Các nhân vật khác

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Các nhân vật khác

Ngoài các kiểu nhân vật đặc sắc kể trên, trong Đội gạo lên chùa còn có một số kiểu nhân vật khác. Những nhân vật kiểu này khá quen thuộc trong văn học Việt Nam, nó làm cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh càng đậm màu sắc truyền thống.

Đó là những người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hết lòng vì gia đình, quê hương đất nước như: bà nội sư Vô Uý, bà vãi Thầm, Nguyệt, Huệ …. Bà nội sư Vô Uý là một người phụ nữ thông minh, có học, đảm đang… Khi con trai bị bắt đi đày ở Côn Đảo một mình bà ở nhà nuôi hai anh em Trường, Sinh nên người. Từ khi Vô Uý còn nhỏ bà đã dạy Vô Uý học chữ Hán, chữ Nho và cả chữ Pháp, làu thông kinh luân, biết làm việc đồng áng, làm nghề thuốc cứu giúp mọi người. Hay nhân vật Nguyệt đối với An như một người mẹ thứ hai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyệt đã dang tay che chở cho đứa em của mình: bế em đi xin sữa khi em còn nhỏ, chạy giặc chọn phần nguy hiểm dành nơi ẩn nấp cho em… Là một công dân, Nguyệt tham gia làm liên lạc cho cách mạng, khi hoà bình cùng mọi người dựng xây đất nước. Đó còn là cô bé Huệ con của chính uỷ Vô Trần và bà Nấm vốn cũng là nạn nhân của cải cách ruộng đất đã phải cùng mẹ bỏ trốn khỏi làng. Trong cách mạng Huệ là một y sỹ tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Hoà bình lập lại với thương tật của chiến tranh nhưng Huệ đã vượt lên những trở ngại để cùng An xây dựng hạnh phúc gia đình và đem hạnh phúc đến cho người khác bằng việc chữa bệnh cho mọi người. Qua những nhân vật này, Nguyễn Xuân Khánh khắc hoạ đậm hơn vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người phụ nữ Việt Nam.

Trong Đội gạo lên chùa nhà văn xây dựng loại nhân vật mà ông gọi là “quái nhân”. Loại nhân vật này cũng khá gần với Chí Phèo, Binh Chức trong tác phẩm của Nam Cao. Đó là ông cụ Khố chồng vãi Thầm suốt ngày bì bõm ngoài đồng như con rái cá. Đêm thì nằm ngủ trên những cái mả ở bãi tha ma. Cách ăn mặc khác người “Từ sáng cho đến tối, lúc nào cũng trần như nhộng. Trên mình chỉ có một chiếc khố”[36]. Đó còn là những nhân vật có ngoại hình khác người như ông Xuân, như Hạ. Hai bố con Xuân, Hạ thuộc vào loại người to lớn ngoại khổ. Ông Xuân thì bị cho là “cuồng dâm”, còn Hạ thì có tướng “siêu đực”. Chính vì vậy, họ sinh ra để chịu cô đơn, các cô gái đều sợ họ. Xây dựng những nhân vật dị biệt này, nhà văn muốn khẳng định, con người có thể vẻ bề ngoài kì dị nhưng họ luôn có tâm hồn và phẩm chất tốt đẹp, lương thiện. Ông Xuân là một người hiền lành, làm việc đồng áng giỏi. Còn Hạ là người biết trọng nghĩa, biết ơn những người cưu mang mình. Trong cuộc cải cách, vợ Hạ đã tố điêu cho nhà ông trưởng bạ nên Hạ đã đuổi mẹ con Xim ra khỏi nhà và đốt nhà. Việc làm ấy đã khiến Hạ bị Đội Khoát kết tội là phần tử Phản động giai cấp bần cố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể thấy, trong Đội gạo lên chùa nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã

xây dựng được một hệ thống nhân vật đặc sắc, về kiểu loại cũng rất sinh động. Qua mỗi kiểu loại nhân vật nhà văn đưa người đọc cùng tham gia đối thoại để từ đó đưa ra những kiến giải riêng của mình về vấn đề lịch sử, con người, văn hoá tôn giáo….

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)