1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nguyễn chí trung (LV00928)

131 345 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 917,61 KB

Nội dung

Đồng thời khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung, độc giả có thêm những kiến giải của riêng mình về sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân miền Na

Trang 1

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

_

PHƯƠNG THỊ HẰNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú

HÀ NỘI, 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Thanh Tú, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi hoàn thành khóa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp

đã quan tâm, động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Hà Nội, tháng 12 năm 2013

Phương Thị Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu hay công trình khoa học nào!

Tác giả

Phương Thị Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn Lời cam đoan PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc của luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG 1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học 10

1.1.1 Khái niệm nhân vật trong văn học 10

1.1.2 Khái niệm thế giới nhân vật 11

1.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 12

1.2.1 Nhân vật chính diện - nhân vật bên ta 14

1.2.1.1 Nhân vật anh hùng với tinh thần xả thân 15

1.2.1.2 Nhân vật tài năng, bản lĩnh 19

1.2.1.3 Nhân vật duy ý chí, tư lợi, tư thù 25

1.2.1.4 Nhân vật hèn nhát, đào tẩu, phản cách mạng 27

Trang 6

1.2.1.5 Nhân vật lưu giữ, truyền lại truyền thống văn hóa và khí chất anh hùng 30

1.2.2.6 Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện - nhân vật bên ta 34

1.2.2 Nhân vật phản diện - nhân vật kẻ thù 37

1.2.2.1 Nhân vật gian xảo, độc ác 37

1.2.2.2 Nhân vật có quan niệm phản động 43

1.2.2.3 Nhân vật có vẻ đẹp ngoại hình và ý thức về nhân cách 45

1.2.2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện - nhân vật kẻ thù 47

CHƯƠNG 2 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG

2.1 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 49

2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 49

2.1.2 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 52

2.1.2.1 Không gian sử thi trên nhiều bình diện của số phận lịch sử tập thể 52

2.1.2.2 Không gian văn hóa 65

2.1.2.3 Không gian tâm tưởng 72

2.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 76

2.2.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 76

2.2.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 78

2.2.2.1 Thời gian sự kiện 78

2.2.2.2 Thời gian tâm lý 87

Trang 7

CHƯƠNG 3

TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG

3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 92

3.1.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 92

3.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 94

3.1.2.1 Ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu trưng, đa nghĩa 94

3.1.2.2 Ngôn ngữ đời thường, giản dị, khẩu ngữ xứ Quảng 96

3.1.2.3 Ngôn ngữ giàu chất thơ 98

3.1.2.4 Ngôn ngữ nhân vật 100

3.2 Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 105

3.2.1 Khái niện giọng điệu nghệ thuật 105

3.2.2 Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung 107

3.2.2.1 Giọng điệu trữ tình - triết luận 108

3.2.2.2 Giọng tranh biện, suy tư, trăn trở 112

3.2.2.3 Giọng điệu xót xa, thương cảm, ngợi ca 114

PHẦN KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1.Thế giới nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi

pháp học hiện đại Chính vì vậy, nghiên cứu thế giới nghệ thuật là nghiên cứu văn học ở góc độ thi pháp, tránh được những cách tiếp cận không phù hợp với tác phẩm văn học về mặt nội dung và mặt hình thức Do đó, thế giới nghệ thuật không chỉ là chỉnh thể của hình thức cụ thể, trực quan, cảm tính mà là hình thức mang tính quan niệm về thế giới và con người của nhà văn

1.2 Nguyễn Chí Trung (người con của Quảng Nam - Đà Nẵng) là nhà

văn Quân đội trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ Vì vậy, dù chiến tranh đã lùi xa (hơn 30 năm) nhưng dường như nó vẫn tồn tại như chưa bao giờ chấm dứt trong tâm lý và ký ức của nhà văn này Đề tài chiến tranh vẫn luôn ám ảnh nhà văn như một món nợ tinh thần Mặc dù sáng tác không nhiều nhưng hầu hết các tác phẩm văn xuôi của ông, đặc biệt

là những cuốn tiểu thuyết gần đây như Tiếng khóc của nàng Út (2007) và Đối

thoại trong đêm (2011), là những trang văn chân xác về giai đoạn bi thương

nhất của cách mạng miền Nam trong những năm 1946 (Đối thoại trong đêm),

1954 - 1959 (Tiếng khóc của nàng Út) đã được bạn đọc yêu mến và tìm đọc, được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao Chỉ riêng Tiếng khóc của

nàng Út, nhà văn Nguyễn Chí Trung đã vinh dự nhận giải thưởng của Bộ

Quốc phòng năm 2008, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009, Giải thưởng văn học ASEAN năm 2012 Cũng đã có hàng trăm bài phê bình văn học, một số Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu tiểu thuyết của ông đã xuất hiện Tuy nhiên những công trình nghiên cứu toàn diện về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn vẫn còn vắng bóng Hơn nữa, việc đi vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông không chỉ cung cấp cái nhìn bao

Trang 9

quát về nội dung, tư tưởng của tác phẩm mà còn cho ta thấy sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người ở sự tái nhận thức về chiến tranh,

ở cách phản ánh chân thực về chiến tranh và số phận con người, ở cái nhìn đa diện về con người bên này hay bên kia chiến tuyến Đồng thời khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung, độc giả có thêm những kiến giải của riêng mình về sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân miền Nam trong giai đoạn khó khăn nhất từ góc độ lịch sử, văn hoá và chiêm nghiệm những bài học có ý nghĩa nhân văn sâu sắc

1.3 Với đề tài này, người viết có cơ hội hiểu thêm về cuộc kháng chiến

hào hùng nhưng cũng đầy đau thương mất mát của dân tộc Bởi lẽ trong tác phẩm, ngoài phần hư cấu còn có cốt lõi lịch sử của nó Truyền thống vốn là cội nguồn, là điểm tựa lịch sử cho mỗi dân tộc Vì vậy hiểu truyền thống, hiểu quá khứ sẽ giúp ta vững tin trong cuộc sống hôm nay Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, người viết được củng cố, bổ sung những kiến thức lịch

sử văn học và lí luận văn học phục vụ cho công tác giảng dạy

Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu

thuyết của Nguyễn Chí Trung

2 Lịch sử vấn đề

Mãi đến những năm 70 của thế kỉ XX, ở Nga xuất hiện khái niệm “Thế giới nghệ thuật” qua các công trình nghiên cứu văn học Đến nay, nó được sử dụng rộng rãi như một cách lý giải, tiếp cận tác phẩm trong tính đặc thù, khu biệt và toàn vẹn Vì vậy, thế giới nghệ thuật trở thành đối tượng nghiên cứu

của nhiều công trình khoa học

Từ xưa người Trung Quốc đã gọi tác phẩm thơ là “một cõi ý” (ý

cảnh), cõi thơ Nhà văn Seđrin lại nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó” Như vậy, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật

Trang 10

Bêlinxki cũng đã từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế

giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó”

Với những nhận xét trên cho thấy, mọi thế giới nghệ thuật là tổng thể có quy luật riêng, có tính độc lập nội tại, phân biệt với các thế giới khác và thế giới nghệ thuật cũng có quy luật riêng và ý nghĩa riêng của nó

Ở Việt Nam, thế giới nghệ thuật dùng như một đối tượng xác định:

“Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã

là chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo nguyên tắc đồng nhất cũng có

nghĩa là quan hệ nội tại giữa các yếu tố phải có tính quy luật” [14, Tr.78] Tài

liệu trên chứng tỏ các tác giả đã có ý thức khái niệm thế giới nghệ thuật nhưng chưa xây dựng mô hình thế giới nghệ thuật một cách hoàn bị

Trong giáo trình Lí luận văn học, thế giới nghệ thuật đã được nhắc đến

như là hệ thống hoàn chỉnh không chỉ là đặc trưng cho tác phẩm đó mà là đặc trưng cho cả nhà văn nói chung Ở đó, các tác giả đã nêu rõ: “Thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người Thế giới nghệ thuật là thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả Thế giới nghệ thuật ngôn từ là thế giới hoàn chỉnh và bao gồm những giới hạn nhất định có không gian, thời gian tâm lý, đạo đức, xã hội và hoàn cảnh vật chất riêng” Đồng thời các tác giả cũng nêu rõ vai trò của thế giới nghệ thuật

“cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái chi

phối đến sự hình thành phong cách nghệ thuật" [17, Tr.81]

Năm 1998, trong cuốn sách mang tính chất là công trình tập thể, Từ

điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ

biên) đã trình bày khá đầy đủ khái niệm thế giới nghệ thuật: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ

Trang 11

thuật nhấn mạnh rằng, sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật ( ) Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ” [8,

Tr.302] Thế giới nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với thế giới tự nhiên

hay thực tại xã hội Đó chính là thừa nhận quyền sáng tạo của người nghệ sĩ Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học không phải là sự sao chép, lệ

thuộc máy móc vào thực tại bên ngoài, mà “là một thế giới riêng được sáng

tạo theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy Thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật” [8, Tr.302]

Với những khái niệm và định nghĩa trên, góp phần làm cụ thể hoá sự phát triển của thế giới nghệ thuật

Thời gian gần đây, có khá nhiều luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ Ngữ văn đề cập đến thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi

nói chung Tiêu biểu là các đề tài: Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 của Hoàng Mạnh Hùng; Tiểu thuyêt Việt Nam thời kỳ 1965 - 1975 nhìn từ góc

độ thể loại, Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai của Nguyễn

Đức Hạnh; Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng của Dương Thị Xuân; Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Lê Văn Toàn; Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải của Nguyễn Thị Thu Hà; Thế giới nghệ thuật của Kranzkapka của Đỗ Thị Mai Liên

Các bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối

thoại trong đêm của Nguyễn Chí Trung:

Trang 12

Từ khi xuất bản Tiếng khóc của nàng Út (2007) và Đối thoại trong đêm (2011) cho tới nay, chưa có nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu về

hai cuốn tiểu thuyết này Các bài viết về các tác phẩm này chủ yếu được đăng

trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội Cụ thể như sau:

Trên Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, số ra ngày 1/5/2007, Trần Đăng đã

có bài viết khái lược từ hoàn cảnh sáng tác cho tới những nhận định chung

nhất về nội dung tác phẩm Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung):

“Ông (Nguyễn Chí Trung) đã chọn giai đoạn đau thương nhất của cách mạng miền Nam (1954 - 1959) để làm nền cho cuốn tiểu thuyết của mình Ở đó, sự kiên trung và hèn nhát, lòng bao dung và sự ích kỷ, tính kiên quyết và sự thoả hiệp sẽ được bộc lộ rõ nhất trong mỗi nhân vật Nhưng có lẽ bao trùm lên tất cả cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung là tấm lòng của người dân đối

với cách mạng” [6] Ngoài ra, Trần Đăng còn quan niệm Tiếng khóc của nàng

Út tựa như một “tiểu thuyết phong tục”, là sản phẩm mà nhà văn dành riêng

để trả “món nợ ân tình” với nguời dân Quảng Ngãi: “Những nhà nghiên cứu lịch sử cũng có thể “gặp” được Nguyễn Chí Trung qua cuốn sách này khi ông bàn về “làng” về “xứ” kể từ khi Lê Thánh Tông đặt bước chân mình vào vùng đất đầy nắng gió này để cắm thêm những cột mốc biên cương của Tổ quốc cách nay ngót 600 năm Những nhà nghiên cứu dân tộc học thì “gặp” nhà văn

ở nhưng trường đoạn đặc tả về các lễ hội mang tính truyền thống của các bộ tộc người ở phía Đông dãy Trường Sơn” [6]

Nguyễn Tĩnh Nguyện trong bài viết Đọc “Tiếng khóc của nàng Út”

của nhà văn Nguyễn Chí Trung lại nêu những nhận xét về cuốn tiểu thuyết

này từ khía cạnh nhân vật: “Nhân vật trong tiểu thuyết này xuất hiện không

liên tục, mà qua các trường đoạn nhiều lúc bị ngắt quãng, nhưng đọng lại trong lòng người đọc nhờ những tính cách độc đáo thể hiện qua những hoàn cảnh cũng rất cá biệt Nguyễn Chí Trung xây dựng nhân vật theo hai dạng,

Trang 13

một dạng hiện thực như Toàn, Vần, Thương và một mang tính chất biểu tượng như bà On, người dẫn chuyện mang hơi hướng huyền thoại Không chỉ nhân vật người vùng xuôi, các dân tộc ít người như cô Út, Phó Mục Gia, Xăm BRăm đều rất sinh động, gần gũi với người đọc chứ không hề khập khiễng” [15]

Trong cuốn Văn học và người lính, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú

đề cập đến cuốn tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út khi nghiên cứu về tính

chất “giải sử thi” nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kì đổi mới như sau: “Vì cận kề với cái chết nên sự hèn nhát của người

lính càng được biểu hiện rõ Nhân vật quyền bí thư huyện uỷ (Tiếng khóc

của nàng Út - Nguyễn Chí Trung) trong bối cảnh vùng Quảng Ngãi trong

những năm 1954 - 1959 đang cần cán bộ lãnh đạo thì chỉ muốn đi tập kết để trốn tránh nhiệm vụ” [30]

Trong bài viết Tiểu thuyết sử thi - những đặc trưng thể loại, Nguyễn Thanh Tú - Hoàng Thị Thu Giang cho rằng: “Tiếng khóc của nàng Út

(Nguyễn Chí Trung) có xu hướng lý giải sự thắng thua trong chiến tranh bằng chiều sâu văn hóa hơn là những câu chuyện “giặc tàn ác phi nhân, ta dũng cảm, chính nghĩa” đã quen thuộc Huyền thoại về xứ Bàu Ốc qua lời kể của nhân vật bà On nằm ngay ở phần đầu tác phẩm cứ thế, các huyền thoại hiện dần vừa linh thiêng vừa huyền bí, xa xăm Lời kể quay lại quá khứ làm sống lại lịch sử các vùng đất và đặc điểm các tập quán của các bộ tộc Ê Đê, Xơ Đăng, Chăm Roi Được nghe những câu chuyện ấy, bạn đọc càng rõ hơn rằng cuộc kháng chiến thần thánh của đại gia đình các dân tộc Việt Nam không chỉ là tổng hợp sức mạnh cách mạng của thời đại mà còn cả sức mạnh cách mạng của cả chiều sâu văn hóa” [32, Tr.98]

Theo Việt báo trong bài viết Tiểu thuyết đầu tay ở tuổi 80 có viết :

“Nhà văn Nguyễn Chí Trung đã viết ở độ lùi chiêm nghiệm, thể hiện cách

Trang 14

trình bày chiến tranh sâu hơn, không né tránh khốc liệt bi hùng Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng: “Các tình huống trong tiểu thuyết đã được nhà văn Nguyễn Chí Trung khai thác triệt để, bi kịch được tận cùng Nhân vật của ông vừa bình thường vừa khác thường, mỗi đối diện là những thử thách vô cùng khắc liệt Các nhân vật phản diện mà “cái ác lặn trong máu” cũng được ông xây dựng sinh động Miêu tả kẻ thù đúng với bản chất của nó cũng là cách đề cao phẩm giá của người chiến thắng”

Theo báo Văn nghệ Quân đội (1/8/2012), trong bài viết Nguyễn Chí

Trung và những trang viết về chiến tranh có viết: “Từ Tiếng khóc của nàng

Út đến Đối thoại trong đêm, tiểu thuyết gần đây nhất của nhà văn đều tái hiện

bối cảnh lịch sử đầy hào hùng và bi tráng của đất nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Đó là một trong những cuộc khởi nghĩa thắng lợi sớm nhất ở miền Nam thời kì 1954 - 1960 Khởi nghĩa Trà Bồng -

Quảng Ngãi (Tiếng khóc của nàng Út), là thời điểm nổ súng trong đêm toàn quốc kháng chiến ở Đà Nẵng (Đối thoại trong đêm) Tất cả những sự kiện

đó thể hiện ý chí chiến đấu vì độc lập tự do, quyền sống của con người ” [25]

Vẫn trong bài báo này viết: “Đối thoại trong đêm kể về một “vở diễn

thời chưa xa, tháng 12/1946”, dường như ngòi bút Nguyễn Chí Trung đã chú

ý hơn việc tổ chức những màn độc thoại sống động, đầy kịch tính và nhân văn, làm toát lên cá tính và lập trường của các nhân vật ở cùng chiến tuyến (Nguyễn Đỏ và Tú Hùng), thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tử cho Đà Nẵng quyết sinh của Nguyễn Đỏ, một dân Đà Nẵng thứ thiệt và Tú Hùng, chàng trai Hà Nội theo tiếng gọi của non sông đã tình nguyện Nam tiến Trong thời khắc ác liệt và hiểm nguy nhất của cuộc chiến không cân sức giữa Tiểu đội Nguyễn Đỏ và Đại đội lính Lê Dương Tú Hùng và Nguyễn Đỏ đã

Trang 15

“quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng” Chọn phương án đánh giáp lá cà với bọn lê dương” [25]

Có thể thấy rằng, các bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung chủ yếu tập trung vào xây dựng nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết, chưa có ai nghiên cứu, đánh giá sâu sắc toàn diện và chưa có công trình nào nghiên cứu thế giới nghệ thuật một cách toàn diện trong tiểu thuyết của nhà văn Chính bởi vậy, kế thừa những thành tựu của người đi trước, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài thế giới nghệ thuật dựa trên cứ liệu hai cuốn tiểu

thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm nhằm mục đích khám

phá tác phẩm trong tính vừa đặc thù khu biệt, vừa toàn vẹn trong tiểu thuyết

về đề tài chiến tranh thời kì đổi mới sau 1986

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Vận dụng những kiến thức lí luận về khái niệm thế giới nghệ thuật, tiếp

cận khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và

Đối thoại trong đêm của Nguyễn Chí Trung ở một số phương diện nổi bật

Qua đó khẳng định tài năng và đóng góp của Nguyễn Chí Trung vào tiến trình đổi mới thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh từ sau 1986

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Dựa vào cơ sở lý thuyết thi pháp học về thế giới nghệ thuật, luận văn của tôi sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện đặc sắc về nghệ

thuật trong tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm của

Nguyễn Chí Trung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tiếng

khóc của nàng Út và Đối thoại trong đêm của nhà văn Nguyễn Chí Trung

Trang 16

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát, đánh giá một số phương diện cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung như:

+ Thế giới nhân vật

+ Không gian và thời gian nghệ thuật

+ Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học

- Phương pháp lịch sử

6 Đóng góp của luận văn

- Làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung

- Khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Nguyễn Chí Trung trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tham khảo, Nội dung của luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung

Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung

Trang 17

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA NGUYỄN CHÍ TRUNG

1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học

1.1.1 Khái niệm nhân vật trong văn học

Cùng với cốt truyện, kết cấu, xung đột, giọng điệu, ngôn ngữ thì nhân vật là nơi biểu hiện rõ nhất và trọn vẹn nhất cảm hứng nghệ thuật của nhà văn Bởi nhân vật mang linh hồn của tác phẩm, là trọng tâm mọi sự miêu tả nghệ thuật, là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận giải mã những vấn đề hiện thực hoặc phi hiện thực cốt yếu được đặt ra trong tác phẩm Chức năng cơ bản của nhân vật là khái quát tính cách con người, là người dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống Nhân vật văn học cũng là nơi thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn

về con người Sự tìm tòi những hình thức mới cho các thể loại trước hết là sự tìm tòi đổi mới ở nhân vật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi (chủ biên), nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha ) ( ) có khi sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào cả Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người” [8, Tr.235]

Trong cuốn Lý luận văn học, GS Hà Minh Đức chủ biên, khái niệm về

nhân vật văn học được xác định là: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển

Trang 18

hình về tiểu sử, đặc điểm tính cách và cần lưu ý thêm một điều, thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều,

đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà có thể là

sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con người” [7, Tr.102]

Bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học của các nhà văn, nhà nghiên cứu lí luận văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, một hiện tượng thẩm mỹ có tính ước lệ, khái quát ở những mức độ nhất định, thể hiện một quan niệm nào đó vế con người được biểu hiện bằng phương tiện văn học Nó có tên hoặc không có tên, là người cụ thể hay được

sử dụng như một ẩn dụ, chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Những

“dạng thức đặc biệt” của nhân vật phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm thẩm

mỹ, tư tưởng cũng như thấm đẫm truyền thống văn hoá, bối cảnh thời đại mà nhân vật được sinh ra Và dù xuất hiện trong tác phẩm dưới dạng thức nào thì nhân vật văn học vẫn là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chỉnh thể của tác phẩm văn học

1.1.2 Khái niệm thế giới nhân vật

Thế giới nhân vật là một khái niệm thuộc phạm trù triết học Theo Từ

điển triết học phạm trù này có thể hiểu:

Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ hiện thực khách quan (tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người) “thế giới là cội nguồn của nhận thức” [22, Tr.1083]

Theo nghĩa hẹp, đó là khái niệm dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ, nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu Người ta chia

Trang 19

giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: “Thế giới

mô, thế giới vĩ mô” [22, Tr.1083]

Như vậy, có thể nói, “Thế giới” là phạm vi một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và tôn tại độc lập với ý thức con người

Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng Thế giới nhân vật là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học và trong sáng tác nghệ thuật Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian gắn liền với một quan niệm nghệ thuật nhất định về chúng của tác giả Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan

hệ, môi trường hoạt động, ý nghĩ, tư tưởng của nhân vật trong cách đối nhân

xử thế, trong giao lưu xã hội với gia đình Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học vì thế vừa giống con người ngoài thực tại, vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng

Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) căn cứ vào tiêu chí nhất định Trong lịch

sử văn học, mỗi tác giả văn học có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó

1.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung

Văn học luôn là tấm gương soi chiếu và phản ánh hiện thực Như một quy luật tất yếu, thời đại nào sẽ có nền văn học riêng của nó Hoàn cảnh xã

Trang 20

hội thay đổi sẽ cung cấp cho người nghệ sĩ những chất liệu mới, hình thành những lý tưởng xã hội mới, chiều sâu nhận thức và thể hiện qua các hình tượng nhân vật mới Chính vì vậy, đồng thời với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại cũng là cuộc cách mạng lớn lao trong văn hóa, văn nghệ và trong tiểu thuyết Lần đầu tiên trong lịch sử, tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện mô hình nhân cách con người Việt Nam mới mẻ, đặc sắc vì trước đó chưa từng có Hiện đại vì với mô hình nhân cách này, tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 đã hình thành xu thế chung của dòng tiểu thuyết sử thi hiện đại ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới Nằm trong xu thế chung của tiểu thuyết sử thi ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết trong từng chặng đường phát triển của nó đã xây dựng thành công cấu trúc nhân cách của các nhân vật đại diện cho con người cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa Trong cấu trúc nhân cách này, một sự thống nhất chưa từng có đã diễn ra, cái riêng hòa nhập với cái cái chung mà vẫn không đánh mất ý thức cá chân của mình, con người cá nhân tự nguyện phục tùng con người xã hội vì mục đích cách mạng và kháng chiến

Với khả năng “cộng sinh thể loại” của thể loại tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết trong loại hình tiểu thuyết sử thi đã hình thành một cấu trúc nghệ thuật

có sự kết hợp đặc trưng của sử thi Cổ - Trung đại với đặc trưng của tiểu thuyết Tiểu thuyết sử thi chỉ xuất hiện trong thời đại anh hùng Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt với những biến cố trọng đại, nhưng bước ngoặt to lớn trong lịch sử mỗi dân tộc đã quyết định cấu trúc thể loại của loại hình tiểu thuyết này, trong đó có cấu trúc hình tượng nhân vật của nó

Là nhà văn sinh ra và lớn lên với mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nguyễn Chí Trung lại từng tham gia hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc trên chính mảnh đất này - “mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”, mảnh đất huyền thoại đã cùng sống,

Trang 21

cùng thấm đẫm ký ức và hoài niệm trong ông về con người nơi đây Chính vì vậy mà hầu hết các tác phẩm của mình, nhà văn đều dành trọn tình yêu, tâm

huyết cho vùng đất sinh ra ông Với hai cuốn tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng

Út (2007) và Đối thoại trong đêm (2011), Nguyễn Chí Trung đã có đóng góp

đáng ghi nhận với đời sống văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt với văn học chiến tranh và người lính

Là tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nên nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung được xây dựng theo nguyên tắc sử thi Vì thế mà nguyên tắc phân tuyến đối lập đã chia đôi thế giới nhân vật thành “hai nửa” chính diện và phản diện Tuy theo nguyên tắc phân tuyến đối lập, tiểu thuyết viết về chiền tranh theo hướng sử thi hôm nay của ông đã xuất hiện hiện tượng “giải sử thi”, bộc lộ ở sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, ở sự tái nhận thức về chiến tranh, ở cách phản ánh chân thực chiến tranh và số phận con người, ở cái nhìn đa diện về con người bên này hay bên kia chiến tuyến Cho thấy, sử thi hôm nay không còn thuần khiết mà có sự pha trộn nhiều tạp hơn Chính vì vậy, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết viết

về chiến tranh của nhà văn thể hiện là con người đa tạp Để cụ thể hoá vấn đề này, bài viết sẽ khảo sát sâu hơn từng tuyến nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn

1.2.1 Nhân vật chính diện - nhân vật bên ta

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi, (chủ biên) cho rằng: “Nhân vật chính diện là nhân vật thực hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định đề cao trong tác phẩm theo một quan niệm tư tưởng, một lý tưởng xã hội - thẩm mỹ nhất định Nhân vật chính diện là một phạm trù lịch sử Văn học nào cũng có những nhân vật chính diện thể hiện lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại mình

Trang 22

Là hiện tượng lịch sử, nhân vật chính diện cũng có các hình thái lịch sử của mình Trong văn học cổ đại, trung đại, trong văn học cổ điển chủ nghĩa, văn học Khai sáng nhân vật chính diện đều là nhân vật lý tưởng hoá hoặc ít nhiều lý tưởng hoá theo quan điểm của người sáng tác Do đó, nhân vật chính diện thường mang tính quy phạm và không tránh khỏi sự đơn giản, một chiều” [8, Tr.226-228]

Với đặc trưng và tính quy phạm của thể tài lịch sử dân tộc, cấu trúc của

thể loại tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh là “cấu trúc lịch sử - sự

kiện” Với cấu trúc thể loại này, đối tượng thẩm mỹ trung tâm của tiểu thuyết

là sự kiện lịch sử trọng đại và số phận dân tộc, đất nước Số phận cá nhân hòa nhập số phận dân tộc và được soi chiếu qua hệ thống sự kiện lịch sử Cũng chính vì lý do trên, nhân vật trung tâm trong hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Chí Trung là nhân vật người anh hùng lý tưởng của cả cộng đồng Con người

cá nhân được nén xuống và mờ đi để đề cao con người xã hội trong mỗi nhân vật lý tưởng đang chiến đấu và lao động quên mình vì Tổ quốc Cũng chính vì

lẽ đó, nhân vật chính diện trong tiểu thuyết viết về chiến tranh của nhà văn đã

tô đậm tính chung - khái quát hoá và có sự thống nhất về bản chất xã hội, tính riêng - cá thể hoá vẫn được thực hiện do nhu cầu điển hình hoá nhưng không phải là mục đích chính của nhà văn Những nhân vật chính diện trong tiểu thuyết đều là người anh hùng cách mạng xuất hiện trong tập thể anh hùng chứ không phải là người anh hùng cá nhân cô độc của chủ nghĩa lãng mạn

1.2.1.1 Nhân vật anh hùng với tinh thần xả thân

Tinh thần xả thân là biểu hiện ý thức trách nhiệm của chính nhân vật với cộng đồng xã hội Và ở mỗi nhân vật, do hoàn cảnh khác nhau nên cách biểu hiện ý thức trách nhiệm cũng có sự khác nhau Trong hoàn cảnh đất nước

có chiến tranh, cầm súng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là một trong những hành động thể hiện sự tự ý thức của mỗi cá nhân về trách nhiệm, nhiệm vụ

Trang 23

với Quốc gia, dân tộc Tinh thần xả thân là một tình cảm xã hội với ý thức hướng về chiến công dưới ánh sáng lý tưởng về sự dũng cảm trung trực và nghĩa vụ công dân

Trong Đối thoại trong đêm, nhân vật Tú Hùng là chàng trai của đất Hà

Thành, có học vấn (đỗ tú tài), có tài đánh đàn, giỏi ngoại ngữ bởi vậy mà con đường công danh luôn rộng mở với anh, nhưng không vì thế mà Tú Hùng trốn tránh nhiệm vụ của một thanh niên ở đất nước có giặc ngoại xâm, “ngày quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, đánh ra Phan Thiết, Hà Nội và Đà Nẵng đều sục sôi như nồi nước đang sôi Đâu đâu cũng bừng bừng tiếng hát: “Tiếng súng vang sông núi miền Nam, giục ta ra chiến trận” [27, Tr.61] đã thôi thúc anh lên đường, “bước chân của Tú Hùng hùng dũng bước cùng bài đồng ca lay

động suốt chặng đường hành quân kỳ lạ” [27, Tr.61] Từ biệt trường thi, từ

biệt người yêu (có tên là Phương), Tú Hùng xung phong vào đoàn quân Nam tiến để làm tròn mối tình non nước Hành động đó của Tú Hùng mở đường cho tinh thần chiến đấu hy sinh dũng cảm của anh sau này trong trận đánh giáp lá cà với quân Lê Dương Qua đó cho thấy một điều, trong chiến tranh, những con người như vậy sẽ trở thành mẫu người thanh niên mang lý tưởng cao đẹp của thời đại Khi Tổ quốc bị xâm lăng, chủ quyền bị mất, những con người sống nô lệ, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân để làm tròn nghĩa

vụ với đất nước

Trong Tiếng khóc của nàng Út, nhà văn cho người đọc thấy cả một tập

thể anh hùng với tinh thần xả thân vì đất nước Trong những năm tháng cách mạng miền Nam đứng bên vực thẳm, rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” cần có sự chở che, đùm bọc của nhân dân, cùng với những con người có tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, nhất mực trung thành, có như vậy cách mạng mới

có thể đi đến bến bờ thắng lợi Nhận thức được điều đó, với lòng yêu làng, yêu nước và trách nhiệm công dân với đất nước, ông On, người đã sống và

Trang 24

trải qua bao biến cố và thăng trầm của lịch sử, sau bao sự trừng phạt của đấng

hóa công, ông vẫn bám đất, bám làng Vì sự bình yên của làng, hồi chín năm,

ông cùng bà On đêm đêm đi gác, kéo bồ báo động cho làng, san sẻ gánh bớt cho người yếu Ông sống vì làng, cả đời như vậy Ông sống một đời vì làng Bàu Ốc, một đời trung thành với cách mạng Ông thà chết chứ không bao giờ chịu khuất phục trước tàn bạo của kẻ thù Dẫu phải hy sinh cả tính mạng ông vẫn cảm thấy vinh dự vì đã theo “nghiệp cộng sản”: “Tau làm cộng sản đấy, con tau làm cộng sản đó, chúng mày làm gì thì làm Cả thôn này cộng sản, cả làng này cộng sản, cả xã này cộng sản, cả tỉnh này cộng sản Chín năm ở vùng

tự do sao không làm Việt Minh, sao không làm cộng sản?” [26, Tr.113] Khi chúng cứa cổ ông dưới chân trụ cột cờ xã, ông nghiến răng chịu đựng và “lấy sức nhổ một bãi nước miếng vào mặt thằng hội đồng đang lấy rựa cứa cổ

ông” ( ) “ông không hô khẩu hiệu” mà chỉ quăng vào mặt chúng một câu vừa

răn đe vừa nhắn gửi, sòng phẳng và thành thực không hề giấu giếm hy vọng

cuối cùng của đời sau chín năm đêm đêm vác rựa đi tuần biển: “Có ngày thằng Toàn con tau về, rồi chúng mày biết tay” [26, Tr.114] Sự hy sinh và

kiên trung đó của ông On đã để lại sự đau xót cho người dân Bàu Ốc và đáng quý hơn là sự đánh thức những người dân làng Bàu Ốc hãy đứng lên chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ cách mạng Có như vậy, Bàu Ốc mới có tương lai Ông

On chính là “tấm gương soi” của làng Bàu Ốc với tinh thần trách nhiệm, sự

hy sinh cao cả vì sự nghiệp chung của cách mạng, của đất nước

Tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, xả thân vì nghĩa lớn không chỉ ngời sáng ở ông On mà còn thể hiện rất rõ ở nhân vật Cả Sang Cả cuộc đời xả thân

vì nghĩa lớn, nhất mực trung thành với cách mạng, ngôi nhà của ông đang ở chính là cơ sở bí mật của cơ quan tỉnh ủy trong những năm đình chiến, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật Đến khi cơ sở bị lộ, Cả Sang bị bắt, bị tra tấn ông vẫn hiên ngang Cho đến tận phút cuối cùng của cuộc đời, khi thằng Tịch

Trang 25

đem ông đi chém, ông vẫn gắng làm tất cả để khẳng định giá trị thực của đời người “Ông hét: Không cần bịt Cái dao chém chúng mày mài sắc lẹm có gì

mà tau sợ” [26, Tr.64] Mười tám nhát chém của tên đao phủ mới có thể chấm dứt cuộc đời ông “Tên đao phủ kể lại: Hắn chém đến lát thứ 17 mà đầu ông không đứt Hắn run tay, hắn ngó lên thấy mặt thằng Tịch đỏ như lửa ngọn, hắn nghiến răng chặt lát thứ mười tám Đầu ông văng ra xa, hắn còn nghe, bọn lính quanh cuộc xử trảm cũng có nghe, tiếng ông sang sảng đọc hai câu thơ cuối

Thân già nào hết nhục

Thương vận nước gập ghềnh” [26, Tr.65]

Những tiếng thơm từ việc làm đó của ông cho dân, cho làng, cho nước mãi ngát hương như bông cau kia của làng Bàu Ốc Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, hành động đó sẽ thắp lửa trong lớp con cháu của làng Bàu Ốc nói riêng và thanh niên miền Nam nói chung Thế hệ tiếp bước đó của làng chính là Toàn,

là Bường, Thương, Đua, Thơm, Miều, là anh em Ba Tăng Giăng , họ cũng

đã chiến đấu dũng cảm vì sự bình yên của dân làng và trong số họ cũng không

ít người đã hy sinh, là cái chết của Đua trong chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của Mỹ - Diệm, là sự hy sinh dũng cảm của Giăng trong trận tập kích giết Cửu Sừng, là sự hy sinh dũng cảm của Toàn trong cuộc khởi nghĩa Trà Bồng Chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng chính là câu trả lời cho tình yêu làng, yêu nước của người dân Bàu Ốc

Để làm nên thắng lợi của cách mạng miền Nam không chỉ có sự hy sinh dũng cảm của những con người có tên như đã nói ở trên, mà còn có cả những “người anh hùng vô danh” như ông Chài Trong tình thế nguy cấp, thấy người chiến sĩ cộng sản Toàn bị bọn Bảo An vây bắt, chúng lệnh cho ông bắt để lấy tiền thưởng, “không bắt được thì lấy dao cá chặt tay nó! Mau! Mau!

Để cho nó thoát ông đền mạng” [26, Tr.232] Không suy tính thiệt hơn, không

Trang 26

quản ngại, trong phút chốc ông sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ Toàn Ông đã cầm con dao sắc loáng dưới ánh chiều, ông giơ dao chém phập, ông hô: “Tôi chém được cộng sản, tôi chém được cộng sản Rồi nói nhỏ vừa đủ

cho Toàn nghe:“chìm xuống lặn qua bên này chú” [26, Tr.232] Trả giá cho

hành động dũng cảm đó của ông, bọn Bảo An đã bắn chết ông Cái chết của ông Chài đã minh chứng một điều, trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, chủ quyền dân tộc mất thì trong mỗi con người Việt Nam đều tiềm ẩn một lòng yêu nước nồng nàn và cả sự tự ý thức, trách nhiệm trước thời cuộc, họ sẽ bộc

lộ nó khi họ bị đẩy vào hoàn cảnh tương xứng

Với những hành động hy sinh dũng cảm của Cả Sang, của ông On, của ông Chài để bảo vệ cách mạng, bảo vệ những người chiến sĩ trung kiên, là hành động mang đậm chất sử thi Những hành động đó cho thấy, trong thời điểm “mờ tối” của cách mạng giai đoạn này, vẫn le lói , ngầm ẩn những gam màu sáng để ta có quyền hy vọng về một tương lai vươn dậy của cách mạng

xứ Quảng nói riêng và toàn miền Nam nói chung Thứ ánh sáng đẹp đẽ nhất, lung linh trên từng trang văn không gì khác là ánh sáng của “lòng dân” Thử hỏi trong những năm tháng cách mạng đứng bên vực thẳm, rơi vào tình thế

“ngàn cân treo sợi tóc”, nếu không có những con người xả thân vì nghĩa lớn

và hết mực trung thành thì thử hỏi tương lai miền Nam sẽ trôi về đâu? Mỗi hành động vì nghĩa lớn của nhân vật đã mở đường cho thắng lợi của cách mạng miền Nam nói chung và khởi nghĩa Trà Bồng nói riêng Qua những hy sinh đó, chúng ta cũng hiểu thêm một điều về tiền đồ tương lai của mỗi công dân và trong đó tinh thần xả thân là một trong những yếu tố quan trọng đi đến thắng lợi của cách mạng

1.2.1.2 Nhân vật tài năng, bản lĩnh

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, ý thức trách nhiệm trước thời cuộc của các nhân vật có thể xem như biểu hiện đầu tiên của việc thực hiện sứ

Trang 27

mệnh cao cả vì Tổ quốc, vì nhân dân Tuy nhiên đã là người anh hùng thực hiện sứ mệnh cao cả thì người anh hùng không chỉ có ý thức trách nhiệm, mà còn có tài năng, bản lĩnh để thực hiện sứ mệnh đó

Trong hai tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Chí Trung thường để nhân vật của mình hiện lên qua lời nói, đối thoại, hành động cụ thể của chính nhân vật

ấy với cách mạng Qua đó người đọc phát hiện ra tài năng, bản lĩnh của họ

Ở Đối thoại trong đêm, bằng việc xây dựng một bối cảnh hết sức đặc

biệt là thời điểm vào đêm toàn quốc kháng chiến ngày 20 tháng 12 năm 1946, tại Tòa Nhân Dân, trong một trận đánh Thông qua những màn đối thoại giữa nhân vật Tú Hùng và Nguyễn Đỏ, qua những hành động, việc làm cụ thể của Nguyễn Đỏ trong trận đánh giáp lá cà với đội quân Lê Lương, cho thấy Nguyễn Đỏ là người anh hùng không chỉ có tài mà còn rất bản lĩnh Cái tài của Nguyễn Đỏ là ở sự nhạy bén, tinh tế phán đoán tình hình Trước đêm toàn quốc kháng chiến, Tiểu đội Nguyễn Đỏ nhận nhiệm vụ trấn giữ Tòa Nhân Dân và nổ tiếng súng đầu tiên để mở màn cho cuộc kháng chiến toàn quốc nhưng do sự hèn nhát, bạc nhược của Bốn Thì (Trung đoàn trưởng) vì thế mà

kế hoạch bị chậm lại, Tòa Nhân Dân bị quân Lê Dương bao vây Khi “thấy tình hình diễn ra ngược lại, các đơn vị lê dương Pháp phát triển tấn công ta trước Chúng áp sát vào bờ tường Tòa Nhân Dân, đập phá, xây công sự làm tuyến xuất phát” [27, Tr.39] Nguyễn Đỏ rất bình tĩnh, anh chỉ huy Tiểu đội của mình đứng lên chiến đấu: “Ra trận đừng vin vào cớ không bắt được liên lạc mà trùm chăn, án binh bất động chưa bắt được liên lạc thì khởi nghĩa, khởi nghĩa ta sẽ bắt được liên lạc” [27, Tr.88] Như vậy, với Nguyễn Đỏ lúc này, chiến đấu là cách duy nhất, phải chiến đấu đến cùng dù trong hoàn cảnh nào cũng không được lùi bước: “Đói cũng đánh Các đồng chí! Chúng nó bắn gãy cán cờ, tổ 2 cho người leo lên nóc thay cán Dứt khoát phải trấn giữ Tòa Nhân Dân bằng được” [27, Tr.41] Quyết định đó của Nguyễn Đỏ đã phần

Trang 28

nào khẳng định sự trung kiên của anh trước sự hiểm nghèo Trong trận đánh đầu tiên giáp mặt với quân địch tại Tòa Nhân Dân, trước sự hy sinh của đồng đội (có chín người, hy sinh sáu), nhận thức rõ vai trò của mình với đồng đội

và với cách mạng, Nguyễn Đỏ đã động viên giữ vững tinh thần cho những người còn sống để họ có thêm can đảm mà chiến đấu đến cùng Anh đã cho

họ thấy, hy sinh vì Tổ quốc là cái chết “nhẹ tựa lông hồng”: “Chết là về với đất” bởi “đất là sự hồi sinh của những người cùng khổ Các bà mẹ nông thôn vẫn dặn con: con vào trong nớ, sống chết với anh em, có về thì về với đất, chứ đừng theo giặc - thân tôi ra đi cũng vì đất” [27, Tr.78] Nhờ mưu trí, nhạy bén, linh hoạt của mình, Nguyễn Đỏ đã chỉ đạo chính xác những đợt phản công với quân Lê Dương, khiến chúng phải choáng váng đến mức bộ chỉ huy

La-ruốc-cơ ở Đà Nẵng chửi toáng lên: “Mẹc -xà-lù, cái tòa nhà cỏn con bằng

lỗ rốn, lê dương tinh nhuệ chúng mày đánh cả ngày và gần một đêm mà không chiếm được” [27, Tr.83] Khi bị dồn vào thế bí, trước mắt là hai con đường hoặc là bỏ chạy, “tìm cách lặn qua sông Hàn để mà thoát” [27, Tr.87], hoặc là chiến đấu đến cùng và sẽ chết Nhưng với bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng trung kiên, anh đã “quyết tử” cho Tổ quốc, dũng cảm, “bất ngờ như sấm sét, Nguyễn Đỏ bung xuống, tay vẫn cầm khẩu súng mát - cơ - tông” [27, Tr.130], lao xuống đánh giáp lá cà với tên quan một lê dương và hy sinh trước sân Tòa Nhân Dân

Bằng sự trải nghiệm của bản thân đã đi qua hai cuộc chiến tranh chống

Pháp và chống Mỹ, ở Đối thoại trong đêm, nhà văn đã tái hiện lại một trận

đánh trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc với tất cả sự khốc liệt và tàn bạo vốn có của nó Máu của chiến sĩ cách mạng hữu danh và vô danh chính là cái giá mà quân và dân ta phải trả cho những chiến thắng, cho những trang vàng chói lọi của lịch sử dân tộc

Trang 29

Trong Tiếng khóc của nàng Út, nhân vật Toàn - người chiến sĩ cộng

sản trung kiên, hết lòng vì dân, trên con đường hoạt động cách mạng, anh tỏ

ra là người cán bộ Đảng tài năng và bản lĩnh Nối tiếp kinh nghiệm nghệ thuật

đã có, nhà văn đã đặt nhân vật Toàn vào hoàn cảnh mang tính thử thách để nhận vật được “nếm trải”, “được đời dạy bảo” và có cơ hội tự bộc lộ mình trên cơ sở những hành động, lối ứng xử của Toàn khi thực hiện nhiệm vụ tìm chỗ đứng cho cơ quan tỉnh Trong hoàn cảnh Mỹ - Diệm ráo riết thi hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” cực kỳ man rợ, với các thủ đoạn đê hèn, tàn bạo hòng trả thù những người kháng chiến cũ, bắt người dân phải “ly khai” cách mạng, “ly khai” cộng sản nằm vùng hoặc đi tập kết, phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, biến các vùng đồng bằng trở thành “vùng trắng” Ở thế kìm kẹp

đó, với Toàn, là đảng viên trung kiên được cấp trên giao trọng trách ở lại gây dựng phong trào là hết sức khó khăn Sau những cuộc tàn sát của Mỹ - Diệm, Đồng bằng đâu đâu cũng trở thành “vùng trắng”, khó khăn lắm Toàn mời tìm được nơi trú cho cơ quan tỉnh tại nhà Cả Sang, Cả Toại Thế rồi, nơi đó cùng

bị lộ, Cả Toại và Cả Sang phải chịu một cái chết tang thương Sau cái chết của Cả Sang, Toàn lại phải hứng chịu nỗi đau như tuyệt vọng, “như một kẻ bị đồng loại ruồng bỏ” khi nỗi đau, sự mất mát mà bà Sang phải chịu đựng đã lên tới đỉnh điểm: “Cộng sản gì mấy ông mà cộng sản, các ông giết chồng tui, giết đời tui, bây giờ muốn giết cả tui luôn Tui lạy mấy ông Ông đi đi” [26, Tr.68] Một lần nữa câu hỏi “lòng người có hạn mà lòng dân cũng có hạn sao?

Ui, cái gì là vô hạn?” [26, Tr.68] lại trở về dằn vặt trong từng suy nghĩ của Toàn Lúc nay, Toàn tưởng như con đường cách mạng của mình đến đây không thể đi tiếp được nữa Nhưng bằng kinh nghiệm hoạt động của mình, Toàn quyết định tới lúc phải dùng tới liều “thuốc thử” đánh vào tâm lý bà Sang: “Sáng mai con xuống quận đầu thú thôi” [26, Tr.69] thì cử chỉ “vùng dậy, đột ngột giữa đêm đen” [26, Tr.69] của bà như một liều “thần dược” hồi

Trang 30

sinh sức mạnh trong anh, và đó chính là câu trả lời cho câu hỏi “lòng dân không có hạn”, cũng chính là tài năng mà người cộng sản bám trụ trong dân

có được Khi Đồng bằng đã biến thành “vùng trắng”, không thể gây dựng cơ

sở tại đây, Toàn đã cùng Vần, ông Thương, ông Quách gây dựng lại cơ sở tại vùng núi Trà Bồng - Quảng Ngãi với “hy vọng tràn trề đang chờ Toàn phía trước khi Toàn bước lên đất Quế trên bãi cát vàng” [26, Tr.99] Tại đây, với tài năng, cùng vời sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân vùng Kor, Toàn đã gây dựng thành công phong trào cách mạng và chuyển cơ quan tỉnh lên họp Theo vòng quay của bánh xe lịch sử, “tức nước vỡ bờ”, cuộc khởi nghĩa Trà Bồng

nổ ra, Toàn đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh trong trận đánh này

Không chỉ có tài, Toàn còn rất dũng cảm khi anh chỉ ra những sai lầm trong đường lối của Đảng và tư tưởng duy ý chí của lãnh đạo cấp trên Về khía cạnh này, nhà văn khá thành công khi để cho các nhân vật của mình tự đối thoại để qua đó người đọc hiểu hơn về nhân vật của mình Trong cuộc đối thoại khá nảy lửa giữa nhân vật Toàn và nhân vật quyền bí thư huyện về vấn

đề đảng viên ở lại có nên ra hoạt động hợp pháp hay không? Theo Toàn, không thể ra công khai vì nhiều nơi thử chuyển ra hợp pháp đã bị địch “tóm cổ,” “diệt sạch”, như vậy không khác gì “đem trứng mà gửi cho ác” [26, Tr,123] Khi Quyền Bí thư trả lời: “Đó là nghị quyết của trên, chứ đâu phải của cá nhân ai” [26, Tr.123], Toàn không ngần ngại cho rằng: “Nghị quyết cấp trên cũng có khi sai” [26, Tr.123] Câu trả lời thẳng băng của anh đã

“chạm nọc” vị quyền bí thư huyện Bởi lâu nay, ông vẫn luôn “giấu trong bụng tấn bi kịch đầy hài hước ấy bằng bộ mặt nghiêm trang giả dối” [26, Tr.125] Sau lần trực diện đối chất với ông quyền bí thư, Tỉnh rút Toàn lên làm phò phòng tỉnh ủy Trên cương vị mới, Toàn có dịp trình bày những bức xúc của anh với Bí thư tỉnh ủy, vẫn là vấn đề chuyển hướng hoạt động hợp pháp Toàn thẳng thắn đề cập những tổn thất, thiệt hại về người, số đảng viên

Trang 31

ở lại hàng trăm nay còn lại mấy người, bị bắt, bị giết gần hết Nếu ra hợp pháp

“Như mỡ đút miệng mèo, ra người nào bọn hắn tóm cổ người nấy” [26, Tr.165] Khi nghe ông bí thư tỉnh nói đây là chỉ thị của cấp trên, Toàn không khỏi sửng sốt vì đã biết câu này từ miệng ông quyền bí thư huyện trước đó Đến nước này, Toàn không thể nhịn nổi, anh đã mạnh dạn nói ra nhưng suy nghĩ cũng như nhận định của mình về đường lối của cấp trên: “Chỉ thị cấp trên cũng có cái đúng mà cũng có cái sai”, “đau khổ, có khi không chỉ kẻ thù gây ra” [26, Tr.116] Khi ông bí thư viện dẫn cấp trên chưa cho phép, Toàn đã mạnh dạn phân tích, lâu nay chúng ta chỉ biết nghe như truyền đạo, không dám lật ngược vấn đề, phản biện nêu câu hỏi Tín điều là khuôn phép để làm theo chứ không phải để cưỡng lại dù cho tín tiều ấy mà phải chết hàng chục vạn người Hơn lúc nào hết, là người kiên trì bám trụ cơ sở, Toàn nghĩ, đến lúc không thể lừa dối mình, lừa dối đồng bào, “trơ trơ trước đau khổ rền rĩ khắp xóm làng, vô cảm trước những điều nghe, những điều thấy” [26, Tr.169] Chính vì thế mà Toàn đã kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình là thà chịu kỷ luật chứ không ra hợp pháp, có súng dùng súng (theo Hiệp định ta chỉ được bắn chỉ thiên chứ không được bắn người dù trong hoàn cảnh nào) Với hành động việc làm của Toàn dành cho cách mạng cho thấy, nhân vật Toàn là con người của hành động, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng hy sinh tính mạng để làm tròn nhiệm vụ với non sông, đất nước Những hành động và việc làm mà Toàn làm cho cách mạng đã trả lời cho câu hỏi về tấm lòng người “đảng viên không có hạn” Bằng “cái nhìn toàn tri”, tác giả đã giúp người đọc thấu hiểu cả những suy nghĩ nội tâm của Toàn và cả những suy tư, với những khoảnh khắc yếu đuối trước bao thử thách của cuộc sống và chiến tranh Bằng cả cuộc đời mình, Toàn đã chiến đấu để vượt qua những tháng ngày khó khăn ấy, xứng đáng là một người cộng sản, là người con anh hùng của xứ Bàu Ốc

Trang 32

Nghiên cứu những kiểu nhân vật trên, ta như được thấy lại hình ảnh tinh thần chiến đấu anh dũng của toàn dân tộc đã được thể hiện trong tiểu thuyết Việt Nam viết về cách mạng giai đoạn 1945 - 1975, những con người thời đó ra trận mà trong lòng ngân vang câu hát: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, “đâu có giặc là ta cứ đi” Vì lẽ đó, họ tin rằng, “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”

1.2.1.3 Nhân vật duy ý chí, tư lợi, tư thù

Ngoài việc tiếp tục thể hiện vẻ đẹp của quần chúng, tập thể để lý giải ngọn nguồn sức mạnh đưa đến thành công của cuộc chiến tranh, Nguyễn Chí Trung khi khai thác đề tài chiến tranh cách mạng đã chú ý đến những nhược điểm, hạn chế, khuyết điểm của kiểu nhân vật này Đó là “căn bệnh” duy ý chí, tư lợi, tư thù của một bộ phận lãnh đạo cách mạng Là tiểu thuyết viết về chiến tranh hôm nay, với việc mở rộng quan niệm hiện thực và tư duy thể loại, nhà văn đã phá vỡ bức tường “kiêng kỵ” của tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn 1945 - 1975 (không miêu tả bản năng gốc của con người) để đi sâu miêu

tả miền bản năng của người lính Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn

Thanh Tú trong bài viết Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết sử thi về đề tài

chiến tranh cách mạng có nhận xét: Nhân vật không chỉ là một ánh hào quang tỏa chiếu mà đã có cái lấm láp bụi bặm của đời thường Nói cách khác, nhà văn đã phá bỏ khoảng cách sử thi trong cấu trúc nhân vật truyền thống, tạo ra một tinh thần dân chủ rõ hơn cho hình tượng nhân vật [28] Đây

chính là hiện tượng “giải sử thi” ở kiểu nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết của nhà văn Và cũng nhờ đi sâu khám phá “những miền khuất tối” ấy của con người mà tiểu thuyết của nhà văn trở nên hấp dẫn với người đọc

Đọc Tiếng khóc của nàng Út, người đọc nhận thấy, tác giả không hề né

tránh khi viết rõ cái sai lầm “chuyển sát đáy”, đưa đảng viên ra hoạt động công khai và cả lòng ích kỷ, cứng nhắc, rập khuôn, duy ý chí của nhân vật

Trang 33

quyền bí thư huyện Mặc dù trong thời chiến, nguyên tắc tập thể được tôn trọng, nguyên tắc này đảm bảo cho sự thống nhất, đồng lòng, nhằm hội tụ sức mạnh của toàn dân tộc, chĩa mũi nhọn đấu tranh về phía kẻ thù Tuy nhiên, duy ý chí là sự áp đặt của cộng đồng lên cá nhân đã tác động ghê gướm đến tâm lý, nhân cách con người, hoặc đè bẹp ý thức của người lính khiến họ trở nên thiếu bản lĩnh, thiếu quyết đoán hoăc khiến họ “ép xác” để trở thành biểu tượng đẹp vĩnh viễn của cách mạng, của truyền thống, ghìm nén những nhu cầu tự nhiên, đánh đổi cả hạnh phúc đời thường mà ai cũng muốn có và cần

có Chân dung của người lính (nhân vật quyền bí thư huyện) trong sự tôn thờ, tuân thủ nguyên tắc đó một cách thái quá đã dẫn đến tính một chiều trong sự nhìn nhận vấn đề hay đưa ra những ý kiến, bàn bạc kế hoạch “chuyển sát đáy” Về chủ trương này, nhà văn đã chỉ rõ cái sai lầm khi đưa đảng viên ra hoạt động công khai bởi sự chấp hành máy móc, quá tin tưởng vào điều 14C của Hiệp định Giơ-ne-vơ là “không được trả thù những người kháng chiến cũ”, “lực lượng vũ trang phải đi tập kết”, “Chính quyền phải đi tập kết”,

“Đảng có còn ở lại cũng phải sống tay không” [26, Tr.127] trong khi địch trở mặt rõ ràng Chính vì vậy mà Quyền bí thư huyện đã nhất nhất “bắn là vi phạm Hiệp định” [26, Tr.125], chỉ biết răm rắp làm theo thông tư chỉ thị

“không đùa với đường lối” [26, Tr.125] mà không chú ý tình hình thực tế đang diễn ra Đó là sự cứng nhắc trong lối tư duy, một biểu hiện của “căn bệnh” duy ý chí Đây cũng là một trong những biểu hiện của khuynh hướng

“giải sử thi” nhân vật quyền bí thư huyện ủy

Tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, tinh thần duy ý chí tựa như “một con dao hai lưỡi” Chính sự ấu trĩ ấy, chậm chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh

ấy mà dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn Bắt đầu từ sự hoang mang, dao động, rời bỏ hàng ngũ của hàng loạt cán bộ, đảng viên vì mạng sống của mình Khi những cốt cán không còn giữ vững được tinh thần thì lòng kiên trung cũng

Trang 34

“giương cờ trắng đầu hàng” Không chỉ dừng lại ở đấy, đi liền với căn bệnh duy ý chí là căn bệnh “tư thù” Ông quyền bí thư huyện ủy “giấu trong lòng tấn bi kịch đầy hài hước bằng bộ mặt nghiêm trang giả dối, nhưng mình dứt khoát không bao giờ, không bao giờ nhận mình là giả dối” [26, Tr.125]

Bên cạnh căn bệnh “tư thù”, nhà văn đã để cho nhân vật quyền bí thư được là mình, sống thật với chính mình Như bao con người bình thường khác, ông cũng mong mỏi một cuộc sống tự do, hạnh phúc, cũng “ham sống” Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, cách mạng đang cần cán bộ lãnh đạo thì ngay cả cốt cán của một huyện - Quyền bí thư huyện, cũng xin “lên tỉnh làm tuyên huấn” để rồi sau đó được ra Bắc tập kết với lí do “chữa bệnh” Không những thế, ở nhân vật này còn thấy rõ bệnh “tư lợi” thể hiện khá rõ trong suy nghĩ thăng quan tiến chức: “Ông sực nhớ: Bây giờ mình đang làm quyền bí thư Chẳng bao lâu nữa nếu ông bí thư còn đau, người ta có thể sẽ cắt chữ Q ” [26, Tr.125] Nhà văn đã thẳng tay lột chiếc mặt nạ mà vị quyền bí thư huyện ủy đang đeo để độc giả thấy được “bộ mặt thật” của ông, để xót xa hiểu rằng: “Lòng dân thì vô hạn mà sao lòng người cách mạng lại có hạn” [26, Tr.79] Sự tôn kính nơi ông bị giáng cấp bởi căn bệnh không đáng có và không nên nhất khi ông đang giữ chức vụ lãnh đạo huyện ủy Một lần nữa cho thấy, dấu ấn của khuynh hướng “giải sử thi” ở kiểu nhân vật người lính lại xuất hiện Qua đó cho thấy, khi viết chân thực về “bản năng gốc” của nhân vật, Nguyễn Chí Trung đã không hạ thấp họ, phá vỡ hình ảnh đẹp của họ mà bạn đọc vẫn từng quen và gửi vào đó một sự chê trách với bộ phận lãnh đạo, chỉ huy cách mạng của ta thường mắc phải Bởi căn bệnh đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự đi lên của cách mạng, của kháng chiến

1.2.1.4 Nhân vật hèn nhát, đào tẩu, phản cách mạng

Vì sống, hành động không có trách nhiệm, lại háo danh, cơ hội nên như một quy luật tất yếu, trong hàng ngũ cách mạng không thiếu những con người

Trang 35

hèn nhát từ đó dẫn đến hành động đào tẩu, phản bội Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự hèn nhát một phần xuất phát từ bản tính, từ sự “ham sống” của con người Bởi con người thường mang trong mình nhiều nỗi sợ và một trong những biểu hiện đó là nỗi sợ cái chết, sợ khi nhìn thấy cái chết của người khác và sợ cái chết sẽ đến với mình Ở mỗi người, nỗi sợ đó cũng được biểu hiện cũng thật khác nhau Khi con người nghĩ quá nhiều đến cái chết mà không tính đến phải chết như thế nào thì nỗi sợ hãi sẽ đẩy con người đến những hành động sai lầm, thậm chí làm cho họ tha hóa

Trong hoàn cảnh đó, con người không giữ vững được tinh thần thì lòng kiên trung cũng “giương cờ trắng” đầu hàng Bởi lẽ đó mà bao cơ sở cách mạng kiên trinh bị phá vỡ, hàng bao cán bộ, đảng viên bị địch tàn sát đẫm

máu Trong Tiếng khóc của nàng Út, nếu như nhân vật Tự không sợ hãi trước

đòn phủ đầu của bọn mật vụ thì có lẽ ông Cả Sang không phải chịu cái chết thương tâm bởi mười tám nhát dao của thằng Tịch Nếu Hường, một cán bộ cách mạng ở lại, khi bị bắt, bị tra tấn đã không chịu nổi, nhận hết, khai hết để rồi bọn chúng thừa cơ lan truyền các tin đầu thú khiến lòng dân hoang mang,

lo sợ thì một huyện mạnh có lẽ đã không biến thành “huyện trắng”: “Một người khai, hai người khai cơ sở bể dây chuyền, xóm này qua xóm bên, xã này qua xã bên, lây ra toàn huyện cho đến khi ông phó bí thư tỉnh bị bắn chết ở núi Phổ thì toàn huyện trở thành vùng trằng” [26, Tr.91] bao người dân rơi vào vòng thảm sát dã man ở vụ Cây Cốc: “Bà con ngã xuống, máu chảy loang lổ mặt đường” [26, Tr.76] Vụ trả thù dã man những người cách mạng ở Vĩnh Trinh khiến khắp làng phủ “khăn tang vải xô vàng ố” [26, Tr.77] Như một tất yếu, quần chúng mất niềm tin vào cách mạng Đó là sự mất mát lớn nhất không gì bù đắp nổi do sự yếu đuối của con người gây ra cho cách mạng

Trang 36

Trong chiến tranh, ranh giới sự sống và cái chết rất mong manh Phải chăng vì lẽ đó, cái chết được nói đến nhiều nhất Nó luôn hiện hữu ám ảnh trong tâm trí của mỗi người Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Chí Trung

đã đặt nhân vật trong tình thế đối mặt với cái chết để soi dọi nhân cách người,

phẩm chất của mỗi nhân vật Ở Đối thoại trong đêm, nhân vật Bốn Thì -

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96, nhận nhiệm vụ thực hiện mệnh lệnh Trong giờ phút trọng đại của quê hương, anh ta đã nghe rõ tiếng gọi thiêng liêng truyền đi từ Sở chỉ huy của Tổng tư lệnh Quân đội, trong khi các chiến

sĩ, đồng đội đang sẵn sàng áp sát các vị trí địch thì trời sáng dần mà vẫn không nghe phát lệnh chiến đấu, vì vị trung đoàn trưởng quá sợ chết đã rời bỏ

vị trí của mình, “bỏ mặc mọi sự, sửa soạn khẩn cấp, một mình lén đi thẳng vào thành phố” [27, Tr.46], về đón vợ rồi cùng chạy trốn ra khỏi thành phố:

“Đi đi gấp Họ mà phá sập cầu Cẩm Lệ, mắc kẹt bên Đà Nẵng, có nước chết

Đi đi gấp trước lúc Tiểu đoàn 19 nổ súng Đánh nhau to ở sân bay, có nước chết” [27, Tr.46] Chính sự hèn nhát, đào tẩu của Bốn Thì đã dẫn đến tổn thất nặng nề cho cách mạng: “Đau đớn thế, Đà Nẵng nổ súng chậm hơn cả nước sáu tiếng đồng hồ Ta bỏ mất cơ hội đánh phủ đầu, bỏ mất yếu tố bí mật, bất ngờ tại đây - Đà Nẵng thân yêu, năm 1858, cha ông đã làm tốt hơn chúng ta” [27, Tr.39] Sau 8 giờ sáng ngày 20 tháng 12, các đơn vị Lê Dương phát triển tấn công ta trước, áp sáp Tòa Nhân Dân, trong trận đấu này Tiểu đội 19 của Nguyễn Đỏ đã bị quét sạch, đây là một sự thật lịch sử đau lòng do sự sự hèn nhát, đào tẩu gây ra Qua nhân vật Bốn Thì, nhà văn cho người đọc thấy tính tráo trở của kiểu người chọn cách sống khoảng giữa mà với anh ta thực chất là chạy trốn: “Chẳng có nơi nào không có kẽ giữa Cứ kẽ giữa mà ở Bên này thắng thì ở bên này, bên kia thắng thì ở bên kia” “ Đời có khi cũng phải làm xiếc Miễn là sống” [27, Tr.93]

Trang 37

Ngay cả ông bí thư huyên - một cán bộ Đảng (Tiếng khóc của nàng

Út), cũng có lúc yếu lòng, cũng sợ chết Sau vụ bị tập kích khi ông “xuống xã

22 để quán triệt phương châm chuyển hướng, bọn dân vệ bao vây sát sườn” [26, Tr.107], ông bị bắt nhưng may mắn thoát được, ông bỏ chạy để bảo vệ mạng sống mà quên cả đồng đội đằng sau, “ông vụt chạy một mạch cho đến gần sáng, rúc đại vào trong rừng mù u gần gò mả loạn, ba ngày ba đêm, khi hoàn hồn mời về lại chỗ ở Ông thở phào nhẹ nhõm Nỗi bàng hoàng đang đi qua

- Cũng may Thế là thắng lợi Mình còn sống là thắng lợi rồi” [26, Tr.106] Như vậy có thể thấy, trong “cuộc đụng độ” giữa sự hèn nhát và sự

kiên trung, cái hèn nhát đã hả hê “đè bẹp” sự kiên trung trong từng suy nghĩ

của người cán bộ, đảng viên, để lộ nguyên hình, hiện rõ nỗi sợ hãi trong họ Thử hỏi nếu ai cũng vậy thì “còn không Tổ quốc? Tới khi nào Nam Bắc sum họp một nhà?” Và có lẽ, “con đường đi tới của cách mạng miền Nam hình như cũng chỉ một lối thoát, ấy là cái nắp hầm Cái nắp hầm dù chắc chắn đến đâu cũng thực là mỏng, hoặc bị khui, chịu chết trong hầm, hoặc là bật tung, trồi lên, vụt chạy, chín phần chết, một phần sống” [26, Tr.72]

Như thế mới hiểu, trong chiến tranh, người lính không chỉ đương đầu với tàn bạo của kẻ thù mà còn phải luôn luôn tự đấu tranh với chính bản thân mình để góp phần làm nên những chiến thắng, tô thắm những trang vàng của

tư cách là một thành viên của xã hội” [33, Tr.18] Những yếu tố văn hóa này,

Trang 38

nó được truyền từ đời này sang đời khác trở thành lối sống chung gọi là truyền thống văn hóa Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia đều xây dựng cho mình một truyền thống văn hóa khác nhau để làm nên bộ mặt đất nước Nói khác đi, đất nước có tồn tại được hay không thì đất nước phải có truyền thống văn hóa riêng của nước mình Việt Nam cũng vậy, là đất nước có chủ quyền, có nền văn hóa từ rất sớm Về vấn đề này, văn học Việt Nam trung đại

đã ghi lại và khẳng định:

.“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác ”

( Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi) [13, Tr.17]

Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử cho đến nay, chúng ta đã xây dựng thành công nền văn hóa “đậm đà bản sắc dân tộc” Để làm nên nền văn hóa này, phải kể đến truyền thống văn hóa của con người Việt Nam, đó là truyền thống yêu nước, truyền thồng uống nước nhớ nguồn mà ông cha ta

đã để lại và lưu giữ qua nhiều thế hệ Như chúng ta thấy, văn học luôn là tấm gương phản chiếu cuộc sống, chính vì thế mà trong tiểu thuyết, nhà văn

Nguyễn Chí Trung đặc biệt chú ý đến yếu tố văn hóa Ở tiểu thuyết Tiếng

khóc của nàng Út, để lưu giữ, truyền lại văn hóa cho con cháu đời sau chính

là lớp lớp những người già của làng Đó là bà On, là ông Thương, ông On Với tình yêu làng, yêu nước cháy bỏng, họ đã truyền lại cho con cháu làng Bàu Ốc, làng Quế tâm hồn người xứ Quảng

Là người già của làng, bà On với tình yêu làng cháy bỏng, lại chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, sau bao trừng phạt của đấng hóa công với làng Bàu Ốc nhưng bà vẫn bám trụ với làng Giờ đây, bà dạy cho con cháu nghe đạo lí “Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Điều đó bắt

Trang 39

đầu từ sự ghi nhớ những khó khăn gian khổ trong quá khứ của các bậc tiền hiền: “Mấy trăm năm trước, khi tiền hiền gồng gánh vào xứ Bàu Ốc, đã vượt qua tất cả 179 con sông, con suối Mỗi một lần vượt qua một con sông, con suối, tiền hiền lại thắt một nút để nhớ Và mỗi lần như thế, con cháu lại hỏi - nhớ để làm chi ông? Tiền hiền nhìn về xa xăm: nhớ là để cho khỏi quên” [26, Tr.423] Quả thật không nhớ thì không có làng ngày hôm nay Rồi tiếng khóc buồn bã của người hiền trong làng Quế trước con trâu tơ trong ngày mừng lúa mới của đồng bào Kor cũng là biểu hiện của đạo lí ấy, là một tia sáng phát ra

từ tâm hồn làng: “Trâu ơi đêm nay tau làm lễ cúng mày để ngày mai mày lên gặp thần linh Mày đã vì làng mà quên sự sống, làng thương, làng cảm, làng nhớ ơn mày cũng như làng biết ơn mẹ lúa” [26, Tr.415] Hướng về quá khứ với tấm lòng thành kính và sự biết ơn sâu sắc với những thành quả mà thế hệ

đi trước gây dựng nên là lẽ sống mà bao bậc tiền hiền muốn gửi gắm tới thế

hệ sau ở xứ Bàu Ốc, ở làng Quế nói riêng, và bao người dân Việt Nam nói chung

Hay qua câu chuyện thảm họa mà dân xứ Bàu Ốc đã phải hứng chịu một thời, bà On đã gửi gắm vào đấy lời răn dạy truyền kiếp: “Họa không đến chỉ một lần, phước thường đi qua mà không đoái lại” [26, Tr.117] Còn biết bao bài học nữa, tất cả sẽ là hành trang cho những đứa con thân yêu của bà trên mọi ngả chiến trường, ở mọi miền đất khắc ghi

Để ghi nhớ công lao của các bậc tiền hiền, để duy trì sức sống tâm hồn của làng, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, bà On đã vì tình yêu

của làng, hồi chín năm, bà cùng ông On đêm đêm đi gác Giờ đây, với tình

yêu con, yêu làng, yêu nước bà đã trở thành bà mẹ anh hùng Những đứa con

do chính bà đẻ ra, bà sẵn sàng cho chúng tham gia cách mạng Căn nhà của

bà, bà nuôi giấu biết bao chiến sĩ trong những năm khó khăn nhất của cách mạng, bất chấp lời đe dọa của thằng Tịch Hành động nghĩa tình đó của bà On

Trang 40

góp phần làm nên vẻ đẹp tâm hồn yêu nước của làng Bàu Ốc Cả đời bà sống

vì làng, vì nước Chính vì thế mà bà On đã trở thành người “giữ lửa”, truyền lại cho con cháu khí chất anh hùng làm người xứ Quảng Bà luôn là điểm tựa tâm linh cho những đứa con khi xa ngưỡng vọng về

Truyền cho con cháu khí phách làm người xứ Quảng không chỉ có những người mẹ mà còn biết bao người cha, là ông On, một đời sống vì làng Bàu Ốc, một đời trung thành với cách mạng Ông thà chết chứ không chịu khuất phục trước kẻ thù, dẫu phải hy sinh tính mạng ông vẫn cảm thấy vinh

dự vì đã theo nghiệp cộng sản Là ông Sang, đến phút cuối cùng vẫn gắng làm

tất cả để khẳng định giá trị thực của đời người, mười tám nhát chém của tên đao phủ mới có thể chấm dứt được cuộc đời một Con Người yêu nước đến xót

xa cách mạng, quê hương Còn bao bậc sinh thành, bao cha anh đi trước, tất

cả họ đã giữ bền cội rễ cho làng, “thanh lọc” lương tâm làng, làm đẹp tâm hôn làng

Chí căm thù, nhiệt huyết cách mạng, không chỉ được ươm mầm từ lớp trước mà còn được truyền lại, “thắp lửa” trong lòng lớp lớp con cháu Trên

mảnh đất này thuở ấy, “Lớp cha trước, lớp con sau/ Đã thành đồng chí chung

câu quân hành” (Tố Hữu), ông On, ông Cả Sang, Đua ngã xuống thì vẫn còn đó Toàn, Vần, Đảnh - những người cộng sản lấy dân làm mục đích Đau khổ làm cho con người sớm biết, dường như tuổi thơ đã đi qua với Miều, với anh em Ba Tăng Giăng Nhưng chính những mất mát, thương đau ấy đã thôi thúc họ phải sống sao cho xứng đáng với những gì cha anh đi trước đã làm, nhắc họ nhớ: “Dân tộc này không biết đầu hàng bọn cướp nước”, “Dân tộc này là dân tộc sấm sét” [26, Tr.379] Để trả thù nước, thù nhà, họ chính là niềm hy vọng, là tương lai cách mạng xứ Quảng trong giai đoạn bi thương nhất này

Ngày đăng: 17/12/2015, 06:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] M. Bakhtin (1991), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1991
[2] M. Bakhatin (1999), Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực, Tạp chí Văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực
Tác giả: M. Bakhatin
Năm: 1999
[3] Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
[4] Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1994
[5] Trần Cư (1967), Vài ý kiến về mối quan hệ giữa nhân vật anh hùng và con người bình thường, Tạp chí Văn học, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về mối quan hệ giữa nhân vật anh hùng và con người bình thường
Tác giả: Trần Cư
Năm: 1967
[6] Trần Đăng (2007), Nguyễn Chí Trung và “nàng Út”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Chí Trung và “nàng Út”
Tác giả: Trần Đăng
Năm: 2007
[7] Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lí luận văn học, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1993
[8] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
[9] Nguyễn Đức Hạnh (2006) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai
[10] Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
[11] Hoàng Mạnh Hùng (2004), Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 -1975, Luận án Tiến sĩ ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 -1975
Tác giả: Hoàng Mạnh Hùng
Năm: 2004
[12] M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (sách dịch - 2007), Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học
Tác giả: M.B.Khrapchenco
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978
[13] Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Ngữ văn 10, Tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Tác giả: Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[14] Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
[15] Nguyễn Tĩnh Nguyện, Đọc “Tiếng khóc của nàng Út” của nhà văn Nguyễn Chí Trung, Tạp chí Văn hoá Văn nghệ Quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc “Tiếng khóc của nàng Út” của nhà văn Nguyễn Chí Trung
[16] Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ GD$ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại
Tác giả: Trần Đình Sử
Năm: 1993
[17] Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp hoc, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dẫn luận thi pháp hoc
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[19] Trần Đình Sử (chủ biên) (2008) Giáo trình lý luận văn học, tập I, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
[20] Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Giáo trình lý luận văn học, tập II, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2008
[21] Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w