Khái niệm nhân vật tiểu thuyết

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.Khái niệm nhân vật tiểu thuyết

Khi nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng chúng ta không thể không tìm hiểu về những nhân vật mà nhà văn đã dày công xây dựng, khắc họa. Nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là yếu tố quan trọng hàng đầu thể hiện một cách sâu sắc nhất, tập trung nhất quan niệm nghệ thuật và cách cắt nghĩa, lý giải về cuộc đời, về con người của nhà văn. Bởi văn học thông qua nhân vật để miêu tả thế giới một cách hình tượng và khái quát những quy luật về cuộc sống con người. Nhà văn thông qua nhân vật để truyền đi những thông điệp nghệ thuật của mình đến độc giả.

Với vị trí quan trọng của nhân vật trong tác phẩm văn học, các nhà lý luận đã đưa ra nhiều cách hiểu về nhân vật. Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra định nghĩa: “Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên như thằng bán tơ, một mụ nào trongTruyện Kiều”[23].

Trong cuốn Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên (Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 2003) cũng đưa ra quan niệm khái quát cho rằng: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”[45]. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng đều phải có nhân vật. Thông qua nhân vật, nhà văn “khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó”[45].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong cuốn Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo Dục,

H.1997) cho rằng: nhân vật văn học, “đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người”[18].

Như vậy có thể thấy, nhân vật văn học chính là yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học. Cho dù nhân vật đó là con người hay là hiện thân, hình bóng của con người; hoặc con vật thì tựu chung lại đều thể hiện con người và số phận con người. Nhân vật văn học là chiếc chìa khoá dẫn dắt độc giả vào một thế giới riêng của đời sống trong những thời kỳ lịch sử nhất định.

Nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự vì nhân vật là chỗ dựa của kết cấu và cốt truyện. Vì thế, nhân vật tiểu thuyết cũng chính là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là tâm điểm để nhà tiểu thuyết lý giải mọi vấn đề của đời sống cá nhân con người và xã hội. Trong cuốn Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo Dục, H.1997) đưa ra quan niệm

về nhân vật tiểu thuyết: “Nhân vật tiểu thuyết có thể chỉ là sự hoá thân, là hình bóng, là mộng tưởng của chính tác giả như trong tiểu thuyết lãng mạn; cũng có thể xây dựng từ những nguyên mẫu của đời sống kết hợp với năng lực hư cấu sáng tạo riêng của nhà văn như trong tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật có thể là nạn nhân của một hoàn cảnh xã hội, cũng có thể là chủ nhân chính của lịch sử đủ khả năng làm chủ vận mệnh của mình”[18, tr.191-192]. Nhân vật tiểu thuyết có thể được khai thác từ hình mẫu thực cũng có thể được hư cấu nhưng được bồi đắp thêm những phẩm chất mới, những nguồn sinh lực mới và sinh động hơn, chân thực hơn nguyên mẫu đời thường.

Văn học nghệ thuật luôn lấy con người làm đối tượng trung tâm nhưng con người được khai thác theo từng khía cạnh khác nhau tuỳ thuộc vào đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưng thể loại. Tiểu thuyết với ưu thế của sự không giới hạn về không gian, thời gian đã giúp cho con người hiện lên một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Đây cũng chính là điều mà các nhân vật của thể loại khác khó có thể có được một cách đầy đủ, trọn vẹn. Trong giáo trình Lý

luận văn học do Phương Lựu chủ biên (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003) đã đưa

ra khái niệm khá sâu sắc về nhân vật tiểu thuyết: “Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải”. Khái niệm này đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa nhân vật tiểu thuyết với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ. Nhân vật tiểu thuyết xuất hiện như là con người nếm trải tư duy, cũng chịu những đau đớn, dằn vặt của cuộc đời. Nhân vật tiểu thuyết luôn tồn tại và phát triển gắn liền với hoàn cảnh và được đặt trong nhiều hoàn cảnh. Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả trong như một con người đang trưởng thành, đang thay đổi và do đời dạy bảo. Nhân vật tiểu thuyết sống trong một quãng đời dài cho nên trong khi hành động nhân vật đều “hứng đủ” mọi va đập của cuộc sống. Vì thế, nhân vật tiểu thuyết có cuộc đời, có số phận với đời sống đầy đặn cả về ngoại hình lẫn nội tâm, cảm xúc đến lý trí, suy nghĩ đến hành động. Do đó, nhân vật tiểu thuyết thường phong phú, đa dạng, phức tạp…và mang “dáng vóc bề thế mà các thể loại khác khó sánh kịp”[18].

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một tác phẩm bề thế viết về chặng đường hơn 30 năm của lịch sử dân tộc: từ kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống Mỹ đến thời kỳ đầu hoà bình…Với thời gian lịch sử tương đối dài, tiểu thuyết đã giúp ta thấy được cuộc sống, số phận của những con người gắn liền với ngôi chùa Sọ, làng Sọ và cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của những người Việt Nam yêu nước. Trong Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được hệ thống nhân vật khá phong phú, mỗi nhân vật đều có tính cách, số phận khác nhau gắn liền với những biến thiên của lịch sử. Đó đều là những con người dù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều hay ít đều chịu sự tác động của lịch sử với những nếm trải: vui, buồn, đau khổ, thương yêu, lo sợ và có cả sự căm giận...Chẳng hạn nhân vật Vô Trần phải nếm đủ mọi cay đắng: bị mật thám truy lùng, vợ con bị đấu tố oan sai trong cải cách ruộng đất, con trai hi sinh trong chiến đấu, con gái thì bị thương…Hay nhân vật An ngay từ bé đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ bị giết một cách man rợ, phải đi cải tạo trong cải cách ruộng đất, đi bộ đội phải đối mặt với cái chết… Qua mỗi nhân vật nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, đó là những con người của đời sống thường nhật, con người đời thực chứ không phải con người khoác trên mình bộ áo chính trị. Thông qua đó nhà văn thể hiện những cách cắt nghĩa, kiến giải riêng của mình về con người, về lịch sử dân tộc, về nền văn hoá Việt.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh qua đội gạo lên chùa (Trang 44)