màu trắng tinh khiết ngọc ngà! Chúng là thứ màu ngà voi tinh khiết nõn nà. Giặc bắn tên lửa ầm ầm rất gần. Song hai vợ chồng quên hết. Họ không một chút sợ hãi”[36, tr.711-712]. Dư vị ngọt ngào của những phút giây ân ái đó đã theo Tiến vào chiến trường.

Chuyện tình dục của Xim - Hạ vừa mang tính bản năng vừa mang tính sự trả nghĩa của người đàn bà với người đàn ông từng là chồng mình. Lúc còn trẻ, để thoả mãn bản năng trong con người, chuyện tình giữa hai người này diễn ra đến khi “trời long đất lở”. Sau nhiều năm đi tù trở về, trước “người đàn bà phây phây, rực rỡ‟‟ [36] cơn lũ bản năng đã cuốn phăng ý chí của Hạ “Hai cái cơ thể đồ sộ trần truồng đang cuốn lấy nhau, quằn quại, giãy giụa ngay trên mặt đất mát rượi. Hắn như đóng đinh vào người đàn bà. Có lúc người đàn bà như nghẹt thở trong cơn hạnh phúc. Mụ như thể bị bóp cổ rên ằng ặc vì sung sướng. Mụ quẫy đạp đùng đùng đến nỗi một cái gì đó vỡ choang mụ cũng chẳng hay. Họ làm tình ồn ĩ và dữ dội đến nỗi con chó xù của hắn nuôi đi hoang ở đâu về nó phải sán lại để chứng kiến. Nó tưởng đôi người là hai con quái vật”[36, tr.805-806].

Trong đời sống tình dục, có nhiều cuộc ân ái chỉ đơn thuần nhằm thoả mãn nhu cầu sinh lý nhưng cũng có những cuộc giao hoan có sức mạnh cảm hoá. Đó chính là chuyện tình của Khoai và Độ. Khoai vốn là cô gái ăn mày được Độ cứu sống bằng tình thương của những con người thấu hiểu cảnh đời. Đứng trước người con gái ấy, Độ nhận ra “Người đàn bà, dù hoàn cảnh làm cho xấu xí đi, vẫn toát ra được sự mềm mại, sự yếu duối, sự dịu dàng, sự an bình, sự hấp dẫn khó tả”[36]. Để rồi Khoai trở thành người đàn bà đằm thắm trong cuộc giao hoan “Cái đêm ân nghĩa mặn nồng. Thân xác họ đã thề thốt với nhau những lời nặng tình nhất. Họ chẳng nói lời thề non hẹn biển, nhưng họ biết rằng từ phút giây ấy, đời họ gắn chặt với nhau‟‟[36]. Khoai hiểu được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sức mạnh, sự quyến rũ của người đàn bà, nhất là những cử chỉ giao hoan. Sự mềm mại nữ tính đã khuất phục được sức mạnh nam tính. Vì thế cô Khoai đã thuyết phục được Độ không đi ăn cắp của người khác nữa. Chị mở lòng mình ra và hiến dâng tất cả cho người đàn ông “cái cử chỉ của người đàn bà cần đến cái sức mạnh đàn ông, thèm khát cái sức mạnh hừng hực của một đấng nam nhi, cái cử chỉ mềm mại, yếu đuối như mong muốn chở che, có biết đâu lại có một quyền lực chi phối mà người đàn ông không hề hay biết”[36, tr2.95]. Đêm ấy “chị đằm thắm hơn bao giờ hết”[36].

Xây dựng nhân vật bản năng, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã tạo cho tác phẩm một sự tươi mới, thẫm đậm tính phồn thực. Điều đó giúp cho tác phẩm bớt đi sự khô khan của các sự kiện lịch sử, tạo nên sự đam mê, cuốn hút lòng người. Đồng thời cũng thể hiện cái nhìn nhân văn, nhân bản của nhà văn về con người. Nhà văn muốn khẳng định và tôn trọng những nhu cầu mang tính bản năng của con người bởi nó là một phần không thể thiếu trong đời sống con người.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 57)