Loại hình nhân vật 1.1.2.1 Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm 1.1.2.2 Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện 1.1.2.3 Một số kiểu cấu trúc nhân vật 1.1.3 Các phương t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN - -
TRƯƠNG MI NI MSSV: 6075442
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “MÙI HƯƠNG” CỦA
PATRICK SUESKIND
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn K33
Cần Thơ, Tháng 5/2011 Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
Trang 21.1 Giới thuyết về nhân vật văn học
1.1.1 Khái niệm về nhân vật văn học
1.1.1.1 Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học
1.1.1.2 Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực
1.1.2 Loại hình nhân vật
1.1.2.1 Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
1.1.2.2 Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
1.1.2.3 Một số kiểu cấu trúc nhân vật
1.1.3 Các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật
1.2 Tác giả Patrick Sueskind
1.2.1 Cuộc đời, con người
1.2.2 Sự nghiệp văn học
1.3 Tác phẩm Mùi hương
Chương II: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mùi hương của Patrick
Sueskind
2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua xuất thân và ngoại hình
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua yếu tố ngôn ngữ
2.3 Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật thông qua hành động và sự kiện
Chương III: Ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Mùi hương của Patrick Sueskind
3.1 Nhân vật thể hiện khát vọng sáng tạo cái đẹp
3.2 Nhân vật đi tìm ý nghĩa của bản thể và giá trị cuộc sống
3.3 Nhân vật thể hiện những nghịch lí và qui luật (thuận lí) của cuộc sống
Trang 3PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lần đầu tiên, đọc tiểu thuyết Mùi hương chỉ là sự tình cờ, nhưng càng đọc người viết
càng bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn đến lạ kỳ của nhân vật lẫn bối cảnh và cách kể chuyện độc đáo của nhà văn Nhưng đó chưa phải là tất cả để người viết đi đến quyết định chọn đề tài luận văn này
Là sinh viên chuyên ngành Ngữ văn, ngoài văn học Việt Nam, người viết đã được tiếp xúc, tìm hiểu khá nhiều nền văn học nước ngoài Phải kể đến là văn học Trung Quốc, văn học Nga, văn học Ấn Độ Nhật Bản, kể cả nền văn học còn nhiều tiềm năng của Mỹ La Tinh và văn học phương Tây Nhưng với văn học phương Tây nói chung, người viết chưa có cơ hội tìm hiểu nhiều về văn học Đức nói riêng Đây là vùng đất có bề dày lịch sử văn học với những tác phẩm nổi tiếng trên thế giới và những tên tuổi tài hoa bậc thầy đã đem lại cho văn học Đức
một tầm vóc khá đồ sộ cả về số lượng lẫn chất lượng Đó là Friedrich Schiller với vở kịch Âm
mưu và ái tình Được mệnh danh là Đại thi hào của văn học Đức, Johann Wolfgang Goethe
với những tuyệt tác Nỗi đau chàng Werther, Faust Một tập sách để lại dấu ấn mạnh mẽ trong đời sống tâm hồn của trẻ con, không tác phẩm nào xứng đáng hơn Truyện cổ Grimm của anh
em nhà Grimm Và Heinrich Heine, một nhà thơ lớn của dân tộc Đức được nhiều người biết
đến Gần hơn là tác phẩm Phía Tây không có gì Mới lạ của Erich Maria Remarque , được đánh giá là “tiểu thuyết hay nhất trong số hơn 200 tiểu thuyết viết về chiến tranh thế giới lần
thứ nhất”[ ;tr218] Chỉ vài tác phẩm và tác giả được điểm qua mà ta đủ để nhận thấy, Đức có
một nền văn học rất đáng được người học văn chương quan tâm, tìm hiểu và chiêm nghiệm Ngoài ra, người viết còn có sự tò mò, hứng thú ở chính cá tính của con người Đức, bởi
những lời nhận xét rất thú vị của Goethe: “Người Đức đòi hỏi một mức nghiêm khắc nhất
định, một mức vĩ đại nhất định trong tính tình và một sự phong phú về nội cảm”[ ;tr8] Đặc
biệt, với cách nhìn của một nhà thơ, Heinrich Heine đã tinh tế diễn tả những cung bậc tình
cảm của người Đức: “Ở trong các bài hát dân ca chúng ta nghe được nhịp đập con tim của
dân tộc Đức Ở đó nó cho thấy rõ những vui buồn lẫn lộn cùng trí tuệ cuồng nhiệt của dân tộc (Đức) Chỗ này nghe tiếng trống cơn thịnh nộ Đức, chỗ kia ta nghe tiếng huýt sáo của máu hài hước Đức, chỗ khác ta thấy tình yêu Đức đang ôm hôn Ở đây ta thấy rượu vang Đức chính hiệu và nước mắt Đức đang được luyện thành ngọc” [ ;tr11] Từ đó, với mong muốn
thông qua con đường văn học, người viết có thêm cơ hội khám phá, tìm hiểu sâu hơn về nền văn học cũng như con người của vùng đất kỳ diệu này và đó cũng là dịp bổ sung kiến thức vào khả năng hiểu biết còn hạn hẹp của mình
Trang 5Một nguyên do nữa cũng không kém phần quan trọng, là khi tiếp nhận một tác phẩm
văn chương, độc giả thường chú ý đến vấn đề xây dựng hình tượng nhân vật Bởi “Nhân vật
là nơi duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài) Vì thế,
người viết muốn cảm nhận có phần sâu sắc hơn về tiểu thuyết Mùi hương, không gì tốt hơn
ngoài việc thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật để nắm vững tác phẩm
Từ những lý do trên, người viết đã đi đến quyết định chọn đề tài Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết “Mùi hương” của Patrick Sueskind
Mặc dù có không ít những tên tuổi tầm vóc trên quốc tế, nhưng văn học Đức vẫn thường bị coi là nặng nề, khô khan, kém hấp dẫn với đại chúng Riêng Patrick Sueskind đã bất ngờ cho một ví dụ khác và chinh phục cả giới phê bình khó tính lẫn độc giả rộng rãi trên thế
giới Mùi hương cũng chưa phải là một tiểu thuyết dài nhưng chẳng những nó để lại một ấn tượng đặc sắc về nhân vật quái lạ, rất mới, rất riêng mà còn đưa người đọc đến một “vương
quốc phù du của hương thơm”[ ;tr5]
Sau cùng, người viết hi vọng sau khi hoàn thành, luận văn có thể góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu phương diện xây dựng nhân vật trong tác phẩm Đồng thời, người viết có thể rèn luyện, trau dồi khả năng nghiên cứu một vấn đề văn học và làm quen dần với việc nghiên cứa khoa học dù chỉ mới ở một phạm vi rất nhỏ
Trước tiên, ta phải kể đến ba quyển Lí luận văn học đã bàn về vấn đề “nhân vật văn học” của ba nhóm tác giả biên soạn Thứ nhất là quyển Lí luận văn học, do Hà Minh Đức (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, 2000 Thứ hai là quyển Lí luận văn học, do Phương Lựu (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006 Thứ ba là quyển Giáo trình lí luận văn học (tập 2), do
Trần Đình Sử (chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006 Qua ba quyển trên, ta nhận thấy các nhà biên soạn đều có bàn về những vấn đề rất cơ bản liên quan đến “nhân vật văn học” Đó là, nhân vật với khái niệm, nhân vật với phân loại và các yếu tố nghệ thuật thể hiện nhân vật Tuy nhiên, ở mức độ tìm hiểu và sức khái quát có sự khác nhau Ở quyển thứ nhất,
các nhà biên soạn tập trung làm sáng rõ vấn đề “nhân vật và tính cách”, chủ yếu đánh giá
nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua phương diện tính cách Vì thế, người biên soạn nhận
định về nhân vật như sau: “Trong nghiên cứu văn học, theo nghĩa rộng nhất của nó, khái
Trang 6niệm “nhân vật” mới là hình ảnh về con người, khái niệm “tính cách” đã là hình tượng về con người, còn khái niệm “tính cách điển hình” chính là điển hình về con người; và như vậy, dùng khái niệm “nhân vật” chỉ đối tượng được nói đến, còn dùng khái niệm “tính cách” và “ tính cách điển hình” là bao hàm cả sự đánh giá về chất lượng hình tượng – nghệ thuật của đối tượng đó” [ ;tr.128,129] Tuy tác giả có đề cập đến phân loại nhân vật và các yếu tố khác
nhưng nhìn chung còn rất sơ lược, mang tính chất điểm qua
Trong quyển thứ hai, các nhà biên soạn đi sâu vào tìm hiểu nhân vật ở từng khía cạnh cụ thể Đặc biệt, việc phân loại nhân vật dựa vào ba tiêu chí: kết cấu, ý thức hệ và cấu trúc, khá
rõ ràng và xác đáng Nghĩa là xét theo tiêu chí kết cấu, nhân vật được chia thành “nhân vật
chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm” Xét theo tiêu chí ý thức hệ, nhân vật có “nhân vật chính diện và nhân vật phản diện” Ngoài ra, xét theo cấu trúc thì nhân vật có nhiều kiểu
“nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng” Qua đó, ta
thấy Phân loại nhân vật là vấn đề được tập trung khai thác làm nổi rõ, sâu sắc ở quyển lí luận
này
Còn trong quyển thứ ba, do Trần Đình Sử (chủ biên), ta nhận thấy các nhà biên soạn lại
chú ý triển khai khá đầy đủ các yếu tố của nhân vật về các phương diện: “Tên của nhân vật,
ngôn ngữ của nhân vật, tâm lí nhân vật văn học, hành động của nhân vật” Ngoài ra, nhân vật
được phân loại dựa vào tiêu chí mới, dựa theo gợi ý của E M Forster, nhân vật được chia làm
hai loại: “Nhân vật dẹp và nhân vật tròn” Tuy nhiên, trong hai loại nhân vật này lại chứa
đựng những loại nhân vật đã được phân chia trước đó Qua những công trình nghiên cứu có sức khái quát toàn diện như trên, nó có một vai trò rất lớn trong việc định hướng để chúng ta
đi vào tìm hiểu các tác phẩm cụ thể
Vấn đề cách tân trong sáng tác văn chương ngày càng nhiều và nhân vật cũng trở nên phong phú, đa dạng Những vấn đề lí luận gần như không đáp ứng được những loại hình nhân vật mới Vì thế, không ít bài viết khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này Gần đây, tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 04-2010, Nhà xuất bản Viện văn học – Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, trong bài viết của Hoàng Cẩm Giang, bàn về “Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt
nam đầu thế kỷ XXI” Bài viết đã đề cập đến góc nhìn mới về phân loại nhân vật Nhân vật được phân chia dựa trên hai bình diện Nhìn từ góc độ “loại hình và chức năng biểu đạt” nhân
vật có các kiểu: “Kiểu nhân vật số phận – tính cách; kiểu nhân vật lập trường hóa, nhân vật
tâm lí; kiểu nhân vật ký hiệu – biểu tượng; kiểu nhân vật không - nhân vật hay phản – nhân vât” Nếu nhìn từ góc độ “tính chất hành động” nhân vật được chia theo các kiểu: “Kiểu nhân vật chủ động truy tìm ý nghĩa của bản thể và tồn tại, kiểu nhân vật lạnh lùng đứng ngoài quan sát đời sống, kiểu nhân vật lạc lõng và bất lực trong quá trình nhập cuộc, kiểu nhân vật bị tha hóa và tự biến mất” Đây là bài viết với quan điểm nhìn nhận còn khá mới mẻ nhưng rất cần
Trang 7thiết để chúng ta quan tâm, cho việc định hướng khi tiếp nhận những tác phẩm hiện đại với nhân vật phức tạp, phi lí
Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính toàn diện, khái quát trên, nhân vật văn
học còn được tìm hiểu ở phương diện thuật ngữ văn học Trong quyển 150 thuật ngữ văn học
của Lại Nguyên Ân, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà nội, 2004, có đề cập đến vấn đề
nhân vật và tác giả, với nhận định khá cụ thể
Nhìn chung xét về phương diện lí luận, “Nghệ thuật xây dựng nhân vật” trong sáng tác
văn chương là một vấn đề rất gần gũi với người nghiên cứu văn học Nhưng với đề tài “Nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mùi hương của Patrick Sueskind” là một vấn đề
còn khá mới mẻ Theo như sự hiểu biết hạn hẹp của người viết, hầu như cho đến nay chưa có bài nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này ở nước ta Còn các công trình nghiên cứu khác trên thế giới thì người viết chưa có điều kiện để tiếp xúc Tuy nhiên, trong quyển tiểu
thuyết Mùi hương, do dịch giả Lê Chu Cầu dịch, cũng giống như hầu hết các tác phẩm dịch
khác, có bài giới thiệu sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp văn chương của tác giả và một vài lời nhận định khác về tác phẩm Trong đó, người viết quan tâm đến lời khen của The New York
Times: “Một trầm ngâm về bản chất của cái chết, khát khao và thối rửa … một tác phẩm đầu
tay xuất sắc”
Ngoài ra, tác phẩm được nhận định, đánh giá bởi một số bài viết trên Website giúp người viết có thêm thông tin và gợi ra nhiều suy nghĩ tích cực cho đề tài Trong đó, người viết
chú ý đến lời nhận định sau: “Nếu tác phẩm của John Banville là lời minh chứng xác đáng
nhất cho nhận định văn học là nghệ thuật ngôn từ, thì với Mùi hương, Patrick Sueskind đã
thuyết phục người đọc rằng văn học còn là nghệ thuật của hương thơm nữa”
http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2007/04/3B9AD7B3/, Thêm một nhận định có vai trò khái quát nhân vật từ trang: http://vietbao.vn/Van-hoa/Doc-Mui-huong-Mui-vi-cuoc-
doi/40088196/105/, “Mùi hương là cuốn tiểu thuyết mang tính chất hoang đường, cả câu
chuyện là một thế giới phù du của hương thơm nhưng đằng sau câu chuyện hoang đường, ẩn trong thế giới phù du của mùi hương ấy là một hành trình không mệt mỏi đi tìm ý nghĩa cuộc sống”
Tuy những nhận định trên đều mang tính bao quát, đều chưa đề cập đến nhân vật một cách cụ thể, nhưng người viết đã có những gợi ý ban đầu xác thực để bắt tay vào nghiên cứu vấn đề
Trên đây là những công trình nghiên cứu quí báo để người viết sử dụng như những định hướng trong quá trình tiếp cận, thực hiện đề tài
3 Mục đích yêu cầu
Trang 8Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn,, người viết mong muốn đạt được những mục đích sau:
- Lý giải được các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Từ đó, ta thấy được những yếu tố nghệ thuật nào đã hình thành nên nét đặc sắc của nhân vật
- Khám phá những ý nghĩa, tư tưởng của nhà văn thông qua hình tượng nhân vật và thấy được tài năng nghệ thuật độc đáo của Patrick Sueskind
Để đạt được những mục đích trên, người viết cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Người viết cần tìm hiểu đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Patrick Sueskind
để có thể hiểu sâu hơn tiểu thuyết Mùi hương
- Đặc biệt, người viết cần nắm vững các khái niệm về nhân vật văn học, các loại hình nhân vật, các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật, làm cơ sở lí luận để giải quyết vấn đề
4 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Mùi hương của Patrick Sueskind có thể gợi ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ Nhưng đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Mùi
hương” của Patrick Sueskind, nên người viết chủ yếu khảo sát phần lý thuyết về nhân vật văn
học trong tác phẩm văn chương từ các nguồn tư liệu về Lí luận văn học Và một tài liệu không
thể thiếu là tiểu thuyết Mùi hương của Patrick Sueskind do Lê Chu Cầu dịch được Nhà xuất
bản Lao Động Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, ấn hành năm 2005
Trong quá trình luận giải, người viết có khi liên hệ so sánh với các tác phẩm văn chương khác Đó là phép so sánh, đối chiếu cần thiết để vấn đề được làm sáng rõ và có sức thuyết phục hơn, chứ các tác phẩm văn chương được đem so sánh không phải là phạm vi của
đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, để đạt được những yêu cầu, mục đích đã đề ra, người viết đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các yếu tố nghệ thuật xây dựng nhân vật Sau đó, tổng hợp để thấy rõ ý nghĩa, tư tưởng của nhà văn
Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các tác phẩm khác để làm nổi rõ hơn bút pháp nghệ thuật của Patrick Sueskind
Ngoài ra, người viết còn sử dụng các thao tác như chứng minh, đi từ lí luận đến thực tiễn, nhận xét, đánh giá để làm rõ thêm vấn đề
Trang 9PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Giới thuyết về nhân vật văn học
1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học
1.1.1.1 Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học
Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học Văn hào Đức W Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất
đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú nhất đối với con người” [ ;Tr73] Con
người là nội dung quan trọng nhất của văn học Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ Đó là nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều, chị Dậu , anh Pha, Acpagông, Gia Cát Lượng, Tôn Ngộ Không …Đó là nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người
Nhật vật trong thơ lại có thể xuất hiện với đại từ “tôi” hoặc hiện ra thấp thoáng như ông
câu trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến, hoặc như “cái non”, “cái nước” thề với nhau trong bài Thề non nước của Tản Đà Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng một
cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác
phẩm Chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình của
L.Tônxtôi, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhốp, chiếc quan tài là nhân vật
truyện Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người
trong tác phẩm
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu
tả thế giới một cách hình tượng Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời
Trang 10Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra Thông thường đó là một cái tên như Trương Phi, Chí Phèo, chị Sứ Thứ đến là các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm riêng như chàng mồ côi, hai anh em sinh đôi, chú lính, ông quan huyện Sâu hơn là các đặc điểm tính cách như ông tư sản học làm quý tộc, thằng đạo đức giả, người đi tìm hình của nước … Các dấu hiệu, đặc điểm ấy thường được đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật Các công thức nhận ra ấy được chứng thực trong quan
hệ, được bộc lộ, phát triển hoặc điều chỉnh trong các xung đột, và cuối cùng ta có một hình tượng hoàn chỉnh về một nhân vật văn học
Nhân vật văn học, khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc, bộc lộ trong hành động (hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các ngôn ngữ) và quá trình Nó luôn hứa hẹn những điều sẽ
xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp Đồng thời nhân vật văn học mang tính
chất hồi cố, bởi vì mỗi bước phát triển đều làm nhớ lại công thức nhận biết ban đầu, đều làm
cho nó sâu thêm, hoặc điều chỉnh nó cho xác đáng, nhưng không bao giờ bỏ quên hay xa rời cái chuẩn ban đầu Như vậy nhân vật văn học là con người được thể hiện bằng phương tiện văn học Nội dung của nhân vật nằm trong sự thể hiện của nó
1.1.1.2 Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực
Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật
là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng
Tính cách, trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch
sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất sinh lí của họ Tính cách
có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung xã hội lịch sử Nhưng người ta chỉ
gọi là tính cách những người mà sự thống nhất kia biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất
xã hội lịch sử của nó Tính cách được hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội và là quy luật hành động của nhân vật Đó là nhận thức chung nhất về tính cách như là nội dung của mọi nhân vật văn học Tính cách đó được thể hiện trong toàn bộ sự miêu tả nhân vật, nhưng trước hết là trong các “công thức” và dấu hiệu đặc điểm nhận biết đã nói ở trên Tuy nhiên, tính cách là hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan
Do đó, chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử Trong thời cổ đại xa xưa, khi nhiệm vụ của xã hội con người là chinh phục thiên nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc, chống ngoại xâm, thì xuất hiện các nhân vật thần thoại như Nữ Oa đội đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hoặc nhân vật anh hùng như Heraclét Ứng với xã hội phân hóa giai cấp trên cơ sở tư hữu thì xuất hiện nhân vật đối kháng về mặt phẩm chất Đó là các nhân vật cổ tích với tính cách người giàu, kẻ nghèo, người thiện, kẻ ác Mỗi nhân vật như vậy
Trang 11đều khái quát những tính cách có ý nghĩa, có giá trị xuất hiện trong thời đại của nó Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình
Nhưng ý nghĩa nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách Vì mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống Phêđin nói rằng nhân vật là một công cụ
Nhân vật là công cụ, cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới Người ta đã nói đến vai trò mở rộng đề tài của nhân vật hề, nhân vật du đãng, những kẻ đầy tớ, những người ăn mày trong văn học châu Âu
Nội dung khái quát của nhân vật không chỉ là cái tính cách xã hội, lịch sử và mảng đời sống gắn liền với nó, mà còn là quan niệm về tính cách và cái tư tương mà tác giả muốn thể hiện Sẽ sai lầm nếu hiểu nhân vật văn học như những con người thật, yêu mến và phán xét nó như những con người ngoài đời Vì vậy, không nên trách chàng Thạch Sanh trong truyện
Thạch Sanh thiếu cảnh giác hay đọc Tấm Cám cũng chớ chê Tấm quá khờ khạo Cũng vậy,
đọc Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, nên hiểu tư tưởng của nhân vật thể hiện ở chỗ
con đường lập thân của Anđrây Bôncônxki là một con đường sai lầm, giả dối Có thể không tán thành điểm này điểm khác trong tư tưởng của tác giả, nhưng không thể bỏ qua nó, bởi vì nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện một tư tưởng về cuộc đời
Sau cùng, ta có thể nói tới chức năng của nhân vật văn học trong việc tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cái vẫn thường được gọi là cốt truyện Một phần lớn nhờ nhân vật mà kết cấu nhiều tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương tiện ngôn từ được phát lộ, rồi chúng trở thành những phương tiện nghệ thuật độc lập, có thể được nghiên cứu riêng như một đối tượng thẩm mỹ chuyên biệt
Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống Đọc tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật
1.1.2 Loại hình nhân vật
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng Các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên, trong các nhân vật, xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại, tạo thành các loại hình nhân vật Ở đây, chúng ta giới hạn phân biệt các nhân vật vào ba khía cạnh: kết cấu, ý thức hệ và cấu trúc. 1.1.2.1 Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt
của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện Đó là con người liên can đến sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình Nhân vật chính phải là người ở
Trang 12trong xung đột của tác phẩm, số phận của nó gắn liền với sự phát triển xung đột của truyện
Như vậy, nhân vật chính của Truyện Kiều là Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải,
Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến Đó là những người tham gia vào
sự kiện chính của Truyện Kiều Thanh Tâm Tài Nhân gọi truyện của mình là Kim Vân Kiều
Truyện, nhưng Thúy Vân chưa phải là nhân vật chính của truyện
Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật
trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa Đó là nơi quy tụ các mối mâu
thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm Đó là Thúy Kiều trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, là Hamlet trong kịch Hamlet của Shakespear, là Raxconhicôp
trong Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki Có khi nhân vật trung tâm là nhân vật được nói đến, chứ không phải là nhân vật chính trong cốt truyện Chẳng hạn Vi hành của Nguyễn Ái
1.1.2.2 Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân vật lại có thể
chia ra làm nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực)
Sự phân biệt giữa nhân vật chính diện và phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng
Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là những phạm trù lịch sử Nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại Đó là những tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm gương về phẩm chất tốt đẹp của con người một thời Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lí
và lí tưởng, đáng lên án và phủ định Như vậy, hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng với nhau như nước với lửa
Nhân vật chính diện thời nào cũng tập trung thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm
mỹ thời đại mình Chẳng hạn như các nhân vật như Hămlét, Ôtenlô của Shakespear thể hiện lí tưởng nhân vật của thời đại Phục hưng Các nhân vật chính diện của Huygô như Giăng Vangiăng, Cadimôđô … đều mang nội dung chính diện của thời đại mình
Là một hiện tượng lịch sử, nhân vật chính diện cũng mang hình thái lịch sử của nó Trong các thời kỳ, các giai đoạn văn học trước văn học hiện thực, nhân vật chính diện đều là
Trang 13nhân vật lí tưởng hoặc ít nhiều đều mang tính chất lí tưởng Nhân vật là hóa thân của lí tưởng được gọi là nhân vật lí tưởng Nhưng nhiều khi nhân vật lí tưởng hóa đều mang tính chất quy phạm và không tránh khỏi đơn điệu một chiều Đến các nhà văn hiện thực, họ đã đổi mới khái niệm “nhân vật chính diện” Họ khẳng định nội dung lí tưởng, nhưng giải phóng nó khỏi sự lí tưởng hóa Nhân vật chính diện ở đây mang những khả năng, mầm móng của lí tưởng trong đời sống, thể hiện các khuynh hướng tư tưởng xã hội tiến bộ Các phẩm chất tiến bộ ở đây phản ánh các phẩm chất chính diện của con người thực, bộc lộ trong thực tế, được nhà văn khái quát, nâng cao chứ không phải nhà văn tưởng tượng ra
Trong văn học hiện thực nhiều khi không dễ dàng tách bạch nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Sự tách bạch thuần túy đó chỉ thấy trong văn học cổ và văn học trung đại Còn trong văn học cận đại, hiện đại, nhất là trong tiểu thuyết, theo Bakhtin, nhân vật tiểu
thuyết “cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn đặc điểm
phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc”[
:tr.286] Do đó, việc phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện ở văn học hiện thực
có trường hợp chỉ mang tính tương đối, ước lệ Khi xếp nhân vật vào một phạm trù nào, chủ yếu là xét cái khuynh hướng xã hội và phẩm chất cơ bản của nó
1.1.2.3 Một số kiểu cấu trúc nhân vật
Trong quá trình lịch sử văn học đã xuất hiện và cùng tồn tại nhiều kiểu cấu trúc nhân vật đa dạng Để hiểu đúng nội dung nhân vật, cần tìm hiểu một số kiểu cấu trúc của nó
Đầu tiên, ta tìm hiểu nhân vật chức năng (hay nhân vật mặt nạ) Trong văn học cổ đại
và trung cổ có loại nhân vật không có đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, hơn nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định Hạt nhân của loại nhân vật chức năng là các vai trò và chức năng mà chúng thực hiện trong truyện và trong việc phản ánh đời sống Do đặc điểm đó mà chúng dễ dàng trở thành cái tượng trưng trong đời sống tinh thần và được hình thái hóa trong sáng tác
Tiếp theo, nhân vật “loại hình”, là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã
hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình Hạt nhân của nhân vật này là bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu nổi bật hơn hẳn các tính chất Nhân vật điển hình loại này ít nhiều đều có tính chất lược đồ
Một kiểu cấu trúc nhân vật cũng khá quan trọng, đó là nhân vật tính cách Nhân vật tính
cách là một kiểu nhân vật phức tạp, thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những chuyển hóa Chính vì vậy, tính cách thường có một quá trình tự phát triển, và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó Về cơ bản nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du là
Trang 14một tính cách Trong nhân vật tính cách, cá tính rất nổi bật, và cá tính là hạt nhân của nhân
vật tính cách Yếu tố tâm lí, khí chất có vai trò quan trọng trong cấu trúc nhân vật
Sau cùng, ta đề cập đến nhân vật tư tưởng Trong văn học có những nhân vật mà hạt
nhân cấu trúc của nó không phải cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình, mà là một tư tưởng, một ý thức Nhân vật loại này cũng thể hiện một cá tính, một nhân cách, nhưng cái chính là một hiện tượng tư tưởng diễn ra trong đời sống
Nhân vật tư tưởng trong văn học cổ và văn học lãng mạn thường mang tính chất tượng trưng, trong chủ nghĩa hiện thực lại kết hợp mật thiết với yếu tố tính cách hoặc loại hình Trong sáng tác, loại nhân vật này thường dễ rơi vào công thức, minh họa, trở thành cái loa tư tưởng của tác giả
Trên đây là các loại nhân vật thường gặp Trong văn học cũng còn có thể gặp một số kiểu nhân vật khác Những sự phân biệt lọai hình trên đây còn rất tương đối, loại này bao hàm yếu tố của loại kia, nhưng cần thấy nét ưu trội trong cấu trúc từng loại
1.1.3 Các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật
Trước hết, nhân vật được miêu tả bằng chi tiết Đó là những biểu hiện mọi mặt của con người mà người ta có thể căn cứ để cảm biết về nó Theo Hêghen: “chi tiết như những con
mắt trổ những cửa sổ để người ta nhìn vào nhân vật”[ tr.75]
Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể
hiện những quá trình nội tâm Văn học cũng dùng chi tiết để mô tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung quanh con người
Nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện Các mâu thuẫn , xung đột
bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ cái phần bản chất sâu kín nhất của nó.Nhưng nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động và ý nghĩ
Đôi khi, không nhất thiết phải miêu tả nhân vật một cách trực tiếp, mà có thể được miêu
tả gián tiếp thông qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh, qua đồ vật, môi trường mà nhân vật sống Ngoài ra, nhân vật còn được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, bằng các phương tiện ngôn ngữ, bằng các phương thức miêu tả riêng của thể loại
Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khái quát một nội dung đời sống xã hội và một quan niệm sâu sắc, một cảm hứng tình điệu tha thiết với cuộc đời Vì vậy sự thể hiện của nhân vật phải được xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật, đồng thời phù hợp với kiểu nhân vật
1.2 Tác giả Patrick Sueskind
1.2.1 Cuộc đời, con người
Trang 15Patrick Sueskind sinh ngày 29 tháng 3 năm 1949
ở Ambach, bang Bayern miền Nam nước Đức Cha của
ông tên là Wilhelm Emanuel Sueskind, là một nhà văn,
người biên dịch và cộng tác viên lâu năm của tờ báo
Suddeutsche Zeitung
Sau khi xong trung học, ông đã học Sử ở các
trường Đại học Munich (Đức) và Aix-en-Provence
(Pháp) Có người cho rằng, Patrick Sueskind ban đầu
ước nguyện trở thành một nghệ sĩ dương cầm nhưng
đã có một số vấn đề với bàn tay của mình nên ông đã
rẽ sang con đường khác Ngay từ lúc còn là sinh viên,
ông đã viết kịch bản cho truyền hình Đức Năm 1984,
ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình qua vở kịch Der Kontrabass (đàn Contrebasse), được diễn trên nhiều sân khấu Đức, cả ở Paris và Luân Đôn Từ đó, ông đã được giới văn học chú ý nhưng đến 1985, cái tên Patrick Sueskind mới trở nên danh tiếng và độc giả rộng rãi
biết đến nhiều, khi xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tiên Mùi hương Hai quyển sau của ông,
Con chim bồ câu và Những mẩu chuyện về ông Sommer, tuy không thành công như Mùi hương nhưng cũng rất được hoan nghênh
Phải nói ông là một trong số ít những người khước từ đỉnh cao vinh quang từ đời sống văn học mang lại Ông gần như không tiếp nhận các cuộc phỏng vấn về mình và ít xuất hiện trước công chúng Hơn nữa, ông lại từ chối nhiều giải thưởng khác nhau như: Giải Gutenberg, giải Tukan và giải thưởng văn học của tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung Ngoài ra, ông
đã có một vai diễn nhỏ trong bộ phim truyền hình Monaco Franze dài mười tập
Hiện tại ông đang sống ở Munich
1.2.2 Sự nghiệp văn học
Nhìn chung, Patrack Sueskind chưa có một sự nghiệp văn học đồ sộ Nhưng đánh giá tài năng của một tác giả đâu chỉ dựa vào số lượng của tác phẩm mà cốt yếu là ở chất lượng và sức ảnh hưởng của tác phẩm đó trong giới văn chương Patrick Sueskind được biết đến là một nhà văn, nhà soạn kịch với những tác phẩm tiêu biểu sau:
Der Kontrabass (đàn Contrebasse, kịch, 1984)
Das Parfum (Mùi hương, tiểu thuyết, 1985)
Die Taube (Chỉ tại con chim bồ câu, tiểu tuyết, 1987)
Die Geschichte des Herrn Sommer (Những mẩu chuyện về ông Sommer, tiểu
thuyết, 1991)
Rossini – oder die morderische Frage, wer mit wem schlief (Rossini – hay câu
Trang 16hỏi chết người: Ai đã ngủ với ai, kịch bản điện ảnh, 1977)
Vom Suchen und Finden der Liebe (Tìm kiếm và tìm kiếm tình yêu, 2005)
1.3 Tác phẩm Mùi hương
Mùi hương nguyên tác tiếng Đức là Das Parfum, xuất bản năm 1985, là quyển tiểu
thuyết đầu tay của Patrick Sueskind Ngay từ đầu, tác phẩm đã được đánh giá cao và năm năm liền nằm trong số những cuốn sách bán chạy nhất nước Đức và châu Âu Tác phẩm đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên giới
Năm 2006, Mùi hương lại một lần nữa đánh thức thế giới khi đạo diễn Tom Tykwer
chuyển thể thành bộ phim ăn khách
Tóm tắt tiểu thuyết Mùi hương
Mùi hương là câu chuyện kể về nhân vật Jean-Baptiste Grenouille Mở đầu tiểu thuyết
lấy bối cảnh nước Pháp vào thế kỉ XVIII, tại thành phố Paris, cái nơi hôi thối nhất trong toàn vương quốc Vào một ngày nồng nực, thằng nhỏ Grenouille đã ra đời bởi người đàn bà không chồng, đang đứng bán cá với con dao cầm trên tay Cũng như bốn lần sinh trước, hơi thở của
nó sẽ bị nghẹn tắc đi trong đống lòng ruột lẫn máu cá nhầy nhụa dưới gầm bàn Thế nhưng một tiếng khóc ré lên đã cứu sống nó mà chính mẹ nó mới là người bị kết án chặt đầu vì tội nhiều lần giết trẻ sơ sinh
Grenouille trở thành đứa trẻ mồ côi lại rất háu ăn nên không vú nuôi nào chịu giữ nó quá vài ngày Sau đó, nó được giao cho tu viện Saint-Merri ở Rue Saint-Martin Ở đây, nó được rửa tội, được đặt tên là Jean-Baptiste và may mắn là được tu viện nuôi đài thọ Nó lại được giao cho chị vú Jeanne Bussie nuôi dưỡng nhưng chỉ vài tuần sau, chị đã đem nó trả lại
tu viện và nói với cha Terrier – người phụ trách quỹ từ thiện, dù được trả tiền cao hơn chị vẫn không nhận nuôi Vì chị tin rằng nó là thằng lộn giống, bị quỷ ám và hơn hết là nó không hề
có mùi người
Thế là, cha Terrier tiếp tục đem nó đến cho bà vú tên là Gaillard Có thể nói là may mắn với nó vì bà vú nuôi này đã mất khả năng ngửi cũng như mọi cảm xúc về tình người nồng nàn hay ấm lạnh Bởi thế bà ta sẽ chẳng bao giờ biết nó là đứa không có mùi Dù bị đối xử hà khắc, nhục nhằn, ghẻ lạnh nhưng nó vẫn lớn lên nhanh chóng Đói khát, ngã giếng, phỏng nước sôi không làm nó chết, bệnh tật hiểm nghèo khiến nó càng dẻo dai Bởi từ đầu nó là một đứa khả ố, sống không cần tình yêu thương của con người Nó có hình dạng xấu xí, hơi gù, cái chân đi cà nhắc và tập đứng, tập nói lại rất khó khăn nhưng duy chỉ có cái mũi cực nhậy, phát triển với khả năng đặc biệt như một thiên tài Như thế, năm lên sáu tuổi nó đã hoàn toàn nắm rõ môi trường xung quanh qua khứu giác và sống càng khép mình hơn Đến năm lên tám, Gaillard thấy lo khi bà kịp nhận ra khả năng đáng sợ của nó và cần thiết phải tống khứ cái thằng Grenouille ra khỏi nhà Cuối cùng bà quyết định giao nó cho người thợ thuộc da tên
Trang 17Grimal và hài lòng nhận mười lăm quan tiền hoa hồng dù biết nó không có khả năng sống sót trong xưởng thuộc da này
Sau một năm sống như súc vật hơn là người, nó bị bệnh than, một chứng bệnh đáng sợ trong nghề thuộc da và thường chỉ có chết Nhưng nó lại không chết, chỉ mang thêm vài vết thẹo làm mặt nó biến dạng và trở nên xấu xí hơn Sau đó, Grimal nuôi nó như một súc vật có ích chứ không như bất kỳ con vật nào và phần thưởng cho nó là chút ít tự do riêng Từ đó, thằng Grenouille bắt đầu mở rộng cuộc săn đuổi mùi hương với cái mũi ngày càng nhạy của
nó
Vào một đêm, cả thành phố Paris đang náo nức chờ xem đốt pháo hoa kỷ niệm ngày đăng quang của Đức vua thì thằng Grenouille đã tìm ra con mồi đầu tiên, một cô bé tóc đỏ Sau khi bóp chết, nó xé tung quần áo và hút hết hương thơm của cô bé bằng khứu giác của mình đến khi mờ đi Từ đó, Grenouille trở nên ám ảnh bởi mong muốn bảo toàn mãi mãi mùi
hương của người phụ nữ Hơn nữa, nó khát khao “phải trở thành kẻ sáng tạo ra mùi” [ ;tr51],
“phải là người chế nước hoa vĩ đại nhất tự cổ chí kim” [ ;tr51]
Và cơ hội đã đến, khi đứng trước cửa hàng nước hoa của Baldini, nơi chứa nhiều hương liệu nhà nghề nhất Paris, nó tin chắc rằng sẽ không bao giờ rời khỏi cái cửa tiệm này nữa Vì đây chính là nơi lí tưởng để nó thực hiện cái khát vọng kia Trong khi đó, Baldini đã dự tính
bán cửa hàng đi khi còn có thể, vì ông không thể pha chế ra loại nước hoa giống như Amor và
Psyche (tình yêu và tâm linh), nên không thể cạnh tranh lại cửa hàng của Pélissier Với biệt tài
sẵn có của mình, Grenouille dư sức pha chế cho Baldini loại nước hoa hoàn chỉnh, quyến rũ
hơn nhiều so với Amor và Psyche Vậy là, sáng hôm sau Baldini đến tìm Grimal để mua lại
thằng Grenouille với số tiền hai mươi Livre Dĩ nhiên, Grimal đồng ý ngay, bởi đó là số tiền kếch sù và hắn tự cho đây là vụ mua bán tuyệt nhất trong đời Hắn vô cùng khoái chí nên uống say mèm, chẳng cần giữ gìn Đến khuya hôm ấy, khi định quay về thì hắn đã ngã sóng soài đập mặt xuống nước và chết tức thì
Sau khi được mua về, Grenouille đã làm cho cửa hàng của Baldini nổi tiếng khắp nước
và cả châu Âu Ngược lại, nó đã học được nghệ thuật chưng cất hương liệu và thành thạo như một chuyên gia Nhưng đến khi phát hiện phương pháp chưng cất của Baldini với những đối tượng không phải là tinh dầu thì hoàn toàn vô dụng, nó chán nản, thất vọng và bị sốt nặng Căn bệnh đột ngột, tàn phá nhanh chóng cơ thể của nó làm Baldini rất lo lắng, ông mời cả bác
sĩ giỏi nhất khu phố về chữa trị nhưng vô hiệu Dĩ nhiên chẳng phải yêu thương gì nó mà ông chỉ sợ mất thằng học việc quý giá vào đúng lúc dự định mở rộng thị trường buôn bán ra ngoài biên giới Tưởng chừng lần này nó không thể thoát khỏi bàn tay tử thần nhưng thằng Grenouille còn lâu mới chết Nó sống lại như một phép mầu mà phương thuốc thần diệu đó chính là Baldini Ông nói cho nó biết: Ở phía Nam, tại thành phố Grasse, người ta sử dụng
Trang 18phương pháp enfleurage (lấy hương thơm trong ngành nước hoa: lấy nóng, lấy lạnh và lấy bằng dầu) có thể lấy được mùi hương thanh cao nhất Thế là trong vòng một tuần, Grenouille
đã khỏi hẳn và muốn đi ngay xuống niềm Nam Nhưng ngót ba năm, sau khi giúp Baldini hoàn thành giấc mộng vói cao của mình và nó được chứng chỉ thợ lành nghề Lúc đó, nó mới lên đường
Lại nói về Baldini, sau khi tiễn Grenouille với lời chào vĩnh biệt và an tâm với sự giàu
có ở lại Ông còn thỏa mãn hơn, khi cầm trong tay quyển sổ ghi sáu trăm công thức chế nước hoa Bởi nếu, ông có mất đi tất cả thì chỉ trong vòng một năm, với quyển sổ tuyệt vời này, ông
sẽ trở lại giàu có Nhưng trớ trêu thay, Baldini đã ngủ một giấc và không bao giờ tỉnh dậy nữa Số là đêm hôm ấy, đã có hai ngôi nhà đổ ụp xuống sông, bất ngờ đến nỗi không thể cứu được ai cả Nhưng may mắn chỉ có hai người chết, đó là Giuseppe Baldini và vợ ông, bà Teresa
Ta trở lại với cuộc hành trình của Grenouille, trên đường đi đến Grasse, Grenuoille lúc này đã trở thành một con người khác Gã quyết định dừng chân lại Plomb du Cantal, một ngọn núi lửa cao hai nghìn mét và xung quanh hoàn toàn không có một bóng người hay thú máu nóng Với người bình thường không thể sống nổi nơi như thế nhưng gã thì hoàn toàn thoải mái Nhu cầu sống của gã chỉ cần một cái hang tối, có nước, thức ăn là các con vật như
kì nhông nhỏ, rắn khoang, thạch y khô hay cỏ Gã sống hết sức phóng đãng trong cái vương quốc tự tạo bên trong của hồn gã Trước hết, gã gọi hồn những mùi từ xa lắc xa lơ về, rồi tiêu diệt tất cả các mùi hôi kinh tởm trong quá khứ Sau đó, gã gieo hạt giống đủ loại mùi thơm và ban phát khắp nơi
Cứ như thế, bảy năm dài trôi qua và hẳn gã muốn ở đó cho đến chết, nhưng một tai họa đối với gã là khủng khiếp đã lùa gã ra khỏi ngọn núi và khạc gã trả lại đời Gã có thể ngửi tất
cả các mùi dù nhẹ nhất, xa nhất nhưng chính mùi gã thì không tài nào ngửi ra Sự thật không
có mùi người làm gã sợ hãi, đau đớn và quyết lòng đi về phía Nam tự tạo ra cái mùi người hoàn hảo cho mình
Ra khỏi núi trông hình dáng gã thật kinh khiếp và nhờ đó gã được Hầu tước Taillade Espinasse, người say mê khoa học đưa tới lâu đài Montpellier để thí nghiệm cho lý thuyết Fluidum letale của đất Ông cho rằng, mọi sự sống chỉ phát triển ở một khoảng cách nhất định với mặt đất Vì Grenouille ở lâu trong hang nên cơ thể bị tàn phá Còn gã không quan tâm đến cái gọi là khoa học, chỉ cốt yếu có cơ hội để pha chế loại nước hoa nhạy mùi người cho mình
Gã đã thành công và có thể lừa bịp được mọi người Chính lúc này, gã không thỏa mãn mà khẳng định sẽ chế một loại mùi không chỉ giống người mà một thứ mùi của thiên thần làm mê hoặc những ai ngửi được và yêu gã hết lòng
Trang 19Với ý định đó, gã rời Montpellier đến thành phố Grasse Ở đây, gã bị choáng ngợp bởi hương thơm quyến rũ, hấp dẫn không ai cưỡng lại được của một cô gái tên là Luara Richis Nhất định gã phải có được mùi hương này nhưng không vô ích như cô gái lần trước Nó là linh hồn của công thức chế mùi người và gã đã sung sướng đến ứa nước mắt Để chuẩn bị cho mùa gặt hái, gã cần hai năm để học nghề cũng để đợi cho cái mùi đó đủ chín
Gã xin việc ở một xưởng làm nước hoa nhỏ của bà Arnulfi và phụ việc cho Druot Ở đây, gã bắt đầu tìm hiểu phương pháp lấy mùi enfleurage mà Baldini đã từng nói Lúc đầu gã thử lấy mùi từ quả đấm cửa bằng đồng thau, mùi vôi xốp của đá, rồi lấy từ ruồi, bọ, chuột, mèo, bò, dê, chó …và gã biết mình đã thành công ở phương pháp lấy mùi này Sau đó gã thử lấy mùi trên cơ thể người, kết quả thật bất ngờ và càng lúc kĩ thuật lấy mùi người của gã thật hoàn hảo Từ đó, những người có mùi hương đặc biệt, những người khêu gợi tình yêu mau chóng trở thành nạn nhân của gã
Cuộc săn đuổi mùi hương các trinh nữ bắt đầu từ tháng năm năm ấy, người ta tìm thấy xác chết khỏa thân và bị cắt mất tóc của một cô gái Người ta phán xét, nghi ngờ, phẫn nộ và bất lực, cả thành phố Grasse trở nên náo loạn vì các vụ án liên tiếp xảy ra khắp nơi kể cả trong phòng riêng của nạn nhân Quả nhiên cuối tháng chín, gã đã giết hai mươi bốn cô gái tuyệt đẹp thuộc mọi thành phần xã hội Dân chúng không còn tin ở nhà chức trách và cầu mong tìm
sự bình yên ở Chúa Đến đầu tháng mười hai, có tin từ Grenoble đã bắt được tội phạm, người dân sung sướng và hài lòng trở lại cuộc sống bình thường Nhưng có một người không tin như vậy, đó là Antoine Richis, cha của Laure, một nhà buôn hương liệu lớn nhất nước Pháp đã quá lõi đời và ông tin chắc rằng Laure chính là mục tiêu tuyệt đỉnh cho vụ giết người hàng loạt này Các cô gái kia chẳng qua chỉ là phụ trợ cho con gái ông Lúc này ông bình tĩnh lạ thường và chuẩn bị đối phó bằng cách đưa Laure chạy chốn và đánh lạc hướng tên sát nhân Nhưng chỉ là vô nghĩa bởi tên sát nhân đã đánh mùi được con gái ông dù cách xa muôn dặm Sau khi giết hai mươi lăm trinh nữ, gã có thể hoàn thành loại nước hoa mùi người của mình một cách tuyệt vời nhất Nhưng cuối cùng gã cũng bị bắt và nhanh chóng bị xử trước công chúng với hình phạt bị đánh bằng gậy sắt ngay khi còn sống cho nát những khớp xương trên cơ thể Thế nhưng bản án cho tên tội phạm ghê tởm nhất chưa kịp thi hành thì cả quảng trường biến thành buổi cuồng lạc lớn nhất mà thế giới chưa từng có Bởi Grenouille đã kịp quyến rũ, mê hoặc dân chúng bằng mùi hương thiên thần của mình Trong thâm tâm họ, gã là một thiên thần chứ nhất quyết không phải là tên sát nhân Bản án đối với gã mau chóng được hủy bỏ thay vào người phải chết là Dominique Druot Ngạc nhiên hơn, ông Richis nức nở cầu xin kẻ giết con mình làm con nuôi của ông ta Nhưng gã chẳng được gì, tất cả chỉ là sự ngụy trang, bản chất gã vẫn là kẻ hoàn toàn không mùi Nhận ra điều đó, gã trở về Paris, cái nơi mà
gã được sinh ra, mở cái lọ nước hoa cầm trên tay, gã liền trở thành một thiên thần và ai cũng
Trang 20muốn có được chút gì của gã Thế là nửa tiếng sau, Jean-Baptiste-Grenouille biến khỏi mặt đất, không còn lại gì, dù chỉ một mảnh nhỏ bởi lũ ăn thịt người Nhưng bọn người đó cảm thấy tự hào bởi lần đầu tiên họ hành động vì tình yêu
Chương 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “MÙI HƯƠNG” CỦA PATRICK SUESKIND 2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua yếu tố xuất thân và ngoại hình
Trong tác phẩm văn học, nhất là tiểu thuyết và kịch, thường có nhiều nhân vật, nhưng không phải mọi nhân vật đều có vai trò, vị trí như nhau trong kết cấu và cốt truyện Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, ta không nhất thiết phải khảo sát tất cả các nhân vật có trong tác
phẩm đó Hơn nữa, ở các tác phẩm lớn như Thủy hử gồm bốn trăm nhân vật, hay Chiến tranh
và hòa bình của L.Tônxtôi hơn năm trăm bảy mươi nhân vật, ta không thể tìm hiểu từng nhân
vật với số lượng đồ sộ đến thế Vì vậy, khám phá vai trò, ý nghĩa của nhân vật chính hay nhân vật trung tâm là phương pháp tốt nhất để người đọc có thể tiếp cận một tác phẩm văn chương
Đối với Mùi hương, không phải là tiểu thuyết ít nhân vật, nhưng nhìn chung các nhân
vật phụ như: mẹ của Grenouille, Cha Terrier, vú nuôi Madame Gaillard, chủ cửa hàng nước hoa Baldini, Hầu tước Taillade Espinasse, bà chủ Arnulfi, tên phụ việc Drout, nhà buôn Antoine Richis hay hai mươi lăm trinh nữ … chỉ là những yếu tố phụ họa, làm bàn đập để góp phần tạo nên sức bật cho nhân vật chính – Jean Baptiste Grenouille, thể hiện đầy đủ ý nghĩa,
tư tưởng của nhà văn Trong tiểu thuyết, tác giả thể hiện rõ dụng ý nghệ thuật, khi ông xây dựng các nhân vật phụ rất mờ nhạt và thoáng qua, trái lại, nhân vật chính được miêu tả rất tỉ
mỉ từ lúc mới sinh ra đến khi trưởng thành và kết thúc cuộc đời Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu chung về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết, người viết sẽ chú ý tập trung khai thác các yếu tố nghệ thuật xoay quanh nhân vật chính, để làm sáng rõ vấn đề của đề tài
Trong sáng tác văn chương không ít nhà văn mô tả hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bởi đây là một trong những yếu tố góp phần quyết định hướng phát triển của tương lai hay tính cách của nhân vật sau này Nhưng miêu tả cảnh sinh nở gớm ghiếc, kinh tởm mà có phần hóm hỉnh như Patrick Sueskind thì không nhiều người làm được điều đó Không ai có thể
Trang 21chọn cho mình một số phận hay đúng hơn là một gia đình để sinh ra, Grenouille cũng thế Nếu có thể chọn lựa, chẳng thà nó đừng bao giờ có mặt trên cõi đời này, còn hơn phải sinh ra trong hoàn cảnh nhục nhằn đến thế
Ngược dòng thời gian, trở lại thế kỷ thứ XVIII, ở nước Pháp, tại thành phố Paris có một
nơi được coi là “hôi thối nhất trong toàn vương quốc” Đó là Cimetière des Innocents – Tên
một nghĩa trang chôn người nghèo thời đó Chính nơi đây, vào một ngày nóng nực nhất năm, Jean-Baptiste Grenouille đã ra đời Không gian và thời gian của nhân vật được sinh ra đã dự báo một hoàn cảnh không bình thường Người đọc có thể chưa hết băn khoăn thì lại vô cùng
kinh ngạc với nỗi bất hạnh đầu đời của Grenouille Người xưa có câu “hùm dữ không nỡ ăn
thịt con”, hễ ai đã có thiên chức làm cha mẹ thì hết lòng yêu thương con cái, hoặc ít ra cũng
không đành dứt bỏ núm ruột của mình Nhưng mẹ của Grenouille là người đàn bà quá ư lạnh
lùng đến tàn nhẫn Khi đang đứng bán cá thì chị ta cảm thấy đau bụng và “Đến lúc phải rặn,
chị ta ngồi xổm dưới bàn làm cá, đẻ ở đấy như bốn lần trước và cắt rốn cái sinh vật mới đẻ bằng con dao làm cá” Thời hiện đại, mấy ai có thể tưởng tượng ra được cảnh “sinh nở gớm ghiếc” và có phần man dại đến thế Rõ ràng chị ta không hề xem cái mình mới sinh ra là một
“con người” chứ đừng nói là một đứa con, mà nó chỉ là một “sinh vật” và dễ dàng dứt bỏ như
dứt bỏ đống bầy nhầy của ruột và đầu cá Và dĩ nhiên, như bốn lần sinh trước, “Toàn là chết
hoặc ngắc ngoải cả vì cái khối thịt nhớp nháp máu ấy không khác đống ruột cá nằm kia bao nhiêu và cũng chẳng sống thêm được mấy vì chiều đến tất cả sẽ bị hốt đi, kéo sang nghĩa trang hoặc tống xuống sông”
Thật tội cho cái sinh vật bé nhỏ ấy, vừa lìa khỏi cuống rốn thì lập tức bước chân vào cửa
tử, nhưng Grenuoille đã có mặt trên cõi đời này như một “định mệnh” Nó đã đánh đổi tình
mẫu tử (không hề có ở mẹ nó) để được sự tồn tại chứ chưa hẳn là sống Dù là đứa trẻ sơ sinh nhưng Grenouille dường như ý thức được sự nguy hiểm nếu nó mãi im lặng Thế là một tiếng khóc ré lên đúng lúc, để mọi người kịp phát hiện và cứu sống nó, cũng đồng thời cho mẹ nó nhận cái án bị chặt đầu, vì nhiều lần giết trẻ sơ sinh Và đây hoàn toàn không phải là tiếng
khóc bản năng của một đứa trẻ đòi sự “thương xót hay tình yêu” mà “đó là tiếng khóc đã
được cân nhắc, có thể nói là đã được cân nhắc chín chắn, qua đó đứa trẻ sơ sinh đã quyết định chống lại tình yêu, vì cuộc sống”
Chính điều này, đã khẳng định Grenouille là một đứa trẻ không hề bình thường, nó có ý thức đấu tranh cho sự tồn tại, có một tiềm năng cảm nhận đặc biệt để vượt qua những khắc nghiệt của cuộc đời Nếu từ đầu, nó chọn sự im lặng để từ giã cõi đời một cách khiêm nhường thì nó sẽ bớt cho thế giới và bản thân không ít phiền lụy Nhưng nó đã chọn cách đi vòng qua
cuộc sống theo kiểu “như một hạt đậu rơi vãi tự quyết định nảy mầm hay không”, dù bị chính
mẹ mình chối bỏ bằng cách không thể ghê rợn hơn và cả xã hội loài người chỉ muốn tống khứ
Trang 22nó ra khỏi thế giới này, ngay khi nó mới có mặt, nhưng thằng nhỏ Grenuoille vẫn ngoan cố,
lầm lũi lớn lên trong sự ghẻ lạnh của người đời Chỉ vì “ngay từ đầu nó là một đứa khả ố Nó
quyết định chọn sự sống chỉ vì ngang ngạnh và độc ác” Bẩm sinh đã không có lòng tốt nên
nó không có được, cũng chẳng cần tình yêu thương của đồng loại, Grenouille vẫn nhẫn nại bám víu lấy cuộc sống bằng mọi phương cách khổ nhục
Mẹ bị xử chết, Grenouille hoàn toàn là đứa trẻ mồ côi, không hề vướng víu sợi giây tình cảm nào trên cõi đời này, liên tục thay đổi vú nuôi, vì không bà vú nào chịu giữ nó quá vài ngày Một viên sĩ quan nào đấy đã định đem nó đến nơi tạm cư giữ trẻ vô thừa nhận và mồ côi, nhưng ý định đó được hủy bỏ vì số trẻ chết trên đường đi là rất cao, mà thằng nhỏ Grenouille lại chưa được rửa tội và chưa có tên trong phiếu chuyên chở nên nó được giao cho
tu viện Saint-Merri rửa tội, đặt tên và nuôi đài thọ Như sự an bày của số phận, Grenouille đã trót chống đối lại tình yêu thương của nhân loại và tiếng khóc cắt đứt tình mẫu tử đã thay lời tuyên chiến của nó với con người Cũng từ đó, nó không thể sống đúng nghĩa như một con người, mà cũng chẳng thể chết một cách dễ dàng Nó phải nếm trải một cuộc đời đầy đau nhục, đọa đày và chứng kiến sự ruồng bỏ, lạnh lùng dửng dưng của xã hội dành cho mình
Vú nuôi Jeanne Bussie, đã thấy “rợn người” khi đối diện với nó dù còn nằm trong nôi,
và chị ta quyết định không nhận nuôi nó dù được trả nhiều tiền hơn hay bất cứ điều kiện nào Cha Terrier mới nhóm trong lòng cái ý nghĩ thân thương, rằng nó là máu thịt của mình thì
ngay lúc đó, ông đã cảm nhận sự “ghê tởm” chỉ muốn “quẳng nó như quẳng một con nhện”, ông muốn tống khứ đi ngay cái thằng “quái vật” này Những đứa trẻ cùng cảnh ngộ thì tìm
mọi cách giết nó, chúng phủ giẻ, chăn, rơm và lấy cả gạch đè lên mặt nó nhưng nó vẫn không chết Dù rất muốn làm nó chết nghẹt nhưng bọn trẻ nhất quyết không dám dùng tay chạm vào
nó để bóp cổ hay bịt mồm, cũng chỉ vì “chúng ghê tởm nó như thể ghê tởm một con nhện to
mà người ta không muốn tự tay bóp chết” Rõ ràng không ai chấp nhận chung sống với nó
một cách bình thường, dường như họ cảm nhận được xung quanh thằng nhỏ Grenouille luôn toát ra một thứ chết chóc, đáng nguyền rủa
Khi cả thế giới quay lưng lại với nó, thì Madame Gaillard – bà vú nhận nuôi mọi loại trẻ miễn là có người trả tiền, là nơi dung thân lí tưởng của Grenouille Bởi bà cũng chẳng còn là con người theo đúng nghĩa, mất khả năng ngửi cũng như không hề có cảm giác về tình người nồng nàn hay lạnh lẽo và mọi cảm xúc Grenouille có thể không sống sót ở nơi khác nhưng
với người đàn bà “bên trong đã chết từ thời con gái” này, nó được an toàn Mặc cho cuộc
sống có khắc nghiệt, tình người có bạc bẽo, nó vẫn lớn lên một cách nhanh chóng Từ đầu nó
đã là đứa trẻ không cần tình thương thì “Sự che chở, mối quan tâm, sự dịu dàng, tình yêu,
những tình cảm mà người ta gọi bằng đủ thứ tên và cho rằng một đứa bé nhất thiết phải có, thì với thằng Grenouille là hoàn toàn không cần thiết” Vì thế, những bệnh tật hiểm nghèo
Trang 23càng khiến cho cơ thể nó thêm dẻo dai, đói khát, ngã giếng, phỏng nước sôi đều không làm nó chết Suy cho cùng những đứa đã sống sót trong bãi rác mà muốn tống khứ nó ra khỏi thế giới này thì đâu phải chuyện dễ Thế nhưng sự ruồng bỏ nó lại không thể dừng lại
Khi Grenouille lớn hơn, bà vú bán nó cho người thợ thuộc da tên là Grimal và công việc nặng nhọc, nguy hiểm là thứ duy nhất để ông ta chấp nhận chung sống với nó Ở đây, nó bị đối xử vô cùng thô bạo, ngược đãi một cách tàn ác, mạng sống chỉ giá trị bằng cái công việc
mà nó hoàn thành và “sống giống súc vật hơn là người” Ta thử hình dung xem, đây là công việc của một đứa trẻ chỉ mới tám tuổi: “Ngày ngày nó làm việc đến tối mịt, mùa đông tám
tiếng, mùa hè mười bốn, mười lăm, mười sáu tiếng: nạo thịt những tấm da hôi kinh tởm, nhúng nước, cạo lông, rắc vôi, nhúng dung dịch kiềm, vò, đập, xát nước vỏ dà, bửa gỗ …”,
ngoài ra, nó còn phải xách nước từ sông lên, mỗi ngày cả trăm thùng đến nỗi “Hàng tháng
trường người nó không chỗ nào khô vì chỉ xách nước; đêm đêm nhỏ ròng ròng từ quần áo nó;
da nó lạnh ngắt, mềm đi và trương lên như thể miếng da dùng lau nước” Hơn thế, Grenuoille
bị bạc đãi cả chỗ ngủ, tối tối nó phải ngoan ngoãn chịu bị nhốt trong cái kho cạnh xưởng và phải ngủ trên nền đất nện Nhưng có điều thật lạ, Grenouille dường như hài lòng lắm với cuộc
sống súc vật của mình, lúc này nó là “mẫu mực về sự dễ bảo, thanh đạm và cần cù”
Sau đó, nó tiếp tục được bán cho ông chủ cửa hàng nước hoa tên là Giuseppe Baldini, tưởng như Baldini đối xử với thằng nhỏ Grenouille có phần tử tế hơn, vì nó đã biến cái cửa hàng sắp phá sản, phút chốc trở thành nhà chế nước hoa lớn nhất châu Âu và ông là một trong những công dân giàu nhất Paris Nhưng điều ta tưởng chừng đó, thực chất chỉ là giả dối, đây mới là lời thật lòng của Baldini sau khi lợi dụng Grenouille để hoàn thành cái ước mơ vói cao
của mình và tiễn nó ra đi, “Ông chưa bao giờ mến gã; chưa hề; bây giờ thì ông có thể dứt
khoát thú nhận được rồi Suốt thời gian ông cho gã ở và moi móc gã ông không thoải mái tí nào”
Đến đây, ta có thể lý giải nguyên nhân đã làm cho Jean-Baptiste Grenuoille chỉ là một sinh vật sống lơ lửng và lạc lõng giữa loài người Tất cả chỉ vì, lúc mới sinh ra nó đã là một đứa trẻ hoàn toàn không có mùi Mùi gì cũng được, miễn là mùi để được xác tín là có sự tồn tại Lẽ thường, bất kỳ ai, ngay cả súc vật cũng phải có mùi Riêng Grenouille thì bất lực với cái cơ thể cứ lầm lì, cương quyết không cho người khác ngửi được dù chỉ là một chút mùi
thoảng qua Mặc dù, nó có thể dùng cái cơ thể “Người” của mình để đánh lừa thị giác của kẻ
khác nhưng không thể che đậy được lỗ hổng bên trong qua cảm giác Thế là người ta biết rất
rõ, cái thằng có hình dạng “Con người” này, chẳng phải là đồng loại nên tuyệt nhiên họ phải
ruồng bỏ và khước từ nó trở thành một thành viên trong xã hội
Như có sự can thiệp của bàn tay Thượng đế, nếu Grenouille chỉ đơn giản là một thằng nhỏ không có mùi người thì nó đã sớm lẳng lặng giã từ cuộc đời Đằng này, nó lại được phú
Trang 24cho cái mũi cực nhạy, có thể phù phép biến hóa như bày tay phù thủy Đối với Grenouille, mũi không chỉ là khứu giác mà còn là thị giác, vị giác, cảm giác, thậm chí còn là cảm xúc Lúc mới sinh ra, Grenouille đã chứng tỏ là một đứa bé đáng sợ Bằng cái mũi nhỏ xíu của
mình hay đúng hơn mới chỉ là dấu vết của mũi, nó đã ngửi cha Terrier một cách trơ trẽn, “như
thể nó nhìn ông chăm chắm, soi mói, thấu suốt hơn là người ta có thể nhìn bằng mắt, như thể
nó nuốt chửng vào mũi nó cái gì đấy tiết ra từ người ông”, sự việc đó lên tới đỉnh điểm gay
gắt khi cha Terrier có “cảm giác như trần truồng và xấu xa, như bị một kẻ đang nấp kín soi
mói nhìn Như thể nó ngửi xuyên cả qua da ông, vào tận nội tạng” Lời trần thuật về cảm giác
này giống như một lời xưng tội thành khẩn nhất, và tệ hơn, giống như lời buộc tội hay chính
là sự lật tẩy, không chút xót thương Điều này khiến cha Terrer phải “rùng mình, tởm lợm” và phải chạy trốn khỏi cái thằng “lộn giống” này Đấy là lý do khiến mọi người phải xa lánh,
trốn tránh và lúc nào cũng có cảm giác sợ hãi khi đối diện với nó Đơn giản chỉ vì, với cái mũi
ma quái của mình, Grenouille sẽ ngửi xuyên qua mọi thứ, sẽ lột trần “tất tần tật” những gì
mà con người có ý muốn che đậy hay giấu giếm Người ta phải sợ, bởi đứng trước Grenouille cũng có nghĩa là đứng trước chính mình Thử hỏi, trong một xã hội mà con người còn bỡ ngỡ
với hai từ “lương thiện” thì họ đâu dễ dàng đối diện với bản chất của mình
Qua khả năng đặc biệt và hành động khác thường, Grenouille càng chứng tỏ tài năng nắm bắt mùi siêu việt của mình, năm lên sáu tuổi nó đã hoàn toàn nắm rõ môi trường xung quanh qua khứu giác Đặc biệt, nó có thể nhận biết, ghi nhớ cả vạn, cả trăm nghìn mùi và
phân tách rành rọt từng làn hương dù là mảnh nhất và ở xa hàng dặm Ngạc nhiên hơn “chỉ
cần qua tưởng tượng thôi nó đã biết phối hợp chúng để tạo ra những mùi không hề có trong thế giới thực tế”, thậm chí nó có thể nhìn xuyên qua giấy, vải, gỗ và tường Năng khiếu ngửi
mùi ví như “thần đồng” này đã khiến cho cả bà vú Madame Gaillard, dù hoàn toàn vô cảm
nhưng vẫn đủ sáng suốt để nhận ra những khả năng và đặc tính khác thường nếu không nói là
“siêu tự nhiên” của Grenouille Từ đó, bà cảm thấy lo lắng và sợ phải sống chung với một
thằng có biệt tài nhìn thấu cả tương lai, ví như nó báo có khách khi khách còn chưa đến hay báo trước không sai một trận bão dù trên bầu trời không một vẩn mây và nhất là thấy cả tiền khi đã giấu thật kĩ Dĩ nhiên, nó làm được tất cả những điều đó chỉ thông qua cơ quan duy nhất là khứu giác, đối với Grenouille các giác quan khác chẳng qua chỉ là những thứ trang trí cho ra là hình dạng con người chứ không hơn không kém Thế là Grenouille một lần nữa bị tống đi dù nó càng ngày càng sống khép kín và tỏ ra là đứa trẻ có ích, dễ sai bảo
Phát huy nhiều yếu tố hư cấu, Patrick Sueskind đã xây dựng nên hình ảnh nhân vật thật
ấn tượng và thú vị Đúng như lời dẫn ban đầu của tác giả, Grenouille là một “thiên tài” của
thế giới mùi, đồng thời cũng là một nhân vật quái đản, kỳ dị, không mùi mang theo mầm họa
và chịu nhiều bất hạnh Khổ thay, một con người đã chết hẳn phần hồn vẫn không thể dung
Trang 25chứa nó thì Grenouille có thể tồn tại ở đâu trên cõi đời này Chính điều này góp phần định hướng cho câu chuyện phát triển, nhân vật sẽ hình thành một tâm lí khác thường và dự báo
một cuộc hành trình dài đi tìm sự ý nghĩa của sự tồn tại Đến đây, ta có thể khẳng định, Mùi
hương là một câu chuyện hoàn toàn được hư cấu trên nền văn học kỳ ảo Nhân vật được khái
quát về hoàn cảnh xuất thân thông qua hai motip: nhân vật “bất hạnh” và “quái đản”
Bên cạnh xuất thân thì ngoại hình cũng là một trong những yếu tố nghệ thuật cần quan tâm, bởi nó góp phần không nhỏ vào việc thể hiện bản chất của nhân vật Nếu ngay từ đầu Grenouille là một nhân vật quái dị thì chắc hẳn nó cũng có hình dạng dị hình dị hợm không kém Nhưng Patrick Sueskind đã thật sự khiến người đọc đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác Ông đã miêu tả hết sức trần trụi, có thể là khủng khiếp về hoàn cảnh xuất thân hay chính cuộc đời kỳ lạ của Grenoullle, nhưng dạng hình lại không khác người bình thường bao nhiêu Do
tai nạn ngã giếng và phỏng nước sôi lúc nhỏ nên cơ thể nó phải “mang thẹo, bị lở và đóng
vẩy, thêm một cái chân bị tật khiến nó phải đi cà nhắc” và mớ quần áo rách nát mắc tạm trên
cái hình dạng hơi gù Nói về sức vóc, nó chẳng cao to được bằng ai và trông cũng không được khỏe mạnh Tuy không lành lặn, có vẻ xấu xí và bẩn thỉu nhưng vào bối cảnh của thế kỉ
XVIII, vào cái thời ở các thành phố đều bị bao phủ một thứ mùi hôi mà “người văn minh
ngay nay không thể hình dung nổi… phải, ngay cả đức vua cũng hôi như một con thú dữ còn hoàng hậu hôi như một con dê già”, thì dân thường chắc cũng nhếc nhác không kém, nên cái
hình dạng đó cũng rất đỗi bình thường trước công chúng Thiết phục hơn với lời nhận xét
khách quan của tác giả “xấu đấy nhưng đâu xấu ghê tởm đến nỗi người ta phải sợ nó” Cũng như lời nhận xét sau này của ngài Marquis “trông gã không có gì khác biệt, không đẹp trai
nhưng cũng đâu đến nỗi quá xấu Người gã hơi nhỏ, cử chỉ hơi vụng về, gương mặt hơi đờ đẫn; tóm lại, trông gã giống như hàng nghìn người khác” [ ;tr.163] Điều quan trọng là nó lại
“không hung tợn, không nham hiểm, không lén lút, không khiêu khích”
Tác giả không dành nhiều giấy mực để miêu tả ngoại hình của Grenouille và cũng
không biến nó thành một “quái nhân”, người đọc rất có thể xem đây là yếu tố dư, có nghĩa là
có hoặc không cũng không ảnh hưởng nhiều đến nhân vật Nhưng đối với nhà văn, không có yếu tố nào là không mang ý nghĩa Patrick Sueskind muốn nói cái hết sức bình thường này để nhấn mạnh, để khắc đậm hơn cái dị thường kia Thông thường khi tiếp xúc với một người, hình dáng bên ngoài là yếu tố quyết định ấn tượng ban đầu Xét cho cùng, Grenouille không
có vấn đề gì lớn về ngoại hình nhưng mọi người đều có cảm giác kinh tởm, sợ hãi nó Qua đây, nhà văn muốn cho độc giả thấy sâu sắc hơn cội nguồn của sự chối bỏ Grenouille chính là
ở bản chất bên trong đã chứa đựng sự nghịch lí Grenouille có thể ngửi được tất cả các mùi trên thế gian nhưng không thể ngửi ra mùi của chính mình Nó chưa được gọi là một con
người đúng nghĩa, duy chỉ có cái mũi “siêu phàm” thì con người không thể sánh kịp Tồn tại
Trang 26sự “thiếu người” và “hơn người” đã biến Grenouille trở thành một con vật quái gở, không thể
dung nạp được và con người trần tục cũng không thể chung sống với con người “cao siêu” Vì vậy, xã hội con người không bao giờ bao dung những cái “bất bình thường”, vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp và bản chất của nó
Nhìn chung, Patrick Sueskind không chăm chút lắm cho vóc dáng, ngoại hình của nhân vật Có chăng, nhân vật của ông chỉ thường được khắc họa với vài chi tiết sơ lược, nhưng như thế không có nghĩa là không để lại ấn tượng Chính sự sơ lược đó càng làm cho trí tưởng tượng của độc giả trở nên phong phú Không cần dùng đến lời văn trắc trúc, cầu kì, nhân vật của ông vẫn được hiện lên một cách khác thường Chỉ vài nét phác thảo, ngoại hình nhân vật
mẹ của Grenouille được thể hiện thật khiến độc giả bất ngờ “Mẹ của Grenouille còn trẻ, mới
chừng hăm lăm, xinh xắn, còn khá nhiều răng trong miệng và tóc trên đầu” Bất ngờ vì cách
miêu tả nghe thật trái lí của nhà văn Với chi tiết, nhân vật còn khá nhiều răng và tóc nghĩa là người phụ nữ này còn khỏe hoặc chưa đến nỗi phải bán đi những thứ đó Dã lại, đâu ai khen
một người đàn bà “xinh xắn” lại đi cạnh hình ảnh, răng và tóc còn khá nhiều chứ không nói là
đẹp hay quyến rũ Nếu lấy đó làm thướt đo vẻ đẹp ngoại hình thì thật khiến cho người đọc không khỏi sửng sốt Chưa hết, vào cái thời mà y học vẫn còn là một ẩn số, người đàn bà này
đã mắc cả ba chứng bệnh nan y: thống phong, giang mai và lao nhẹ Thật ra, chỉ cần mắc một trong ba căn bệnh này thì chị ta đã dư điều kiện đến trình diện tử thần Vậy mà, nhà văn ý vị
chăng, khi hạ một câu rất hài “không mắc bệnh nặng nào khác” Họ chưa ý thức được sự
nguy hiểm của bệnh tật, hay những điều mà con người văn minh cho là khủng khiếp đều trở nên bình thường ở một thời đại còn quá tối tăm Dù hoàn toàn hư cấu nhưng người đọc sẽ dễ chấp nhận hơn khi nhân vật phi lí được sinh ra trong một thời đại chứa đựng những suy nghĩ khác thường
Quả thật, Patrick Sueskind rất kiệm lời khi nói về ngoại hình của các nhân vật nhưng điều thú vị là ta luôn bắt gặp sự mâu thuẫn ngay trong câu chữ hiếm hoi đó Cha Terrier được
nhà văn miêu tả chỉ vỏn vẹn “đầu hói, chừng năm mươi tuổi và thoang thoảng mùi giấm”
Hình ảnh “đầu hói”, người ta thường liên tưởng đến con người có trình độ học vấn và tầm
hiểu biết cao “Cha Terrier là một người có học thức” nhưng cái mùi giấm thoang thoảng đã
tố cáo tất cả, khiến người đọc phải nghi ngờ phong cách sống của một tu sĩ
Đến ngoại hình của vú nuôi Madame Gaillard cũng sơ lược không kém “tuy chưa tới
tuôi ba mươi mà như thể lìa đời Bề ngoài bà có cái diện mạo của tuổi thật nhưng đồng thời già gấp hai, gấp ba, gấp trăm lần, giống như xác ướp của một cô gái” Không cần nhiều chi
tiết thật cụ thể, rõ ràng, tác giả đã khắc họa thành công một nhân vật mà bên trong dáng hình
Người là sự “rỗng tuếch”, đồng thời người đọc cũng cảm nhận được sự khắc nghiệt, lạnh lẽo
đến tận cùng theo cái dáng hình cằn cõi đó
Trang 27Qua đó, ta thấy không cần đến lời văn bóng bẩy, sự tỉ mỉ trong miêu tả, nhân vật của Patrick Sueskind vẫn hiện lên những chân dung thật sống động, giàu sức biểu cảm qua lối viết
cô đúc, chứa đựng những thông tin đặc biệt
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua yếu tố ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn học luôn là phương tiện đắc lực để người nghệ sĩ sử dụng nhằm sáng tạo nên những tuyệt tác của mình, bởi đó là chất liệu để xây dựng nên hình tượng văn học, Patrick Sueskind cũng không ngoại lệ Ông đã thuyết phục độc giả ở khả năng vận dụng linh hoạt
phương tiện ngôn ngữ để tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ của tiểu thuyết Mùi hương Sự hấp dẫn đó
được khẳng định trước hết ở ngôn ngữ trần thuật (Ở đây ta có thể hiểu ngôn ngữ kể chuyện
là của nhà văn)
Mở đầu tiểu thuyết, tác giả khái quát ngay bối cảnh không gian, thời gian và cả hình
tượng nhân vật của truyện “Vào thế kỷ 18, ở nước Pháp có một gã thuộc loại thiên tài nhưng
cũng đáng ghê tởm nhất của cái thời đại không hiếm những nhân vật thiên tài và đầy kinh tởm” [ ;tr.5] Nhân vật được tác giả giới thiệu một cách lạ lùng và khoáng đạt về tầm vóc đã
tạo nên sức lôi cuốn của tác phẩm, bởi gây được sự tò mò, thích thú ở người đọc Nhưng điều
đó vẫn chưa đủ để đánh giá được tài năng ngôn ngữ của một nhà văn Quan trọng hơn, thông qua đoạn dẫn nhập không dài, Patrick Sueskind đã xác định được vai trò, vị trí của nhân vật chính và cụ thể hóa có định hướng đối tượng miêu tả Nghĩa là đối tượng miêu tả ngày một cụ
thể hơn, lớn lên và bắt rễ vào tâm tư người đọc Chẳng hạn như, mở đầu truyện ngắn Chí
Phèo, Nam Cao vừa tô đậm tiếng chửi của Chí, vừa cụ thể hóa và lại vừa lái tiếng chửi vào
chủ đề Từ chửi “trời” đến chửi “đời”, đến chửi “cả làng Vũ Đại” và cuối cùng chửi “đứa
chết mẹ nào đã đẻ ra thằng Chí Phèo” Nhưng chẳng ai biết đứa nào đã sinh ra Chí Phèo, đây
mới là trung tâm của chủ đề: Chí Phèo sẽ là truyện về cái môi trường xã hội đã đẻ ra hiện
tượng Chí Phèo
Tiểu thuyết Mùi hương cũng thế, lời dẫn của tác giả càng lúc càng cụ thể và cuối cùng
đã chạm vào đối tượng được miêu tả xuyên suốt trong tác phẩm Lúc đầu, nhân vật Baptiste Grenouille được khái quát là một thiên tài, đáng kinh tởm nhưng tên tuổi của gã có
Jean-dễ rơi vào quên lãng bởi vì thiên tài và khát vọng đó chỉ giới hạn duy nhất trong lĩnh vực
“vương quốc phù du của hương thơm” [ ;tr.5] Cũng từ đây, các nhân vật của tiểu thuyết đều
được phát triển trong mối liên quan ít nhiều với thế giới phiêu diêu của “mùi” Và câu chuyện
đã thật sự được đặt nền móng bởi đoạn văn tiếp theo, tác giả mô tả một thứ “mùi hôi” kinh khủng bao phủ các thành phố, đường sá và kể cả con người, thuộc mọi tầng lớp, đều toát ra mùi hôi như nhau Nhân vật của Patrick Sueskind mang sứ mệnh phải ngụp lặn trong bể mùi hôi thối đó, để tìm ra mầm sống của hương thơm và sáng tạo những giá trị mới của mùi hương Từ đây, nhân vật bắt đầu trải qua cuộc hành trình sáng tạo, không biết mệt mỏi để
Trang 28khẳng định giá trị tồn tại của chính mình, một “thiên tài mùi hương” Với lối dẫn chuyện độc đáo, nhân vật bước đầu được khắc họa có chiều sâu để mời gọi người đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm
Ngôn ngữ người kể chuyện có vai trò then chốt trong phương thức tự sự và thể hiện được phong cách của nhà văn, nhưng nó không thể làm cho nhân vật bộc lộ bản chất một cách
chân thực nhất Ngôn ngữ nhân vật mới là phương tiện quan trọng để nhà văn thể hiện đầy
đủ cuộc sống và cá tính nhân vật Trong đó, ngôn ngữ nhân vật lại được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật Tuy nhiên, không phải đặt lời nói vào miệng của nhân vật càng nhiều thì nhân vật càng thể hiện tính cách Đôi khi, rất ít nói nhưng nhân vật vẫn được phản ánh rất chân thực
Xoay quanh nhân vật Jean-Baptiste Grenouille đã có rất nhiều điều kỳ lạ và tồn tại một cách siêu nhiên, vì thế ngôn ngữ cũng thật khác thường So với những đứa trẻ khác, nó là đứa rất chậm nói Mãi đến năm lên bốn tuổi, nó mới nói được chứ đầu tiên, đó là chữ “cá” Thông thường, tiếng nói đầu tiên của một đứa trẻ là tiếng gọi thiêng liêng chỉ dành cho đấng sinh thành “cha” hay “mẹ”, nhưng với Grenouille hoàn toàn không thể có điều đó Dù bẩm sinh đã không có tình yêu thương của con người nhưng trên thế gian còn biết bao từ tốt đẹp hơn để dành cho tiếng nói đầu đời Có hoàn toàn ngẫu nhiên chăng khi Grenouille nói chữ “cá” đầu
tiên, mà cách nói ra cũng không hề bình thường, nó bị “buột ra như thể một tiếng vọng trong
một lúc kích thích bất chợt khi từ xa một người bán cá đi tới Rue de Charonne lớn tiếng rao hàng” [ ;tr.28] Trên đời có khá nhiều sự ngẫu nhiên, nhưng không phải sự ngẫu nhiên nào
cũng hoàn toàn vô nghĩa Nhớ rằng, mẹ của Grenouill là người đàn bà bán cá và ngay khi vừa sinh ra, nó đã nằm lẫn trong mùi hôi thối của đống bầy nhầy ruột và đầu cá Có thể, cái mùi cá
“định mệnh” ấy, đã lưu lại trong trí nhớ của Grenouille vào giờ khắc mà tiếng khóc đã định đoạt số phận, nhưng nó chưa đủ khả năng để định hình một tên gọi cụ thể Tiếng rao hàng của người bán cá đã vô tình trở thành cái cớ để Grenouille nhớ lại và bật ra khỏi miệng, một thứ mùi được gọi là “cá” như một tiếng vọng đã tồn tại rất lâu trong tiềm thức Hay phải chăng,
đó là tiếng vọng của bản năng đòi hỏi một chút tối thiểu về tình mẫu tử với hình ảnh người mẹ nhớp nháp mùi cá thối lẫn mùi chết chóc chỉ bất chợt lóe lên trong lòng Grenouille, nhưng không bao giờ phát sáng Nhưng dù thế nào, cái chữ cá đó có thể bắt nguồn từ thứ mùi đầu tiên mà nó đã ngửi khi sinh ra chứ không hoàn toàn là sự bắt chước
Một điều rất lạ, mọi đứa trẻ bình thường đều học nói thông qua thính giác, rồi tập phát
âm theo người lớn khi được tiếp xúc, riêng Grenouille học nói và phát triển vốn từ chỉ nhờ vào khứu giác Đặc biệt, nó chỉ nói hay đúng hơn là gọi tên những vật, cây cỏ, thú vật, người
cụ thể, nghĩa là nhưng đối tượng có mùi và cũng chỉ khi nào mùi của các đối tượng này đột nhiên chế ngự nó Sức mạnh của mùi đó phải mãnh liệt như một dòng chảy buộc nó gọi tên