Nhân vật của cuộc sống hôm nay

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn bão vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 39 - 58)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Nhân vật của cuộc sống hôm nay

Nhân vật của truyện xưa tích cũ chỉ là một chút phóng bút của Bão Vũ, còn nhà văn dành nhiều hơn những trang viết của mình đến những con người của cuộc sống hôm nay. Đây là loại hình nhân vật được Bão Vũ viết thường xuyên, khoái hoạt nhất, giúp tác giả tái hiện một bức tranh cuộc sống đa dạng, phong phú, muôn màu, muôn vẻ. Qua thống kê, phân loại, ta thấy những nhân vật của cuộc sống hôm nay có những kiểu loại sau : những người trí thức trẻ, người phụ nữ và trẻ em.

2.2.2.1. Nhân vật trí thức trẻ

Bão Vũ từng nói : “Tôi không thể bắt mình phải viết về những đề tài gì đó như nhiều nhà văn từng nói. Tôi nghĩ, tại sao tác giả lại đặt ra cho mình viết chuyên về vấn đề gì đó cụ thể như công nghiệp, nông nghiệp, chiến đấu, bảo vệ môi trường, giáo dục, ma tuý và phòng chống HIV…? Đó là việc của báo chí. Những vấn đề cụ thể của xã hội chỉ là bối cảnh mở trong tác phẩm viết về con người, chỉ là những tác động khách quan để con người bộc lộ những phẩm chất và tính cách của nó” [37, 60]. Tất nhiên đề tài người trí thức cũng không nằm trong dự định của nhà văn. Bão Vũ viết về người trí thức một cách tự nhiên như hơi thở, như cơm ăn áo mặc hằng ngày bởi họ có khi là người bạn của tác giả, cũng có khi họ là bản thân tác giả muốn tự bộc lộ với độc giả những tâm tư, suy nghĩ của mình. Vì thế hình ảnh người trí thức của cuộc sống hôm nay hiện lên chân thực, sinh động, có khi đó là một giám định viên ngành xây dựng, một sinh viên y khoa, kĩ sư xây dựng, một người giáo viên, nhà văn, bác sĩ và nhiều nhất là những kiến trúc sư. Các nhân vật này hiện lên ở những vẻ khác nhau, có cái ác cái xấu, có cái thiện cái đẹp có cả sự ngớ ngẩn và sâu sắc, thực tại và

khát vọng… Tất cả để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả và ông đã truyền cảm xúc ấy cho người đọc.

Một trong những biểu hiện chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng là sự phong phú trong đề tài. Đối tượng quan tâm của nhà văn không chỉ là hiện thực đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là đời sống của con người cá nhân với bao lo toan bộn bề. Nếu trước đây nhân vật chính của các tác phẩm hầu hết là người tốt, là nhân vật chính diện thì bây giờ, ngược lại tâm điểm chú ý của các nhà văn là những con người tiêu cực giả dối, làm ăn phi pháp, thấp kém về đạo đức. Như một nhà văn Nga đã từng nói: “Chừng nào trong cuộc đời còn nhiều điều ác thì còn có cớ để viết văn”.

Nhiều nhà văn miêu tả những con người ác, xấu một cách ghê sợ, kinh tởm. Là một nhà văn đi tìm cái đẹp trong cuộc sống, thiên nhiên và vạn vật, trong toàn bộ sáng tác của mình, Bão Vũ ít miêu tả bản thân cái ác, cái xấu. Tuy nhiên cuộc sống lúc nào cũng có hai mặt nên cái xấu, cái ác vẫn xuất hiện ít nhiều trong những trang viết của ông, đặc biệt ở những nhân vật trí thức, bởi họ là những người có nhận thức nên cái ác cái xấu của họ lại càng đáng sợ hơn bao giờ hết. Đặc biệt cuộc sống thời kinh tế thị trường có nhiều cám dỗ, nhiều sức hấp dẫn về vật chất, tiền bạc, danh vọng. Chiến tranh dù có tiếng súng nổ nhưng cũng có cái bình yên của nó. Còn đời thường dù tiếng súng đã lặng yên nhưng những va đập về vật chất lại không hề đơn giản chút nào. Trong chiến tranh người ta thường hi sinh cho nhau, lấy lẽ sống của người khác làm niềm vui cho mình. Còn trong nền kinh tế thị trường để tồn tại, người ta phải bon chen, cảnh giác thậm chí giẫm đạp lên nhau, có khi bất chấp những thủ đoạn không tình người. Bão Vũ đã khai thác những điều trái ngược, tiêu cực, tha hoá của con người trước sự biến động của kinh tế thị trường, nhất là ở những người trí thức.

Quảng trong Papa là một nhân vật như thế. Anh ta đã bất chấp mọi thủ

đoạn để thực hiện tham vọng của mình, ngay cả việc làm bàng chứng giả

để minh oan cho ông Sinh - một người rất mực trung thực và thẳng thắn đã từng được tôi luyện trong những năm tháng ác liệt của chiền tranh đồng thời là ân nhân cứu sống cha của Quảng. Mục đích của Quảng là hất đổ ông Sinh khỏi chức giám đốc để thay thế ông. Với anh ta, những chuẩn mực của một thời trở nên khôi hài. Tạo ra bằng chứng ngụy tạo, vu khống một người vô tội nhưng anh ta không hề mảy may hối hận mà vẫn lạnh lùng trước sự phản đối của người cha: Bố đừng xúc động mạnh. Con chỉ tham gia vào qui luật đào thải và thanh lọc của tự nhiên. Ông Sinh cản đường

người khác phải nhận lấy sự trừng phạt” [53, 141]. Cuộc sống khốc liệt đến

mức nó chỉ còn là cuộc đấu tranh sinh tồn giữa kẻ mạnh và kẻ yếu. Đám tang của cha là cơ hội để anh ta kiếm lời từ chức giám đốc, anh ta nhìn những phong bì phúng viếng lấp ló trong túi áo người đưa ma mà hoan hỉ, khoái lạc. Niềm sung sướng nhất của Quảng là được hời trong phân chia tài sản với em trai. Trong cuộc sống có những người bị biến dạng bởi đồng tiền, độc ác bởi dục vọng sôi sục như thế. Khi còn sống ông Quang đã nói về Quảng như nói về người anh trong truyện cổ tích Cây khế: “Thằng anh đã bán linh hồn cho quỉ rồi. Không thể giúp gì cho nó được nữa. Rồi sẽ có lúc phải nhìn thấy nó nhận cái kết thúc của kẻ gian tham trong truyện cổ tích” [53, 134].

Cuộc sống thời hiện đại với những xô bồ phức tạp nhiều khi con người không thể cưỡng lại được. Đứng trước những cám dỗ của cuộc sống, họ trở nên hèn nhát và sợ hãi. Và để có được vị trí trong xã hội, họ sẵn sàng đánh đổi tất cả, ngay cả tình yêu của mình. Để có được cương vị là giám định viên ngành xây dựng, Bằng đã bỏ rơi Nga và đứa con của mình, lấy vợ một nhà giàu và quyền thế. Trong công việc, bao giờ anh ta cũng đứng từ lợi ích của mình để phán xét, thẩm định. Ở cơ quan cái thú vị nhất của Bằng là “cương vị nào cũng đều luôn có những vụ làm ăn” [54, 5]. Phẫn uất trước những hành động vô lý của hàng xóm nhà Nga nhưng anh ta vẫn khôn khéo né tránh một vụ việc phiền toái, đẩy trách nhiệm giải quyết công

việc sang toà án để giữ an toàn cho mình. Bằng không bao giờ tự nhận trách nhiệm về mình. Chứng kiến cảnh mẹ con Ngân trong hoàn cảnh khốn đốn nhất, anh ta ngại ngùng “đặt bàn tay lên vai con bé, chạm vào bàn tay Nga” [54, 28] thể hiện sự cảm thông, chia sẻ nhưng lạnh lùng, khách sáo và xa lạ với Nga biết nhường nào. Vậy mà ngày xưa chị đã yêu và dâng hiến tất cả cho hắn. Còn bây giờ Nga thấy Bằng thật hèn nhát và giả dối. “Chị dụt vội tay lại như sờ phải một con chuột. Nga sợ chuột từ nhỏ. Sau này cuộc sống dù có vất vả, lam lũ, chị vẫn không hết sợ chuột” [54, 29].

Con người là một tiểu vũ trụ vô cùng phức tạp với chiều sâu tâm hồn thật khó nắm bắt, ở đó, cái xấu cái tốt, cái cao cả, cái thấp hèn đan xen lẫn lộn. Với sự tinh tế nhạy cảm của người nghệ sĩ, Bão Vũ đã thể hiện thật sinh đông ấn tượng từng bộ mặt từng tính cách nhân vật lên trang viết.

Trong Biển nổi giận, Thạch được tác giả miêu tả là một người như thế.

Thạch sống sót trong một trận không quân trên biển nhờ sự dũng cảm và tinh thần đồng đội của Huy nhưng Huy phải trả giá cho hành động xả thân vì nghĩa bằng chính sự hi sinh của mình.

Trở về với cuộc sống đời thường, Thạch trở thành giám đốc ông ty xây dựng lớn, là con hổ của nghành xây dựng liên tục thắng thầu nhờ sự trợ giúp của những trợ thủ đắc lực. Vòng xoáy của cơ chế thị trường, những mưu sinh vất vả đã khiến Thạch cuốn theo nó. Bằng những mánh khoé của lão Dục - Trưởng phòng kế hoạch, công ty anh đã thắng thầu xây dựng công trình nhà văn hoá Tiên Sơn đẩy công ty của Hàn xuống hàng bị phá sản mà nếu Thạch nhượng bộ, công ty “chết đói ấy sẽ được sống lại như có phép tiên” [53, 79], đời sống của công nhân sẽ được hồi sinh giống như Thạch được cứu sống trên biển cả ngày nào nhờ sự hy sinh lớn lao của Huy. Nhưng Thạch đã không làm như thế. Anh ta đã lạnh lùng phán xét : “- Làm chủ một doanh nghiệp mà không biết luật thì về đóng gạch tốt hơn. - Luật rừng : con mạnh ăn thịt con yếu, luật biển : cá lớn nuốt…” [53, 80].

Trong chiến đấu những người chiến sỹ sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình để bảo vệ đồng đội mà sao trong cuộc sống đời thường, chính những con người đã từng biết được giá trị của cuộc sống, của lòng vị tha lại có thể giẫm đạp lên nhau để tồn tại, mưu sinh. Nhưng Bão Vũ không chỉ nhìn thấy cái ác, cái xấu, sự tha hoá biến chất của con người mà còn nhìn thấy trong chiều sâu tâm tính bản tính thiện chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Không cứu vớt công ty của Hàn nhưng Thạch cũng không được thanh thản. Lương tâm anh cắn rứt “anh nhắm mắt lại với cảm giá như ghê sợ” [53, 181], phải chăng là ghê sợ chính mình ? Và trong khi mọi người đang tung hô chiến thắng của anh thì Thạch đã bỏ khỏi cơ quan một mình trên chiếc xe máy 250 phân khối lao đi vun vút, anh thấy mình “như được thoát xác, trở thành phi thường” [53, 181]. Đó là cuộc chạy trốn bản thân mà chính Thạch đã giẫm đạp lên nhiều đối thủ.

Là một nhà văn đôn hậu, khi viết về những nhân vật trí thức tha hoá, biến chất hay hèn nhát, ích kỉ, Bão Vũ không lớn tiếng phê phán mà ông chỉ lẳng lặng phơi bày tất cả lên trang viết để người đọc tự bình xét, đánh giá. Có khi ông nhẹ nhàng chỉ ra kết cục của kẻ xấu bằng một nhận xét của một nhân vật khác trong tác phẩm hay diễn tả những dằn vặt trong nội tâm nhân vật trước những hành động mà mình cho là không hay, không phải. Tất cả những điều đó có giá trị thanh lọc tâm hồn người đọc, nuôi dưỡng những cảm xúc lành mạnh, trong sáng của con người, như Thạch Lam từng phát biểu về thiên chức của văn chương : “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc một sự thoát ly hay sự quên, trái lại đó là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực để lòng người được phong phú và trong sạch hơn” [36, 93].

Nhân vật xấu chỉ chiếm số ít trong truyện ngắn Bão Vũ, còn hầu hết trong sáng tác của ông là những con người lành hiền, mặc dù hoàn cảnh khó khăn, chật vật nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trong tâm hồn. Họ không đến mức rơi vào hoàn cảnh “áo cơm ghì sát đất” như người trí thức của

Nam Cao trước cách mạng nhưng hầu hết họ đều phải đối mặt với vấn đề cơm áo gạo tiền thời kinh tế thị trường. Đó là Minh - một thời là con hổ của

thời kiến trúc, nay bị quên lãng và xuống tay trong Ngôi đền của tình yêu

hay kiến trúc sư Trần Đình Đinh phải đem cả thơ tình thời sinh viên ra để tán ông giám đốc sính thơ để kí hợp đồng thiết kế nhưng không được trong

Cánh đồng mơ mộng, hoặc kĩ sư Ngang, một người có tài dù tiếng anh rất khá nhưng suốt đời “cưỡi cái cuốc màu ốc bươu đời tám hai và nấu than tổ

ong” trong Chuyện có thểxảy ra.

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh người kiến trúc sư lại xuất hiện nhiều trong sáng tác của Bão Vũ như vậy. Là kiến trúc sư có tên tuổi, từng thiết kế nhiều công trình nổi tiếng, Bão Vũ đã đưa những anh chàng kiến trúc sư thành nhân vật trong sáng tác của mình. Hình ảnh người kiến trúc sư hiện lên trong truyện ngắn của ông chân thực sinh động, gần gũi và mang một vẻ riêng. Mặc dù cuộc sống của thời kinh tế thị trường quá khó khăn vất vả nhưng họ vẫn giữ được vẻ đẹp của sự thẳng thắn, trung thực và “trong sáng vô ngần” như cách mà một phê bình nói về người trí thức trong sáng tác của Nam Cao.

Nhân vật Ngang trong Chuyện có thể xảy ra là một hư cấu nghệ

thuật của Bão Vũ để nhấn mạnh vào sự thẳng thắn trung thực của người trí thức trước những ngang trái, vô lí của cuộc sống thời hiện đại. Sau một lần bị sét đánh vào bả vai, biết được khả năng diệu kì của mình là có thể đọc được những suy nghĩ thầm kín của người khác nhưng Ngang đã không dùng năng lực siêu phàm ấy để tạo cho mình tốt hơn cải thiện cuộc sống nghèo khổ. Anh thẳng thắn chỉ ra những ý nghĩ đen tối, đầy những dục vọng, những thèm khát quyền lực, tiền tài của ông Hoạch - Tổng giám đốc và sự hèn kém, bạc nhược của ông Thẩm - phó Tổng giám đốc công ty anh.

Buồn vì khả năng phi thường của mình đã khiến Ngang phải nhìn thấy những mặt trái của xã hội, về đến nhà trước thái độ dịu dàng khác

thường của vợ, “Ngang giật bắn người. Trong đầu vợ hắn là cuộc hành lạc với người bán than (…). Ngang bỗng thấy ruột gan cuộn lên. Hắn kịp tuột nốt chiếc giầy còn mang một bên chân, vội vã nhào vào nhà xí nôn thốc nôn tháo” [54, 46]. Đó không chỉ là sự phẫn nộ của người chồng trước hành động ngoại tình của vợ mà còn là sự kinh tởm của con người khi phải chứng kiến sự giả dối của những người thân xung quanh.

Từ bỏ phố phường chật hẹp bon chen, Ngang về quê, nơi có ngôi nhà xưa yên tĩnh, thăm người chị hiền lành nhân hậu rồi lên Lâm Đồng sống ở một trang trại hẻo lánh ở xa các tụ điểm dân cư. Nhưng Ngang không hoàn toàn lánh xa cuộc đời như các ẩn sỹ thời xưa bất mãn với thời cuộc. Ở đây bằng tài năng của mình, anh đã trở thành chủ trại cà phê lớn “người dân tộc” nhưng có trình độ cao về kĩ thuật trồng cây công nghiệp và có cuộc sống khá giả.

Một số người trí thức khác trong truyện ngắn Bão Vũ lại vượt lên trên cuộc sống đời thường bằng chính những sáng tạo nghệ thuật của mình.

Kiến trúc sư Minh trong Ngôi đền của tình yêu là một nhân vật như thế.

Minh từng là một con hổ của rừng kiến trúc nhưng không có những “hình thức đánh bóng” nên bị thua thầu trước Nhi,“một gã học dốt toàn diện” nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn với bên chủ đầu tư là một “kiến trúc sư tầm cỡ quốc tế”. Trở nên đơn độc trong cuộc đời, như tên dự án “cánh buồm đơn độc” của anh không được thực thi rồi bị lãng quên nhưng anh lại có một kiến thức rất phong phú. Anh đã kể cho những đồng nghiệp cùng

cảnh ngộ với mình câu chuyện tưởng tượng sự tích “ngôi đền của tình

yêu”, về mối tình bi tráng của hoàng thân Sah Jêhan và công chúa Imahan. Không được sáng tạo kiến trúc trong cuộc đời thực, anh sáng tạo bằng tưởng tượng. Câu chuyện hư cấu của kiến trúc sư Minh đã giúp những người kiến trúc sư cùng cảnh ngộ quên đi cái nợ cơm áo và những nhốn nháo đời thường để kì vọng về sự sáng tạo một công trình mãi mãi làm xúc động lòng người. “Ngừng kể Minh đứng lên mắt ướt, tay run run tìm trong

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn bão vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 39 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w