Tín dụng chính thức

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004 (Trang 44 - 47)

đường nghèo

4.5.2Tín dụng chính thức

Nguồn tín dụng chính thức phổ biến ở nông thôn là NHCSXH cho người nghèo, NHNN&PTNT cho nông dân hay HEPR chủ yếu mang tính chất trợ giúp. Ngoài ra, một số xã còn có các mô hình tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức quần chúng cung cấp các chương trình tín dụng và nhiều hình thức tín dụng không chính thức khác. Nhìn chung, đa số các hộ được tiếp cận với vốn tín dụng, theo cách này hay cách khác nhưng những hộ nông dân nghèo nhất thường phụ thuộc vào những nguồn tín dụng không chính thức. Hoạt động tín dụng chính thức giúp ích không nhỏ không riêng cho người nghèo mà còn với cả những hộ khá giả. Có 46% số hộ trong Vùng có vay vốn trong khoảng thời gian một năm trước khi tiến hành điều tra; tỷ lệ hộ giàu có vay là 43,3% và hộ nghèo là 56%. Trong đó đa phần (hơn 64%) các hộ vay ở các ngân hàng trên địa bàn như NHNN&PTNT 44,5%, NHCSXH 4,4%, ngân hàng khác 15,2%, các tổ chức tín dụng, chính trị - xã hội 5,9% và vay từ bạn bè hay họ hàng 30% (bảng PL2.6 - Phụ lục 2 ). Điều đáng nói là nơi vay và số tiền vay thì rất khác nhau giữa các nhóm chi tiêu. Chẳng hạn, NHNN&PTNT chiếm 60% “thị phần” vốn vay của nhóm khá giàu, 80% của nhóm giàu so với hơn 30% của nhóm nghèo và khá nghèo (bảng 4.11). Ngược lại, người nghèo thường tìm đến bạn bè, họ hàng hay người cho vay cá thể hơn so với người giàu. Loại hình cho vay này chiếm khoảng một nửa thị trường vốn vay của người nghèo, so với dưới 15% của nhóm khá giả.

Bảng 4.11

Nơi vay vốn phân theo nhóm chi tiêu

Chung Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Không vay 54.2 44.3 56.1 57.9 57.8 54.4 Đối với cá hộ có vay vốn NHCSXH 6.1 15.2 0.0 3.8 9.5 0.0 Ngân hàng khác 6.7 0.0 6.0 8.1 9.4 11.0 NHNN&PHNT 55.5 32.5 35.7 74.5 60.6 80.2 Quỹ hỗ trợ việc làm (*) 3.6 4.3 5.4 3.3 3.1 2.2

Chung Nghèo Khá nghèo

Trung

bình Khá giàu Giàu

Người cho vay cá thể 14.3 23.1 22.0 6.5 11.0 6.6 Bạn bè, họ hàng 13.8 24.9 30.9 3.8 6.4 0.0

(*) Quỹ hỗ trợ việc làm, tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội. Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.

Đối với những hộ có vay vốn, trung bình khoản vay (tín dụng chính thức) của hộ nghèo là 3,2 triệu đồng (hộ giàu là 14,4 triệu đồng). Nếu chia theo nhóm chi tiêu thì hộ khá giả hơn thường có vay được nhiều tiền hơn (hình 4.11).

Hình 4.11

Tiếp cận tín dụng chính thức theo nhóm chi tiêu

3.2 5.5 5.5 19.0 13.4 19.5 4.1 1.6 7.3 2.4 3.1

Nghèo nhất Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu nhất Tín dụng chính thức Chi tiêu bình quân đầu người

Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên VHLSS 2004.

Điểm bất lợi duy nhất của việc vay phi chính thức là lãi suất cao hơn, chẳng hạn, lãi suất đến 5,8%/tháng khi vay từ người cho vay cá thể trong khi vay ở NHNN&PTNT chỉ 1,12%/tháng hay 0,72%/tháng ở NHCSXH. Có trường hợp hộ phải chịu lại suất rất cao 30-50% cho khoản vay từ 5-8 tháng. Trong những trường hợp như vậy, rủi ro đối với các hộ đi vay là rất lớn, khả năng vỡ nợ và rơi vào đói nghèo rất cao, khiến cho những hộ này luôn sống trong tình trạng lo sợ chủ nợ. PPA cho biết, ngoại trừ những hộ chưa đến hạn trả nợ vay, hầu hết là chưa trả được nợ do thiên tai làm mất mùa hoặc làm ăn thất bại.

Do vậy hiện nay nhiều hộ không còn được vay nữa nhưng cũng chưa có cách nào để trả được nợ.

Tuy nhiên, các PPA ở ĐBSCL cho biết các chương trình vay vốn chính thức của nhà nước vẫn còn một số hạn chế khiến người nghèo rất khó tiếp cận với vốn vay (MDPA 2004). Những hạn chế đối với nguồn tín dụng chính thức bao gồm:

- Vốn cho vay chỉ dựa trên những quy định riêng của tổ chức cho vay chứ không theo nhu cầu của người đi vay.

- Nhiều thủ tục giấy tờ và thời gian chờ xét duyệt vay thì lâu. - Thời hạn cho vay ngắn.

- Chỉ một số ít hộ nghèo được vay so với tổng số hộ nghèo thực tế tại địa bàn.

- Một số hộ nghèo bị loại khỏi danh sách vay vốn vì những lý do không rõ ràng như lười biếng, nghiện rượu.

- Những người không có hộ khẩu thường trú nên không được vay vốn xóa đói giảm nghèo.

- Người nghèo không biết được các tổ chức tín dụng chính thức có những chiến lược cho vay như thế nào.

Bởi những khó khăn trên, nhiều hộ gia đình nghèo đã buộc phải tìm đến những loại hình cho vay tư nhân (thường là hình thức vay nóng, dịch vụ cầm đồ, chơi hụi). Thuận lợi ở những hình thức này là việc vay tiền rất linh hoạt, không cần có đơn xin hay phải đợi xét duyệt, đáp ứng nhanh nhu cầu của người đi vay. Những đặc điểm này rất phù hợp với nhóm hộ nghèo vốn có trình độ học vấn hạn chế nên thường rất ngại phải làm đơn xin hay phải viết kế hoạch làm ăn như yêu cầu của các chương trình xóa đói giảm nghèo và các chương trình vay vốn tín dụng khác. Vay tư nhân có thể lấy tiền bất cứ lúc nào và có thể vay để dùng vào bất cứ mục đích gì tùy người vay. Chẳng hạn như khi cần người vay có thể vay tiền để thanh toán viện phí, đóng tiền học cho con, tổ chức đám cưới hay làm đám ma… mà những nhu cầu này hầu như lại là những nguyên nhân chủ yếu đẩy những

người nghèo tiếp cận tín dụng phi chính thức và rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất vì phải gánh chịu lãi suất cao.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004 (Trang 44 - 47)