Quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Trong một tác phẩm văn học, nội dung và hình thức là phạm vi chủ yếu thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó. Một tác phẩm có giá trị không những được thể hiện ở nội dung mà còn phải có một hình thức nghệ thuật phù hợp, bởi hình thức của một tác phẩm văn học mang tính cụ thể, thẩm mỹ và không lặp lại. Điều làm nên dấu ấn phong cách cá nhân của mỗi nhà văn là chọn cho mình những thủ pháp, cách thức nghệ thuật mang một nét riêng không giống với người khác.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh những năm gần đây đã trở thành một “hiện tượng lạ” của nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Ông đã đưa ra một cách nhìn nhận, lý giải mới của mình về con người, lịch sử dân tộc, văn hoá Việt thông qua thể loại tiểu thuyết lịch sử. Qua thể loại tiểu thuyết, nhất là qua ba tiểu thuyết lịch sử: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa nhà văn đã bộc lộ quan điểm về nghệ thuật của mình.

Nguyễn Xuân Khánh đã từng bày tỏ: “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật. Tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại bối cảnh không khí của thời đại. Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ. Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ tình. Trong khi đó, kí sự lịch sử chỉ là bám chắc vào các văn bản sử để viết”[30]. Như vậy, theo Nguyễn Xuân Khánh thì người viết tiểu thuyết lịch sử phải am hiểu, có kiến thức sâu rộng về lịch sử và phải có trí tưởng tượng. Một tiểu thuyết hấp dẫn phải là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố lịch sử và hư cấu nghệ thuật.

Nhà văn cũng đưa ra ý kiến của cá nhân về cách viết tiểu thuyết lịch sử: “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử có hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáng nhân vật có thực. Còn một loại khác, nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo”[37].

Ông cũng khẳng định: “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh hoạ lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc, vì vậy cần đề cập đến những điều mà họ quan tâm. Người viết lịch sử không thể dựng lại đúng hiện thực mà chỉ là cách nhìn về lịch sử, và cách nhìn ấy, ngôn ngữ ấy được độc giả chấp nhận là được. Chính vì thế theo tôi loại tiểu thuyết thứ 2 có nhiều đất để người viết dụng võ và người đọc cũng thấy hấp dẫn. Trong tiểu thuyết tất cả là giả định để độc giả có quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự vào tiểu thuyết, tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử”[37]. Có thể thấy, với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lịch sử chỉ là “cái đinh treo”, là cái giá đỡ cho những kiến giải của nhà văn về con người, cuộc đời, quá khứ, hiện tại và tương lai. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không khô khan mà hấp dẫn người đọc bởi nhà văn đã hư cấu nhiều yếu tố như: hư cấu nhân vật lịch sử, hư cấu nhân vật không có thật, hư cấu sự kiện lịch sử. Điều này được nhà văn minh chứng trong ba tác phẩm: Hồ Quý Ly,

Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa.

Với quan niệm “Tiểu thuyết lịch sử càng phải hư cấu. Hư cấu đến mức độ nào ư? Phải hư cấu đến độ chân thực. Chỉ có như vậy, nhà văn mới có thể giải mã được lịch sử, từ đó tạo ra thế giới của riêng mình”[11]. Đưa hư cấu vào tiểu thuyết lịch sử cùng với lối viết truyền thống đã tạo nên phong cách riêng của Nguyễn Xuân Khánh. Với lối viết gần với tự sự truyền thống và những cách tân độc đáo đã tạo nên tiểu thuyết mang dấu ấn Nguyễn Xuân Khánh. Và quan niệm này đã được nhà văn khẳng định một lần nữa trong toạ đàm “Lịch sử và văn hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh” do viện văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học tổ chức ngày 15/10/2012 nhà văn cũng đã phát biểu: "Hãy cho mọi người có quyền khác anh để mỗi người đều có chỗ đứng dưới ánh mặt trời. Đó chính là biểu hiện cao nhất của tinh thần dân chủ". "Cho tôi phát biểu dưới ánh mặt trời một ý nghĩ của tôi, thế thôi"[1].

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)