1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cúa hồ anh thái (LV00920)

87 1,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 656,57 KB

Nội dung

Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà văn Hồ Anh Thái đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị với một cách viết mới mẻ, một văn phong mang d

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Dự kiến đóng góp mới 6

6 Kết cấu của luận văn 6

Chương 1:KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI 8

1.1 Khái lược về nhân vật 8

1.1.1.Nhân vật văn học 8

1.1.2 Nhân vật trong thể loại tiểu thuyết 11

1.2 Hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái 13

1.2.1 Cuộc đời 13

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 14

1.2.3 Quan niệm sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái 18

Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 25

2.1 Nhân vật bản năng, tự nhiên 25

2.2 Nhân vật trống rỗng, lạc loài 32

2.3 Nhân vật tha hóa 37

2.4 Nhân vật hướng thiện 45

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT 56

3.1 Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và tên gọi của nhân vật 57

3.1.1 Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình 57

3.1.2 Xây dựng nhân vật qua cách gọi tên 59

3.2 Xây dựng nhân vật qua hành động 65

3.3 Xây dựng nhân vật qua biểu hiện nội tâm 71

3.4 Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật 73

3.4.1 Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 74

3.4.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật trong tiểu thuyết 76

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 2

phát triển đáng mừng, thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp độc giả” Văn

học đổi mới phát triển mạnh mẽ với phương châm dân chủ hóa, mới mẽ về tư duy nghệ thuật để nhận thức lại con người Các nhà văn trong khi cố gắng khám phá cái thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản - thể - người, đều đang tìm một hướng đi riêng

để khẳng định mình Trong số đó có những người đã trở thành hiện tượng nổi bật của văn học đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ… Mặc dù không nổi bật ngay từ đầu nhưng

Hồ Anh Thái đã bền bỉ tạo cho mình một phong cách vô cùng độc đáo, tinh tế

và mang đậm những đặc sắc riêng biệt

Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà văn

Hồ Anh Thái đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị với một cách viết mới mẻ, một văn phong mang dấu ấn cá nhân sâu sắc Ông sáng tác nhiều thể loại trong đó tiêu biểu là tiểu thuyết Đến với Hồ Anh Thái ta bắt gặp một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, tinh nghịch, hiện đại khi văn chương Việt Nam vẫn chưa qua khỏi sự ám ảnh và nỗi buồn của chiến tranh

Hồ Anh Thái là một trong số không nhiều những cây bút xuất hiện sớm

và để lại dấu ấn trong văn xuôi đương đại Việt Nam Tác phẩm của ông tái hiện nhiều kiếp người, cảnh người trong nhiều thời điểm, nhiều tình huống để qua đó nói lên cảm nhận về nhân sinh Hơn nữa, tác phẩm của Hồ Anh Thái

Trang 3

thường đề xuất thể nghiệm những nhận thức mới về xã hội, những cách nhìn mới về nghệ thuật nhằm tạo sự phù hợp, hiệu quả trong việc thể hiện con người theo cảm quan của mình Với gần 30 năm cầm bút, ông đã cho xuất bản hơn 20 tập truyện ngắn và tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã từng đạt giải thưởng

văn xuôi 1983 – 1984 của báo Văn nghệ với truyện ngắn Chàng trai ở bến

đợi xe, nhận giải văn xuôi 1986 – 1990 của Hội nhà văn Việt Nam với tiểu

thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng Nhiều cuốn sách của ông đã được

chọn dịch, giới thiệu ở nước ngoài và tạo được dư luận tốt

Chọn đề tài : Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái- một

tác giả ngày càng được dư luận chú ý nhưng chưa được đánh giá toàn diện, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một cái nhìn mới mẻ về thế giới nhân vật phong phú và đa dạng của tiểu thuyết Hồ Anh Thái Mặt khác, qua thế giới nhân vật chúng ta sẽ tìm hiểu được những tìm tòi cách tân nghệ thuật của cây bút này để thấy sự phù hợp với dòng chảy của những cách tân trong văn xuôi Việt Nam hiện nay

Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này

Hồ Anh Thái với những sáng tác của mình đã thực sự thu hút và tạo được những ấn tượng tốt cả trong và ngoài nước Hiếm có tác giả nào có sức

Trang 4

sáng tạo dồi dào và có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau như Hồ Anh Thái Nhìn chung, các đánh giá dừng lại ở dạng bài viết cho từng tiểu thuyết trước vấn đề mà Hồ Anh Thái đặt ra trong tác phẩm của mình, chẳng hạn như nhà

báo Lê Hồng Lâm nhận xét: “ Ngay từ khi xuất hiện, anh đã “phả” vào văn

học một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, hiện đại khi văn chương Việt Nam vẫn chưa đi qua khỏi sự ám ảnh và nỗi buồn của chiến tranh” [20, tr.2]

Nguyễn Đăng Điệp khi khảo sát các sáng tác của Hồ Anh Thái đã nhận

định: “Rõ ràng, xuất phát từ quan niệm coi cuộc đời như những mảnh vỡ, bản

thân mỗi một con người lại mang những mảnh vỡ, những xung lực khác nhau trong trăm ngàn mảnh vỡ kia đã trở thành nét chính trong quan niệm về cuộc sống của Hồ Anh Thái Chính quan niệm này sẽ tao nên tính đa cấu trúc trong các tác phẩm của anh”[6]

Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “Văn viết lạ…có lẽ không chỉ ở sự

tinh tế ở văn phong, lối biểu đạt độc đáo, nhuần nhuyễn trong cấu tứ; mà chính ở chỗ anh đã cho thấy những giao nhịp phức điệu giữa con người cá thể và nhân loại” [20,tr.3]

Anh Chi đã nhận xét: “Bây giờ nhìn nhận lại hiện tượng Hồ Anh Thái,

chúng tôi thấy, ngay từ khi bắt đầu sáng tác, anh đã thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc viết văn Điều này, sang đầu thế kỷ XXI hầu hết các nhà văn nước ta còn chưa ý thức được” [4]

Nhà văn Lê Minh Khuê có nhận xét về tác phẩm Người và xe chạy dưới

ánh trăng Hồ Anh Thái viết từ 1986: “Có lẽ ngay từ ngày ấy, tác giả này đã ý thức

rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập được với dòng văn học chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện thực giản đơn” [17]

Nhà văn lớn Ma Văn Kháng như thốt lên khi nhận xét về tiểu thuyết Hồ

Anh Thái: “Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế vừa có tính đại

chúng, gần gũi vừa uyên bác, trí tuệ Dễ ai đã làm được điều này!”[20, tr.3]

Trang 5

Bản thân tác giả cũng từng nói về thế giới nhân vật của mình: “Các

nhân vật của tôi không có người hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu Ngay cả khi giễu nhại thì tôi cũng thấy trong đối tượng có cả hình bóng của chính mình và người thân của mình Không thể có chuyện vô can theo kiểu: "Chắc

là nó trừ mình ra!" Một số độc giả phản ứng có lẽ vì họ chỉ thấy tôi phê phán người đời mà không đọc ra được cái chất tự giễu nhại của chính tôi Dù sao

đi nữa, nếu để cho độc giả hiểu nhầm thì lỗi đầu tiên vẫn là của tác giả” [26]

Hồ Anh Thái khẳng định rằng: “Tôi không đặt văn chương vào tháp

ngà mà để nó chung sống với những vấn đề nhạy cảm của xã hội” [26] Thiết

nghĩ đây cũng là quan niệm của bất cứ nhà văn nào được xem là “cấp tiến” về mặt tư tưởng Nó mở đường cho những khám phá về hiện thực mang màu sắc

nhân văn của tác giả

Không dừng lại ở đó những sáng tác của Hồ Anh Thái cũng đã thực sự thu hút và tạo được ấn tượng trong lòng các tác giả nước ngoài qua những

nhận xét chủ yếu tập trung chỉ ra cái nhìn dũng cảm của nhà văn về “hiện thực

khi thế giới thảm hại đi qua chiến tranh và sử dụng thay đổi văn hóa, cùng với văn phong vừa hài hòa vừa sâu sắc của tác giả” [5]

Tiến sĩ văn học Ấn Độ K.Pandey đã từng nhận xét truyện ngắn viết về

Ấn Độ của Hồ Anh Thái trên báo The Hindustan là: “Những dòng chữ của Hồ

Anh Thái là những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm đúng huyệt tính cách

Ấn Độ”[ 4 ]

Nhà văn Wayne Karlin (Mỹ) viết: “Với lòng kính trọng và tình yêu, anh

chấp nhận điểm xuất phát của mình trong lịch sử và văn học nước nhà, nhưng cùng mở hướng ra cho những ảnh hưởng khác – nổi bật là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ la tinh và tác phẩm của nhà văn Pháp gốc Czech Milan Kundera và anh đã để cho tác phẩm của mình đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo những hướng mới” [5]

Trang 6

Tạp chí phê bình sách ForeWord (Mỹ) có lời bình luận: “Tiểu thuyết

của Hồ Anh Thái vẽ lên một bức tranh cảm động về xã hội Việt Nam thời hậu chiến Bàn tay tác giả xử lý những đề tài nặng nề có đủ độ tinh tế để khiến người đọc nhầm tưởng rằng nó thật giản dị” [5]

Còn rất nhiều bài viết về văn xuôi Hồ Anh Thái, trên đây chỉ là những bài viết về tác phẩm tiêu biểu Có nhiều bài viết cần bàn luận thêm nhưng hầu hết các ý kiến đều khẳng định Hồ AnhThái là cây bút triển vọng, có phong cách đa dạng, có cái nhìn đa chiều về hiện thực, có những cách tân về nghệ thuật Qua những tài liệu chúng tôi nhận thấy: chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong các sáng tác của Hồ Anh Thái đặc biệt

là mảng tiểu thuyết Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết của Hồ Anh Thái có thể xem là một hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn Từ đó thấy được ý nghĩa thẩm mỹ đậm chất nhân văn, những nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi, cũng như những đóng góp của Hồ Anh Thái cho văn xuôi

đương đại Việt Nam

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh

Thái nhằm làm nổi bật những thành công của nhà văn Hồ Anh Thái trong

việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết Từ đó, chúng tôi muốn khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp của Hồ Anh Thái đối với nền tiểu

thuyết Việt Nam đương đại

Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Thế giới

nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái

Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, chúng tôi xác định phạm vi

nghiên cứu là những tiểu thuyết: Mười lẻ một đêm, Đức phật, nàng Savitri

Trang 7

và tôi, SBC là Săn bắt chuột, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh

Thái

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp so sánh, đối chiếu:

Nhằm phân biệt sự giống và khác nhau trong phong cách sáng tác nói chung và quan niệm về nhân vật qua các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, đồng thời so sánh với các nhà văn khác

Phương pháp tiếp cận thi pháp học:

Vận dụng các khái niệm, các phương pháp và các tri thức trong thi pháp học để làm rõ hơn khái niệm về nhân vật, các kiểu nhân vật, nghệ thuật xây

dựng nhân vật… trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái

5 Dự kiến đóng góp mới

Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Từ đó, chúng ta thấy được vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết và quan niệm, tư tưởng của tác giả

Luận văn góp phần chỉ ra phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái, khẳng

Trang 8

định vị trí, sự đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái lược về nhân vật và hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái

Chương 2: Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trang 9

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC

CỦA HỒ ANH THÁI 1.1 Khái lược về nhân vật

đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học”

[1,tr165]

“Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước

lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người

mà chỉ thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách v.v…” [8, tr.126]

Nói cách khác, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người,

có ý nghĩa con người Nhân vật là con đẻ của nhà văn, là sản phẩm của của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn, nhằm thể hiện một tư tưởng cụ thể

1.1.1.2.Đặc điểm nhân vật văn học

Nhân vật văn học có thể là những con người giống như thật hoặc có nguyên mẫu ở ngoài đời như Mẹ La, ông Dâng, cụ Cam, mẹ Nghĩa, Đơ

Vanhxi, ThySan, Giáng Hương trong Cửa biển của Nguyên Hồng; là Quang Trung – Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái; là chị Dậu, Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Trang 10

Nhân vật văn học còn có thể là các sự vật, hiện tượng như biển trong

bài thơ Biển của Xuân Diệu; sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, trăng

trong thơ Hàn Mạc Tử

Nhân vật văn học có khi hiện ra với đầy đủ ngoại hình, tính cách, hành động, suy nghĩ như các nhân vật trong tác phẩm tự sự; có khi lại chỉ tồn tại dưới dạng những cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm như những nhân vật trong thơ trữ tình, có lúc là những tưởng tượng hư cấu kỳ lạ như trường hợp Sọ Dừa, Tôn Ngộ Không nhưng tất cả đều mang dáng dấp, tâm hồn những con người được miêu tả cụ thể hoặc khái quát và rất sinh động như những con người có thật ngoài cuộc đời

Nhân vật văn học không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loai vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người Đó là nhân vật Dế Mèn, võ sĩ Bọ Ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài, là vầng trăng, bông hoa hồng trong thơ Bác v.v…Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể

hiện nổi bật trong tác phẩm, chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính của

Chiến tranh và hòa bình, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sê

Khốp v.v…

Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm, thể hiện những quan niệm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, cuộc đời Nhà văn xây dựng nhân vật không chỉ để phản ánh hiện thực mà để phản ánh

tư tưởng, ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của mình về đời sống, con người Vì thế, ở một khía cạnh khác, nhân vật chính là cách nêu vấn đề và khêu gợi người đọc đồng sáng tạo Ví dụ, khi xây dựng nhân vật Quan Công, Lưu Bị,

Trang 11

Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa là La Quán Trung muốn gửi gắm

quan niệm nghệ thuật của mình về hình ảnh những con người ngay thẳng, cương quyết (Quan Công), anh hùng chính trực (Lưu Bị), con người gian giảo, mưu kế (Tào Tháo)

Nhân vật là hình thức nghệ thuật ước lệ để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Vì thế, ta không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người thật ngoài đời, cũng không nên đồng nhất nó với nguyên mẫu,

mà chỉ coi nhân vật trong văn học như là một yếu tố hình thức mang tính nội dung: đó là những ước lệ nghệ thuật có những quy ước chung và sáng tạo riêng của tác giả Chính điều này tạo nên sự đa dạng của nhân vật trong văn học

1.1.1.3 Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật là hình thức hạt nhân của tác phẩm nghệ thuật Nó là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học Nhân vật là căn cứ rõ nhất để ta nắm bắt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn cũng như điều người nghệ sỹ muốn gửi gắm tới độc giả Thông qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, cụ thể là thông qua thế giới nhân vật, ta có thể dễ dàng tiếp cận nội dung ý nghĩa của một tác phẩm văn học

Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, "chức năng của nhân vật

là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ước ao, kỳ vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân nhất định và quan niệm về các nhân vật đó" [8,tr.278].Thông

qua các nhân vật, nhà văn có thể khái quát các tính cách, số phận con người

và các quan niệm về chúng Chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính lịch sử Tức là, mỗi nhân vật thường mang ý nghĩa tiêu biểu cho một thời

đại nhất định Ví dụ những nhân vật Kiều, Đạm Tiên trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du là hiện thân cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ dưới thời phong

Trang 12

kiến - những số phận "tài hoa mà bạc mệnh"; nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn

của Ngô Tất Tố là tiêu biểu cho nỗi khổ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng

Nhân vật có ý nghĩa quyết định nội dung tư tưởng tác phẩm, thể hiện sự sáng tạo của nhà văn và là nhân tố rất quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm văn học Nhiều nhà văn và nhà lí luận đều khẳng định không có nhân vật sẽ không có tác phẩm văn chương

1.1.2 Nhân vật trong thể loại tiểu thuyết

có thể bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài cuộc đời, nhưng nó đều là những

“nhân vật sống” Nó không chỉ có các yếu tố ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… mà còn có đời sống nội tâm phong phú và bản thân nhân vật luôn có

sự phát triển nội tại Ở nhân vật tiểu thuyết có thể chứa đựng cả nhân vật kịch, nhân vật trữ tình ở những phần nhất định Có thể nói nhân vật tiểu thuyết bao hàm rất nhiều kiểu, loại nhân vật văn học khác nhau

Trong tiểu thuyết, số lượng nhân vật nhiều Trong một chỉnh thể thế giới nghệ thuật tác phẩm, tiểu thuyết có khả năng kể về nhiều số phận, nhiều con người, đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh

Thế giới nhân vật tiểu thuyết có thể rất đồ sộ Các nhân vật tiểu thuyết tạo nên một xã hội vô cùng phong phú, phức tạp với nhiều quan hệ, hành

động, ý nghĩ, tư tưởng, giọng điệu… Nó phong phú như chính cuộc sống

1.1.2.2 Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết

Trang 13

Thứ nhất, nhân vật tiểu thuyết thường được khai thác qua nhiều mối quan hệ để làm bộc lộ tính cách Hay nói cách khác, tính cách có quan hệ với hoàn cảnh Tính cách nhân vật tiểu thuyết có sự phát triển tự thân như trong cuộc đời thật Tính cách là mấu chốt đối với nhân vật tiểu thuyết Trong tiểu thuyết thường xây dựng được rất nhiều những nhân vật tính cách sắc nét như: tính cách gian hùng của Tào Tháo, tính cách nóng nảy của Quan Công, tính cách mềm mỏng và nhu nhược của Lưu Bị…

Thứ hai, khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện Trung cổ… (là những con người hành động), nhân vật tiểu thuyết là những con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều đau khổ dằn vặt của đời Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và được miêu tả như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo Nhân vật phải đi qua nhiều hoàn cảnh, nhiều quan hệ và đặc biệt không chỉ tích hợp về lượng mà phải thay đổi về chất và nó phải khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác

và trong chính nhân vật Tức là, nhân vật luôn có sự phát triển tạo nên những tính cách đa dạng, sống động, lôi cuốn người đọc Ví dụ, các nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyên Hồng là như thế: các nhân vật luôn phải đối mặt và trải qua nhiều hoàn cảnh, quá trình để hoàn thiện nhân cách

Thứ ba, nhân vật tiểu thuyết là những con người có ý thức về sự sống của mình, có thể tích cực, chủ động cũng có thể thụ động, trì trệ Bản chất của nhân vật khi tích cực là không bao giờ bằng lòng với bản thân, là những con người tự ý thức, luôn tiến lên, thay đổi Nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Xéc-van-tét là nhân vật tiêu biểu số một cho loại nhân vật này Còn khi trì trệ, thụ động thì nhân vật như những con người thừa,

ê trề như Pliuskin trong Những linh hồn chết của Gôgôn, Cố Hồng trong Số

đỏ của Vũ Trọng Phụng

Trang 14

Thứ tư, do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời tư, cho nên nhân vật tiểu thuyết thường là những con người cá nhân Đó là những con người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ, hành động…(đối lập với con người sử thi:

là những con người được nhìn với thái độ kính cẩn, con người như những công cụ lịch sử, xã hội; sống như cái bóng; thể hiện ý chí, tư tưởng tập thể, thời đại; có cái đầu lớn hơn trái tim; nếu có trái tim thì là trái tim dành cho một người nào đấy…), thể hiện góc nhìn của người phản ánh và mang quan điểm sáng tạo cá nhân của chủ thể phản ánh Nhân vật gần gũi với tác giả, không có khoảng cách sử thi Tác giả đối với nó (nhân vật) có thể suồng sã, bỡn cợt, thân mật… Ví dụ như Nguyễn Khải với các nhân vật trong tiểu thuyết của ông

1.1.2.3 Vị trí, ý nghĩa của nhân vật tiểu thuyết

Trong tiểu thuyết, nhân vật không phải là nơi duy nhất nhưng lại là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con người của

tác giả "Tiểu thuyết thường được ví là máy cái của văn học" [9,tr.98], là

mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời con người, vì thế nhân vật luôn được xem là sức nổ, là sự sống của tiểu thuyết từ xưa đến nay Nhân vật tiểu thuyết làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết

Qua nhân vật, ta thấy được cả tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà văn Những nhân vật như Giăng văn giăng, Phăng tin…

trong Những người khốn khổ của V Huygô; Anđrây, Pie… trong Chiến

tranh và hoà bình của LepTônxtôi; Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm… trong Thuỷ hử

của Thi Nại Am là những linh hồn của tác phẩm, làm nên sức sống của mỗi

cuốn tiểu thuyết

1.2 Hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái

1.2.1 Cuộc đời nhà văn

Trang 15

Hồ Anh Thái là một nhà văn đã và đang gây xôn xao trong văn học những năm gần đây Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở Nghệ An, tuổi nhỏ sống cùng gia đình tại Nam Định Tốt nghiệp phổ thông năm 1977 rồi học Đại học Ngoại giao và nhận được bằng cử nhân năm

1983 Trong khi làm việc ở Bộ Ngoại giao, Hồ Anh Thái được cử đi làm

nghiên cứu sinh ở Ấn Độ Tại xứ sở được ví là Thiên đường của các thần linh

ấy, ông đã học hỏi và rất nhanh chóng thông thạo tiếng Hinđi Nhờ vậy, ông

đã có thể đi khắp Ấn Độ, vào các chùa chiền để nghiên cứu văn hóa và tôn giáo, đồng thời khám phá những bí ẩn sâu kín của đất nước rộng lớn này Sau khi nhận bằng tiến sĩ Đông phương học, ông được giữ lại làm ở đại sứ của Việt Nam tại Ấn Độ Với cương vị mới, ông lại có thêm điều kiện thâm nhập đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người Ấn Độ Hồ Anh Thái còn đi

xa hơn nữa tới cả những miền đất nơi Phật giáo Ấn Đô lan tỏa tới Những trải nghiệm và hấp thu một cách tự nhiên đời sống tâm linh, văn hóa tinh thần phong phú ở Ấn Độ đã tạo ra cái chất “thiền” đặc sắc trong các sáng tác của nhà văn Từ Ấn Độ trở về, ông vẫn là một công chức ngoại giao, nhưng ông nói công việc thực sự của mình là viết văn

Không chỉ nhiều năm học tập và công tác ở Ấn Độ mà Tây Tạng cũng

là nơi đem lại nhiều kinh nghiệm, kiến thức quí báu cho Hồ Anh Thái và hiện ông đang đảm trách chức vụ tham tán, phó Đại sứ nước Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Iran Là tiến sĩ ngành văn hóa Phương Đông; từng là chủ tịch

Hội Nhà văn Hà Nội, ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác

Mặc dù công tác đối ngoại chiếm khá nhiều thời gian và trí lực, nhưng

Hồ Anh Thái vẫn luôn dành tâm huyết cho văn chương Từ tác phẩm đầu tay viết năm tác giả 18 tuổi, đến nay ông đã có trên 30 đầu sách – bình quân mỗi năm 1 cuốn, trong đó có nhiều cuốn đã được dịch ra tiếng nước ngoài (Anh,

Trang 16

Pháp, Thụy Điển…) Hồ Anh Thái là tác giả sớm bộc lộ năng khiếu văn chương và sớm xác định chỗ đứng của mình trên văn đàn Đúng như Hoài

Nam đã viết về ông: Hồ Anh Thái- người lúc nào cũng viết [19]

Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với giọng văn trẻ trung, tươi mới về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống Ông là một trong số không nhiều các cây bút xuất hiện sớm và thành danh cũng rất sớm Hồ Anh Thái đã từng đạt giải thưởng của văn xuôi 1983-1984 của Báo Văn nghệ với

truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe, nhận giải văn xuôi 1986-1990 của Hội nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng Giải

thưởng văn học năm 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam

với tập truyện ngắn Người đứng một chân Ông là một nhà văn trưởng thành

nhanh chóng và để lại dấu ấn khó phai trong văn xuôi Việt Nam kể từ đổi mới (1986) đến nay

Sáng tác của Hồ Anh Thái bao gồm tiểu thuyết và truyện ngắn, ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng kể Tác phẩm của ông tạo được

sự chú ý và gây ấn tượng với người đọc về tư tưởng, chủ đề, nội dung và những thủ pháp nghệ thuật Bằng tài năng của mình, Hồ Anh Thái đã mang đến cho văn học nước nhà sự mới mẻ độc đáo của một phong cách đang định hình và ngày càng có nhiều công chúng đón nhận

Trong thời gian làm việc ở Bộ Ngoại giao, Hồ Anh Thái đi nghĩa vụ

quân sự Cũng dịp này, tập truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe được xuất

bản Và tại đây, vào tháng 11 năm 1985, Hồ Anh Thái đã viết cuốn tiểu thuyết

Người đàn bà trên đảo, đề cập đến những chấn thương về thể chất và tinh

thần của những người phụ nữ đi qua cuộc chiến tranh, trở thành quá lứa lỡ thì Sau chiến tranh, những nữ cựu chiến binh đó đến làm việc trong một lâm trường trên đảo Cát Bạc Đây là câu chuyện về cuộc chiến đấu tiếp tục của họ, hoặc là đau

Trang 17

đớn chống lại những ham muốn nhục dục thường tình, hoặc là nhẫn nhục thèm khát

có một chút con làm nơi nương tựa lúc cuối đời Dù là nhà văn rất trẻ, nhưng ông đã đặt vấn đề về tình dục, về bản năng con người và nhu cầu làm tròn thiên chức người phụ nữ Đặc biệt, đề tài của tiểu thuyết thực sự táo bạo, là cái giá mà những nữ cựu chiến binh phải trả trong cuộc chiến tranh chống Mỹ thật ghê gớm Năm 1986, Hồ

Anh Thái lại xuất bản tiểu thuyết Vẫn chưa tới mùa đông Và năm này ông cũng viết xong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng Sức viết của ông thật dồi

dào, rất hiếm thấy trong số các nhà văn Việt Nam thời ấy và cả hiện nay Bây giờ nhìn nhận lại hiện tượng Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy, ngay từ khi bắt đầu sáng tác, ông đã thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc viết văn

Năm 1987, tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng được xuất bản

Trong những truyện ngắn đầu tay, Hồ Anh Thái viết về đời sống tinh thần của những thanh niên, sinh viên cùng trang lứa với những khao khát về cái đẹp, vươn tới cái lương thiện Nhưng rồi càng đi càng phải giữ mình trong sạch,

mà đời cứ luôn muốn nhấn người ta vào sắc dục, vào những chỗ không được lương thiện lắm Cuộc sống xã hội thời gian đó có những xô dập ghê gớm Các nhân vật trong tiểu thuyết đều còn trẻ, Toàn, Hiệp, Trang, Minh mỗi người một số phận, bị cuộc sống xô dạt về những nẻo khác nhau và họ phải

vật lộn với số phận trên con đường của đời mình Với Người và xe chạy dưới

ánh trăng, Hồ Anh Thái đã khẳng định được một vị trí trong đời sống văn

chương Việt Nam Năm 1989, ông lại viết tiểu thuyết Trong sương hồng

hiện ra, Hồ Anh Thái kể lại những câu chuyện chiến tranh nhằm đặt ra những

vấn đề bức thiết của cuộc sống những năm tám mươi, thế kỷ XX

Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước Âu – Mỹ, đặc biệt là 6 năm tại Ấn Độ, ông trở lại trên văn đàn với

những chùm truyện ngắn độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: Người

Trang 18

đứng một chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi chác…

Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao và gây tranh

luận như: Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà

cười, Mười lẻ một đêm… Cũng trong năm 2000, ông được bầu là chủ tịch

Hội Nhà văn Hà Nội

Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức Phật, nàng

Savitri và tôi Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái hiện

chân dung Đức Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong giản

dị, một đa cấu trúc có hiệu quả mở rộng chiều kích không gian và thời gian Sách của ông thường được phát hành với số lượng lớn và đã được dịch ra hơn

10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển…

Với sự miệt mài không ngừng nghỉ, Hồ Anh Thái đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam bằng những tác phẩm gây dấu ấn mạnh

mẽ trong lòng công chúng nước nhà và trên thế giới:

· Chàng trai ở bến đợi xe (1985)

· Phía sau vòm trời (1986)

· Vẫn chưa tới mùa đông (1986)

· Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987)

· Người đàn bà trên đảo (1988)

· Những cuộc kiếm tìm (1988)

· Mai phục trong đêm hè (1989)

· Trong sương hồng hiện ra (1990)

· Mảnh vỡ của đàn ông (1993)

· Người đứng một chân (1995)

· Lũ con hoang (1995)

Trang 19

· Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998)

· Họ trở thành nhân vật của tôi (2000)

· Tự sự 265 ngày (2001)

· Cõi người rung chuông tận thế (2002)

· Bốn lối vào nhà cười (2005)

· Đức Phật, nàng Sivitri và tôi

· Mười lẻ một đêm (2006)

· Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008)

· Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009)

· SBC là săn bắt chuột (2010)

1.2.3 Quan niệm sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái

Trong sáng tạo nghệ thuật, cách nhìn cuộc đời của nhà văn đóng vai trò rất quan trọng Cách nhìn thể hiện cách cảm thụ, tư duy, quan niệm về thế giới con người của nhà văn Cách nhìn nghệ thuật luôn cố gắng nắm bắt phần cốt lõi, bản chất của hiện thực Từ đó hướng tới việc khai thác, khám phá bản chất thẩm mỹ của đời sống, phát hiện ra những cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài… và thể hiện chúng bằng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, sống động

Cách nhìn nghệ thuật được coi là một hiện tượng khách quan, nó là một thể thống nhất giữa hai mặt, cái được nhìn thấy và cách nhìn, cách cảm thụ, lý giải của chủ thể sáng tạo hiện thực được phản ánh Mỗi nhà văn có một cách nhìn riêng về cuộc đời và con người Chính cách nhìn đó đã tạo nên phong cách của nhà văn Nó không chỉ thể hiện lập trường đối với cuộc sống

mà hơn nữa là thể hiện sự hiểu biết và tình cảm đối với con người và cuộc đời Cách nhìn chi phối cảm hứng sáng tác và thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn

Trang 20

Chính vì thế, Hồ Anh Thái cũng muốn một cách nhìn thế giới khác lạ trên những sự kiện xác thực, với niềm tin sâu sắc rằng, cái nhìn của mình, cách mình nghĩ, cách diễn đạt của mình mới là quan trọng nhất trong cuốn

tiểu thuyết của mình

Với một quan niệm đúng mực về lao động và văn chương, Hồ Anh Thái nhiệt tình với nghề và luôn có ý thức trách nhiệm đối với ngòi bút của mình Sáng tạo, đổi mới không lặp lại mình và không lặp lại phong cách của người khác Chính ông đã từng khẳng định ông có thể viết bằng hoặc hay hơn những tiểu thuyết và truyện ngắn mà ông đã đọc Ông quyết định không bắt chước mà tạo ra con đường riêng Chính điều này đã đưa ông trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng của thời hậu chiến, một trường hợp hiếm hoi trong nền văn học Việt Nam đương đại

Đại diện cho thế hệ nhà văn đổi mới thời hậu chiến, ông cho rằng thế hệ của mình quá nhỏ để tham gia cuộc chiến, nhưng lại lớn lên với những âm thanh cuồng nộ của chúng, vì vậy phải tiếp nhận và cũng cần phê phán quá khứ

Hồ Anh Thái không chỉ gây chú ý bởi những sáng tác với phong cách độc đáo, mà ngay cả với cái cách ông ứng xử trong làng văn Trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam chưa từng có một hội viên Hội Nhà văn nào lại từ chối tặng thưởng của Hội Nhưng Hồ Anh Thái thực sự là một con người có

cá tính và cũng rất đúng mực khi ông thẳng thắn nói rằng: “Nhà văn đích thực

phải là người tử tế, cũng giống như nghề văn là một nghề cao quý…còn những cái mác, những danh hiệu thì hãy coi chừng! Không khéo chỉ vì những thứ ấy mà bệnh ảo tưởng của nhà văn càng nặng đấy”[18]

Từng quan niệm viết tiểu thuyết là một giấc mơ dài, với những điều mà

đời thực không có, Hồ Anh Thái, trong một thập kỷ qua, đã đạt được những

thành tựu đáng kể trong lao động viết tiểu thuyết nhọc nhằn của một nhà văn

Trang 21

thực sự coi viết là một nghề Giấc mơ dài này hiển thị bằng mấy cuốn tiểu

thuyết gây được sự chú ý trên văn đàn, đặc biệt là Cõi người rung chuông

tận thế

Đã có người so sánh rằng: cuốn tiểu thuyết này mới đến mức giống hệt

sự ở lì của thằng-bé- bào-thai trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ

Duy Anh, đến tháng đến ngày vẫn không muốn chào đời, vì nghe thấy cuộc đời thật lắm phiền phức, sách nhiễu, phức tạp , thà nằm im trong bụng mẹ,

sướng hơn Song thực ra, Cõi người rung chuông tận thế, do một lối viết

mới khiến biên tập viên không dễ ứng xử, đã bị nằm yên trong cõi mê riêng của tác giả lâu đến mức ngoài ý muốn, sáu năm trời Nó đã lênh đênh qua dăm sáu nhà xuất bản, và chỉ nhờ duyên may mới được chào đời ở NXB Đà Nẵng, tận miền Trung xa ngái Có lẽ vì nó gây hấn người đọc quá chừng, bởi cách viết “đa thanh” trong giọng kể nhiều biến điệu của chủ thể tiểu thuyết

Hồ Anh Thái, lại được dồn nén trong chưa đầy 300 trang, nhưng lại khiến người đọc phải ngẫm nghĩ rất lâu sau đó về cõi người ta Chẳng phải ngẫu nhiên mà cuốn tiểu thuyết này liên tiếp được tái bản và gây ra được những tranh luận nhiều chiều từ người đọc

Thực ra, cái viết trong mấy chục năm cầm bút của Hồ Anh Thái, nhìn từ cái đọc của người đọc tiểu thuyết, có thể nói, đã được tạo lập, không chỉ một giấc mơ dài, mà là một chuỗi giấc mơ tiểu thuyết, với mỗi tác phẩm ra đời là

một-giấc-mộng-con độc đáo

Điều đó chứng tỏ, quan niệm viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã được kiến trúc trên sự tự ý thức triết học về cái viết, đồng thời với quá trình vận động nhằm đổi mới tư duy, giọng điệu và cách ứng xử với tiếng Việt Với Hồ

Anh Thái, viết văn là một nghề hẳn hoi, chứ không phải thứ lao động tài tử,

nghiệp dư, như khá nhiều người lầm tưởng Hồ Anh Thái từng so sánh, khi

được hỏi về kinh nghiệm sống và viết, rằng, cái viết trong nghề văn cũng “có

Trang 22

chút gì đó giống như tình yêu Cần một chút mê đắm, một chút thành thực là

có tình yêu Nhưng để nuôi dưỡng tình yêu ấy lâu bền thì cần có hiểu biết, cần

sự từng trải nữa Hiểu biết không nhất thiết chỉ từ sách vở, sự từng trải không nhất thiết là chỉ đắm chìm trong cái đời thường” [18]

Cho nên, Hồ Anh Thái tự đặt lịch: “mỗi ngày tôi phải đều đặn viết ít nhất hai tiếng Người viết chuyên nghiệp phải thế, ngồi vào bàn là phải đủ kĩ năng để huy động cảm hứng Chờ cảm hứng dẫn thân tới là một thái độ lao động nghiệp dư và có chút thần bí hóa nghề văn” [17]

Chính cái ý thức đó, cái sự tự mình thách thức cái viết của chính mình

đó mà năm nào người đọc cũng được tiếp nhận tác phẩm mới của Hồ Anh

Thái Năm 2006, một tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh

Thái chào đời, thêm một giấc mơ làm đầy đặn thêm chuỗi giấc mơ dài về tiểu thuyết của nhà văn không hề muốn ngưng làm mới mình này.Và tất nhiên, một tiểu thuyết mới như thế, tự thân nó yêu cầu một cách đọc mới

Trong nhiều lần tranh luận về văn chương, Hồ Anh Thái có bộc lộ quan

điểm của ông: “Nếu sử dụng phương pháp truyền thống thì quan niệm phải có

nhân vật là thỏa đáng Gần đây người đọc hay nhắc đến một số nhân vật của tôi như cô Ôsin, cô "cá sấu", anh xe ôm Nhưng nhiều kiệt tác của văn xuôi

hiện đại bói cũng không ra nhân vật Hãy nhìn vào Con đường xứ Flandres của Claude Simon, Linh Sơn của Cao Hành Kiện đâu còn "nhân vật đáng

nhớ" theo kiểu cổ điển nữa Xem một truyện ngắn , một tiểu thuyết hay, có thể người đọc chỉ lưu lại một cảm giác thăng hoa, một hiện trạng tinh thần viên mãn, chứ không nhất thiết là một nhân vật Nhưng nói ra điều này ở ta vẫn chưa được chia sẻ " [26]

Ngay cả khi trả lời trên báo chí, nhà văn cũng đã thể hiện quan niệm

riêng về văn chương của mình Ông cho rằng: “Văn chương không cao quý

hơn cũng không tầm thường hơn giá trị tự thân nó vốn có Còn nói chuyện sứ

Trang 23

mệnh, nghe to tát quá Cuộc đời cần nhà văn như cần mọi người làm nghề khác, không thể thiếu một nghề một người nào Tuy nhiên, ở một xã hội đang vươn tới văn minh, nhiều khi không có văn chương cũng chẳng ai thấy thiếu đâu” [19]

Đồng thời, Hồ Anh Thái đề cập đến vấn đề nhiều người cầm bút

thường bị ám ảnh vì những ảo tưởng văn học: “Ở một mức độ nào đó, thế

gian này là cả một hình ảnh huyễn tưởng trong vũ trụ Văn chương nghệ thuật

là hình bóng, là bản sao của cõi huyễn tưởng đó Cả ở những nghề khác, cả trong khoa học kỹ thuật, người ta cũng đầy ảo tưởng về mình, về môi trường của mình Đó là một thứ thuốc giảm đau, nhờ nó người ta quên được thực tế nghiệt ngã về bản thân Người ít ảo tưởng giống như không chịu dùng thuốc giảm đau Hình như tôi thuộc loại người này Còn “ảo tưởng” hiểu theo nghĩa bị nhân vật và cuộc sống trong tác phẩm đang viết bắt mất hồn vía, thì nhà văn nào mà chẳng có lúc như trong "cõi mộng”[17]

Hồ Anh Thái đã luôn thay đổi, tự làm mới mình qua đề tài, cảm hứng

và phương pháp sáng tác Nhà văn cho rằng: “Hiện thực và không gian nghệ

thuật của mỗi cuốn sách đòi hỏi một cách xử lý riêng, một giọng điệu riêng, một văn phong riêng… có phong cách là phải đa giọng điệu”[26] Trí tưởng

tượng phong phú và năng lực cảm nhận sâu sắc cuộc sống đã giúp cho nhà văn chiếm lĩnh được hiện thực rộng lớn, đa chiều

Hồ Anh Thái muốn thông qua hiện thực đầy biến hóa kì ảo để tìm một lối đi riêng, cách nhìn riêng, cách lý giải riêng, cắt nghĩa riêng về cuộc sống đem lại cho văn học hiện đại một phong cách mới lạ Hồ Anh Thái còn nhìn

hiện thực cuộc sống như những mảnh vỡ, xen cài giữa cái ác và cái thiện, cái

cao cả và cái thấp hèn, cái trang trọng và cái nhếch nhác, … Thông qua cái

nhìn suồng sã của tư duy nghệ thuật hiện đại, nhà văn đối thoại với nhân vật,

với độc giả về những giá trị của cuộc sống, về những vấn đề nảy sinh trong xã

Trang 24

hội hiện đại Vì vậy, đọc sáng tác của nhà văn giai đoạn gần đây, người đọc bắt gặp nhiều chất giọng giễu nhại ẩn chứa trong giọng điệu ấy là nụ cười chua chát về cõi nhân sinh Tác giả lật tẩy những trớ trêu nghịch cảnh trong cuộc sống để rồi từ đó nêu ra những triết lý, triết luận về đời sống, về kiếp

người Hồ Anh Thái khẳng định: “Tôi đã nhại giọng chua cay của người này

người khác theo lối tỉnh táo mà thấy rằng cả thực tại ấy, cả cái giọng chua cay ấy đều đi đén một kết cục tất yếu, hư vô và tức cười của kiếp người [26]

Hồ Anh Thái phát hiện cuộc đời như một nhà cười một khi bước chân vào hình như ai cũng thấy có một khía cạnh nào đó là mình: méo mó, dị dạng, tức cười một khi đã phóng đại, tô đậm nhưng không thấy cụ thể Người đọc giật mình trước một hiện thực cuộc sống nhốn nháo, lộn xộn, nhố nhăng Khác với Vũ Trọng Phụng viết để giết chết đối tượng, Hồ Anh Thái viết để tái sinh đối tượng Mặc dù không hi vọng nhiều, nhưng Hồ Anh Thái không mất niềm tin ở con người

Hồ Anh Thái đã có một cái nhìn hiện thực nhiều chiều, không chỉ là cái được thấy mà còn là cái cảm thấy Vì đây chính là hiện thực bên trong khó nắm bắt Ông không ảo tưởng về cuộc sống, về con người và thậm chí có lẽ

cũng ít hi vọng, đôi lúc còn thất vọng Nhà văn nói: “Một cách biện chứng,

người dễ thất vọng chính là kẻ đã đặt quá nhiều hi vọng vào con người [26]

Ông tỉnh táo, lý trí và có độ sắc khi phê phán cái xấu đầy rẫy trong con người, cái hạn chế của con người

Trong xu hướng đổi mới dân chủ, khi văn học bắt đầu đi vào khám phá con người ở muôn mặt của cuộc sống đời thường, thì những giá trị tinh thần, khát vọng cá nhân được đề cao Con người cá nhân ở đây không phải là con người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, mà là những số phận nằm trong mối quan hệ với xã hội Đằng sau mỗi con người, mỗi thân phận đó

Trang 25

xạ từ chính môi trường cuộc sống học sinh, sinh viên của ông Trong đó người đọc bắt gặp những cảm xúc ngại ngùng, e ấp, rụt rè nhưng rất chân

thành của tình yêu đầu đời (Những cuộc kiếm tìm, Chàng trai ở bến đợi xe,

Người và xe chạy dưới ánh trăng, Trong sương hồng hiện ra…), những trăn

trở băn khoăn và sự ân hận, hối lỗi của những tâm hồn mới lớn, đã xác định

cho mình con đường đúng đắn( Nằm ngủ trên ghế băng, Chàng trai ở bến

đợi xe…) Người đọc còn bắt gặp những tình cảm yêu thương cảm thông với

bạn bè với người thân và mọi người xung quanh (Cánh võng không người,

Mảnh vỡ của đàn ông…) Và cả nỗi xót xa thương cảm cho nhưng đứa trẻ bị

bỏ rơi giữa cuộc đời (Lũ con hoang)

Ông coi “tiểu thuyết như là một giấc mơ ẩn chứa những điều không có

thực ở ngoài xã hội Thực chất tiểu thuyết là một câu chuyện bịa đặt nhưng

nó còn thật hơn cả sự thực" [26].Với số lượng tác phẩm tương đối, Hồ Anh

Thái đã chứng tỏ là người nắm bắt rất tinh tế nhịp sống thời đại cả trên bề nổi cũng như chiều sâu mạch ngầm Tác phẩm của ông đã tái hiện nhiều kiếp người, cảnh người ở nhiều thời điểm khác nhau, qua đó thể hiện những cảm nhận sâu sắc của mình về nhân sinh Với những quan niệm trên, Hồ Anh Thái

đã đem đến cho người đọc những cách cảm nhận riêng về cuộc sống, về con người

Trang 26

Chương 2 CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 2.1 Nhân vật bản năng, tự nhiên

Khái niệm về bản năng: là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp

lại một tác động hay điều kiện cụ thể Bản năng thường là những mẫu thừa hưởng của những phản ứng đáp lại một sự kích thích Đối với loài người, bản năng dễ thấy nhất khi quan sát những nhu cầu cho sự tồn tại như việc ăn, ngủ,

đi lại, công việc…, hành vi về thân thể, xúc cảm hoặc giới tính, bởi chúng đã

được xác định rõ ràng về mặt sinh học Nói chung, khái niệm bản năng không

dùng để mô tả một trạng thái đã được thiết lập sẵn

Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển ý thức cá nhân là dấu hiệu của sự phát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong mối quan

hệ với tự nhiên, với xã hội, với bản thân Trong văn học, sự vận động và phát triển của một nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh con người, sự khám phá và lý giải về đời sống cá nhân, về cá tính là một vấn đề có vị trí vô cùng quan trọng

Nói đến con người bản năng tự nhiên ta nghĩ đến nhu cầu cho sự tồn tại như việc ăn, ngủ, đi lại, công việc…, đến những nhu cầu tinh thần như ý chí, tình yêu, những khát khao mơ ước hướng tới những chuẩn mực đạo đức, cái đẹp, chân lý…Sự tồn tại của những nhu cầu, sự phát triển về những tinh thần,

về năng lực sáng tạo của cá nhân trong mọi biểu hiện của nó bao giờ cũng gắn với sự tồn tại của những cá tính, những tư chất riêng, năng lực phẩm chất

riêng C.Mác viết: “Đặc điểm sức mạnh của bất cứ con người nào cũng chính

là cái bản chất riêng của họ, vì vậy cũng là thách thức riêng của việc khách quan hoá của họ, tức là cái thách thức riêng của cái thực thể sinh động của

họ, thực thể khách quan và thực tế” Con người bao giờ cũng gắn với môi

trường giai cấp, xã hội cụ thể Vì thế cá nhân phải là một thành viên của cộng

Trang 27

đồng, con người cá nhân với tư cách là một cá thể tồn tại trong xã hội, thành viên trong xã hội bao giờ cũng xác tín, có trách nhiệm với chính xã hội, cộng đồng của từng cá nhân Ngay cả khi đó không phải là biểu hiện trực tiếp trong tập thể, cùng tiến hành với các cá nhân khác vẫn là những biểu hiện của sinh hoạt xã hội và khẳng định cho nếp sống sinh hoạt nói trên

Nói đến con người tự nhiên là nói đến những nhu cầu cho sự tồn tại một con người gắn với những vấn đề căn cốt của con người: tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, lương tri…, nói đến những biểu hiện làm nên bộ mặt tinh thần riêng, tạo ra sự hài hoà trong mối quan hệ giữa cá nhân với tự nhiên, xã hội với bản thân nó

Xây dựng con người tự nhiên, đó là một khía cạnh nhân bản của văn học Nhưng đề cập con người tự nhiên không phải đánh đồng bản năng người

và bản năng loài vật Với quan niệm con người tự nhiên, các nhà văn đã góp phần đa dạng hoá cách nhìn con người đương đại Xây dựng con người tự nhiên đa phần các tác phẩm đều khai thác nhu cầu hạnh phúc đời thường, tình yêu trần tục, trong đó các vấn đề tình dục luôn được các nhà văn đề cập đến

Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - những con người của cuộc sống hiện đại đều trượt dài theo dục vọng bản năng Những chàng trai, cô gái trẻ tuổi tận hưởng đời sống dục vọng một cách trụy lạc, điên cuồng đến mức

tha hóa Những tác phẩm: Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm,

Đức Phật, nàng Savitri và tôi, SBC là săn bắt chuột đã diễn tả được việc

các nhân vật tự lột bỏ cái lớp vỏ bên ngoài để sống theo đời sống bản năng của mình

Con người bản năng đã từng xuất hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết

của Vũ Trọng Phụng, thấp thoáng trong một số truyện ngắn của Nam Cao để rồi gần như vắng bóng hoàn toàn trong văn học cách mạng Sự xuất hiện của con người bản năng trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng gắn liền với quan

Trang 28

niệm của tác giả về “cái dâm của loài người” và ngày đó nó đã từng phải gánh chịu khá nhiều búa rìu của dư luận Nhưng bước vào thời kỳ đổi mới, con người bản năng xuất khiện khá đường hoàng trong văn học, nếu không nói là trở thành những hình tượng nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới Nhà văn không còn chỉ ngợi ca những vẻ đẹp thánh thiện của con người mà còn phải đi vào khám phá những vỉa tầng sâu thẳm trong mỗi con người, khám phá những phần khuất tối, những ham muốn, những dục vọng, những khát khao bị kiềm chế bởi những chế ước của xã hội

Con người bản năng trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được anh thể hiện tinh tế nhưng cũng đầy táo bạo

Ở Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Hồ Anh Thái đã rất thành công khi

xây dựng hình tượng con người bản năng, tiêu biểu là hình tượng nàng Savitri, nàng công chúa của hai mươi sáu thế kỷ trước và phân thân của nàng

là Kumari, Nữ thần Đồng trinh giải nghệ đang là hướng dẫn viên du lịch Công chúa Savitri với tình yêu đơn phương đối với hoàng tử Siddhattha (sau này trở thành Đức Phật), tuy là tình yêu đơn phương nhưng đầy khát khao nhục cảm Cuộc sống nơi xứ sở Ấn Độ này phải có nàng Savitri, ngày xưa có, ngày nay có và mãi mãi sau này còn có Người đàn bà này nồng nàn như lửa,

dữ dội như nước và phấn khích như gió Nàng là vẻ đẹp vừa bản năng vừa kiêu hãnh Tất cả các hành xử của nàng đều làm cho Đức Phật vĩ đại hơn Savitri là một biểu tượng Ấn Độ huyền bí sâu xa và cũng đầy quyền uy Và nhà văn Hồ Anh Thái đã tạo dựng nàng thành nhân vật văn chương đặc sắc,

có một đời sống dài như lịch sử quê hương nàng!

Nàng ngang tàng phóng túng và đối kháng với các giáo điều Con người nàng cũng đầy sức sống và đầy bản năng, đầy đam mê nhục cảm, đầy khao khát dục lạc Sự xuất hiện của một nhân vật như Savitri trong một cuốn sách viết về Đức Phật quả là một sự nổi loạn Nhưng có lẽ ở một đất nước như Ấn

Trang 29

Độ - xứ sở của Kama Sutra (Dục lạc kinh) thì sự xuất hiện của những nhân vật như Savitri có lẽ không phải là điều khó lý giải, nếu không nói đây là hình tượng đẹp nhất, sinh động nhất trong tác phẩm Ở con người Savitri, bản năng không phải là tất cả, đam mê dục lạc không phải là tất cả Hay nói cách khác, song hành với cái phần bản năng nhục cảm trong nàng là một tình yêu thánh thiện và vô vọng với Đức Phật Người đàn bà suốt đời theo đuổi một tình yêu mãnh liệt với Đức Phật - một tình yêu hoàn toàn không nhục cảm - khiến cho

ta chỉ có thể nghĩ về nàng trong những cảm xúc thánh thiện nhất

Tình dục được đẩy lên ngang hàng tôn giáo Tuy nhiên, con người sống không nên quá tham lam, không nên quá vội vàng và phải biết hướng cho mình một lý tưởng sống phù hợp, một tinh thần bao dung với con người để mang lại cho chính bản thân mình từng khoảnh khắc của giá trị cuộc sống

Tình dục, bản năng con người, nhu cầu làm tròn thiên chức cá nhân và tình yêu, chỉ có thể kìm nén tạm thời, nhưng sẽ xuất hiện trở lại Chối bỏ nó vừa là mù quáng, vừa hủy hoại cả cá nhân và cái xã hội mà cá nhân tồn tại trong đó Song sống mà chiều theo bản năng thì có thể là thảm họa không kém Vậy phải làm sao tìm được cách để sống hài hòa với nhau và hài hòa ở trong chính mình, với những uất ức phức tạp và trái ngược ngay trong tâm hồn chúng ta? Cuộc sống và cách sống của nàng Savitri đã lý giải được điều

đó

Trong Mười lẻ một đêm, con người bản năng hiện lên rõ nét qua chính

những nhân vật mà Hồ Anh Thái xây dựng lên Anh chàng họa sĩ Chuối Hột

là tiêu biểu hơn cả Trong anh cái vô thức luôn lấn át cái ý thức, vì thế mà anh tạo nên những hành động rất kì lạ, tức cười đối với người đọc Bản năng trong anh rất mạnh mẽ, nó bất chấp những lời dèm pha, dị nghị của mọi người đối với anh Một người khi bản năng trỗi dậy thì họ sẽ làm bất cứ việc gì để thỏa mãn những ham muốn, những nhu cầu sinh lí đang chiếm lĩnh tâm thức họ

Trang 30

Và anh chàng họa sĩ Chuối Hột của Hồ Anh Thái thì sao? Ngay từ cái tên mọi người đặt cho anh đã cho ta thấy rõ được bản chất của anh, một người vô

cùng cởi mở…”Bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở

Thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ” [28, tr.4]…Bản năng ấy

của anh lại được bàn tay người mẹ giúp đỡ… “Người vợ bế con đến hiệu ảnh,

chụp cho con một tấm để gửi lên miền Tây cho chồng Đặt thằng bé nằm lên mặt bàn Giật hết tã lót ra Banh cả hai chân ra cho con chim chĩa thẳng vào ống kính… Cái ảnh khoe chim đầu đời vận cả vào đời Suốt thời tuổi thơ đi học thì chớ, về đến nhà là thằng bé tụt hết cả quần áo đi ra đi vào Nhông nhông”[28, tr.5] Tuy vậy, cũng có lúc bản năng trong anh ta cũng được đè

nén nhưng nó không dễ dàng chút nào, bản năng dục vọng trong họ rất mạnh Cái ý thức của anh chàng Chuối Hột quá mạnh không thể chế ngự nổi cái libido( tính dục) đang từng ngày lớn mạnh trong anh được Vì thế, anh vẫn cứ bốn mùa cởi mở Hồ Anh Thái đã rất tinh tế khi xây dựng nên hình tượng họa

sĩ Chuối Hột với những bản năng rất thường trực của con người vốn đã được

ẩn giấu nhưng giờ đây Hồ Anh Thái lại đưa nó trở về với cuộc sống thực tại

Bản năng hiện hữu ở khắp mọi nơi, mọi lúc… “Ở trường Mỹ thuật, có lần

đúng giờ học vẽ mà người mẫu nam không đến Gã sinh viên tót ngay lên cái bục gỗ, tụt hết ra làm mẫu cho cả lớp vẽ Đứng ngồi tô hô các tư thế, lại con cười nói đối đáp trêu chọc bạn cùng lớp Chẳng có người mẫu nào lại tự nhiên và sinh động bằng”[28, tr.5]…Bản năng trong chàng rất tự nhiên không

cách gì có thể kiềm chế được Phải chăng có như vậy thì nó mới thỏa mãn những dục vọng đang bùng cháy trong anh chàng bốn mùa cởi mở này Hồ Anh Thái khắc họa hình tượng này như khơi gợi cho ta nhớ về thời nguyên thủy, thời mà con người còn ăn lông ở lỗ Chắc chắn phải hiểu rất rõ về nhu cầu tâm sinh lí con người, Hồ Anh Thái mới có thể đi sâu miêu tả, thể hiện từng ngóc ngách thầm kín của con người như vậy Rất nhiều hình ảnh, sự

Trang 31

kiện, chi tiết về anh chàng họa sĩ này được Hồ Anh Thái bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế nhưng lại vô cùng sâu cay của mình đã đem đến cho chúng ta nhiều cái nhìn mới mẻ hơn về con người Có thể nói rằng, con người là một thực thể phức tạp, khó hiểu, nhiều bí ẩn mà chúng ta phải mất công tìm hiểu đào sâu mới có thể lí giải được những hành động cuả họ Cũng như họa sĩ Chuối Hột với những hành động, cử chỉ luôn tạo cho ta sự bất ngờ, thú vị…

“Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời,

thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối Tất nhiên là chuối hột trổ bông ở khoảng lưng chừng trời …” [28, tr.5] Anh Thái quả là rất tài tình

khi lấy ngay đặc điểm của hành động trên để đặt tên cho nhân vật Phải chăng chinh từ cái tên đã bộc lộ thêm bản chất đầy dục vọng bản năng trong nhân vật của mình

Không những thế, con người bản năng còn được thể hiện ở cả những con người có vị thế trong xã hội như nhà văn hóa lớn được mọi người biết đến là một vị giáo sư có tiếng về văn hóa Thế mà vị giáo sư đáng kính này lại đi đái bậy ở tượng đài để thỏa mãn cho nhu cầu sinh lí của mình Và chính lúc này bản năng đã chiến thắng những cái gọi là văn hóa, văn minh Bộ mặt của xã hội đương thời được Hồ Anh Thái tái hiện qua những người ở mọi tầng lớp khác nhau

Tác giả đã đứng ở nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn con người dưới góc

độ bản năng Có những hồi ức về bà mẹ với những lần đò… “Mẹ của chị

Người đàn bà nay tuổi năm mươi tám nhưng mãi mãi có một trái tim thiếu nữ…Mới cầm tay đôi ba ngày, anh nghiên cứu viên đã bị cô nàng lôi vào phòng thư viện … Anh bốc một quyển sách trên giá, một cử chỉ cho phải phép trong cơn lúng túng, thì đã bị cô nàng đè ghì vào giá sách Cô hoang dã chẳng cần đến những hành vi rườm rà cho phải phép…” [28, tr.15] Và cứ

Trang 32

gái, “con bé phải chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông của mẹ” [28, tr.17]

Bà mẹ quả là mẫu người ham hố nhục dục đến mức vô độ và vô sỉ “Về làm

gì, ở lại đây ngủ cho vui”- đó là câu nói được bà mẹ lặp đi lặp lại với từng đối

tác mới trong thú vui xác thịt triền miên vô tận Cũng có thể coi đó như một

dấu hiệu cá biệt hoá nhân vật, giống câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ

Cố Hồng trong văn Vũ Trọng Phụng Nhẹ dạ, nông nổi, nhiều lầm lạc, con thiêu thân trong lò lửa đam mê - không ít lần tác giả làm người đọc ngỡ tưởng như vậy về nhân vật Bà mẹ - nhưng tất cả ấn tượng ấy phải được xét lại trước

một thực tế thế này: “Năm lần lấy chồng, năm lần li dị, mỗi lần li dị được một

cái nhà Chồng đầu tiên được một cái nhà để xe Chồng thứ hai được chia đôi căn phòng 26m2 Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng hai Chồng thứ tư được 9m2 phố cổ Chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao”[28, tr.16] Việc nâng dần cấp độ đền bù sau mỗi lần li hôn

như vậy là một cách phóng đại cho cái tham của Bà mẹ Để rồi, người đọc

không khỏi bật cười trước sự tổng kết của cô con gái: “Mẹ ngửi thấy mùi đàn

ông và mùi đất đều chén được”[28, tr.16]

Trong SBC là săn bắt chuột, con người bản năng được hiện hữu qua một

cô Báo bản năng nông nổi phù phiếm, “gặp ai cũng rủ lên giường làm thơ”, một Đại gia lần đầu gặp “gái nào cũng giằn ra ngay” không cầm lòng được, cho đến một ông Giáo sư “hễ có nữ sinh nào đến nhà là đều kết thúc trên

chiếc giường hướng dẫn luận văn”

Trang 33

Bản năng tính dục của cô Báo có cái vẻ hồn nhiên hoang dại của một con cái không hề bị xã hội người ràng buộc.Giữa một đám đàn ông chủ trương

“bông hoa này là của chung”, ta bỗng thấy xót xa và lo lắng cho cô, “một con

bé mãi mãi không trưởng thành” Còn Đại gia, phất lên một cái là tìm cách

thỏa mãn dục vọng của mình theo kiểu đại gia, cất công lập kế hoạch tỉ mỉ thu xếp êm xuôi mấy cô bồ nhí sống cùng khu nhà với mình mà chẳng ai biết ai Bản năng con người dường như là một con dao hai lưỡi, có lúc nó đem lại cho con người những điều may mắn, hạnh phúc nhưng cũng có lúc chính con dao đó lại giết chết họ

Trong Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã xây dựng nên

kiểu nhân vật đại diện cho bản năng thú tính Cuộc sống thừa thãi vật chất cộng với sự cưng chiều của gia đình đã làm cho những nhân vật này tha hóa, biến chất thành những kẻ ăn chơi sa đọa, sống ích kỉ, buông thả và độc ác, mất hết tính người

Hồ Anh Thái đã đem đến cho ta một triết lý về cuộc sống vô cùng quý giá Những cái gì không phải của ta thì đừng cố níu giữ mà hãy nắm bắt những gì ta đang có Như thế, chúng ta mới cảm thấy hạnh phúc và cuộc sống quanh ta luôn tràn đầy yêu thương Hãy truyền sự ấm áp của tình thương đến những số phận không được may mắn trong xã hội này, đừng để những dục vọng cá nhân làm mù lòa, làm băng họa đi những giá trị đạo đức của ngàn xưa

Trang 34

những con người hoàn thiện, bởi nó là một đứa bé tàn tật, hai chân của nó dính vào nhau Cuộc sống của nó hay nói đúng hơn là thế giới của thằng bé ở ngay bên trong khung cửa sổ tầng hai của ngôi nhà Và sự liên hệ duy nhất của nó với thế giới bên ngoài là qua chiếc loa điện ngay gần miệng cùng với một chiếc điều khiển từ xa Chỉ có thế thôi, những thứ đó không thể giúp nó

thoát khỏi sự cô đơn, lạc lõng này… “Không có ai đứng bên trong mở cửa

Đây là hai cánh cổng từ tính Thằng bé đang thò tay qua khung cửa sổ tầng hai chĩa một cái điều khiển từ xa về phía cánh cổng”[28, tr.79] Giờ đây cánh

cổng như một bức tường thành đồ sộ ngăn cách nó với thế giới bên ngoài biết bao điều mới lạ, lý thú, hấp dẫn mà nó chưa một lần được nếm trải, thậm chí chưa được sờ tới Sự hồn nhiên, tinh nghịch của một đứa bé bảy tuổi không còn nữa, thay vào đó dường như là sự già cỗi, buồn bã Chính vì thế, thằng bé trở nên lạc lõng, xa lạ, không có ai bầu bạn, cũng chẳng có ai vui đùa hay là chia sẻ những niềm vui cùng nó Tất cả như quay mặt lại, chẳng có ai nhớ đến

sự có mặt của nó, ngay cả người cha – nguồn vui duy nhất, người tưởng chừng có thể thấu hiểu, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nó lại chỉ chăm chú vào công việc mà không hề để ý đến một con người bé nhỏ đang dần dần bị

sự lạc loài, cô đơn gặm nhấm Và rồi một nguồn sáng tia hi vọng cuối cùng sẽ mang lại cho nó hơi ấm, xua tan đi sự mặc cảm, lạnh lẽo trong sinh linh vốn

đã thiếu ánh sáng của tình thương từ lâu lắm rồi… “Ngay lập tức cô có linh

cảm mình thuộc về căn nhà này Thuộc về nó từ rất lâu rồi Bấy lâu nay cô đi lạc sang nhà khác, nay mới tìm được đường trở về…”[28, tr.79] Và thế là

ngay từ lần gặp định mệnh đó, cô đã kể chuyện cho nó nghe… “Chuyện phiêu

lưu của chính cô Một sự pha trộn của truyện cổ tích thế giới, những truyện

cổ Grim, truyện Anđécxen…”[28, tr.79] Có vẻ những câu chuyện cổ tích đã

phần nào làm vơi đi cảm giác lạc loài, cô đơn trong thằng bé Phải chăng nó nghĩ đó là thế giới dành riêng cho nó, cho một con người bị xã hội đào thải và

Trang 35

lãng quên… “Thằng bé đã mủi lòng suýt khóc khi nghe đến chuyện bà mẹ

đánh máy cứ bỏ đi…Nhưng rồi những màng nước mắt long lanh trong mắt nó khô dần….”[28, tr.80] Phải chăng nó đã quen với việc giấu nước mắt vào

trong, giấu đi nỗi buồn vào tận đáy lòng, nơi mà không một ai có thể nhìn thấy được Sự chịu đựng đã lớn dần lên và trở thành một sức mạnh hay nói

đúng hơn là một giải pháp giúp nó vượt qua mỗi khi nó đau buồn nhất… “Nó

chưa bao giờ nghe một câu chuyện như thế này Nhưng nhiều chuyện trong

đó lại rất quen…”[28, tr.80] Đến đây, ta thấy rằng thằng bé và chị đã có một

sự đồng cảm nào đó Và rồi sự đồng cảm đã giúp cho thằng bé có đủ dũng khí

để bộc bạch những nỗi lòng thầm kín mà trước đây, nó chưa bao giờ tâm sự cùng ai Thế mà bây giờ, nó lại tâm sự với người lần đầu tiên gặp mặt Dường

như có một sợi dây vô hình đang dần gắn kết hai con người này lại… “Nó bảo

nó là một con cá đi lạc Một lần mấy đứa bạn cá rủ nhau đi chơi rồi lạc đường…Thấy con cá đẹp quá, bà ta không nghĩ đến việc mang về nuôi trong

bể cá vàng mà chỉ muốn ăn ngay Bà ta ăn thật Cầm con cá bỏ vào mồm ực một cái Con cá bị nuốt chửng vào trong bụng người đàn bà Tối ơi là tối Nó mới đập cửa thình thịch đòi ra Không ít nhất cũng bật đèn lên chứ…”[28,

tr.80] Đây phải chăng là thế giới hiện tại mà nó muốn kể cho chị nghe Một thế giới không hề đẹp chút nào, nó như bi kìm hãm trong một khoảng không gian mờ mịt, tối tăm, không có ánh sáng, một nơi xa lạ với nó Nó cố gắng thoát ra nhưng không tài nào ra được, không có ai giúp nó, cầu cứu giờ đây chỉ là sự vô vọng Dường như có một thế lực siêu nhiên nào đó đang cố níu giữ nó, không muốn cho nó quay về với thế giới thực vốn có của mình

Câu chuyện của thằng bé đơn giản vì thằng bé chưa biết bịa nhiều Nhưng không vì thế mà câu chuyện kém phần lý thú mà ngược lại là một sự xúc động, đồng cảm cho những con người không được may mắn trong cuộc đời…Cho đến đây một sự kinh ngạc tột cùng đã làm cho chị phải rùng mình

Trang 36

nhưng đồng thời cũng là sự thương cảm… “Nhưng cô không thể hình dung

được thằng bé lại là một con cá Cho đến khi nó bỏ tấm khăn phủ ngang hông trở xuống ra Đúng là một con cá Đôi chân của nó dính làm một từ trên xuống đến tận mắt cá Chỉ có hai bàn chân là tách rời Hai chân là một…”

[28, tr.80] Với hình thù kì quái như vậy, nên thằng Cá là cái tên gắn liền với

nó từ khi sinh ra

Và thế giới trước mặt người đọc bỗng đổi thay, mơ màng, lãng mạn và

đa cảm, như chính thế giới tuổi thơ trong trẻo đến mủi lòng

Có lẽ đây là câu chuyện đậm màu sắc cổ tích nhất trong tác phẩm Mọi chuyện như được sắp đặt một cách tình cờ, cuộc gặp gỡ của cô tiên kể chuyện

cổ tích và người cá, mối tình chưa biết mặt đã yêu của cô tiên và bố của người

cá … Sự tình cờ đưa đẩy để họ trở thành những mảnh ghép nối của một gia đình nhỏ Bao bọc trong không khí của câu chuyện là sự sáng trong của tâm hồn người cá, sự yêu thương của người đàn bà và người đàn ông Nhưng cái kết của câu chuyện cổ thời hiện đại ấy là không có màu sắc thần tiên Cuối cùng, người cá chết vì kiệt sức sau một thời gian dài ngâm mình trong bể bơi Người cá lại không hề biết bơi và chết vì nước Đó là một nghịch lí đau xót của cuộc sống hiện đại Người mẹ kế yêu thương của người cá lại quên bẵng đứa con của mình vì đắm chìm với mối tình cũ Người bố yêu thương nó thì mải miết cùng chuyến công tác và thậm chí còn không ở bên cạnh nó trong những giây phút cuối cùng Gia đình yêu thương tan biến Những thanh âm trong trẻo, hạnh phúc nhất trong tác phẩm cuối cùng đã đứt vỡ Đến những

phút cuối đời, người cá vẫn… “đòi nghe chuyện kể, thằng Cá thỉnh thoảng lại

hỏi xem con chó có đến không? ”[28, tr.89] Nó vẫn mơ hồ về sự thật của

cuộc sống bởi luôn được bao bọc bởi những câu chuyện cổ tích

Người Cá như một thanh âm lạc lõng trong chuỗi bản nhạc xô bồ Cuộc sống đầy những toan tính bon chen, những điều giả trá không thể dung nạp

Trang 37

được một tâm hồn quá đỗi trong trẻo và mù loà về cuộc sống như thế Cái chết của nó như là một qui luật đào thải nghiệt ngã của hiện thực cuộc sống Cái chết của Người Cá phần nào đó giống với cái chết của nhân vật đứa trẻ 2

tuổi trong Cõi người rung chuông tận thế hay sự ra đi của bé Hon trong

Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) Những nhân vật ấy đều ra đi khi chỉ mới là những

đứa trẻ Dường như sự sáng trong, thánh thiện đến mù mờ về cuộc sống không thể tồn tại trong xã hội đầy những biến động đổi thay, đầy những toan tính vụ lợi này Sự ra đi hiểu theo một cách khác thì có ý nghĩa như là sự bảo tồn của cái đẹp Tâm hồn sáng trong ngây thơ của Người Cá sẽ vĩnh tồn trong lòng người đọc

Trong Cõi người rung chuông tận thế, người đàn bà mà Đông gặp trên

hòn cù lao cũng bị lãng quên và lạc loài trong xã hội của loài người

“Gương mặt người đàn bà không đẹp, nhưng cũng không thể gọi là xấu

Nó chỉ không đẹp ở vẻ héo hắt vì bị lãng quên Thêm một chút lầm lì như không tin người Nói thế cũng không đúng, lầm lì mà chị vẫn rả rích chuyện trò cho tới khuya, không tin người mà chị dám kể rằng chỉ có một mình trên hòn cù lao này” [27, tr.52]

“Người cha hy sinh như là một người dân chài được hợp tác xã điều động đi đánh cá và bỏ mạng ngoài khơi Chẳng được một tấm bằng ghi công Chẳng được một sự đãi ngộ nào Khi cha hy sinh thì đứa con gái mới bắt đầu cắp sách đi học Học cũng bữa đực bữa cái, chữ được chữ mất, học đến năm lớp bảy thì phải nghỉ luôn vì mẹ mất Làng chài long đong, người ta chẳng còn tâm trí đâu để nhớ tới quyền lợi cho một đứa con gái mười bốn tuổi Thế

là cô bé một mình một thuyền chèo đi tìm cái hòn cù lao mà người cha đã đổ máu vì nó Cô bé thắp hương khấn thầm vong hồn bố phù hộ Cô phát quang vùng đất để trồng cây ăn quả Bây giờ cô đã có một vườn nhãn và một đàn dê hai chục con Trên hòn cù lao này cô là chủ Trên con tàu này cô là thuyền

Trang 38

2.3 Nhân vật tha hóa

Tha hóa là việc xuyên tạc bản chất, làm cho nó “xa lạ” với chính nó,

“nó không còn là nó”, đánh mất đi giá trị cốt lõi trong quá trình vận động phát triển của sự vật – hiện tượng với tư cách là chính nó, làm cho nó thoái triển (theo hệ quy chiếu vốn có của nó) và có xu hướng chống lại chính nó trước đây, đi ngược lại quy luật vận động phát triển thông thường

Ở Việt Nam, tha hóa thường được dùng để chỉ những gì thuộc về con người và các hoạt động của con người, liên quan đến chủ thể con người, theo

hướng không tốt đẹp Chủ thể con người có thể bị tha hóa hoặc tự tha hóa

Quá trình tha hóa bị xem là xu hướng tội lỗi, thậm chí đáng bị khinh bỉ và nguyền rủa Tha hóa là suy thoái, là xấu đi, là tội lỗi, có nghĩa rõ nhất là sự xuống cấp về đạo đức

Trong các tác phẩm của mình, Hồ Anh Thái cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng con người tha hóa trong xã hội hiện đại Trong tiểu

thuyết của anh, sự tha hóa cũng đồng nghĩa với cái ác

Có một cặp nhân vật nghịch dị không thể không nói đến trong Mười lẻ

một đêm, đó là giáo sư Một tên Xí, giáo sư Hai tên Khoả Ông Khoả vốn là

chồng thứ năm của nhân vật Bà mẹ Ông khác đời ở cái bệnh cười vô tiền

khoáng hậu: “Chỉ định bật lên một tiếng cười thôi thì cứ thế mà cười mãi

Không sao hãm lại được Hơ hơ hơ hơ Mãi Chập dây thần kinh cười” [28,

tr.25] Không có thuốc chữa tận gốc căn bệnh ấy, chỉ có một giải pháp tình

thế: “Hễ bật lên tràng cười không tắt được thì chỉ việc tát cho chàng một cái

Đứt luôn” [28, tr.25] Từ cái bệnh cười ấy của ông mà tác giả cho chúng ta

Trang 39

một "xen" hài kịch đáng xem: “ông Khoả hướng dẫn luận văn cho nữ sinh

viên, đến lúc ra về, sinh viên khẩn khoản xin lại thầy cái chân Thầy bật cười khan Cười khan tức là chỉ cười một tiếng Chết dở, nãy giờ thầy cho em về

mà thầy vẫn giữ đùi em Thầy cười khan, nhưng bệnh cười vượt quá quy định, bắt đầu nhân ra thành chuỗi cười bất tận Cô sinh viên hoảng quá Chẳng biết ứng phó thế nào Cũng không dám rút chân ra khỏi tay thầy Đúng lúc nàng (tức Bà mẹ) về Nàng chồm lên tát vào mặt chồng một cái Tịt Nàng hất chân con kia ra khỏi tay chồng Dứt” [28, tr.26] Hoạt cảnh này bóc lộ cái

dâm, sự bất lực, sự tha hóa và cả cái quái đản của nhân vật, chính vì thế mà người ta phải bật cười Từ hình ảnh một ông giáo sư già, tay nắm chân một người con gái trẻ, miệng cười không dứt, người đọc có quyền liên tưởng tới

hình ảnh “một con đười ươi tay giữ ống tre, nhìn về phía mặt trời cười sằng

sặc, như dân gian thường kể, không nhỉ?”

Đó là ông giáo sư Hai, còn người tạo nên với ông hình ảnh cặp bài trùng, ông giáo sư Một, thì sao? Ngay từ đầu tác giả đã giới thiệu với chúng ta rằng ông là một nhà văn hoá lớn, là người duy nhất trong đám giáo sư tiến sĩ có thể

sử dụng tiếng Anh để giảng dạy Nhưng ngay sau đó, ông đã bị "lật tẩy" bằng chính những hành vi cực kỳ đối nghịch với các chuẩn mực văn hoá hiện hành

Dù không phải là đại biểu được mời tham luận trong một hội nghị quốc tế, ông vẫn "vô tư" phát biểu quá thời lượng cho phép, khiến cho cả chủ và khách đều lâm vào tình thế khó xử, mọi thứ rối tung như canh hẹ Ông ăn uống trong bữa tiệc chiêu đãi sau hội thảo như trong chốn không người, đúng hơn, như một anh mõ trong xó bếp bần hàn của mình Và đặc biệt là việc ông "tè bậy" vào chân nhóm tượng đài công nông binh - một công trình văn hoá - đều đều ngày hai lần, và bao giờ cũng khoan khoái, thoả mãn! Nhà văn hoá tiểu tiện vào công trình văn hoá, sự tương phản giữa cái "nó phải là" và cái "nó thực sự là" chính là một tình huống kiểu mẫu để bộc lộ cái hài Chỉ có điều, cái "nó

Trang 40

thực sự là" ở ông giáo sư Một, nhà văn hoá lớn, đã vượt ngưỡng phản văn hoá Khai thác triệt để sự vượt ngưỡng này qua các hành vi ăn uống, tiêu hoá - vốn liên quan đến phần dưới cơ thể, phần được coi là thô, nặng, đục, uế tạp - của nhân vật, tác giả đã cho ta một hình ảnh đầy chất nghịch dị!

Để bắt nhập với sự phát triển của xã hội mà họ trở nên tha hóa mất đi những phẩm chất vốn có của mình Và rồi từ đó họ dần dần hiện lên với sự tham lam, bỉ ổi, đồi bại.Không nói đâu xa người chồng mà chị gắn bó cả cuộc đời lại là một trong những con người như thế Chính ông đã làm chi vô cùng

ngạc nhiên và thất vọng… “Đúng là chỉ còn hai vợ chồng giữ đống ngổn

ngang Ông Víp lại con lúi húi mở ngay cái hộp đầu karaôkê Ông thắc mắc, sao bọn này chỉ biếu có mỗi cái đầu karaôkê nhỉ? Ông thích hát karaôkê, thằng Cá cũng thích Nhà có hẳn một phòng cách âm thiết kế để hát karaôkê tại gia… Lạ nhỉ, ông Víp lẩm bẩm, bọn này cho gì chỉ cho mỗi cái đầu? Nói thế một lát, ông gọi điện ngay A lô cảm ơn các cậu gửi tặng cái đầu karaôkê, nhưng mà sao không thấy bộ giàn nhỉ, hay là để lẫn vào đâu đó, mình tìm trong đống này chưa thấy? Ông quay ra cười với chị Chúng nó xin lỗi bỏ sót cái giàn, mai nó đưa đến em có nhà thì nhận nhé Có đời nào cho cái dây bò

mà quên cho con bò Cái đầu karaoke khoảng năm triệu, nhưng bộ giàn nữa tổng cộng ba chục triệu Đời bảo được voi thì đòi Hai Bà Trưng” [28, tr.54]

Chỉ qua câu nói của ông ta thấy được bản chất tham lam vô lối của ông Qủa đúng như vậy, thời buổi kinh tế thị trường đã làm hủ hóa đi những gia phong, những nề nếp vốn có từ lâu của dân tộc ta Họ bất chấp tất cả cho lợi ích của mình và chỉ có cá nhân mình mà thôi Ông Víp chính là một minh chứng cho kiểu con người tha hóa, con người tiêu biểu cho xã hội lúc bấy giờ Ngay cả

đối với chị, ngay từ khi lấy ông Víp thì “Một điều không thể từ chối là công

danh của riêng chị Lấy ông Víp được năm năm rồi đương công danh của chị trở thành đường cao tốc Chị bảo vệ xong luận án tiến sĩ… Chị được đề bạt

Ngày đăng: 17/12/2015, 06:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w