Sử dụng hình thức đối thoại xen lẫn độc thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn bão vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 79 - 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.4. Sử dụng hình thức đối thoại xen lẫn độc thoại

Theo lý luận văn học, “lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là một phản ứng đáp lại lời nói trước” [16, 186]. Lời đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi có sự tiếp xúc mà các bên giao tiếp không bị câu thúc, trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại. “Lời đối thoại thường kèm theo các động tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người” [16, 186].

Còn “lời độc thoại không đòi hỏi sự đáp lại, độc lập với phản ứng của người tiếp nhận và được thể hiện thoải mái cả trong hình thức nói lẫn viết”

[16, 186]. Bề ngoài lời độc thoại không bị ai ngắt quãng, nhưng cũng có

khi bị ngắt bởi “người đối thoại” tưởng tượng. Lời nói này thường xuất hiện khi trong tâm trạng con người cô đơn và bị biệt lập về mặt tâm lí, hoặc giao tiếp với thần linh, người chết, mang tính chất ước lệ rõ rệt.

Trong thực tế, “các lời phát ngôn tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các quá trình giao tiếp và thực hiện giao tiếp đều có tính chất đối thoại theo nghĩa rộng” [16, 186] và “trong tác phẩm văn học, hai dạng lời này có thể thâm nhập vào nhau như trong kịch. Lời độc thoại trần thuật có thể bao hàm đối thoại”, “Cả đối thoại và độc thoại đều là các dạng thể hiện khác

nhau của đối thoại ý thức trong bối cảnh đời sống” [16, 187].

Trong truyện ngắn Bão Vũ, có hiện tượng lời của người trần thuật và của nhân vật vừa có tính chất đối thoại vừa có tính chất độc thoại, tạo sự xen lẫn, xuyên thấm lẫn nhau giữa đối thoại và độc thoại trong ngôn ngữ. Ở

tác phẩm Túi da, Mưa phùn có hình thức đối thoại của người dẫn truyện

trong vai một nhân vật của truyện với độc giả. Tất nhiên, độc giả không thể

đáp lại lời nói đó nên lời văn vì thế có tính chất độc thoại. Sau đây là lời người trần thuật dựa theo ngôi của nó - đứa bé đánh giày trong truyện ngắn

Mưa phùn : “Trong nhiều giấc mơ, nó thấy anh rể nó đạp xích lô rối rít như hóa rồ mà chiếc xe vẫn đứng nguyên tại chỗ, cạnh đó là chị nó hối hả dậm chiếc máy khâu bốc khói, tiếng máy kêu như súng liên thanh (…)

Anh thứ hai của nó theo người ta đi đào vàng, biệt tăm tích. Nó bỏ lại đi đánh giày. Còn ba đứa em trai sau nó… mà thôi ! Kể tiếp làm gì, kẻo độc giả lại bực mình kêu lên :

- Biết rồi ! Một đứa ăn cắp, bị tù, một đứa nghiện ma túy, đang ở trại cai nghiện ; Một đứa đi ăn xin chứ gì ?

Phải, chuyện cũ mèm như từ xưa lắm người ta vẫn kể, nhưng đúng là như thế” [54, 74].

Cũng trong truyện ngắn này có đoạn : “Câu chuyện buồn, tức cười, kiểu như những chuyện xưa cũ, nên người viết kể theo giọng điệu cũ vậy. Có thể một vài người thân thích của tôi nhận ra mình trong truyện này thì xin lỗi” [54, 83].

Hay lời kể của người kể chuyện cũng là của nhân vật “tôi” trong

truyện ngắn Túi da : “Cứ như lời ca ấy thì các anh chồng trên đời này đều

là những kẻ chuyên đi chiếm đoạt người yêu của các gã thất tình. Người viết truyện này cố không giẫm vào vết của những văn, thi, nhạc phẩm loại ấy. Nhưng biết làm sao được, cuộc đời vốn đủ mọi thứ chuyện, kể cả những chuyện tầm thường nhất, vô lý nhất. Nên độc giả vui lòng đọc truyện ngắn này vậy” [54, 56].

Với cách kể chuyện như vậy, nhân vật người kể chuyện tỏ ra là người kể chuyện rất có duyên, nhiệt tình sôi nổi và có thái độ tôn trọng độc giả. Khoảng cách giữa độc giả với nhân vật và câu chuyện về nhân vật được gần gũi hơn. Người đọc có cảm giác nhân vật là một người bạn xung quanh cuộc sống của mình và câu chuyện được kể là câu chuyện có thật đã được nhân vật chứng kiến và trải nghiệm. Chính sự rút ngắn khoảng cách này đã

tạo được sự chú ý của bạn đọc với câu chuyện, bạn đọc thấy mình như được tham gia vào diễn biến của câu chuyện, cùng tranh biện với người dẫn truyện về các vấn đề đặt ra. Câu chuyện về nhân vật vì thế hấp dẫn hơn, cuốn hút hơn.

Ở tác phẩm Chuyện có thể xảy ra, tác giả dùng yếu tố kỳ ảo để tạo ra

một hình thức đối thoại độc đáo khác, đối thoại với suy nghĩ của người đối diện. Kĩ sư Ngang là người có khả năng kì diệu. Ở bất cứ suy nghĩ nào của người đối diện, Ngang đều có thể đọc được và đối thoại trở lại, như chính là người đối diện đã nói ra ý nghĩ của mình với Ngang vậy. Trước ý nghĩ của ông Hoạch về việc sẽ cử Ngang đi tăng cường cho trương trình phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên, “Ông Hoạch nghĩ thế và cho rằng Ngang chỉ tình cờ nói trúng ý nghĩ của ông.

Nhưng Ngang đã cười khẩy:

- Ông định đẩy tôi lên Tây Nguyên ? Tôi được biết trên cục mới phát hiện ông đã chữa tháng năm sinh của mình từ tháng 1 năm 1933 thành ra tháng 12 năm 1938…” [54, 41].

Trước ý nghĩ của thằng Hiền định hành hung cậu để cướp xe máy, “Ngang đột ngột dừng xe trên mặt đê, gạt chân chống, ôm choàng lấy vai thằng cháu nức lên :

- Hiền ơi, vứt cái búa trong túi xuống sông đi ! Đừng giết cậu. Mẹ cháu sẽ đau khổ chết theo cậu mất thôi. (…). Đừng làm điều ác với ai. Thương lấy mẹ cháu” [54, 51].

Ngang có thể đọc được suy nghĩ của người khác nhưng không phải với ai Ngang cũng đối thoại trở lại. Đối thoại của Ngang với suy nghĩ của người đối diện cho ta thấy thái độ thẳng thắn, trung thực, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hướng thiện của nhân vật với những vấn đề mà anh nhận thức được.

Đọc được và đáp lại với suy nghĩ của người đối diện là một biểu hiện của sự đan xen hai hình thức đối thoại và độc thoại. Ở đây những ý nghĩ

của nhân vật không cần được nói ra thành lời đối thoại với người đối diện, nó chỉ hình thành trong suy nghĩ của nhân vật nhưng lại trở thành nội dung

của cuộc đối thoại. Trong Papa, với đối thoại của mình, Minh như đi guốc

trong bụng Quảng để đọc được mọi tâm địa của anh ta : “– Thôi, được rồi ! Anh sẽ nói như thế này chứ gì: Ngày trước, bán mảnh đất của nhà trong ngõ sâu, chẳng được là bao, phải thêm nhiều tiền của anh đi Đức đêm về để mua miếng đất này (…). Vậy, từ đó suy ra: Thằng Minh không còn gì ngoài một nửa ngôi mộ của bố hắn! OK, ông anh thân mến ?

Quảng sửng sốt. Minh đã nói gần đúng từng câu anh ta định nói. Khi Quảng muốn nói thêm rằng: “Còn số tiền phúng viếng cũng đáng kể. Chú cầm một ít để sau này thắp hương cho bố, còn lại để anh chị lo cúng giỗ, sang cát, xây mộ, trả lễ người ta” thì Minh nói luôn:

- Anh còn băn khoăn về khoản tiền người ta phúng viếng. Dễ thôi (…)” [53, 150].

Bên cạnh đó trong truyện ngắn Bão Vũ còn có hình thức đối thoại độc đáo khác, đối thoại bằng mắt. Trong cuộc sống, với một số đối tượng, ở một số quan hệ, ta cũng dùng hình thức giao tiếp đặc biệt này. Đúng là đôi mắt cũng biết nói, “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, và nhà văn đã nâng vai trò của nó trong tác phẩm của mình. Đó là chuyện của Châu Long và Lưu Bình

trong Châu Long :

“Hai người nhìn nhau. Trong khi Dương Lễ nói mấy câu tỏ vẻ hả hê thì Lưu Bình và Châu Long nói với nhau bằng mắt :

- “ Sao chàng lại tiều tụy võ vàng thế kia ?” Nàng xót xa hỏi Lưu. - “Vì tôi không còn em nữa!”

- “Thôi, chàng quên em đi. Đó chỉ là trò chơi nhân nghĩa của chồng em!”. Mắt nàng có ngấn nước.

- “Phải ! một trò chơi ngu xuẩn ! Làm sao mà tôi quên được em, quên được cái đêm trăng ấy!” [53, 169].

Đoạn văn trên có tính chất đối thoại nhưng trên thực tế lời đối thoại ấy không phát ra thành âm thanh, và nó gần với độc thoại nội tâm. Với cách đối thoại bằng mắt, Lưu Bình và Châu Long đã bộc lộ với nhau tình cảm thiết tha, mãnh liệt ngay khi có mặt Dương Lễ. Thật tinh tế, ý nhị nhưng cũng thật khổ tâm cho hai người ! Rõ ràng, chỉ có tri âm tri kỉ mới có thể hiểu nhau đến vậy, cho nên hình thức đối thoại bằng mắt rất hiếm thấy trong văn học. Qua đó, tác giả ca ngợi tình yêu thầm kín giữa Châu Long và Lưu Bình, một biểu hiện hoàn toàn sáng tạo so với truyện dân gian để thể hiện một cái nhìn mới mẻ của người hiện đại với những tình huống được đặt ra trong quá khứ.

Có khi các nhân vật đối thoại với nhau nhưng lại dường như là nói

với chính mình trong dòng suy tư miên man, không dứt về cuộc đời và con người. Đó là đoạn đối thoại được trình bày theo dạng kịch bản như trong

truyện Mây hàng:

“Ông Tứ : Tôi nghĩ là Hà sẽ phải chờ việc lâu, vì cô bé chẳng có nghề ngỗng gì. Anh chàng bảo vệ cũng lâm nguy vì không còn chỗ mua phở rẻ để ăn cơm. Nếu hai người lấy nhau sẽ ra sao nhỉ ?

Ông Bùi : Thì cũng như mọi đôi khác thôi. “Bình thường” như Đàm nói. Ông Tứ : Tôi lại nghĩ, Hà chê lão Đàm, hay còn lưỡng lự ? Nếu không gặp lại chúng mình, không phải dằn vặt, nếu có thể lão vẫn sống và tiếp tục cầu hôn. trước cảnh ngộ mới này, Hà có bằng lòng lấy lão không ? Nếu lấy lão, sang Pháp, có bao giờ nhìn đám mây xa, Hà chạnh nhớ tới chàng “Mariuyt bảo vệ” ngày trước và ân hận không ?

Ông Bùi : (Thở dài) nghĩ lẫn thẩn như thế nào kệ ông, chỉ biết ngày mai chúng ta mất một chỗ thú vị. Rồi sau đây, qua nơi này, ta sẽ như nhìn thấy đám “mây hàng” gợi một nỗi nỗi buồn vu vơ” [54, 167].

Trong truyện ngắn hiếm gặp những kiểu đối thoại dưới dạng kịch bản như vậy, nó chứng tỏ Bão Vũ đã có sự phá cách đáng ghi nhận trong

việc tìm kiếm những hình thức văn học mới để chuyển tải nội dung, thể hiện nội tâm nhân vật.

Hình thức đối thoại xen lẫn độc thoại trong truyện ngắn Bão Vũ đã thể hiện rõ sự sáng tạo, tìm tòi của nhà văn trong việc làm mới văn của mình. Nó làm cho tác phẩm không bị nhàm chán mà tạo sự lôi cuốn, thú vị. Nó cho ta thấy nội tâm là một thế giới phức tạp, đa dạng và có những biểu hiện phong phú và để khám phá được thế giới đó không phải là điều đơn giản.

KẾT LUẬN

1. Những đổi thay lớn lao trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội sau năm 1986 đã tác động sâu sắc đến văn học nói chung và từng thể loại văn học nói riêng. Trong đó truyện ngắn là một thể loại nhanh nhạy thích ứng với mọi biến đổi của xã hội. Với ưu thể riêng của mình là sự ngắn gọn, cô đọng, nhạy bén với mọi vấn đề của thời đại và khả năng chứa đựng một dung lượng lớn tư tưởng tình cảm, truyện ngắn đã trở thành một thể loại có đóng góp tích cực trong quá trình làm mới văn chương. Bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 trở nên phong phú và đa dạng, muôn màu muôn vẻ với sự cách tân toàn diện so với truyện ngắn trước 1986 cả về nội dung lẫn hình thức. Về nội dung, đó là sự thâm nhập và chi phối của tư duy tiểu thuyết, sự chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư, sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người,… Về nghệ thuật, đó là sự lên ngôi của chi tiết và sự kiện, sự gia tăng yếu tố kỳ ảo, việc sử dụng bút pháp phúng dụ, huyền thoại,…

2. Mặc dù “trình làng” muộn nhưng với duyên nợ văn chương, Bão Vũ đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn với một dấu ấn riêng độc đáo. Đóng góp của ông cho nền văn học đổi mới chính là một cái nhìn mới về cuộc đời và con người. Giữa hai bến bờ thực và ảo, cuộc đời luôn chứa mọi mâu thuẫn, những bất công ngang trái nhưng ở đó cũng luôn lấp lánh tia sáng của niềm tin và hi vọng. Bão Vũ có sở trường về đề tài tình yêu. Tình yêu trong trang văn của ông hiện lên với nhiều sắc thái, nhiều cung bậc. Bên cạnh đó là đề tài về cuộc sống thời hiện đại, những ngổn ngang, bề bộn, lo lắng, những bon chen của thời kinh tế thị trường. Dù viết về đề tài nào, người đọc cũng luôn cảm nhận một tình cảm ấm áp và đôn hậu của nhà văn về cuộc đời và con người.

3. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũ thật đa dạng, phong phú. Ta có thể chia làm hai loại hình nhân vật là nhân vật của truyện xưa

tích cũ và nhân vật của cuộc sống hôm nay. Loại hình nhân vật nào cũng có những biểu hiện riêng độc đáo. Bước vào thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũ, ta như được tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau, có xưa và nay, tốt và xấu, khôn ngoan và dại khờ, thực tài và hư danh, trong sáng và giả tạo,… Đó là một bức tranh thu nhỏ về những dòng người trong cuộc sống hiện thực. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũ thực sự chuyên chở được quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Dù viết về nhân vật tốt hay xấu, đáng thương hay đáng giận, chính diện hay phản diện, nhà văn luôn gieo vào lòng người đọc niềm tin vào những gì tốt đẹp của cuộc đời. Khi mà cuộc sống của con người thời hiện đại có nhiều cám dỗ, bon chen thì gieo được hạt mầm hi vọng ấy quả là điều đáng nói.

4. Nhân vật sở dĩ có sức sống trong lòng bạn đọc là nhờ ở tài năng khắc họa của nhà văn. Bão Vũ cũng là tác giả có biệt tài trong việc xây dựng nhân vật. Tính chất bất ngờ trong truyện ngắn Bão Vũ trước hết được tạo nên từ các tình huống đặc sắc. Ở đó, nhà văn thường đặt nhân vật vào các cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị từ đó tạo được ở nhân vật những chuyển biến thú vị trong nhận thức, có khi rút ra được những bài học giàu tính triết lý nhân sinh. Bên cạnh đó là không khí cổ tích, huyền thoại được tạo nên từ sự ảo hóa không gian và thời gian, đồng hiện giữa thực tại và giấc mơ, từ cách miêu tả, gọi tên nhân vật,… Chất liệu của cổ tích dân gian đã được nhà văn làm sống dậy trong tác phẩm của mình tạo nên một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại. Đặc sắc trong truyện ngắn của Bão Vũ còn là sự xuất hiện của yếu tố bi hài như một phương tiện để chuyên tải những quan niệm nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống và con người. Đọc văn Bão Vũ, người đọc luôn nhận thấy một nụ cười hóm hỉnh, hài hước của nhà văn và ẩn đằng sau đó là những giọt nước mắt, những câu chuyện thấm đẫm tình đời, tình người. Nhà văn còn khám phá ra những hình thức ngôn ngữ mới như sự đan xen của yếu tố đối thoại và độc thoại khiến cho nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động hơn bao giờ hết.

5. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bão Vũ thật sự là vấn đề thú vị thu hút chúng tôi khi triển khai luận văn này. Tuy nhiên do nhiều điều kiện, luận văn này chỉ mới dừng lại ở thế giới nhân vật Bão Vũ trong thể loại truyện ngắn. Nếu có điều kiện phát triển đề tài, chúng tôi sẽ triển khai vấn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn bão vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 79 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w