1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn bão vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn

93 2,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 518 KB

Nội dung

Bão Vũ xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam vào đầu thậpniên 90 của thế kỷ XX, không gây xôn xao dư luận như Nguyễn HuyThiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ,… nhưng được xem là một

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -

LƯƠNG THỊ HIỀN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG

TRUYỆN NGẮN BÃO VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học

Vinh – 2011

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Con người bao giờ cũng là vấn đề trung tâm của văn học trongmọi thời đại, là đối tượng miêu tả và là tâm điểm của mọi tác phẩm vănhọc Sở dĩ như thế vì con người là kết tinh những giá trị về văn hoá, nhâncách, tư tưởng, cá tính Con người ở ngoài đời đi vào tác phẩm văn học trởthành nhân vật văn học Nhân vật văn học có vai trò quan trọng, là hìnhthức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng, làphương tiện giúp nhà văn bộc lộ quan niệm của mình về cuộc sống Mỗithời đại có một quan niệm khác nhau về con người, vì thế hệ thống nhânvật cũng khác nhau Nhà thơ Đức J Bêsê đã nói “nền văn học mới bao giờcũng ra đời cùng lúc với con người mới”

1.2 Bão Vũ xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam vào đầu thậpniên 90 của thế kỷ XX, không gây xôn xao dư luận như Nguyễn HuyThiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ,… nhưng được xem là mộthiện tượng văn học, một cây bút có nhiều triển vọng xuất sắc, đạt giải

thưởng Báo Người Hà Nội, giải thưởng văn nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm,

nhiều truyện ngắn được nhà xuất bản Hội nhà văn tuyển chọn trong nhữngtruyện ngắn hay nhất của tháng, của năm, được hãng phim truyền hình ViệtNam dựng thành phim,… Năm 1999, Bão Vũ được kết nạp vào Hội Nhàvăn Việt Nam

1.3 Bão Vũ có viết tiểu thuyết, tuy nhiên ông có sở trường hơn ởthể loại truyện ngắn, đây là thể loại ông viết rất khoái hoạt, thườngxuyên và dành được sự quan tâm của độc giả Truyện ngắn đưa ông đếnvới duyên nghiệp văn chương, là thể loại giúp ông phản ánh nhiều vấn

đề bức thiết của cuộc sống, một thể loại giúp ông thoả sức sáng tạo nhânvật từ muôn vàn mảnh hiện thực của cuộc sống mà ông gọi đó là “biểnđời luôn biến động”

Trang 3

1.4 Mặc dù vậy, gần như chưa có công trình nào tiếp cận truyệnngắn Bão Vũ một cách toàn diện và có hệ thống, đặc biệt ở phương diệnthế giới nhân vật Có thể nói đây là một khoảng đất trống cần được khaiphá Bởi vậy, chúng tôi chọn thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũlàm đề tài nghiên cứu Hi vọng sau khi khảo sát thế giới nhân vật trongtruyện ngắn Bão Vũ, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn quan niệm nghệ thuật vềcon người của nhà văn và những đóng góp của ông về phương diện nghệthuật xây dựng nhân vật.

2 Lịch sử vấn đề

Vấn đề truyện ngắn Bão Vũ nói chung, thế giới nhân vật nói riêngtrong truyện ngắn của ông nói riêng chưa được quan tâm đánh giá đúngmức Hiện tại mới chỉ có một số bài báo, bài phỏng vấn đề cập đến truyệnngắn Bão Vũ :

2.1 Bài viết “Bão Vũ và cuộc trình làng muộn” của tác giả Bến Văn trên www.Vietnam.vn giới thiệu Bão Vũ : “Xuất hiện vào thập kỉ cuối cùng

của thế kỉ XX, Bão Vũ đã ngay lập tức chiếm được cảm tình của bạn viết

và bạn đọc cả nước với một loạt truyện ngắn liên tiếp được giới thiệu trên

báo Văn nghệ, liên tiếp dành được giải cao nhất trong các cuộc thi về thể

loại này, liên tiếp được xếp vào topten truyện ngắn hay trong các tuyển tậpcủa nhà xuất bản Và trong mươi mười lăm năm trở lại đây, anh liên tiếp

cho xuất bản gần mười đầu sách trong đó có tập Mây núi Thái Hàng giành

giải thưởng Hội nhà văn năm 2000 và được đề cử giải thưởng văn học

ASEAN Một số truyện của Bão Vũ được dịch ra tiếng anh như Vết thương

trong không gian, Đào nương và có đến gần chục truyện dựng thành phim

khiến tên tuổi anh nổi như cồn, trở thành một hiện tượng văn học thời mởcửa” [50, 1]

Đây là bài viết công phu, tác giả có nhiều tìm tòi về Bão Vũ, còn tròtruyện với nhà văn để hiểu hơn về tâm sự của ông Tuy nhiên bài viết mớichỉ dừng lại ở việc giới thiệu về truyện ngắn hay của Bão Vũ, những thành

Trang 4

công của nhà văn gặt hái được khi trình làng văn, chứ chưa đi sâu vàonhững đặc điểm nội dung và nghệ thuật truyện ngắn, đặc biệt là thế giớinhân vật của ông.

Ngoài ra, tác giả còn dẫn lời nhận xét của Hội Nhà văn trên Website

về Bão Vũ: “Tác phẩm của Bão Vũ có cái biến hoá của một người từng trảiqua lắm cung bậc đời thường mà tâm hồn có khát vọng thẩm mĩ, có cái lịchlãm của người sống nhiều, sống kĩ và nhất là có niềm trân trọng cuộc sống

vì ông chỉ chia sẻ với bạn đọc những điều thú vị với giọng văn ánh lênniềm sang trọng ngay cả khi tác giả kể về những kẻ bụi đời hay những

cảnh huống dưới đáy” [50, 4] Tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra rằng Hội Nhà

văn mới dừng lại ở việc giới thiệu tác phẩm Bão Vũ ở một số nét chungnhất như giọng văn, đề tài, vv… chứ chưa đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vậttrong tác phẩm của ông với những biểu hiện về phẩm chất, tính cách,…

2.2 Bài viết “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam

đương đại” của Thái Phan Vàng Anh, http://vnthuquan.net/tuyen/tacpham/csps

khai thác ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi Việt Nam đương đại Tác giảcho rằng ngôn ngữ Bão Vũ mang tính hiện đại nhưng chưa tìm hiểu ngônngữ thể hiện nhân vật, miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũ

2.3 Khoá luận tốt nghiệp đại học Đặc điểm truyện ngắn Bão Vũ sau

năm 1986 của tác giả Nguyễn Thị Phương tìm hiểu những đặc điểm chung

nhất của truyên ngắn Bão Vũ về cả nội dung và nghệ thuật Vì phạm vinhiên cứu của đề tài là khá rộng nên tác giả chưa đi vào bề sâu Tác giảcũng mới giới thiệu qua về nhân vật người phụ nữ, kiến trúc sư, trẻ emtrong truyện ngắn Bão Vũ

Ngoài ra còn có bài viết “Bão Vũ - Duyên nghiệp văn chương và tác

phẩm” của tác giả Vũ Quốc Văn trên www.Vietnam.vn nói về niềm say mê

văn chương của Bão Vũ, bài phỏng vấn, trao đổi của nhà văn Bão Vũ vớiphóng viên Vũ Thị Huyền, với báo thể thao văn hoá, với tạp chí truyền

hình - Đài truyền hình Việt Nam, với báo Văn nghệ,… Thông qua các cuộc

Trang 5

trao đổi, nhà văn đã bộc lộ những quan niệm của mình về văn chương,nghệ thuật.

Tóm lại, những ý kiến đánh giá về Bão Vũ chưa nhiều, và dường nhưchưa có một công trình dài hơi, hệ thống đánh giá cụ thể về thế giới nhânvật của ông Đề tài thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũ của chúngtôi mong muốn thể hiện một cách nhìn về truyện ngắn Bão Vũ ở phươngdiện thế giới nhân vật

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thế giới nhân vật trong truyệnngắn Bão Vũ

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Bão Vũ không chỉ sáng tác truyện ngắn mà còn sáng tác tiểu thuyết

với các tác phẩm : Vĩnh biệt vườn địa đàng, Trận lụt, Bài hát cỏ vi,…; truyện vừa với các tác phẩm: Bản di chúc sống, Vườn thuốc, Thị trấn Mỵ

Giang, Đảo khổ qua,…; truyện dài với tác phẩm Hành Phương Nam.

Nhưng trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểunghiên cứu những loại hình nhân vật được tác giả thể hiện trong truyệnngắn của ông Cụ thể là :

- Chúng tôi khảo sát thế giới nhân vật Bão Vũ chủ yếu qua hai tập

truyện ngắn: Cánh đồng mơ mộng (Nxb Hải Phòng - 1998), Biển nổi giận

(Nxb Hải Phòng - 1998)

- Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số truyện ngắn của ôngđược đăng trên các tờ báo, tạp chí, mạng Internet…

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến thực hiện những nhiệm vụ sau :

- Tìm hiểu những đóng góp của Bão Vũ trong bức tranh truyện ngắnViệt Nam sau 1986

- Tìm hiểu những loại hình nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Bão Vũ

Trang 6

- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũ.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài này, chúng tôi áp dụng các phương pháp chính

như sau :

- Phương pháp lịch sử - xã hội

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, nội dung của

luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Truyện ngắn Bão Vũ trong bức tranh truyện ngắn Việt

Trang 7

Chương 1 TRUYỆN NGẮN BÃO VŨ TRONG BỨC TRANH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986

1.1 Bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986

1.1.1 Vài nét về thể loại truyện ngắn

Hiện nay có rất nhiều quan niệm về truyện ngắn Nguyễn Kiên phátbiểu: “Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trường hợp… Trong quan hệgiữa con người và đời sống, có những khoảnh khắc nào đó, một mối quan

hệ nào đó được bộc lộ Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường hợp ấy.Trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng, có khi là một trạng tháitâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài, chậm rãi trong nhiều ngày.Nhưng nhìn chung thì vẫn có thể gọi là một trường hợp” [14, 11] CònNguyễn Công Hoan thì quan niệm: “Truyện ngắn và truyện dài phải khácnhau ở tính chất Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề đượcxây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ bằng thái độ với cách đặt câudùng tiếng có cân nhắc Muốn truyện ấy là truyện ngắn chỉ nên lấy mộttrong từng ấy ý làm ý chính, làm chủ đề cho truyện… Những chi tiết trong

truyện chỉ xoay quanh chủ đề ấy” [14, 11] Nguyên Ngọc cho rằng “không

nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó Truyệnngắn vốn nhiều vẻ Cốt truyện viết về cả một đời người lại có truyện chỉ

ghi lại một vài giây phút thoáng qua” [14, 11]

Định nghĩa của sách Từ điển thuật ngữ văn học có lẽ khái quát được

tất cả những quan niệm nói trên: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ cónội dung bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống như đời tư, thế sựhay sử thi nhưng cái độc đáo là nó ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếpthu liền một mạch nhưng cái độc đáo là nó ngắn” [16,170] Và “nếu mỗinhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là mộtmảnh nhỏ của thế giới ấy” [16, 171]

Trang 8

Mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyệnngắn với các thể loại khác Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rấtngắn nhưng thực chất là truyện dài viết ngắn lại Truyện ngắn Thời trungđại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa Các hình thức truyện kể dângian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại lại càng không phải làtruyện ngắn.

Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộcđời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại Cho nêntruyện ngắn đích thực xuất hiện rất muộn trong lịch sử văn học

Nếu tiểu thuyết chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn vàtoàn vẹn của nó thì truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ mộthiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đờisống tâm hồn của con người Truyện ngắn thường ít sự kiện, ít nhân vậtphức tạp Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhânvật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Truyện ngắnkhông nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiềumặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường

là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạngthái tồn tại của con người

Không gian, thời gian diễn ra cốt truyện của truyện ngắn rất hạn chế,chức năng của nó là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tìnhngười Kết cấu của truyện ngắn không chia làm nhiều tầng, nhiều tuyến màđược xây dựng theo nguyên tắc liên tưởng hoặc tương phản Bút pháptường thuật chủ yếu của truyện ngắn thường là chấm phá Chi tiết trongtruyện ngắn thường cô đọng, có dung lượng lớn với lối hành văn mangnhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết

Truyện ngắn hiện đại có những ưu thế riêng so với những thể loạikhác M.Bakhtin chỉ rõ: “Mỗi thể loại thể hiện một thái độ thẩm mỹ đốivới hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con

Trang 9

người Truyện ngắn là một thể loại như thế, đặc biệt là trong xã hội hiệnđại Vì thế nó thu hút được sự quan tâm của người sáng tác, nghiên cứu,người đọc” [14, 13] Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàngngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với báo chí nên nó có tác dụng,ảnh hưởng kịp thời trong đời sống Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước

ta đạt được đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo chủ yếu bằng những truyệnngắn xuất sắc của mình

1.1.2 Bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986

1.1.2.1 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1986 và nhu cầu đổi mới văn học

Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giảiphóng, tổ quốc thống nhất, cả dân tộc bước vào thời kì xây dựng lại đấtnước và đi lên chủ nghĩa xã hội Thời cơ và thuận lợi để đưa đất nước đilên đã đến, nhưng thách thức và khó khăn thì rất nhiều Hậu quả nặng nềcủa hai cuộc chiến tranh ác liệt và dài lâu vào bậc nhất trong lịch sử dân tộcvẫn chưa khắc phục được hết Bên cạnh đó chúng ta còn bị rơi vào tìnhthế khó khăn gấp bội do chính sách cô lập, cấm vận Việt Nam của các thếlực đế quốc thù địch, sự tan rã của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới,

sự sụp đổ của liên bang Xô viết Thêm vào đó còn là những chủ trương,chính sách kinh tế - xã hội nặng về duy ý chí, chủ quan, nóng vội,… Tất

cả những điều đó đã đẩy đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hộingày càng nặng nề nửa đầu những năm 80 và hết sức trầm trọng ở giữathập kỉ đó

Nhưng sức sống bền bỉ và mạnh mẽ của một dân tộc đã có lịch sửmấy nghìn năm dựng nước và giữ nước lại một lần nữa được thể hiện đểđưa đất nước thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đại hội Đảng lần thứ VI(1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước Đường lối này đã trở thànhcương lĩnh và con đường đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và bướcvào thời kì phát triển mới

Trang 10

Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đáng chú ý là cuộc gặp gỡ traođổi thẳng thắn, dân chủ giữa tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 vănnghệ sĩ đại diện cho các ngành nghệ thuật ngày 6, 7 tháng 10 năm 1987.Bên cạnh đó là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Namđưa ra chủ trương phát huy khả năng sáng tạo đưa văn học nghệ thuật vàvăn hoá phát triển lên một bước

Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã thổi một luồng gió mới vàođời sống văn học nước nhà, mở ra thời kì mới của văn học trên tinh thầnđổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật, tự do sáng tạo phải đi đôi với tự

do phê bình và không nhất thiết “cứ viết một câu trung thì phải viết mộtcâu nịnh”, “tự ép khuôn khổ chiều ngang lại cho khỏi kềnh càng, tự bạtchiều cao cho thấp đi để khỏi chạm trần” Nhà văn được trở lại công việcviết với ý nghĩa đích thực nhất, được làm điều mình muốn, viết điều mìnhnghĩ

Văn học Việt Nam trong ba mươi năm từ 1945 đến 1975 đã làm tròn

sứ mệnh cao cả của một nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu,

vì tổ quốc, vì nhân dân Về đặc điểm loại hình, đó là nền văn học theokhuynh hướng sử thi, được thể hiện trong sự thống nhất trên quan điểm sửthi của cảm hứng, đề tài và chủ đề, thế giới nhân vật cho đến kết cấu, giọngđiệu Nền văn học sử thi của ba mươi năm ấy là một giai đoạn có tính đặcthù, có những đóng góp riêng cho tiến trình văn học dân tộc Quá trình của

nó còn tiếp tục chi phối nền văn học ở cuối thập kỉ 70 và cả nửa đầu nhữngnăm 80 của thế kỉ XX

Sau năm 1975, sự chuyển biến của đời sống xã hội, văn hoá, tư tưởng

đã dẫn đến sự đổi thay trong nhu cầu và quan niệm thẩm mĩ, đòi hỏi vănhọc phải đổi mới Trong chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, sứcmạnh của tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng đã được phát huy cao độ.Cuộc sống cá nhân và riêng tư của mỗi con người phải thu hẹp đến mức tốithiểu, nhường chỗ cho đời sống chung của tập thể, dân tộc Con người

Trang 11

được nhìn nhận, đánh giá trước hết ở tư cách công dân, con người của nhândân, của dân tộc, của cách mạng Đó là thời kì, theo cách nói của Chế LanViên “những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt, nụcười tiễn đưa con nghìn bà mẹ như nhau” Nay hoà bình trở lại, con ngườitrở về cuộc sống đời thường phồn tạp, muôn vẻ, tốt xấu lẫn lộn, rồngphượng - rắn rết, trắng - đen, bi - hài,… Chiến tranh náo động ồn ào mà lại

có cái yên tĩnh của nó Còn hoà bình dù tiếng súng đã lặng yên nhưngnhững va đập về quyền lợi lại không hề đơn giản chút nào Các giá trịtruyền thống cần được xem xét lại, nhiều chuẩn mực bị thay đổi Con người

là một tiểu vũ trụ phức tạp, bí ẩn Như Nguyễn Khải từng tâm sự : “Tôi

thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng,màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới là mảnhđất phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ” [35, 81]

Như vậy xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, nhu cầu đổi mới văn học đãdần dần trở thành đòi hỏi chung cho cả giới sáng tác, phê bình lẫn côngchúng Bằng những thể nghiệm, tìm tòi trên cả sáng tác và hoạt động líluận, phê bình, văn học đã hình thành từng bước một tư duy nghệ thuậtmới, trên cơ sở đổi mới toàn diện các quan niệm về văn chương, về hiệnthực và con người, về chính nhà văn và công chúng văn học Nhiều vấn đề

cơ bản cốt lõi của quan niệm văn học trước đó vốn được xem là nhữngchân lí hiển nhiên, thì bây giờ phải được xem xét lại, trở thành những vấn

đề tranh cãi, bàn thảo khá sôi nổi cả trong và ngoài giới văn học như vănhọc và hiện thực, văn nghệ và chính trị, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủnghĩa… Đường lối mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng đã tạo cơ hội mởrộng, giao lưu văn hoá, văn học giữa nước ta với các nước trên thế giớí, đặcbiệt là các nước phương Tây Nhờ thế mà nhiều trào lưu, khuynh hướng và

lí luận nghệ thuật hiện đại của thế giới đã được giới thiệu tại Việt Nam, tácđộng đến sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn và làm biến đổi cả thị hiếu tiếpnhận của công chúng

Trang 12

Cuộc đổi mới văn học vừa là một hệ quả lại vừa là một động lực thúcđẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Chính trong khi hướng đến mụctiêu đổi mới xã hội, văn học cần phải và có thể tự đổi mới chính mình.

1.1.2.2 Bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986

Sau năm 1975, đặc biệt là từ sau 1986, đời sống văn học Việt Nam

có nhiều thay đổi Trong bức tranh chung ấy, chúng ta rất dễ nhận ra sựkhởi sắc của thể loại truyện ngắn Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã nhận

ra sự vận động mới Nguyên Ngọc đã từng hồ hởi nhận định “đến đây bỗngthấy một quy luật rất thú vị về sự phát triển của thể loại văn học này.Truyện ngắn bỗng nổi lên hàng đầu Những năm trước truyện ngắn gần nhưlịm đi, bị đè bẹp dưới sức nặng của dã chiến ngồn ngộn Bây giờ len qua kẻ

hở của vô số tiểu thuyết ngổn ngang kia, nó ngoi lên và bừng nở Tôi cócảm giác chúng ta đang đứng trước một vụ được mùa truyện ngắn Truyệnngắn đông, nhiều và thực sự có một số truyện ngắn hay” [37, 11] Còn

Hoàng Minh Tường thì nhiệt tình khẳng định “chưa bao giờ truyện ngắn lại tung phá và biến ảo như thời kỳ này” [37, 18] Dung lượng truyện ngắn

tăng có thể xem là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1986.Qua một vài con số thống kê, ta có thể thấy được tốc độ phát triển của thểloại truyện ngắn Cuộc thi truyện ngắn của báo văn nghệ, Hội nhà văn

thành phố Hồ Chí Minh và tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức đã thu hút tới gần 7000 truyện dự thi Cuộc thi truyện ngắn 2001-2002 do tạp chí Văn

nghệ quân đội tổ chức có gần 2000 tác phẩm dự thi bằng số lượng truyện

ngắn của bốn năm 1978-1979, 1983 -1984 Điều đó cho thấy tiềm lực rấtlớn của thể loại tự sự cỡ nhỏ Có thể nói chưa bao giờ truyện ngắn lại pháttriển phong phú về số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật như thời kì này

Có được sự phát triển rực rỡ như vậy ở thể loại truyện ngắn trước hết

là do ưu thế của thể loại Ở các lĩnh vực khác như thơ, tiểu thuyết, ký, kịchbản sân khấu đã có lúc đem lại hứng thú nghệ thuật với độc giả, song cũng

có lúc rơi vào sự thờ ơ lãnh đạm bởi không đáp ứng kịp thời đời sống tinh

Trang 13

thần và thẩm mỹ đang biến đổi và nâng cao trong công chúng Trong khi

đó truyện ngắn thời kì đổi mới luôn đáp ứng được thị hiếu của công chúng

“Truyện ngắn tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trongmột hình thức nhỏ gọn và truyền dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ.Đây là thể loại văn học có nội khí một lời mà thiên cổ gợi, mà trăm suy”[37, 12] Người đọc thích tìm đến thể loại truyện ngắn bởi nó gần gũi vớiđời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc lại thường gắn liền với hoạt động báochí nên tiếp xúc với nó khá dễ dàng, thuận tiện Truyện ngắn khắc hoạ

“một lát cắt của đời sống” Lát cắt ấy được nhà văn khám phá trong mộtkhoảnh khắc xuất thần nào đó, hay là kết quả của một sự chiêm nghiệm đờisống trong giây phút thoáng qua Cố nhiên cái xuất thần thoáng qua ấy chỉ

có ở những con người luôn trăn trở, suy tư về cuộc sống

Truyện ngắn sau 1986 trước tiên có sự đổi mới về nội dung Ra đờitrong không khí đổi mới đất nước, đổi mới văn học, truyện ngắn Việt Namsau năm 1986 đã mang một diện mạo mới mẻ Văn xuôi nói chung vàtruyện ngắn nói riêng của giai đoạn này đã được bổ sung thêm một mảnghiện thực lớn trong đời sống văn học mà trước đây nó bị bỏ quên Chính vìvậy hiện thực cuộc sống trong văn đã đầy đủ hơn, phong phú hơn Truyệnngắn thời kì đổi mới đi vào mọi vấn đề của cuộc sống thường nhật Đó lànỗi đau chiến tranh để lại, là sự mất mát của người lính thời hậu chiến, lànỗi hận thù của dòng họ, là sự khắc nghiệt của đói khát và cô đơn, có cảnhững vấn đề của cõi tâm linh, tiềm thức và vô thức ; có niềm hân hoanhạnh phúc và cả nỗi đắng cay ngậm ngùi Mọi cảm xúc, mọi cung bậc củađời sống đều sống dậy trong những câu chữ giản dị Bao nhiêu phức tạp ồn

ào, bao nhiêu dư vị đắng chát của cuộc sống thời đổi mới đều được truyệnngắn phản ánh chân thực… Những lát cắt của cuộc sống đều được ghi lại

đủ sức soi tỏ một phương diện nào đó của hiện thực mà khi nhìn lại, ta vẫnthấy ở đó cái nhất thời và cái vĩnh viễn của một giai đoạn trong guồng quay

vô tận của bánh xe lịch sử Truyện ngắn giờ đây đã mang sức nặng của

Trang 14

những khái quát sâu sắc Qua mỗi câu chuyện ta có thể thấy một cảnh đời,một kiếp người, một vận hội, một thời đại Có những truyện ngắn có sức

nặng như một cuốn tiểu thuyết như Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Ác mộng (Ngô

Ngọc Bội) Còn truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh thoạt nghe nhẹ nhàngnhư một ngọn gió hay một cơn mưa nhẹ và buồn, dễ nhầm với một thứtruyện học trò, nhưng đọc kỹ lại nghe chất chứa những xung đột có khi rất

dữ dội mà người ta cố tình nén lại như một vở kịch câm

Truyện ngắn sau năm 1986 có những đặc điểm cách tân hơn so vớitruyện ngắn các giai đoạn trước ở sự thâm nhập và chi phối của tư duy tiểuthuyết, ở tính tổng hợp cao, khả năng bám sát và thể hiện cuộc sống đangvận động, tính phức hợp và đa dạng của chủ đề, tăng cường sự phân tíchnội tâm… Nhiều truyện ngắn còn có cấu trúc đan cài các yếu tố thực và ảo,cái hiện hữu lẫn cái vô hình, mở ra một không gian mới lạ cho truyện ngắn

Sự dồn nén tổng hợp này khiến cho nhiều truyện ngắn có dáng dấp những

“đoản thiên tiểu thuyết”, rất khác xa với những truyện ngắn giai đoạntrước

Trong thời kì đầu đổi mới văn học, truyện ngắn mở những mũi thăm

dò, khai thác và đặt ra nhiều vấn đề đạo đức, thế sự, nhanh chóng đạt được

độ chín cả về hình thức và nội dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp đạt đến.Cho đến những năm 90, dù không còn tạo được những ấn tượng đặc biệt,thể loại truyện ngắn vẫn ghi được những thành công đều đặn và chắc chắn,thể hiện được lối tư duy nghệ thuật giàu tìm tòi Nhìn chung trong các thểvăn xuôi đương đại, truyện ngắn là thể loại có nhiều thành tựu đặc sắc vớinhững cây bút truyện ngắn quen thuộc và những cây bút mới kế tiếp nhauxuất hiện, nhanh chóng khẳng định được bản sắc riêng như Nguyễn HuyThiệp, Nguyễn Quang Thiều, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn QuangLập, Phan Thị Vàng Anh, Bão Vũ, Quế Hương,…

Trang 15

Truyện ngắn thời kì đổi mới đã có sự chuyển biến rõ rệt từ cảm hứng

sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư, không còn ngợi ca một chiều đầy nhiệttình hào sảng như trước mà lắng lại những suy tư, chiêm nghiệm Mặt kháccảm hứng phê phán, trào lộng, cảm hứng thân phận cá nhân lại được nhấnmạnh như là những cảm hứng chủ đạo trong văn học Có thể nói khi nhàvăn hoà mình vào cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trải nghiệm và trăn trởvới chính cuộc sống ấy thì cảm hứng sáng tạo sẽ phong phú, đa dạng hơn.Được tự do trong cảm hứng sáng tạo, người viết truyện ngắn có điều kiện

để thể nghiệm những tìm tòi về cách viết

Bên cạnh đó là sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người.Nếu trước đó con người được xem xét ở bình diện dân tộc, giai cấp, cáchmạng, ở tư cách công dân thì con người trong văn học hôm nay được nhìn

ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ : con người với

xã hội, con người với lịch sử, con người với gia đình, gia tộc, con ngườivới phong tục, với tự nhiên, với những người khác và với chính mình…Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện vàtầng bậc: ý thức và vô thức ; đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tựnhiên, bản năng ; khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường ; con người cụthể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát Điều dễ nhận ra làtrong phần lớn các tác phẩm văn học thời kì sau 1986, con người khôngcòn là nhất phiến, đơn trị mà là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân, trongcon người đan cài, chen lẫn, giao tranh bóng tối và ánh sáng, thiên thần vàquỉ sứ, cao cả và tầm thường,… Tất nhiên, nền văn học chân chính luônchú ý phản ánh sự thức tỉnh ý thức của con người để hướng tới cái thiện,cái đẹp và sự hoàn thiện nhân cách

Về phương diện nghệ thuật, nếu trước đây cốt truyện đóng vai trò chủyếu trong truyện ngắn nói riêng và loại hình tự sự nói chung thì truyệnngắn hôm nay cốt truyện không còn vị trí độc tôn, chủ đạo, thậm chí ngườiviết không cần đến cốt truyện Chi tiết và sự kiện lên ngôi, cách nói “bóng

Trang 16

chữ” thay cho cách nói thông thường Hiện tượng thường gặp trong vănxuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng trong thời kì đổi mới là lối viếttheo dòng suy tưởng, lối viết phân mảnh rời rạc và lộn xộn một cách có chủ

ý, lối “tiểu tự sự” hướng về các khu vực riêng tư, cá uẩn khúc nội tâm, cácdồn nén hoặc buông thả của tiềm thức hay dục tính… Truyện ngắn hiện đại

đã không còn hoặc không cần nhân vật theo lối có thể hình dung hoặc “sờmó”, mà theo lối biểu tượng hoặc chỉ cần một kí hiệu, hướng vào tiềm thứchoặc dòng ý thức thay cho kể, tả, dẫn truyện ở ngôi thứ ba Các tác giả cònthay lôgic thông thường bằng những nghịch lý và phi lý để thấy cuộc sốngđầy những ngẫu nhiên, ngẫu sự, gia tăng yếu tố kỳ ảo, huyền thoại vừa tạođược chiều sâu trong khám phá hiện thực, vừa tạo nên sự hấp dẫn đối vớicông chúng Những thử nghiệm nghệ thuật có cái đã thành công, có cáichưa tới đích nhưng nó đã thực sự tạo nên sự phong phú của bức tranh vốnnhiều màu sắc của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới

Truyện ngắn hiện đại sau 1986 cũng đã có những cách tân mới mẻtrong bút pháp thể hiện Bút pháp tả thực được vận dụng trong sáng tác thời

kì này đã có nhiều thay đổi so với truyện ngắn giai đoạn trước 1975 “Tảthực” bây giờ không còn là lối phản ánh chiếu gương, nhà văn không dừnglại ở vai trò là người thư kí trung thành của thời đại mà còn phải soi chiếuhiện thực ở nhiều phương diện, nhiều góc độ khác nhau để bảo đảm tínhchân thực và tính toàn diện Khi văn học được “cởi trói” để hướng đến sự

đa dạng thì bút pháp này có điều kiện phát huy tối đa Thêm vào đó bútpháp phúng dụ, huyền thoại được rất nhiều nhà văn thời kì đổi mới sử dụngtrong tác phẩm của mình như ở các tác giả Nguyễn Minh Châu, NguyễnHuy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo,… Sự có mặt của bút pháp phúng

dụ, huyền thoại bên cạnh bút pháp tả thực cho phép nhà văn nhìn sâu hơn

về thế giới, đồng thời tạo nên sự lạ hoá, thu hút sự chú ý của người đọc.Bút pháp này tạo cho người đọc có những cảm xúc mới mẻ về hiện thựcnghiệt ngã và phức tạp của cuộc sống thời hiện đại Bên cạnh đó bút pháp

Trang 17

trào lộng, giễu nhại được sử dụng rộng rãi xuất phát từ sự cân bằng trở lạicủa văn học sau một thời gian dài quá trang nghiêm, từ nhu cầu giải toả áplực của cuộc sống thời hiện đại, từ tinh thần dân chủ hoá trong văn học.Trào lộng, giễu nhại không đơn thuần mục đích gây cười, giải trí mà quantrọng hơn đó là hình thức tiếp cận các giá trị đời sống một cách dân chủhơn Rồi bút pháp tượng trưng được nhà văn sử dụng để gia tăng chấtlượng và ý nghĩa của văn chương, đồng thời tăng thêm sức mê hoặc của tácphẩm Có thể nói chính sự đa dạng trong bút pháp sáng tạo đã tạo nên sự đa

dạng trong hình thức truyện Đó là truyền kì ảo kiểu Bến trần gian của Lưu Minh Sơn, truyện dòng ý thức kiểu Tiệm may Sài Gòn của Phạm Thị Hoài, truyện giả cổ tích kiểu Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp, truyện ngắn kịch hóa kiểu Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh,…

Trong mối quan hệ với độc giả, nhà văn đã thiết lập được mối quan hệbình đẳng và giành quyền phán xét cuối cùng cho bạn đọc đối với các tácphẩm của họ Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cho rằng: “Người viết chỉ nênlàm một người bạn tâm tình với người đọc chứ đừng là người dạy người đọc

vì chưa chắc cứ là nhà văn là đã giỏi, đã có văn hoá” [37, 10] Ý kiến củaNguyễn Huy Thiệp cũng xác định rõ hơn quan niệm về mối quan hệ bìnhđẳng giữa nhà văn và độc giả: “Văn chương chỉ là một bộ phận của đời sống

mà thôi Mà đã là đời sống thì phải ứng xử như đời thường Huyễn hoặc chínhmình, coi mình là thiên chức, nâng cái nghiệp lên thành thần bí thì ắt sinh rachứng coi thường bạn đọc” [37, 10] Và nhiệm vụ của nhà văn không phải nói

ra chân lí mà là thức tỉnh ý thức hướng về chân lí hoặc chí ít cũng thức tỉnhtình cảm về phẩm giá con người Nhà văn giữ vai trò là người đối thoại, đưa

ra những nhận xét, đề nghị với người đọc để cùng suy nghĩ, tìm kiếm, có thể

cả tranh luận Người đọc trở thành nhân tố quan trọng tạo nên sự hoàn chỉnhcho tác phẩm văn học theo những quan niệm và và giá trị quen thuộc tưởngnhư bất biến, họ không chỉ có quyền lựa chọn tác giả, tác phẩm mà hơn thế họcòn có quyền tự do đồng sáng tạo với nhà văn

Trang 18

Như vậy xét ở nhiều phương diện khác nhau ta đều thấy được sự khởisắc của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới so với thời kì trước đó Vềnội dung, truyện ngắn sau năm 1986 có những đặc điểm cách tân hơn, đó là

sự thâm nhập và chi phối của tư duy tiểu thuyết, sự chuyển từ cảm hứng thế

sự sang cảm hứng đời tư, sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về conngười,… Về nghệ thuật, cốt truyện không còn vị trí độc tôn, chi tiết và sựkiện lên ngôi, lối viết theo dòng suy tưởng, lối viết phân mảnh rời rạc vàlộn xộn một cách có chủ ý, không còn hoặc không cần nhân vật theo lối cóthể hình dung hay sờ mó về nó, mà theo lối biểu tượng hoặc chỉ cần một kíhiệu, thay lôgíc thông thường bằng nghịch lí và phi lí để thấy cuộc sốngđầy những ngẫu nhiên, bất ngờ, sự gia tăng của yếu tố kì ảo, bút pháp tảthực soi chiếu hiện thực ở nhiều phương diện khác nhau để đảm bảo tínhchân thực và toàn vẹn, thêm vào đó là bút pháp phúng dụ, huyền thoại, Với những thành tựu về nội dung và nghệ thuật, truyện ngắn sau 1986 đãthực sự khẳng định được vị trí trong các thể loại và đáp ứng được nhu cầucủa độc giả, tỏ ra là một thể loại có nhiều ưu thế trong chiếm lĩnh và phảnánh đời sống

1.2 Nhìn chung về truyện ngắn Bão Vũ

1.2.1 Vài nét về nhà văn Bão Vũ

Bão Vũ tên thật là Vũ Bá Bão sinh tại ấp Phụng Dương, huyện AnHải, Hải Phòng Nguyên quán thôn Sàng, xã Đạo Lý, huyện Lý nhân, tỉnh

Hà Nam

Bão Vũ sinh ngày 5 - 10 - 1942 Ngày Bão Vũ sinh đúng lúc trời nổicơn bão lớn kéo dài suốt ba ngày liền, ông nội bèn đặt tên là Bão, với hàmnghĩa “no đủ” và “ôm ấp”, tức có hoài bão lớn Sau này chiêm nghiệm lạihai điều ông nội mong ước, Bão Vũ tâm sự “hoài bão thì có nhưng sungsướng no đủ thì không hẳn” Vì Bão Vũ mồ côi bố từ năm lên bốn tuổi, đếnnăm chín tuổi thì mẹ đi bước nữa, phải ở với bà ngoại, nghèo, không chỉluôn thiếu ăn mà còn thiếu cả tình mẹ nữa Nhưng chính tuổi thơ cơ cực

Trang 19

lam lũ thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần đã sớm hình thành ở cậu bé ấymột nghị lực sống lớn lao Với tư chất thông minh, khi trưởng thành, Bão

Vũ đã trở thành người có tài, đóng góp cho đất nước trên những lĩnh vựctiêu biểu

Với tư cách là một kiến trúc sư, Bão Vũ được biết đến như một kiếntrúc sư có tên tuổi Tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc năm 1972, ông đãchủ trì và thiết kế nhiều công trình kiến trúc ở thành phố Cảng như nhà Vănhoá thiếu nhi thành phố, cung văn hoá lao động Hữu nghị Việt - Tiệp, thưviện thành phố Hải Phòng, từng được đi nhiều nước châu Âu, châu Á hợptác trong nghề kiến trúc, từng được mời sang xứ sở Chămpa giúp thiết kếnhững công trình dân sinh

Là một kiến trúc sư nhưng Bão Vũ đã ôm mộng văn chương từ nhỏ.Năm 11 tuổi, học lớp Nhất trường tiểu học thời Tây, Bão Vũ đã đọc khánhiều văn học Pháp, từng được thầy giáo chấm điểm cao khi dịch bài thơ

Con hươu cái sang tiếng Việt : “Con hươu cái kêu gào dưới ánh trăng / Và

nó khóc đến hoà tan cả đôi mắt / Con hươu nhỏ xinh ngoan của nó / Đãbiến mất trong đêm sương mù / Nó kể nỗi đau thương của nó / Với khurừng vắng lạnh lẽo / không một tiếng trả lời / và cổ nó vươn mãi lên trờithẳm”[50,2]

Tuổi thơ thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ đã khiến Bão Vũtìm đến với văn chương như một chỗ dựa tinh thần Ông mê đắm vănchương từ rất sớm Từ thời niên thiếu Bão Vũ đã từng khóc trên những

trang sách của A.Đôđê, G.Môpatxăng, Đichxken, đọc bài thơ Tế vật

(Offrande) của Anna de Noel và ngạc nhiên về thế giới nội tâm kì ảo, nỗi

đau đớn dằn vặt của nhà văn khi sáng tác

Năm 1961, khi mười chín tuổi, Bão Vũ gửi một truyện ngắn mang

tên Những đám mây lên báo Văn học (tiền thân của báo Văn nghệ bây giờ)

nhưng không có hồi âm Sợ bản thảo thất lạc, Bão Vũ đã hai lần chép lạicái truyện ấy và gửi tiếp, vẫn không thấy gì, một cái tin nhắn trong mục

Trang 20

Hộp thư bạn đọc cũng không Sau này Bão Vũ đã tâm sự : “Đó là cú thấtbại đầu tiên Nhưng tôi vẫn tin những gì mình viết ra cũng không đến nỗinào nên tôi cứ viết Cứ hùng hục viết nhưng không gửi đi đâu cả cũngkhông hề có tham vọng gì ngoài việc nghĩ rằng mình viết được” [48, 3] Phải chờ đến ba mươi năm sau, những gì Bão Vũ viết mới được ghi

nhận Riêng truyện ngắn Những đám mây đúng bốn mươi năm mới được

trình làng Đó là năm 2001, tình cờ tìm lại trong đống bản thảo truyện ngắnnày, Bão Vũ đọc lại vẫn thấy thích, bèn chỉnh đốn đôi chút rồi gửi lên báo

Văn nghệ, đổi tên thành Truyện ngắn đầu tay Truyện ngắn được in trên

trang nhất và được đưa vào tuyển tập

Nghề xây dựng giúp Bão Vũ đi khá nhiều trong và ngoài nước,những ghi chép thu lượm từ những chuyến đi công tác và những vấn đềchuyên môn của nghề kiến trúc đã rất đắc dụng cho việc viết văn của Bão

Vũ Trong một lần tâm sự ông đã nói: “xây dựng là một nghề tổng hợp cómối quan hệ sâu rộng nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội Đó là một nghềkhiến tôi say mê và giúp tôi rất nhiều khi viết văn” [37, 18], “thiết kế mộtngôi nhà là tạo một không gian thực để mọi người sử dụng và cảm nhậnnhư nhau về sự tiện nghi Còn viết một tác phẩm văn học là tạo ra mộtkhông gian ảo, mỗi người đọc có thể hình dung cái thế giới ảo ấy bằng khảnăng cảm thụ của mình Khi tôi cầm bút dù viết hay vẽ đều hướng tới cảmxúc vì cái đẹp Một đằng là cái đẹp của không gian, của đường nét, củahình khối sự tối ưu hài hòa của con người Một đằng là khám phá tâm hồn

ấy” [37, 87] Truyện ngắn Vết thương trong không gian được viết trong

chuyến đi công tác miền Nam năm 1997 dựa theo chuyện trong gia đìnhnhững người thân trong bối cảnh thành phố Sài Gòn sau chiến tranh

Truyện Ván bài tỷ điểm tử được gợi ý từ sau lần Bão Vũ tham gia vào công

việc sửa chữa và khôi phục ngôi biệt thự của vua Bảo Đại và khách sạn De

La Point Đồ Sơn Chuyến đi nghiên cứu công tác và quản lý đô thị ở một

số nước thuộc châu đại dương đã giúp Bão Vũ nhiều tư liệu để viết tiểu

Trang 21

thuyết Vĩnh biệt vườn địa đàng Và khi đến thành phố Seebu của Philippin,

đứng trước cây thánh giá Magienlăng, Bão Vũ đã rưng rưng nghĩ đến nhà

văn người Áo Stefan Zweig, tác giả cuốn truyện Magienlăng và kết cục bi

thảm cuộc đời văn chương của một nhà văn muốn vượt lên sự tầm thường,ông đã tự sát vì sống thêm nữa cũng không có gì mới hơn

Đầu những năm 1990, khi bước vào tuổi 50, Bão Vũ bắt đầu in một

loạt truyện ngắn trên tạp chí Kiến trúc Hải Phòng : Cánh đồng mơ mộng,

Gã thợ vẽ kiểu nhà, Ngôi đền của tình yêu, Cánh buồm đơn độc, Ngôi nhà kiểu Pháp… với tên tác giả là “kiến trúc sư Vũ Bão” Sau đó ông chuyển

sang bút danh Bão Vũ để khỏi trùng với bút danh của bác Phạm Thế Hệ(tức cố nhà văn Vũ Bão) Từ đó, Bão Vũ bắt đầu “làm mưa làm gió” trênvăn đàn văn học Việt Nam với hàng loạt truyện ngắn liên tiếp được xếpvào topten truyện ngắn hay trong các tuyển tập của các Nhà xuất bản Vàtrong mươi mười lăm năm trở lại đây, Bão Vũ liên tiếp cho xuất bản gần

mười đầu sách trong đó có tập Mây núi Thái Hàng giành giải thưởng Hội

Nhà văn năm 2000 và được đề cử giải thưởng văn học ASEAN Một số

truyện của Bão Vũ được dịch ra tiếng Anh như Vết thương trong không

gian, Đào nương và có đến gần chục truyện dựng thành phim khiến tên tuổi

Bão Vũ đã được nhắc đến cùng với những tên tuổi đã thành danh trongcông cuộc đổi mới văn học như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,…

1.2.2 Những đề tài nổi bật trong truyện ngắn Bão Vũ

1.2.2.1 Đề tài tình yêu, hôn nhân gia đình

Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương nghệ thuật Bão Vũ lànhà văn có sở trường về đề tài này Dường như mỗi truyện ngắn của ông làmột cung bậc trong câu chuyện tình yêu của nhân loại

Ké Linh trong Thung ngàn sương có một tình yêu say đắm với Mai

Thi, cô thôn nữ đến từ núi rừng và bông hoa rừng đã toả hương mê hồn làm

Trang 22

chết chàng sinh viên si tình Mai Thi đã đáp lại tình cảm ấy với một tìnhyêu chất phác, ngây thơ Nhưng tình yêu của Linh không làm nguôi ngoainỗi nhớ núi rừng của Mai Thi Rồi Mai Thi bỏ phố phường về quê lấychồng Những tưởng tình yêu của Linh cũng thoáng chốc, mơ hồ như baocuộc tình sinh viên khác, nhưng không, Linh đã về vùng sơn cước, nơi cóMai Thi của anh Và Vàng Sính, chồng Mai Thi cũng biết Hắn cho bắtLinh tra tấn Mai Thi cũng đánh anh Một người đánh tình địch, vì “liệu cóphải trong tay hắn chỉ là thân xác của Mai Thi, còn hồn nàng thuộc về kẻ

hào hoa phong nhã kia ?” [52, 40] Người kia đánh vì chạy trốn tình yêu Khi mọi người đã kiệt sức vì tra tấn Linh, Mai Thi đã đưa anh đi, “nàng ôm

anh trong vòng tay, khóc và hôn anh không ngớt, những cái hôn đẫm nước

mưa ngọt lịm và mát lạnh” [52, 43] Nhưng sau đó Mai Thi đã không về Hà

Nội với Linh Những tập tục từ ngàn đời đã níu giữ Mai Thi Nàng hônvĩnh biệt Linh lúc anh đang ngất đi rồi biến mất, nhưng nàng cũng không

về với Vàng Sính Cuộc đời Linh là một cuộc tìm kiếm Mai Thi trong vôvọng Sau cách mạng tháng Tám rồi sau trận Điện Biên Phủ anh đã trở vềbản cũ để tìm kiếm người yêu nhưng không thấy Rồi anh dựng ngôi nhàsàn ở Thung Ngàn Sương để chờ Mai Thi, hoài niệm về mối tình xưa

Truyện ngắn được viết dưới hình thức “truyện trong truyện” Câuchuyện của Ké Linh được lồng trong câu chuyện của mấy chàng sinh viên

đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc Cái giá phải trả cho tìnhyêu là quá lớn Người Ké Linh chằng chịt những vết thương vì bị tra tấn.Cuộc đời anh cô độc một mình trên Thung Ngàn Sương vì chờ đợi Mai Thitrong vô vọng Định, kẻ si tình nhất lại bao phen trắc trở trên đường tình,còn “tôi”, kẻ coi tình yêu là hão huyền, chỉ có lí tưởng, hoài bão là trên hếtlại có cuộc sống hôn nhân êm ấm Dù vậy cả hai đều mơ ước một tình yêunhư tình yêu của Ké Linh, vẫn ngưỡng mộ mối tình say đắm ấy Bão Vũ đãtìm vẻ đẹp cổ điển trong tình yêu, dù tình yêu ấy không có hậu theo nghĩa

Trang 23

thông thường Nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận xét rằng: “Tình yêu phải đắm

đuối như vậy, yêu như thế mới là yêu” [37, 79].

Người đọc nhận thấy chất thánh ca trong những câu chuyện về tình yêu

của Bão Vũ, không chỉ trong Thung ngàn sương mà còn trong nhiều truyện ngắn khác như Người muôn năm cũ, Châu Long, Kỹ nữ Đồng Nai, Trương

Chi,… Đó là tình yêu không mang màu sắc nhục cảm mà trong sáng, thánh

thiện và nghiêng về mặt tinh thần Đó là tình yêu trong im lặng và chờ đợi

của Hoàng trong Người muôn năm cũ Tình yêu của Hoàng nhẹ nhàng, kín

đáo nhưng da diết, mãnh liệt nhưng cuối cùng Hoàng đã mất Nga vĩnh

viễn Còn nhân vật “tôi” và Diễm trong Kĩ nữ Đồng Nai lại có mối tình

ngang trái, éo le Họ đã không đến được với nhau vì rào cản gia đình và hốsâu giai cấp nhưng “tôi” đã không lập gia đình và nguyện đi tìm Diễm suốtđời

Tiếp thu cốt truyện Lưu Bình - Dương Lễ trong dân gian nhưng nếu truyện xưa ca ngợi tình bạn thì Châu Long của Bão Vũ lại nghiêng về đề tài

tình yêu Đó là mối tình mong manh mơ hồ nhưng thiết tha, sâu lắng củaLưu Bình và Châu Long, kiểu như câu thơ của Xuân Diệu “Không giannhư có dây tơ - Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu” Bao trùm câu chuyện làmột bầu không khí thoang thoảng mùi hương chi chi và tình cảm vấnvương giăng mắc không thể nói nên lời của Lưu Bình với Châu Long Hay

truyện Hậu thân của Đêvagaty nói về cuộc gặp gỡ giữa “tôi” với người nữ

nghệ nhân tạc tượng nữ thần Chămpa cổ Họ đều là những người say mênghệ thuật điêu khắc Chămpa Từ sự gặp gỡ ấy, họ đã sống mê mị trong

một tình yêu thần thánh “Tôi vẫn chìm trong cơn mê Tôi gào lên gọi tên

Đêvagaty khắp thung lũng hoang vắng, tay ôm xác nàng chạy điên cuồngtrong đêm, chậm chạp trên cỏ sắc, đá nhọn đến toạc máu” Khi tỉnh lại “Tôivẫn chưa kịp biết tên em Tôi gọi tên em bằng tên vị nữ thần có khuôn mặt

của em, vì chính em là hậu thân của nàng” [53, 124].

Trang 24

Trong khi các nhà văn cùng thời thường chú trọng xây dựng nhữngmối tình tay ba, những toan tính vay trả trên tình trường thì Bão Vũ lại khaithác đề tài tình yêu mang màu sắc cổ điển, nói đúng ra là tân cổ điển Tìnhyêu trong truyện ngắn Bão Vũ thấm đẫm tính nhân văn Ông khẳng địnhtình yêu đích thực Ông không ru ngủ độc giả bằng những chuyện tình lãngmạn Nhà văn luôn sắc sảo và tỉnh táo để giúp chúng ta đối diện với thực tếnghiệt ngã của tình yêu và cuộc sống.

Cùng với tình yêu là hôn nhân gia đình Đây là đề tài được đề cậpnhiều trong văn học sau 1986 Các nhà văn thường chú ý đến bi kịch giađình, đỗ vỡ hạnh phúc mà nguyên nhân của nó xuất phát từ lối sống giả tạocủa con người hay những mâu thuẫn bất khả kháng giữa các thế hệ, hoặccũng có thể do tiếng gọi của con người cá nhân trước những cám dỗ vậtchất Viết về gia đình các nhà văn cùng chung nỗi băn khuăn với câu hỏi :

“Gia đình, tế bào của xã hội liệu có vững vàng trong cuộc sống xây dựng

đang có nhiều khó khăn và lắm bê bối này ?” [37, 57] của Ma Văn Kháng.

Đọc những tác phẩm viết về đề tài hôn nhân, gia đình, người đọc nhận rađược tính chất phức tạp của cuộc sống

Ở mỗi tác giả, đề tài này được chú trọng ở một phương diện nhấtđịnh Với Ma Văn Kháng, gia đình là nơi khởi đầu, nâng đỡ hay đoạ đày,kết thúc bi kịch Còn Nguyễn Thị Thu Huệ lại khai thác lối sống giả tạo củanhững thành viên trong gia đình Còn với Bão Vũ, ông tiếp cận đề tài hôn

nhân, gia đình theo cách riêng của mình Trong Chuyện có thể xảy ra, tác

giả đã dùng yếu tố kì ảo để chuyển tải nội dung tư tưởng, quan niệm về hônnhân, gia đình của mình Ngang là một người đàn ông có khả năng kì lạ cóthể đọc được suy nghĩ thầm kín của người đối diện Chính vì vậy, Ngangthật sự ngạc nhiên khi đọc được suy nghĩ trong đầu vợ mình “đàn ông mà

không nên hồn thì chết đi cho người khác thay thế” [53, 33] Ngang tiếp

nhận được tín hiệu từ đầu vợ phát ra và hiểu được mọi chuyện Ngangkhông thể ngờ được sự xấc xược của người vợ, tình cảm vợ chồng ngày

Trang 25

càng rạn nứt Và vợ Ngang đã ngoại tình Anh cảm thấy ghê tởm trước sựgiả dối của vợ Anh chủ động li dị và quyết định ra đi để tìm sự thanh thảntrong tâm hồn.

Truyện ngắn Mưa phùn kể về hôn nhân, gia đình qua hồi tưởng của

chú bé đánh giầy cũng là một cách tiếp cận đề tài này một cách mới mẻ củaBão Vũ Người đàn ông trong gia đình là một kẻ trăng hoa, đa tình và vôtrách nhiệm Ông ta làm nghề lái xe, “Ông ta thường dừng xe ở những nơi

xa lạ, và khi xe ông đi khỏi thì ít lâu sau, ở nơi đó thường có thêm mộtcông dân mới do công lao của ông” [54, 75] Đám bạn lái xe nói về ông

“Thằng cha này khá Rất gương mẫu, mỗi cặp chỉ có một đến hai con Trừcặp đầu do ảnh hưởng của đế quốc phong kiến ra, không kể, còn lại nhữngcặp về sau của hắn cứ đúng tăm tắp” [54, 75] Đó là sự khôi hài, còn sau đó

là những giọt nước mắt Mẹ con thằng bé đánh giày là nạn nhân đầu tiêncủa bố nó, tiếp đến là mẹ con người đàn bà hát rong xin ăn trong mưa phùn,

và còn biết bao người phụ nữ và trẻ em khác bị bố nó bỏ rơi Qua đó Bão

Vũ thể hiện một cái nhìn hóm hỉnh và sâu sắc về hôn nhân, gia đình, đó làmột thế giới có cả niềm vui và nỗi buồn, ngọt ngào và giả dối, nụ cười vànước mắt, hưởng thụ và trách nhiệm, niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh,… Mỗi câu chuyện tình yêu, gia đình trong truyện ngắn Bão Vũ phảnánh những cảnh đời, những số phận không bình yên Chuyện xưa haychuyện hôm nay, nhân vật dù là người nam hay người nữ, người tốt hay kẻxấu dưới ngòi bút của nhà văn đều mang nỗi bất hạnh cần được cảm thông,chia sẻ Trong số đó nhà văn thường dành sự quan tâm, ưu ái cho nhữngngười phụ nữ đau khổ trong tình yêu và đổ vỡ trong hạnh phúc gia đình Từtình yêu của người phụ nữ bị bỏ rơi trên chuyến tàu với đứa con trong bụng

(Cặp mắt đen) đến tình yêu ngang trái vì rào cản giai cấp (Kĩ nữ Đồng

Nai), từ một cặp vợ chồng bỏ nhau vì vợ ngoại tình (Chuyện có thể xảy ra)

đến sự cô đơn mòn mỏi chờ chồng trở về của người vợ (Chúc thư sống),

vv… Tất cả đã đem lại sự phong phú về cuộc sống của con người trong hôn

Trang 26

nhân và gia đình Nhà văn đã góp nhặt tất cả các mảnh vỡ, những âm vangcủa cuộc đời đưa vào trang viết của mình từ đó gieo vào lòng người đọcniềm xót thương chân thành với nhân vật Tất cả đã làm nên tính nhân vănsâu sắc cho truyện ngắn Bão Vũ.

1.2.2.2 Đề tài cuộc sống thời hiện tại

Một đặc tính của văn học là luôn bắt nhịp với cuộc sống con ngườitrong xã hội Cũng như nhiều nhà văn khác, Bão Vũ trong tác phẩm củamình đã đề cập đến khá nhiều vấn đề trong xã hội hiện đại Bên cạnh vấn

đề hôn nhân gia đình là vấn đề cuộc sống của con người thời hiện đại nóichung

Một điều không thể phủ nhận là nền kinh tế thị trường đã đem lạimột cuộc sống vật chất khá đầy đủ cho con người Nhưng đi liền nó vẫncòn tồn tại nhiều tiêu cực, nhiều mảng tối tác động làm biến đổi tính cách

và quan niệm sống của mỗi thành viên trong xã hội Con người hôm naydường như rất dễ bị khuất phục trước sức mạnh của tiền tài, danh vọng.Đây cũng chính là đề tài được Bão Vũ quan tâm thể hiện trong nhiều tác

phẩm như Cặp mắt đen, Papa, Túi da, Chúc thư sống, Chuyện có thể xảy

ra,…

Chiến tranh đã đi qua, đất nước thời hậu chiến đã có sự thay da đổithịt Nền kinh tế thị trường đã nâng cao đời sống con người một cách rõ rệt.Nhưng chính sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường mà trongcuộc sống xã hội đã xuất hiện những con người với sự thiếu hụt về nhâncách Bão Vũ, với cái nhìn tinh tế, sắc sảo của một nhà văn đã phản ánhchân thực hiện thực đó qua từng trang viết

Bão Vũ mô tả sự tác động của cơ chế thị trường đến cả tình yêu nơi

mà chỉ tồn tại sự thuần khiết thanh khiết nhất Bằng trong Cặp mắt đen là

một giám định viên ngành xây dựng Anh ta từng có một mối tình thơmộng nhưng vì hèn nhát anh ta đã bỏ rơi người yêu cùng giọt máu củamình Đứng trước cám dỗ của cuộc sống hiện đại, anh ta trở nên sợ hãi

Trang 27

Anh ta đã không có mặt có mặt trên chuyến tàu cùng Nga như đã hẹn RồiBằng lấy vợ nhà giàu, sống một cuộc sống sung túc, đầy đủ Vậy mà saubao nhiêu năm gặp lại, nhìn thấy cảnh sống chật vật của mẹ con Nga, Bằnglại nghĩ rằng “gã thẩm phán Hải và vợ chồng lão hàng xóm của Nga phảichịu trách nhiệm về vụ này chứ không phải là anh” [54, 29].

Sống trong vòng quay của một xã hội xô bồ, hỗn tạp con người đứngtrước nhiều cám dỗ Khi không đủ bản lĩnh để chống lại những cám dỗ đóthì con người dễ bị sa đoạ, tha hoá, biến chất Nhiều trang viết của Bão Vũ

đã chỉ ra sự băng hoại đạo đức của những con người như thế Quảng trong

Papa đã dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình Đám tang của

cha là một cơ hội để anh ta kiếm tiền, sinh lời Còn bọn tay chân của Quảngthì lăng xăng như những gã hề để tung hứng cho hành động của hắn Khicòn sống, ông Quang đã nói rằng “thằng anh đã bán linh hồn cho quỉ không

giúp gì được cho nó được nữa” [53, 134].

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, NguyễnThị Thu Huệ, ta bắt gặp những con người không chỉ tối tăm trong suy nghĩ

và hành động mà còn trở nên độc ác, lạnh lùng, tàn nhẫn, có khi mất hếtnhân tính, cắn xé, giành giật nhau vì tiền, vì danh lợi, vì ham muốn dụcvọng Bão Vũ không chỉ nhìn thấy cái ác, cái xấu, sự tha hoá biến chất ởcon người mà còn thấy trong chiều sâu tâm tính, bản tính thiện chưa hoàn

toàn bị tiêu diệt Thạch trong Biển nổi giận đã dùng “một số những chiêu

độc” để thắng thầu “theo đúng luật” để giết chết Hàn và cái công ti ốm đóicủa hắn Khi một mình đứng trước biển, lương tâm anh day dứt, khôngnguôi về hành động của mình Biển trước mắt anh hiện lên với “những consóng đục ngầu vật vã bứt rứt về điều gì đó”, “mặt biển vẫn cuồn cuộnnhững con sóng lớn vật vã, tức giận” [53, 191]

Là một cây bút khá nhạy bén trước sự thay đổi của thời cuộc, Bão

Vũ kịch liệt phê phán thói xấu của con người cùng những biểu hiện tiêucực của cuộc sống thời hiện tại Song truyện ngắn của ông không đưa lại sự

Trang 28

bi quan chán nản cho người đọc Bởi lẽ, ở góc độ nào nhà văn cũng luôntìm ra lý lẽ cho sự tồn tại hợp lí của cái thiện và cái đẹp Ông luôn muốnđòi lại cho con người lẽ công bằng, dẫn dắt họ ra khỏi những u mê, lầm lạc,toan tính để họ được sống đúng với những gì mà một con người đáng đượchưởng.

Không chỉ thể hiện những mặt trái của cơ chế thị trường, trong mỗitrang văn của Bão Vũ, ta còn bắt gặp sự cảm thông sâu sắc với những kiếpngười bất hạnh, nghèo khổ Ông đã viết về họ với niềm cảm thông vô bờbến Đó là hình ảnh anh em đứa bé chèo thuyền, đứa bé đánh giày, đứa béhát rong, cô gái điếm,… Ông quan sát thế giới như một nhà tự nhiên họcvới một cái nhìn khách quan nhưng người đọc vẫn cảm nhân được tình cảmđôn hậu, trìu mến của ông với họ

Hiện thực phức tạp của cuộc sống những năm gần đây đã trở thànhmảnh đất màu mỡ cho truyện ngắn không ngừng phát triển Lần đầu tiên,trong lịch sử văn học cuộc sống được phản ánh sinh động, giúp cho ngườiđọc có một thái độ ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ hàng ngày Đóchính là gương mặt của một xã hội đang chuyển mình trong thời kì đổimới Bão Vũ trong truyện ngắn của mình đã theo sát nhịp chuyển biến củalịch sử và làm nên một gương mặt mới cho truyện ngắn Việt Nam

Trang 29

Chương 2 NHỮNG LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TIÊU BIỂU

TRONG TRUYỆN NGẮN BÃO VŨ

2.1 Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong truyện ngắn

Nhân vật là hạt nhân trung tâm của tác phẩm tự sự, đó là “con ngườiđược miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học” [39, 61]

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản đểqua đó miêu tả thế giới một cách hình tượng Bản chất văn học là một quan

hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định,đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời Chức năng của nhân vật

là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểubiết, những ước ao và kì vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là

để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các nhân đó.Nói cách khác nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận conngười và các quan niệm về chúng

Trước hết, nhân vật văn học có ý nghĩa quan trọng giúp người đọchiểu rõ các tính cách đa dạng khác nhau trong xã hội loài người Trong

Nghệ thuật thi ca, Arixtôt viết: “Tôi hiểu tính cách là cái lý do mà chúng ta

gọi nhân vật bằng một tên nào đó” “Nhân vật sẽ là có tính cách, nếu tronglời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hướng ý chí nào đó, bất kể nó tốt

xấu như thế nào” [39, 64] Tính cách được hiểu là đặc điểm của nhân vật,

khuynh hướng xã hội và quy luật hành động của nhân vật Những nhân vậtkhái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa là những nhânvật điển hình

Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách Vì mỗitính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn là người dẫndắt ta vào một thế giới đời sống Việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng làchìa khoá mở rộng các mảng đề tài mới Chẳng hạn loại hình nhân vật phụ

Trang 30

nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cho ta hiểu rõ về thế giới nộitâm của họ với những khát khao yêu thương, suy tư, trăn trở còn nhữngnhân vật kiến trúc sư trong tác phẩm Bão Vũ mở ra thế giới nghèo khổ,thiếu thốn cùng vốn hiểu biết phong phú của họ,…

Bên cạnh vai trò khái quát tính cách và các mảng đời sống gắn liềnvới nó, nhân vật văn học còn giúp tác giả thể hiện quan niệm về tính cách

và các tư tưởng Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện một tư tưởng vềcuộc đời Tìm hiểu nhân vật là thấy được quan niệm, tư tưởng, cái nhìn,tình cảm, thái độ của nhà văn với cuộc sống

Nếu không có nhân vật, nhà văn không thể tái tạo được cuộc sống

“muôn hình vạn trạng” Nếu không có nhân vật, nhà văn không thể kháiquát được quy luật cuộc sống con người Do đó có thể xem nhân vật là mộtyếu tố then chốt của tác phẩm tự sự Một tác phẩm có thể không có cốttruyện hay có cốt truyện đơn giản nhưng không thể không có nhân vật Tuynhiên nhân vật trong con mắt của mỗi nhà văn không giống nhau Trongmỗi tác phẩm thì loại hình nhân vật cũng rất phong phú đa dạng: có nhânvật chính, nhân vật phụ, nhân vật loại hình, nhân vật lý tưởng,… Mỗi loạinhân vật như vậy đều có vai trò, vị trí riêng trong việc thể hiện nội dung tưtưởng mà tác giả muốn đề cập tới

Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống Đọc tácphẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiệntrong nhân vật

2.2 Những loại hình nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Bão Vũ

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũ thật sinh động vàphong phú trong bức tranh đời sống thế sự đa tạp, trong dòng đời sinh hoáhồn nhiên Thật khó đưa ra một tiêu chí nào để phân loại thế giới nhân vậttrong sáng tác của ông Qua khảo sát, phân tích chúng tôi nhận thấy ôngthường viết về những loại hình nhân vật sau: Nhân vật của truyện xưa tích

cũ và nhân vật của cuộc sống hôm nay Cùng với chức năng khái quát hiện

Trang 31

thực, khái quát tính cách, mỗi loại hình nhân vật với những biểu hiện cơbản của nó là phương tiện chuyển tải những quan điểm nhân văn của tácgiả về số phận con người Qua các nhân vật Bão Vũ đã thể hiện một khátvọng cháy bỏng là hoàn thiện con người Ông muốn người đọc đối chiếu,xem xét lại bản thân và rút ra bài học tự hoàn thiện mình.

2.2.1 Nhân vật của "truyện xưa tích cũ"

Nhân vật của "truyện xưa tích cũ" xuất hiện trong truyện ngắn Bão

Vũ, đó là Tấm, Cám, Trương Chi, Lưu Bình, Dương Lễ, Châu Long,…

Nhân vật của truyện xưa tích cũ đã đem lại cho câu chuyện của Bão

Vũ màu sắc văn học dân gian đậm đà, khiến cho người đọc được tắm mìnhtrong bầu không gian cổ xưa vừa gần gũi vừa lãng mạn, bay bổng

Nhưng Bão Vũ không hoàn toàn mượn lại truyện xưa Ông thổi vào

đó không khí của thời hiện đại khiến cho những nhân vật xưa cũ có một đờisống riêng, một tâm trạng, một nỗi niềm riêng, một số phận riêng khácngày xưa, khi họ sống trong thế giới bình yên của truyện cổ tích Mặt khác,nếu trong văn học dân gian, các nhân vật có một đời sống nội tâm đơn giảnthì khi viết lại, Bão Vũ đã khiến những nhân vật này trở nên phong phú hơntrong những biểu hiện tinh thần

Theo thống kê qua hai tập truyện ngắn Biển nổi giận và Cánh đồng

mơ mộng của Bão Vũ, ta thấy nhân vật của truyện xưa tích cũ có ba biểu

hiện chính : 1 - Nhân vật của truyện cũ được tác giả hiện đại hoá làm cho

nó có một diện mạo, tính cách, số phận khác truyện xưa, như Châu Long,

Lưu Bình, Dương Lễ trong Châu Long 2 - Nhân vật của thời hiện đại

nhưng phảng phất bóng dáng của nhân vật trong truyện cổ dân gian, khiếntác giả gọi tên nhân vật bằng tên đã từng có trong dân gian, như Trương

Chi trong Trương Chi của tôi ; Tấm, Cám trong Trầu têm cánh phượng, người anh, người em trong Papa; 3 - Nhân vật của truyện xưa được hiện

lên qua lời kể của một nhân vật khác trong truyện, thuộc loại này có

Trang 32

Đêvagaty trong Hậu thân của Đêvagaty và Imahan trong Ngôi đền của tình

yêu.

Biểu hiện thứ nhất của nhân vật xưa cũ trong truyện ngắn Bão Vũ

được thể hiện trong truyện Châu Long Đây là truyện ngắn được hiện đại hoá dựa trên tích chèo Lưu Bình, Dương Lễ trong dân gian Sự sáng tạo của

tác giả khi viết lại truyện xưa được thể hiện trong kết cấu, nội dung truyện.Trong chèo cổ, nhân vật sống trong không khí bình yên và kết thúc có hậu.Dương Lễ giúp bạn, Châu Long giúp chồng rồi họ đoàn tụ, Lưu Bình thi đỗtrạng nguyên và không quên công đức của “sư huynh” và “đại tẩu” Cònnhân vật của Bão Vũ lại sống trong thế giới tinh thần đầy xáo động Hànhđộng vì nghĩa của Dương Lễ đã vô tình đẩy Lưu Bình, Châu Long và cảchính Dương Lễ vào mối tình tay ba éo le, bất hạnh Câu chuyện về tìnhbạn trong dân gian đã được Bão Vũ khéo léo chuyển sang lăng kính củatình yêu với một cái nhìn mới mẻ, sáng tạo Lưu Bình trong dân gian nêulên tấm gương của một người có ý chí, nghị lực từ thất bại mà thành danhtrong sự nghiệp dùi mài kinh sử Lưu Bình trong tác phẩm của Bão Vũ đãsinh động hơn rất nhiều Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa giấc mộng côngdanh và những rung động ái tình mãnh liệt Có Châu Long bên cạnh, LưuBình ngày xưa vẫn ung dung đọc sách bên đèn Còn Lưu Bình trong cáinhìn của người đời nay không còn vẻ đạo mạo của kẻ sĩ nữa trước giai

nhân Đêm Lưu Bình đọc sách,“Châu Long gội đầu, mái tóc dài đen nhánh

thả xuống chiếc thau đồng” và “thấm đẫm nước hương chi chi” Tất cả đềuđược nhìn qua con mắt của Lưu Bình “Đêm ấy Lưu ba lần tiếp dầu, thaybấc đĩa đèn mà không nhét được chữ nào vào đầu Hương rễ chi chi và mùi

lá hương nhu vương vấn” [53, 166] Chàng đã nói với Châu Long “Tôichẳng muốn làm ông Nghè, ông Cống gì cả Tôi chỉ muốn thực sự làmchồng mình thôi !” [53, 166] Lời nói đó, tâm trạng đó chỉ có thể có ở LưuBình thời hiện đại Ngay cả trạng thái tức giận vì bị khinh thường của LưuBình cũng rất gần với chúng ta, khác với khẩu khí “nuốt hận vào lòng” của

Trang 33

Lưu Bình khi xưa “Chàng hất tung rá cơm hẩm, cố kiềm chế một lần nữa

để khỏi đánh nhau với một kẻ tôi đòi”, “Nhưng khi cánh cổng đại bằng gỗlim sập lại sau lưng, thì Lưu gào lên với nỗi căm thù và tủi nhục : - Dương

Lễ ! Không bao giờ ta quên chuyện này đâu ! Rồi Lưu nhặt một cục gạchtoan ném vào sân nhà Dương” [53, 155] Nhân vật Lưu Bình của Bão Vũđược xây dựng trên một tinh thần hoàn toàn khác trong dân gian, nhân vậtnày như một sự đối thoại, tranh biện với tác giả dân gian về tính cách, sốphận con người đồng thời đánh lạc hướng thưởng thức, thói quen thẩm mĩcủa người đọc, tạo được ấn tượng thú vị, bất ngờ

Số phận của Châu Long, Dương Lễ trong truyện ngắn Bão Vũ cũngkhác truyện xưa Châu Long ngày nào chỉ là phương tiện để Dương Lễgiúp đỡ bạn Nàng Châu Long ngày nay còn là căn nguyên cho mọi nỗi bấthạnh Nàng trở nên có hồn hơn qua sự miêu tả của Bão Vũ Nàng ám ảnhngười đọc bởi mái tóc dài đen nhánh và hương thơm rễ cây chi chi với ánhmắt đẹp như như biết nói, một vẻ đẹp Á Đông Còn Dương Lễ sau nhữnggiây phút hỉ hả vì hành động nhân nghĩa là những khoảnh khắc dằn vặt vìnghi ngờ và ghen tuông Cuộc tình duyên của Dương Lễ và Châu Long vềsau không được xuôi chèo mát mái cho lắm vì bóng dáng Lưu Bình

Qua truyện ngắn này, Bão Vũ đã thể hiện một cái nhìn về số phậnnhân vật của truyện xưa tích cũ theo một cách riêng của con người thờihiện đại Điều đó cho ta thấy cuộc sống là một dòng chảy không ngừng và

số phận nhân vật không còn tuân theo sự sắp xếp của tác giả mà đã có một

sự vận động riêng phù hợp với tính cách của nó Trong cuộc sống hiện đại,nhiều hành động cần xem xét lại, sự hi sinh có thể bị trả giá, công thànhdanh toại thì tình duyên dở dang,… Cuộc sống chứa đầy những nghịch lý,những mâu thuẫn và độc giả hoàn toàn bất ngờ khi tiếp xúc với nhân vật

Nằm trong hệ thống những nhân vật của truyện xưa tích cũ còn cónhững nhân vật của thời hiện đại nhưng phảng phất bóng dáng của nhân vậttrong truyện cổ dân gian, khiến tác giả gọi tên nhân vật bằng tên đã từng có

Trang 34

trong dân gian, thuộc loại này có Trương Chi trong Trương Chi của tôi.

Chàng Trương Chi ở đây cũng có những nét giống Trương Chi của ngàyxưa ở cuộc đời bất hạnh và tình yêu ngang trái Sống trong một làng quêlàm nghề chài lưới heo hút biệt lập với thế giới bên ngoài, là kết quả củacuộc tình ngẫu hứng ngoài bờ sông bãi sú, Trương Chi có một cuộc đời lam

lũ, vất vả phải tự lập kiếm sống Khi tham gia chiến tranh, trong một trậngiáp lá cà với địch, anh bị cụt một chân, may mắn sống sót trở về làngkhông một chế độ đãi ngộ, cũng như nhiều số phận bất hạnh của thời hậuchiến, anh phải mưu sinh bằng nghề đánh cá ven sông

Nhưng Trương Chi của Bão Vũ được khắc họa là một người có nghịlực phi thường, phẩm chất thường có ở những con người đã qua thử tháchcủa cuộc đời sóng gió, vất vả Hoàn cảnh là vậy nhưng anh vẫn tiếp tụcsống, tiếp tục xây dựng cuộc đời này Anh còn dang rộng vòng tay cưumang đứa trẻ bất hạnh bị mẹ bỏ rơi Hai trái tim cô đơn bất chợt ấm lên vìđược chụm lại bên nhau Từ khi có “tôi’, Trương Chi vất vả hơn nhưng anhthấy hạnh phúc hơn, vững tin hơn trong cuộc đời

“Trương Chi của tôi” giống trong truyện cổ hơn ở giọng hát mê hồn

và trái tim si tình Với giọng hát và cây đàn ghi ta, anh đã làm hút hồn bao

cô gái xinh đẹp Ngay cả khi anh bị thương cụt một chân vẫn có người congái sẵn lòng cưu mang anh, nguyện gắn bó với anh suốt đời Anh đã từ chối

về ven sông Hoài với người con gái ngày xưa yêu dấu Nhưng nếu MịNương trong truyện xưa không thể đến với Trương Chi theo bổn phận “cha

mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của thời phong kiến thì thì Nương bây giờ lại làngười con gái của thời cơ chế thị trường thay đổi Cái nhìn của cô ta về tìnhyêu không còn trong sáng nữa Những lời nói của cô ta như nhát dao cứavào trái tim đa cảm của Trương Chi: “Những ngày anh ở ngoài mặt trận,những ngày mưa gió bây giờ, không có tiếng hát của anh, em nhớ đến phát

ốm Em không phải là người bội bạc Nhưng mà bây giờ anh như thế này,lại còn làng nước điều tiếng nữa Bố em không bao giờ bằng lòng chuyện

Trang 35

chúng mình Mà em thì yếu đuối, em không thể… Xin anh thông cảm choem” [53, 99].

Lần cuối cùng qua chỗ Trương Chi cắm thuyền, “Nương gọi tướnglên : Trương Chi ơi ! Em đi Úc với ông xã nhà em đây ! Anh ở lại mạnhkhoẻ nhớ ! Đánh nhiều cá vào nhớ” [53, 105]

Nhiều khi giết chết người ta không phải là những hành động thâmhiểm mà chỉ là những câu nói vô tâm như thế Sự vô tâm đó của Nương đãlàm tan nát trái tim đa cảm của Trương Chi Sau ngày mưa bão người ta đãkhông thấy Trương Chi trở về “Anh đã trở về với ngày xưa, đi vào câuchuyện cổ? Thôi thì … đành chôn cây đàn như một nấm mồ bên bờ sông,nơi thuyền anh vẫn cắm sào

Tôi khóc Trương Chi và trồng bên mộ một cây bạch đàn, như trongtích cũ

Nhưng tìm đâu ra khối kỳ thạch thắm đỏ như máu, trong suốt thuỷtinh mà tiện thành cái chén trà ; để khi rót nước, hiện lên bóng thuyềnTrương Chi? ” [53, 108]

Cũng là những nhân vật của truyện xưa tích cũ nhưng Tấm, Cám,

vua, mụ hàng nước… trong Trầu têm cánh phượng đã được thể hiện dưới

một hình thức khác Những nhân vật này chỉ phảng phất bóng dáng củanhững nhân vật xưa cũ, còn trong truyện ngắn, họ là những vai diễn trên

sân khấu, diễn truyện Tấm Cám Bão Vũ mượn những nhân vật của truyện

cổ tích dân gian để nói lên số kiếp phù du của những người theo nghiệpcầm ca Nhà văn còn cho thấy sự khác biệt của nghệ thuật với cuộc đời.Người diễn viên cũng có một cuộc đời, một số phận khác với trên sân khấu

Cô Tấm xinh đẹp lộng lẫy ngày nào bước ra khỏi quả thị trong ánh hàoquang của sân khấu sau một thời gian từ bỏ nghiệp cầm ca theo gã vuaThầu khoán, sau trở về đoàn trong dáng vẻ thân tàn ma dại trong vai bà lãohàng nước Còn người đóng vai Cám nhờ đầu óc thực tế, sắc sảo, đã trởnên giàu có khi từ bỏ sân khấu, mở quán bán hàng mĩ phẩm mang tên:

Trang 36

“Diễn viên Thuý Biếc - Mỹ phẩm tuyệt hảo” Những người thủ vai chính từ

bỏ đoàn diễn bước vào trường đời, còn người trong vai phụ thì trở thànhvai chính và có cuộc sống bình yên nhất là mụ Cám Cô nàng trước đây chỉvào vai mụ Cám thì giờ được thủ vai chính, là cô Tấm hiền thục, là tình yêuđích thực của “tôi”

Người đọc thật khó nhận diện nhân vật của Bão Vũ khi mới đọc

Trầu têm cánh phượng một lần nhưng lại thấy thú vị bởi ngòi bút biến hoá

tài tình của tác giả Những nhân vật từng có tên trong truyện cổ tích xưađược tác giả lồng vào câu chuyện của ngày hôm nay, mang một diện mạomới mẻ, hấp dẫn, đánh lạc thói quen thưởng thức của độc giả Nhà thơ Vũ

Quần Phương trong báo Người Hà nội đã nhận xét: “Câu chuyện chơi vơi

giữa hai bờ hư thực, giữa nhân vật cổ tích đẹp như thơ với những con

người thực dụng bươn trải hôm nay” [37, 78].

Nhân vật của truyện xưa tích cũ có khi lại hiện lên qua một câuchuyện của một nhân vật trong tác phẩm Thuộc loại này có Đêvagaty

trong Hậu thân của Đêvagaty và Imahan trong Ngôi đền của tình yêu Sự

xuất hiện của hai nhân vật này đã đem lại màu sắc huyền ảo cho tác phẩm.Người đọc như được sống lại không khí cổ xưa với mối tình oan trái giữaHồi vương Sah Jêhan và công chúa Imahan Vua Angra, cha của Imahan đãchết dưới lưỡi kiếm của Sah Jêhan Trước khi chết, ông cầu xin Sah Jêhanđừng làm nhục công chúa con gái yêu nhất đời của ông Lời cầu xin đóđược chấp nhận Khi Sah Jêhan cùng đám người tuỳ tùng tiến vào hoàngcung và bắt gặp công chúa, ngay lập tức vị vua trẻ đã bị mê hoặc trướcnhan sắc tuyệt trần của công chúa xứ Angra Mặc dù được chăm sóc chuđáo bởi tình yêu của Sah Jêhan nhưng nàng vẫn không nguôi khóc thươngcho vua cha đã chết dưới lưỡi kiếm của Hồi vương Trước lời cầu hôn của

vị vua trẻ, “công chúa nhìn Sah Jêhan bằng đôi mắt khó hiểu Rồi bất thầnnàng rút phắt lưỡi dao găm nhỏ lao vào Sah Jêhan như một con thú nhỏ dữtợn (…) Là một chiến binh, Sah Jêhan dễ dàng tránh khỏi nguy hiểm

Trang 37

Nhưng ông lại không kịp giữ tay công chúa khi nàng quay lưỡi dao tự đâmvào bộ ngực trinh trắng của mình (…) Công chúa hấp hối trong vòng taycủa Sah Jêhan và thật bất ngờ, trước khi chết nàng đã nói: - Em cũng yêuchàng Em yêu chàng ngay từ lúc chàng hiện ra trong khuôn vòm cửa Giữavòm trời đầy khói lửa, chàng uy nghi lộng lẫy như thần Visnu, đúng là hìnhảnh mà em hằng mơ tưởng Em… bằng lòng làm vợ chàng” [54, 180].Nhưng công chúa xứ Angra đã chết trong tiếng khóc thảm thiết của SahJêhan Nhà vua quyết định xây cất một lăng mộ để tưởng nhớ Imahan suốtđời mình và muôn đời sau Công trình đó đã được hoàn thành bởi một kiếntrúc sư tài ba và trở thành một kì quan kiến trúc thế giới, đó là lăng mộ TajMahal.

Người đọc bị hấp dẫn bởi tính cách của Imahan và Sah Jêhan cùngcâu chuyện tình yêu của họ Đó là Sah Jêhan với sức mạnh và sự uy nghilộng lẫy như vị thần Visnu, Imahan với vẻ đẹp u buồn như những ngàytháng mưa triền miên của xứ Ấn Độ Imahan đã sống trong sự dằn vặt giữatình yêu và hận thù Nàng đã trả thù vì sự căm phẫn trước cái chết của vuacha Việc trả thù không thành, nàng đã tự giết chết mình nhưng cuối cùngtình yêu đã chiến thắng hận thù Nàng đã thú nhận với Sah Jêhan tình yêucủa mình và trở nên bất tử cùng lăng mộ Taj Mahal Được đẩy lùi bởi mộtkhoảng cách thời gian khá xa, lại thêm hư cấu nghệ thuật của tác giả,những nhân vật của truyện xưa tích cũ trở nên lung linh, huyền ảo, hấp dẫnngười đọc

Những nhân vật của truyện xưa tích cũ hầu hết được tác giả nhìn qualăng kính của tình yêu Bão Vũ cũng là nhà văn có sở trường này Nếu nhưImahan gợi cho ta sự xót xa, ngưỡng mộ về tình yêu đầy bi kịch và tráng lệ

của nàng thì Đêvagati trong Hậu thân của Đêvagaty lại là nạn nhân của

cuộc hiến tế đẫm máu, để lão phù thuỷ làm bùa phép mê hoặc một cô gáixinh đẹp đã khước từ tình yêu của chàng hoàng tử độc nhất của vương quốcChămpa Sau tiếng thét kinh động của lão phù thuỷ, Đêvagaty giơ cao lưỡi

Trang 38

dao sắc như nước đâm thẳng vào trái tim mình.“Máu xối xả từ bộ ngực

trinh nữ xuống chiếc khay vàng có xác rắn độc” [ 53, 124] Nhưng xác con

rắn độc thấm máu trinh nữ và những câu thần chú của lão phù thuỷ đãkhông làm cho con gái vị tù trưởng xiêu lòng Nhưng Đêvagaty đã chết vànàng được phong là nữ thần Đêvagaty và là cảm hứng cho nhiều tác phẩmnghệ thuật kiến trúc trong đó có bức tượng bán thân nữ thần Đêvagaty vẫncòn đến ngày nay Qua nhân vật Đêvagaty, tác giả ca ngợi vẻ đẹp trongsáng của người thiếu nữ đồng thời phê phán những hủ tục tăm tối một thời

đã lấy đi mạng sống của những con người vô tội, xót xa trước thân phậnnhỏ bé của người nô lệ dưới chế độ gia trưởng hà khắc của đế chếChămpa cổ

Số phận đau khổ của những nhân vật trong huyền thoại, dù là dotưởng tượng và hư cấu nghệ thuật của tác giả nhưng được kể lại bởi mộtnhân vật rất say mê nghệ thuật kiến trúc trong truyện vẫn gây tò mò, hứngthú cho độc giả Bão Vũ dường như đang kể cho người đọc sự tích vềnhững lăng mộ và pho tượng, cung cấp cho ta thêm một nguồn tư liệu vàmột cảm xúc thẩm mĩ về cái đẹp, từ phương diện văn chương Bởi Imahan

và Đêvagaty đều là những huyền thoại thấm đẫm máu và nước mắt về sốphận, cuộc đời và nhan sắc đầy bi kịch, đã gợi hứng thú nghệ thuật cho cácnghệ nhân kiến trúc để họ sáng tạo những công trình nghệ thuật tuyệt vờicho muôn đời như lăng mộ Taj Mahal và bức tượng bán thân nữ thầnĐêvagaty

Như vậy những nhân vật của truyện xưa tích cũ hiện lên đa dạng,phong phú trong truyện ngắn Bão Vũ Qua loại hình nhân vật này, tác giảthể hiện một cái nhìn mang đậm tính nhân văn về số phận con người, điều

mà không dễ dàng có được trong văn học nghệ thuật thời xưa, khi tác phẩmthường bị chi phối nặng nề bởi hệ tư tưởng, những hủ tục và luật lệ xưa cũ.Mặt khác thành công của Bão Vũ khi viết về những nhân vật này cũng cho

Trang 39

ta thấy sự cách tân mới mẻ, sáng tạo của ông về phương diện nghệ thuật,đáp ứng một yêu cầu của văn học thời kì đổi mới.

2.2.2 Nhân vật của cuộc sống hôm nay

Nhân vật của truyện xưa tích cũ chỉ là một chút phóng bút của Bão

Vũ, còn nhà văn dành nhiều hơn những trang viết của mình đến những conngười của cuộc sống hôm nay Đây là loại hình nhân vật được Bão Vũ viếtthường xuyên, khoái hoạt nhất, giúp tác giả tái hiện một bức tranh cuộcsống đa dạng, phong phú, muôn màu, muôn vẻ Qua thống kê, phân loại, tathấy những nhân vật của cuộc sống hôm nay có những kiểu loại sau :những người trí thức trẻ, người phụ nữ và trẻ em

2.2.2.1 Nhân vật trí thức trẻ

Bão Vũ từng nói : “Tôi không thể bắt mình phải viết về những đề tài

gì đó như nhiều nhà văn từng nói Tôi nghĩ, tại sao tác giả lại đặt ra chomình viết chuyên về vấn đề gì đó cụ thể như công nghiệp, nông nghiệp,chiến đấu, bảo vệ môi trường, giáo dục, ma tuý và phòng chống HIV…?

Đó là việc của báo chí Những vấn đề cụ thể của xã hội chỉ là bối cảnh mởtrong tác phẩm viết về con người, chỉ là những tác động khách quan để conngười bộc lộ những phẩm chất và tính cách của nó” [37, 60] Tất nhiên đềtài người trí thức cũng không nằm trong dự định của nhà văn Bão Vũ viết

về người trí thức một cách tự nhiên như hơi thở, như cơm ăn áo mặc hằngngày bởi họ có khi là người bạn của tác giả, cũng có khi họ là bản thân tácgiả muốn tự bộc lộ với độc giả những tâm tư, suy nghĩ của mình Vì thếhình ảnh người trí thức của cuộc sống hôm nay hiện lên chân thực, sinhđộng, có khi đó là một giám định viên ngành xây dựng, một sinh viên ykhoa, kĩ sư xây dựng, một người giáo viên, nhà văn, bác sĩ và nhiều nhất lànhững kiến trúc sư Các nhân vật này hiện lên ở những vẻ khác nhau, có cái

ác cái xấu, có cái thiện cái đẹp có cả sự ngớ ngẩn và sâu sắc, thực tại và

Trang 40

khát vọng… Tất cả để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả và ông đãtruyền cảm xúc ấy cho người đọc.

Một trong những biểu hiện chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi nóichung và truyện ngắn nói riêng là sự phong phú trong đề tài Đối tượngquan tâm của nhà văn không chỉ là hiện thực đấu tranh cách mạng và xâydựng chủ nghĩa xã hội mà là đời sống của con người cá nhân với bao lotoan bộn bề Nếu trước đây nhân vật chính của các tác phẩm hầu hết làngười tốt, là nhân vật chính diện thì bây giờ, ngược lại tâm điểm chú ý củacác nhà văn là những con người tiêu cực giả dối, làm ăn phi pháp, thấp kém

về đạo đức Như một nhà văn Nga đã từng nói: “Chừng nào trong cuộc đờicòn nhiều điều ác thì còn có cớ để viết văn”

Nhiều nhà văn miêu tả những con người ác, xấu một cách ghê sợ,kinh tởm Là một nhà văn đi tìm cái đẹp trong cuộc sống, thiên nhiên vàvạn vật, trong toàn bộ sáng tác của mình, Bão Vũ ít miêu tả bản thân cái ác,cái xấu Tuy nhiên cuộc sống lúc nào cũng có hai mặt nên cái xấu, cái ácvẫn xuất hiện ít nhiều trong những trang viết của ông, đặc biệt ở nhữngnhân vật trí thức, bởi họ là những người có nhận thức nên cái ác cái xấucủa họ lại càng đáng sợ hơn bao giờ hết Đặc biệt cuộc sống thời kinh tế thịtrường có nhiều cám dỗ, nhiều sức hấp dẫn về vật chất, tiền bạc, danhvọng Chiến tranh dù có tiếng súng nổ nhưng cũng có cái bình yên của nó.Còn đời thường dù tiếng súng đã lặng yên nhưng những va đập về vật chấtlại không hề đơn giản chút nào Trong chiến tranh người ta thường hi sinhcho nhau, lấy lẽ sống của người khác làm niềm vui cho mình Còn trongnền kinh tế thị trường để tồn tại, người ta phải bon chen, cảnh giác thậm chígiẫm đạp lên nhau, có khi bất chấp những thủ đoạn không tình người Bão

Vũ đã khai thác những điều trái ngược, tiêu cực, tha hoá của con ngườitrước sự biến động của kinh tế thị trường, nhất là ở những người trí thức

Quảng trong Papa là một nhân vật như thế Anh ta đã bất chấp mọi thủ

đoạn để thực hiện tham vọng của mình, ngay cả việc làm bàng chứng giả

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w