Làm trong ngành dịch vụ (ngành thương mại khách sạn, nhà hàng, quản lý nhà nước, dịch vụ khác)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004 (Trang 27 - 28)

quản lý nhà nước, dịch vụ khác)

Đề tài sẽ tiến hành kiểm định có hay không có sự khác biệt về xác suất rơi vào nghèo đói giữa hộ có chủ hộ làm thuê trong nông nghiệp (chọn làm hộ để so sánh) với các hộ khác.

Biến duongoto là biến dummy thể hiện tình trạng có hay không có đường ôtô đến thôn/ấp mà hộ đang sinh sống ở đó, nhận giá trị 0 nếu hộ sống ở thôn không có đường ôtô đến được, nhận giá trị 1 nếu hộ sống ở thôn có đường ôtô đến được.

3.4 Nguồn số liệu: VHLSS 2004

Đề tài sử dụng số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 (VHLSS 2004). Cuộc khảo sát này được triển khai trên phạm vi cả nước với quy mô mẫu 45.900 hộ (36720 hộ điều tra thu nhập, 9180 hộ điều tra thu nhập và chi tiêu) ở 3063 xã/phường, đại diện cho cả nước, 8 vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố (GSO, 2004). VHLSS 2004 bao gồm những nội dung chủ yếu phản ảnh mức sống dân cư: đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập, chi tiêu, sử dụng dịch vụ y tế, tình trạng việc làm, nhà ở, tài sản, đồ dùng, điện, nước và điều kiện vệ sinh. Tính ưu việt của bộ số liệu này là với số lượng lớn câu hỏi trong các mục khác nhau tạo ra nhiều cách để kiểm tra lại tính nhất quán của nó. Do đó, VHLSS 2004 trở nên quan trọng cho các nghiên cứu về nghèo đói và những vấn đề kinh tế - xã hội khác.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài lọc lấy dữ liệu của các hộ gia đình sống trong vùng ven biển ĐBSCL, cụ thể là ở các huyện ven biển của ĐBSCL. Mẫu khảo sát có 360 hộ dân cư sinh sống trong 120 xã thuộc 26 huyện của 7 tỉnh giáp biển trong vùng ĐBSCL.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)