Nhân vật của "truyện xưa tích cũ"

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn bão vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 31 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Nhân vật của "truyện xưa tích cũ"

Nhân vật của "truyện xưa tích cũ" xuất hiện trong truyện ngắn Bão Vũ, đó là Tấm, Cám, Trương Chi, Lưu Bình, Dương Lễ, Châu Long,…

Nhân vật của truyện xưa tích cũ đã đem lại cho câu chuyện của Bão Vũ màu sắc văn học dân gian đậm đà, khiến cho người đọc được tắm mình trong bầu không gian cổ xưa vừa gần gũi vừa lãng mạn, bay bổng.

Nhưng Bão Vũ không hoàn toàn mượn lại truyện xưa. Ông thổi vào đó không khí của thời hiện đại khiến cho những nhân vật xưa cũ có một đời sống riêng, một tâm trạng, một nỗi niềm riêng, một số phận riêng khác ngày xưa, khi họ sống trong thế giới bình yên của truyện cổ tích. Mặt khác, nếu trong văn học dân gian, các nhân vật có một đời sống nội tâm đơn giản thì khi viết lại, Bão Vũ đã khiến những nhân vật này trở nên phong phú hơn trong những biểu hiện tinh thần.

Theo thống kê qua hai tập truyện ngắn Biển nổi giậnCánh đồng

mơ mộng của Bão Vũ, ta thấy nhân vật của truyện xưa tích cũ có ba biểu hiện chính : 1 - Nhân vật của truyện cũ được tác giả hiện đại hoá làm cho nó có một diện mạo, tính cách, số phận khác truyện xưa, như Châu Long,

Lưu Bình, Dương Lễ trong Châu Long. 2 - Nhân vật của thời hiện đại

nhưng phảng phất bóng dáng của nhân vật trong truyện cổ dân gian, khiến tác giả gọi tên nhân vật bằng tên đã từng có trong dân gian, như Trương

Chi trong Trương Chi của tôi ; Tấm, Cám trong Trầu têm cánh phượng,

người anh, người em trong Papa; 3 - Nhân vật của truyện xưa được hiện

lên qua lời kể của một nhân vật khác trong truyện, thuộc loại này có

Đêvagaty trong Hậu thân của Đêvagaty và Imahan trong Ngôi đền của tình yêu.

Biểu hiện thứ nhất của nhân vật xưa cũ trong truyện ngắn Bão Vũ

được thể hiện trong truyện Châu Long. Đây là truyện ngắn được hiện đại

hoá dựa trên tích chèo Lưu Bình, Dương Lễ trong dân gian. Sự sáng tạo của

tác giả khi viết lại truyện xưa được thể hiện trong kết cấu, nội dung truyện. Trong chèo cổ, nhân vật sống trong không khí bình yên và kết thúc có hậu. Dương Lễ giúp bạn, Châu Long giúp chồng rồi họ đoàn tụ, Lưu Bình thi đỗ trạng nguyên và không quên công đức của “sư huynh” và “đại tẩu”. Còn nhân vật của Bão Vũ lại sống trong thế giới tinh thần đầy xáo động. Hành động vì nghĩa của Dương Lễ đã vô tình đẩy Lưu Bình, Châu Long và cả chính Dương Lễ vào mối tình tay ba éo le, bất hạnh. Câu chuyện về tình bạn trong dân gian đã được Bão Vũ khéo léo chuyển sang lăng kính của tình yêu với một cái nhìn mới mẻ, sáng tạo. Lưu Bình trong dân gian nêu lên tấm gương của một người có ý chí, nghị lực từ thất bại mà thành danh trong sự nghiệp dùi mài kinh sử. Lưu Bình trong tác phẩm của Bão Vũ đã sinh động hơn rất nhiều. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa giấc mộng công danh và những rung động ái tình mãnh liệt. Có Châu Long bên cạnh, Lưu Bình ngày xưa vẫn ung dung đọc sách bên đèn. Còn Lưu Bình trong cái nhìn của người đời nay không còn vẻ đạo mạo của kẻ sĩ nữa trước giai

nhân. Đêm Lưu Bình đọc sách,Châu Long gội đầu, mái tóc dài đen nhánh

thả xuống chiếc thau đồng” và “thấm đẫm nước hương chi chi”. Tất cả đều được nhìn qua con mắt của Lưu Bình. “Đêm ấy Lưu ba lần tiếp dầu, thay bấc đĩa đèn mà không nhét được chữ nào vào đầu. Hương rễ chi chi và mùi lá hương nhu vương vấn” [53, 166]. Chàng đã nói với Châu Long “Tôi chẳng muốn làm ông Nghè, ông Cống gì cả. Tôi chỉ muốn thực sự làm chồng mình thôi !” [53, 166]. Lời nói đó, tâm trạng đó chỉ có thể có ở Lưu Bình thời hiện đại. Ngay cả trạng thái tức giận vì bị khinh thường của Lưu Bình cũng rất gần với chúng ta, khác với khẩu khí “nuốt hận vào lòng” của

Lưu Bình khi xưa “Chàng hất tung rá cơm hẩm, cố kiềm chế một lần nữa để khỏi đánh nhau với một kẻ tôi đòi”, “Nhưng khi cánh cổng đại bằng gỗ lim sập lại sau lưng, thì Lưu gào lên với nỗi căm thù và tủi nhục : - Dương Lễ ! Không bao giờ ta quên chuyện này đâu ! Rồi Lưu nhặt một cục gạch toan ném vào sân nhà Dương” [53, 155]. Nhân vật Lưu Bình của Bão Vũ được xây dựng trên một tinh thần hoàn toàn khác trong dân gian, nhân vật này như một sự đối thoại, tranh biện với tác giả dân gian về tính cách, số phận con người đồng thời đánh lạc hướng thưởng thức, thói quen thẩm mĩ của người đọc, tạo được ấn tượng thú vị, bất ngờ.

Số phận của Châu Long, Dương Lễ trong truyện ngắn Bão Vũ cũng khác truyện xưa. Châu Long ngày nào chỉ là phương tiện để Dương Lễ giúp đỡ bạn. Nàng Châu Long ngày nay còn là căn nguyên cho mọi nỗi bất hạnh. Nàng trở nên có hồn hơn qua sự miêu tả của Bão Vũ. Nàng ám ảnh người đọc bởi mái tóc dài đen nhánh và hương thơm rễ cây chi chi với ánh mắt đẹp như như biết nói, một vẻ đẹp Á Đông. Còn Dương Lễ sau những giây phút hỉ hả vì hành động nhân nghĩa là những khoảnh khắc dằn vặt vì nghi ngờ và ghen tuông. Cuộc tình duyên của Dương Lễ và Châu Long về sau không được xuôi chèo mát mái cho lắm vì bóng dáng Lưu Bình.

Qua truyện ngắn này, Bão Vũ đã thể hiện một cái nhìn về số phận nhân vật của truyện xưa tích cũ theo một cách riêng của con người thời hiện đại. Điều đó cho ta thấy cuộc sống là một dòng chảy không ngừng và số phận nhân vật không còn tuân theo sự sắp xếp của tác giả mà đã có một sự vận động riêng phù hợp với tính cách của nó. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều hành động cần xem xét lại, sự hi sinh có thể bị trả giá, công thành danh toại thì tình duyên dở dang,… Cuộc sống chứa đầy những nghịch lý, những mâu thuẫn và độc giả hoàn toàn bất ngờ khi tiếp xúc với nhân vật.

Nằm trong hệ thống những nhân vật của truyện xưa tích cũ còn có những nhân vật của thời hiện đại nhưng phảng phất bóng dáng của nhân vật trong truyện cổ dân gian, khiến tác giả gọi tên nhân vật bằng tên đã từng có

trong dân gian, thuộc loại này có Trương Chi trong Trương Chi của tôi.

Chàng Trương Chi ở đây cũng có những nét giống Trương Chi của ngày xưa ở cuộc đời bất hạnh và tình yêu ngang trái. Sống trong một làng quê làm nghề chài lưới heo hút biệt lập với thế giới bên ngoài, là kết quả của cuộc tình ngẫu hứng ngoài bờ sông bãi sú, Trương Chi có một cuộc đời lam lũ, vất vả phải tự lập kiếm sống. Khi tham gia chiến tranh, trong một trận giáp lá cà với địch, anh bị cụt một chân, may mắn sống sót trở về làng không một chế độ đãi ngộ, cũng như nhiều số phận bất hạnh của thời hậu chiến, anh phải mưu sinh bằng nghề đánh cá ven sông.

Nhưng Trương Chi của Bão Vũ được khắc họa là một người có nghị lực phi thường, phẩm chất thường có ở những con người đã qua thử thách của cuộc đời sóng gió, vất vả. Hoàn cảnh là vậy nhưng anh vẫn tiếp tục sống, tiếp tục xây dựng cuộc đời này. Anh còn dang rộng vòng tay cưu mang đứa trẻ bất hạnh bị mẹ bỏ rơi. Hai trái tim cô đơn bất chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau. Từ khi có “tôi’, Trương Chi vất vả hơn nhưng anh thấy hạnh phúc hơn, vững tin hơn trong cuộc đời.

“Trương Chi của tôi” giống trong truyện cổ hơn ở giọng hát mê hồn và trái tim si tình. Với giọng hát và cây đàn ghi ta, anh đã làm hút hồn bao cô gái xinh đẹp. Ngay cả khi anh bị thương cụt một chân vẫn có người con gái sẵn lòng cưu mang anh, nguyện gắn bó với anh suốt đời. Anh đã từ chối về ven sông Hoài với người con gái ngày xưa yêu dấu. Nhưng nếu Mị Nương trong truyện xưa không thể đến với Trương Chi theo bổn phận “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của thời phong kiến thì thì Nương bây giờ lại là người con gái của thời cơ chế thị trường thay đổi. Cái nhìn của cô ta về tình yêu không còn trong sáng nữa. Những lời nói của cô ta như nhát dao cứa vào trái tim đa cảm của Trương Chi: “Những ngày anh ở ngoài mặt trận, những ngày mưa gió bây giờ, không có tiếng hát của anh, em nhớ đến phát ốm. Em không phải là người bội bạc. Nhưng mà bây giờ anh như thế này, lại còn làng nước điều tiếng nữa. Bố em không bao giờ bằng lòng chuyện

chúng mình. Mà em thì yếu đuối, em không thể… Xin anh thông cảm cho em” [53, 99].

Lần cuối cùng qua chỗ Trương Chi cắm thuyền, “Nương gọi tướng lên : Trương Chi ơi ! Em đi Úc với ông xã nhà em đây ! Anh ở lại mạnh khoẻ nhớ ! Đánh nhiều cá vào nhớ” [53, 105].

Nhiều khi giết chết người ta không phải là những hành động thâm hiểm mà chỉ là những câu nói vô tâm như thế. Sự vô tâm đó của Nương đã làm tan nát trái tim đa cảm của Trương Chi. Sau ngày mưa bão người ta đã không thấy Trương Chi trở về. “Anh đã trở về với ngày xưa, đi vào câu chuyện cổ? Thôi thì … đành chôn cây đàn như một nấm mồ bên bờ sông, nơi thuyền anh vẫn cắm sào.

Tôi khóc Trương Chi và trồng bên mộ một cây bạch đàn, như trong tích cũ.

Nhưng tìm đâu ra khối kỳ thạch thắm đỏ như máu, trong suốt thuỷ tinh mà tiện thành cái chén trà ; để khi rót nước, hiện lên bóng thuyền Trương Chi?...” [53, 108].

Cũng là những nhân vật của truyện xưa tích cũ nhưng Tấm, Cám,

vua, mụ hàng nước… trong Trầu têm cánh phượng đã được thể hiện dưới

một hình thức khác. Những nhân vật này chỉ phảng phất bóng dáng của những nhân vật xưa cũ, còn trong truyện ngắn, họ là những vai diễn trên

sân khấu, diễn truyện Tấm Cám. Bão Vũ mượn những nhân vật của truyện

cổ tích dân gian để nói lên số kiếp phù du của những người theo nghiệp cầm ca. Nhà văn còn cho thấy sự khác biệt của nghệ thuật với cuộc đời. Người diễn viên cũng có một cuộc đời, một số phận khác với trên sân khấu. Cô Tấm xinh đẹp lộng lẫy ngày nào bước ra khỏi quả thị trong ánh hào quang của sân khấu sau một thời gian từ bỏ nghiệp cầm ca theo gã vua Thầu khoán, sau trở về đoàn trong dáng vẻ thân tàn ma dại trong vai bà lão hàng nước. Còn người đóng vai Cám nhờ đầu óc thực tế, sắc sảo, đã trở nên giàu có khi từ bỏ sân khấu, mở quán bán hàng mĩ phẩm mang tên:

“Diễn viên Thuý Biếc - Mỹ phẩm tuyệt hảo”. Những người thủ vai chính từ bỏ đoàn diễn bước vào trường đời, còn người trong vai phụ thì trở thành vai chính và có cuộc sống bình yên nhất là mụ Cám. Cô nàng trước đây chỉ vào vai mụ Cám thì giờ được thủ vai chính, là cô Tấm hiền thục, là tình yêu đích thực của “tôi”.

Người đọc thật khó nhận diện nhân vật của Bão Vũ khi mới đọc

Trầu têm cánh phượng một lần nhưng lại thấy thú vị bởi ngòi bút biến hoá tài tình của tác giả. Những nhân vật từng có tên trong truyện cổ tích xưa được tác giả lồng vào câu chuyện của ngày hôm nay, mang một diện mạo mới mẻ, hấp dẫn, đánh lạc thói quen thưởng thức của độc giả. Nhà thơ Vũ

Quần Phương trong báo Người Hà nội đã nhận xét: “Câu chuyện chơi vơi

giữa hai bờ hư thực, giữa nhân vật cổ tích đẹp như thơ với những con

người thực dụng bươn trải hôm nay” [37, 78].

Nhân vật của truyện xưa tích cũ có khi lại hiện lên qua một câu chuyện của một nhân vật trong tác phẩm. Thuộc loại này có Đêvagaty

trong Hậu thân của Đêvagaty và Imahan trong Ngôi đền của tình yêu. Sự

xuất hiện của hai nhân vật này đã đem lại màu sắc huyền ảo cho tác phẩm. Người đọc như được sống lại không khí cổ xưa với mối tình oan trái giữa Hồi vương Sah Jêhan và công chúa Imahan. Vua Angra, cha của Imahan đã chết dưới lưỡi kiếm của Sah Jêhan. Trước khi chết, ông cầu xin Sah Jêhan đừng làm nhục công chúa con gái yêu nhất đời của ông. Lời cầu xin đó được chấp nhận. Khi Sah Jêhan cùng đám người tuỳ tùng tiến vào hoàng cung và bắt gặp công chúa, ngay lập tức vị vua trẻ đã bị mê hoặc trước nhan sắc tuyệt trần của công chúa xứ Angra. Mặc dù được chăm sóc chu đáo bởi tình yêu của Sah Jêhan nhưng nàng vẫn không nguôi khóc thương cho vua cha đã chết dưới lưỡi kiếm của Hồi vương. Trước lời cầu hôn của vị vua trẻ, “công chúa nhìn Sah Jêhan bằng đôi mắt khó hiểu. Rồi bất thần nàng rút phắt lưỡi dao găm nhỏ lao vào Sah Jêhan như một con thú nhỏ dữ tợn (…). Là một chiến binh, Sah Jêhan dễ dàng tránh khỏi nguy hiểm.

Nhưng ông lại không kịp giữ tay công chúa khi nàng quay lưỡi dao tự đâm vào bộ ngực trinh trắng của mình (…). Công chúa hấp hối trong vòng tay của Sah Jêhan và thật bất ngờ, trước khi chết nàng đã nói: - Em cũng yêu chàng. Em yêu chàng ngay từ lúc chàng hiện ra trong khuôn vòm cửa. Giữa vòm trời đầy khói lửa, chàng uy nghi lộng lẫy như thần Visnu, đúng là hình ảnh mà em hằng mơ tưởng. Em… bằng lòng làm vợ chàng” [54, 180]. Nhưng công chúa xứ Angra đã chết trong tiếng khóc thảm thiết của Sah Jêhan. Nhà vua quyết định xây cất một lăng mộ để tưởng nhớ Imahan suốt đời mình và muôn đời sau. Công trình đó đã được hoàn thành bởi một kiến trúc sư tài ba và trở thành một kì quan kiến trúc thế giới, đó là lăng mộ Taj Mahal.

Người đọc bị hấp dẫn bởi tính cách của Imahan và Sah Jêhan cùng câu chuyện tình yêu của họ. Đó là Sah Jêhan với sức mạnh và sự uy nghi lộng lẫy như vị thần Visnu, Imahan với vẻ đẹp u buồn như những ngày tháng mưa triền miên của xứ Ấn Độ. Imahan đã sống trong sự dằn vặt giữa tình yêu và hận thù. Nàng đã trả thù vì sự căm phẫn trước cái chết của vua cha. Việc trả thù không thành, nàng đã tự giết chết mình nhưng cuối cùng tình yêu đã chiến thắng hận thù. Nàng đã thú nhận với Sah Jêhan tình yêu của mình và trở nên bất tử cùng lăng mộ Taj Mahal. Được đẩy lùi bởi một khoảng cách thời gian khá xa, lại thêm hư cấu nghệ thuật của tác giả, những nhân vật của truyện xưa tích cũ trở nên lung linh, huyền ảo, hấp dẫn người đọc.

Những nhân vật của truyện xưa tích cũ hầu hết được tác giả nhìn qua lăng kính của tình yêu. Bão Vũ cũng là nhà văn có sở trường này. Nếu như Imahan gợi cho ta sự xót xa, ngưỡng mộ về tình yêu đầy bi kịch và tráng lệ

của nàng thì Đêvagati trong Hậu thân của Đêvagaty lại là nạn nhân của

cuộc hiến tế đẫm máu, để lão phù thuỷ làm bùa phép mê hoặc một cô gái xinh đẹp đã khước từ tình yêu của chàng hoàng tử độc nhất của vương quốc Chămpa. Sau tiếng thét kinh động của lão phù thuỷ, Đêvagaty giơ cao lưỡi

dao sắc như nước đâm thẳng vào trái tim mình.“Máu xối xả từ bộ ngực

trinh nữ xuống chiếc khay vàng có xác rắn độc” [ 53, 124]. Nhưng xác con

rắn độc thấm máu trinh nữ và những câu thần chú của lão phù thuỷ đã không làm cho con gái vị tù trưởng xiêu lòng. Nhưng Đêvagaty đã chết và nàng được phong là nữ thần Đêvagaty và là cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật kiến trúc trong đó có bức tượng bán thân nữ thần Đêvagaty vẫn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn bão vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w