Tìm hiểu về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của nhà văn Nhất Linh để thấy được tâm huyết, tài năng nghệ thuật đặc sắc của tác giả và quan trọng giúp cho người
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
******************
PHẠM THỊ THẮM
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT
CỦA NHẤT LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
ThS, GVC THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG
HÀ NỘI, 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian cố gắng làm việc, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Thành Đức Bảo Thắng, khóa luận tốt nghiệp đại học của tôi đã hoàn thành Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Thành Đức Bảo Thắng – người
đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, cùng người thân và các bạn sinh viên đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong thời gian viết khóa luận
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Thắm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Viết về Nhất Linh và tiểu thuyết Đoạn tuyệt đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, đề tài của tôi có kế thừa một số ý kiến của các tác giả đi trước Song, tôi khẳng định khóa luận là kết quả riêng của cá nhân tôi Đề tài tôi lựa chọn không trùng với công trình nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Thắm
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của khóa luận 8
7 Bố cục khóa luận 8
NỘI DUNG 9
Chương 1: Nhất Linh và quan niệm nghệ thuật về con người 9
1.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nhất Linh 9
1.1.1 Cuộc đời 9
1.1.2 Sự nghiệp văn học 10
1.2 Nhân vật và vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết 11
1.2.1 Khái niệm nhân vật 11
1.2.2 Vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết 14
1.2.2.1 Khái niệm tiểu thuyết 14
1.2.2.2 Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết 16
1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh 18
1.3.1 Con người gắn với hoàn cảnh 19
1.3.2 Con người với đời sống nội tâm 20
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua tình huống và ngoại hiện 22 2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống 22
2.1.1 Tình huống éo le, căng thẳng 22
2.1.2.Tình huống khơi gợi tâm lí 25
2.2 Miêu tả nhân vật qua ngoại hiện 29
Trang 62.2.1 Miêu tả ngoại hình 30
2.2.2 Miêu tả hành động 33
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ 39
3.1 Ngôn ngữ đối thoại 39
3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại mang tính chất ám chỉ 39
3.1.2 Ngôn ngữ đối thoại mang tính chất tuyên ngôn 44
3.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 45
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 7cách một sự tìm kiếm và tự thực hiện của khát vọng tự do Tự lực văn đoàn đã
góp phần đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình hiện đại hóa văn học và xây dựng một nền văn học mới Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn khẳng
định: “Nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại”
[9, tr.74] Vì vậy khi nghiên cứu văn học không thể bỏ qua hiện tượng này
Nhà thơ Huy Cận cho rằng: “Tự lực văn đoàn có đóng góp to lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, vào lời văn trong sáng và rất Việt Nam”
Kể tên những thành viên xuất sắc của Tự lực văn đoàn không thể không
nhắc đến Nhất Linh, cây bút trụ cột và là người đã có công sáng lập ra nhóm.Ông cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo và các thành viên khác trong nhóm chủ trương cách tân hoàn toàn trong văn học, một mặt đấu tranh cho sự trong sáng của ngôn ngữ và hiện đại hóa các thể loại văn học Mặt khác, Tự lực văn đoàn
đấu tranh quyết liệt với sự bảo thủ, lạc hậu, khám phá đời sống tinh thần của con người Việt Nam với ý thức quyết liệt, không thỏa hiệp Được tiếp xúc với văn minh, văn hóa phương Tây, Nhất Linh cùng một số trí thức trẻ Tây học tiến bộ đã đấu tranh quyết liệt chống lại tư tưởng, lễ giáo phong kiến lạc hậu
và bảo thủ, lên tiếng đòi quyền tự do, quyền sống chính đáng cho con người Với ý thức chống văn hóa phong kiến, các tác phẩm của ông có tác dụng
Trang 8mạnh mẽ trong việc bài trừ các hủ tục, góp phần trong việc xây dựng xã hội mới dựa trên những nguyên tắc dân chủ, tự do Tìm hiểu về Nhất Linh, khóa luận này sẽ là tiếng nói góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng và nghệ thuật
tiểu thuyết Nhất Linh nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung
1.2 Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn Tường Tam kí
bằng bút danh Nhất Linh Chính tác phẩm đã đưa tên tuổi Nhất Linh lên hàng những nhà văn nổi tiếng Tiểu thuyết này đã được nghiên cứu, đánh giá với nhiều công trình nghiên cứu đáng trân trọng Tuy nhiên vấn đề nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt cần được nghiên cứu hơn nữa để
góp phần tìm hiểu toàn diện tác phẩm hơn Đó là vấn đề cho chúng tôi và người đi sau tiếp tục khai thác
1.3 Tìm hiểu về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của nhà văn Nhất Linh để thấy được tâm huyết, tài năng nghệ thuật đặc
sắc của tác giả và quan trọng giúp cho người viết rèn luyện ý thức tự chủ, phương pháp huy động và xử lí kiến thức trong bước đầu nghiên cứu khoa học Đây là một công việc cần thiết đối với một người học văn và một giáo viên tương lai Chọn đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra được những ý kiến mới hoàn toàn và quan trọng Song với ý thức làm khoa học, hi vọng rằng sẽ đóng góp có ích trong việc tìm hiểu về Nhất Linh và tác phẩm của ông
2 Lịch sử vấn đề
Nhất Linh là một nghệ sĩ đa tài, có tâm huyết, có tầm nhìn xa.Tìm hiểu tác phẩm, thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đã có nhiều nhận định, đánh giá dưới nhiều quan điểm, cấp độ khác nhau Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có những công trình như sau:
Trang 92.1 Thời kì trước năm 1945
Thời kì này các nhà nghiên cứu, phê bình đề cao sáng tác của Nhất Linh Tiểu thuyết của Nhất Linh được coi là một sự tiến bộ của tiểu thuyết
mới có ý nghĩa cách mạng Trương Tửu viết trên báo Loa (ngày 8/8/1935):
“Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu của chủ nghĩa cá nhân Tác giả đàng hoàng công nhận sự tiến bộ, hăng hái sự tin tưởng ở tương lai Ông giúp cho bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩ vì vui mà sống”
Nhiều ý kiến ca ngợi nội dung tư tưởng chống lễ giáo phong kiến,
chống lại chế độ đại gia đình, đòi giải phóng cá nhân của Đoạn tuyệt Hà Văn Tiếp khẳng định giá trị hiện thực của Đoạn tuyệt làm sống lại bức tranh về cuộc sống vô nhân đạo mẹ chồng áp chế nàng dâu: “Những lời lẽ gay gắt của
bà Phán làm ta liên tưởng Nhất linh đi làm dâu một lần rồi” (báo Đàn bà mới, 26/8/1935) Trương Chính cho rằng: “Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ ràng thời kì thay đổi tiến hóa của xã hội An Nam Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lí khắc khổ, eo hẹp đã giết chết bao nhiêu hi vọng” [14,
tr.293]
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nêu lên những nhận định khái quát
về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh: “Nếu đọc Nhất Linh từ tiểu thuyết Nho phong đến tiểu thuyết gần đây của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau Ông viết tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết ái tình đến tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí, sự tiến hóa ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta” [22, tr.234] Ông còn nhìn nhận Nhất Linh là tác giả có khuynh hướng về cải cách: “Tiểu thuyết của ông biến hóa mau lẹ từ tiểu thuyết cổ lỗ đến tiểu thuyết tình cảm rồi đi thẳng vào tiểu thuyết luận đề Trong loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết Nhất Linh chiếm vị trí cao hơn cả” [22, 235]
Trang 10Về cách mô tả nhân vật, Trương Chính nhận xét: “Ông Nhất Linh đã dùng cách quan sát tinh vi để tả những phiền phức riêng trong tâm hồn nhân vật” [14, tr.298]
Lời văn, cách viết của Nhất Linh được Trần Thanh Mạikhen ngợi trên
báo Sông Hương: “văn tài uyển chuyển mạnh mẽ, không có chỗ nào đáng bỏ, không có mục nào phải thêm”
Như vậy, các nhà nghiên cứu phê bình văn học những năm trước 1945
đã chỉ ra sự đổi mới trong nội dung tiểu thuyết với tư tưởng mang ý nghĩa cải cách xã hội tiến bộ, coi trọng quyền tự do cá nhân, góp phần thổi vào nền văn học thời bấy giờ một luồng gió mới, thúc đẩy sự thay đổi của xã hội theo hướng tích cực Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra sự đổi mới trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, đặc biệt ở phương diện xây dựng nhân vật của Nhất Linh
2.2 Sau năm 1945
Sau cách mạng, tiểu thuyết của Nhất Linh được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm hơn Các công trình nghiên cứu của Lê Quý Đôn (Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam tập 3 - từ giữa thế kỉ XX đến năm 1945, 1957), bài viết của Nguyễn Đức Đàn (Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng - Hai nhà văn tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn, 1958), của Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, 1961), Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, 1997)… đã cho thấy
một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết của Nhất Linh, đặc biệt đã chỉ ra được những đổi mới về phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật trong những tác
phẩm của ông
Khi tìm hiểu về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh, các công trình
nghiên cứu của nhóm Lê Qúy Đôn trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến 1945 (1957) đã chú ý nhấn mạnh tới thế
Trang 11giới tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng: “Với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cả một thế giới tâm tình trước đây hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phơi bày, mổ xẻ tinh vi”, “Nhất Linh thành công ở cách bố trí truyện, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật” [6, tr.296]
Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Việt Nam 1930 - 1935 khẳng định:
“Nhất Linh nghiên cứu sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn, tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bung ra luôn luôn có sức hấp dẫn” [30, tr.107]
Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn (Nguyễn Văn Xung, 1958) với cái nhìn so sánh với Khái Hưng đã cho rằng: “Nhất Linh không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình cảm của nhân vật” [32, tr.65]
Nhà nghiên cứu Lê Hữu Mục đã khẳng định: “Nhất Linh đã có những nhận xét tâm lí rất tinh luyện… nhân vật của Nhất Linh sống với những cảm xúc rất phức tạp” [20, tr.90]
Thanh Lãng thì cho rằng: “Trong việc xây dựng nhân vật của Nhất Linh càng về sau càng bỏ sự động để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm” [17, tr.717] Trong Phê bình văn học thế hệ 1932, ông nhận định: “Đoạn tuyệt và Lạnh lùng là những bản cáo trạng dữ dội, đánh vào gia đình cũ Việt Nam, Loan và Nhung biểu hiện cho cái tâm lí, hay đúng hơn là cái ý tưởng của thế hệ 1932, khao khát cái mới, đòi hỏi giải phóng”
Các ý kiến trên đều chú ý và đề cao nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nhất Linh, đặc biệt là hướng tới khẳng định tài năng của ông trong miêu tả tâm lí nhân vật
Trong lời giớithiệu tác phẩm Đoạn tuyệt, Phan Cự Đệ đã phát hiện và
khẳng định sự phát triển ngày càng hiện đại và nhuần nhuyễn trong ngòi bút
của Nhất Linh: “Đoạn tuyệt là bước tiến quan trọng của Nhất Linh so với Nho
Trang 12phong (1926) và Người quay tơ (1927)…Đến Hồn bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Đời mưa gió… các nhà văn Tự lực văn đoàn đã cho thấy cần phải xây dựng một nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại với cách viết mới mẻ và sáng tạo” [14, tr.318] Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh, tác giả đã chỉ ra rằng: “Diễn biến tâm lí của các nhân vật trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn… đã phức tạp, tinh tế hơn nhiều so với những nét tâm lí còn đơn giản trong Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách, Đoạn tuyệt đã nghiêng hẳn về khuynh hướng hiện đại và chịu nhiều ảnh hưởng của lối viết phương Tây” [14, tr.318]
Vu Gia nhận định rằng: “Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, và là cuốn tiểu thuyết mà Nhất Linh muốn đem đến cho người đọc thời bấy giờ thấy được tiếng Việt có đủ khả năng diễn đạt mọi ngóc ngách tình cảm của con người” [8, tr.153]
Các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã trực tiếp hoặc gián tiếp bàn đến vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật và cho rằng Nhất Linh đã thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Đoạn tuyệt Tuy đã được nghiên cứu khá đầy đủ và ngày càng hoàn thiện,
song việc tìm hiểu tác phẩm này vẫn luôn là cần thiết đối với người học ở nhiều cấp độ với mong muốn hiểu thấu đáo hơn về tác giả cũng như tác phẩm Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để hoàn thành đề tài
3 Mục đích nghiên cứu
Trong tiến trình nghiên cứu hiện nay, Tự lực văn đoàn là một trong
những tổ chức sáng tác đang được nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học với mục đích xác định đúng đắn, khẳng định vị trí của nó trong nền Văn học Việt Nam Bằng một góc độ nghiên cứu có phần nhỏ bé, khiêm tốn - nghệ
Trang 13thuật xây dựng nhân vật, qua tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, chúng tôi muốn đóng góp một chút công sức của mình để thể hiện mục đích đó
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt để
thấy được tài năng, tư tưởng và những đóng góp của Nhất Linh đối với văn học nước nhà
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận lấy nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của nhà văn Nhất Linh làm đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tập trung vào nghệ thuật xây dựng
nhân vật, đặc biệt là trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của nhà văn Nhất Linh
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phân tích những đặc điểm thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết Đoạn tuyệt để từ đó tổng hợp đưa ra kết luận cụ thể
5.2 Phương pháp lịch sử
Việc vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu nghệ thuật xây dựng
nhân vật của tiểu thuyết Đoạn tuyệt giúp chúng tôi xác định một cách đúng
đắn vị trí, vai trò và nhiều đóng góp của nó ở phương diện nghệ thuật tiểu thuyết
5.3 Phương pháp tổng hợp
Phân tích những đặc điểm thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết Đoạn tuyệt để từ đó tổng hợp đưa ra kết luận cụ thể
5.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này được vận dụng khi cần thiết trong luận văn để thấy
được những tương đồng và khác biệt trong tác phẩm Đoạn tuyệt với các tác
Trang 14phẩm khác của Nhất Linh ở cùng đề tài hoặc các tác phẩm ở cùng giai đoạn, qua đó chỉ ra được những bước đổi mới của nhà văn trong sáng tác
6 Đóng góp của khóa luận
- Về mặt khoa học: trên cơ sở tìm ra và nêu bật những yếu tố cơ bản
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh qua tiểu thuyết Đoạn tuyệt
từ đó khẳng định tài năng và đóng góp của nhà văn đối với thể loại tiểu thuyết
và vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam
- Về mặt thực tiễn: những kết quả thu được có thể bổ sung cách nhìn
đối với tác phẩm Đoạn tuyệt nói riêng và với Nhất Linh nói chung Đồng thời
khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo giảng dạy, nghiên cứu về Nhất Linh và phần nào hiểu được trào lưu văn học lãng mạn 1930 - 1945
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được triển khai với 3 nội dung chính:
Chương 1: Nhất Linh và quan niệm nghệ thuật về con người
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua tình huống, ngoại hiện Chương 3: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ
Trang 15NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHẤT LINH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƯỜI 1.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nhất Linh 1.1.1 Cuộc đời
Nhất Linh tên thật Nguyễn Tường Tam, sinh ngày 25 - 7 - 1906 tại làng Cẩm Phổ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Cha làm công chức của chính quyền bảo hộ Pháp, đi công cán ở Lào và mất ở đó năm ông 12 tuổi Gia đình khốn khó, con đường học hành của ông bị gián đoạn, song nhờ thông minh, tài năng và có óc tự lập, chí phấn đấu nên Nhất Linh đã thành công trên con đường học vấn và sự nghiệp
Ông yêu thích văn chương từ nhỏ, năm 16 tuổi đã có thơ đăng báo
Trung Bắc tân văn, năm 18 tuổi có bài bình luận văn chương về Truyện Kiều trong Nam Phong tạp chí Năm 1920, ông thi vào trường Bưởi Năm 1923,
Nguyễn Tường Tam đậu Thành chung và xin vào làm thư kí Sở Tài chính Hà Nội Thời gian này ông kết duyên văn nghệ với Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), lấy
vợ và viết tiểu thuyết Tháng 11 năm 1925 ông xin thôi làm việc ở công sở để vào học trường cao đẳng Y khoa Cuối năm 1925 nhà nước bảo hộ mở trường Cao đẳng Mỹ thuật, Nhất Linh thi đậu đầu bảng Phong trào đấu tranh sôi nổi trong những năm 1925 - 1926 cộng với hiện hình cuộc sống dân quê mà ông nhìn thấy qua những đợt thi vẽ đã khích lệ nhiệt tâm của ông đối với dân với nước Năm 1927, ông xin đi du học Pháp Năm 1930 ông trở về nước với tấm bằng cử nhân Lí, Hóa và nhiều kiến thức mới về viết văn, làm báo Cùng với hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam, Nguyễn Tường Tam xin ra tờ báo trào
phúng Tiếng cười nhưng do thiếu tiền, chưa ra được báo thì giấy phép quá
hạn, bị rút Năm 1930 – 1932, Nhất Linh dạy học ở các trường tư thục Thăng Long và Gia Long Ở đây ông quen với Trần Khánh Dư (Khái Hưng) Ngày
Trang 1622 – 9 – 1932, ông cải tổ tạp chí Phong hóa mới và làm chủ bút Năm 1933, ông sáng lập Tự lực văn đoàn và là cây bút trụ cột của báo và nhóm Năm
1935, Nhất Linh thành lập Hội ánh sáng và hoạt động đến năm 1938 Suốt
thời gian 1923 - 1939, Nhất Linh viết văn và làm báo Năm 1940, Nhất Linh ngừng sáng tác chuyển sang làm chính trị, sáng lập Đảng Hưng Việt thân Nhật Sau một thời gian hoạt động, Đảng Hưng Việt sát nhập vào Việt Nam quốc dân Đảng, có tư tưởng chống Pháp thân Nhật rồi thân Tàu Tưởng Cuối năm 1945, ông giữ chức bộ trưởng bộ ngoại giao Khi quân đội Tưởng rút về, ông sang Trung Quốc Năm 1951, Nhất Linh về Hà Nội Năm 1954, ông di cư vào Nam, sống ở Đà Lạt chơi hoa lan và viết sách Năm 1958, Nhất Linh trở
về Sài Gòn lập nhà xuất bản Phượng Giang và nguyệt san Văn hóa ngày nay
nhằm tạo dựng lại uy tín của Tự lực văn đoàn Năm 1961, ông thành lập Trung tâm văn bút Dính líu đến cuộc đảo chính hụt 11 tháng 11 năm 1960 của Vương Văn Đông và Nguyễn Chánh Thi, Nhất Linh không bị bắt nhưng
về sau bị gọi ra tòa xử Trước hôm ra tòa, ngày 7 tháng 7 năm 1963 Nhất Linh uống thuốc độc tự tử, trong thư tuyệt mạng ông cho biết đời ông để lịch sử xét, không ai có quyền xét xử ông
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Nhất Linh là người say mê hoạt động chính trị và hoạt động nghệ thuật Cùng với Khái Hưng, Nhất Linh đã được dư luận các nhà phê bình và dư luận độc giả coi như hai tác giả lớn nhất của nền văn chương Việt Nam thời bấy giờ Nhất Linh từ giã quan niệm truyền thống để đi vào quan niệm mới về văn học Ông chuyển hướng từ tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, đề tài đến lối viết
Số phận con người cá nhân, quyền sống, quyền tự do dân chủ, quyền được hưởng hạnh phúc, lòng khao khát lí tưởng được nhà văn quan tâm thể hiện trong hàng loạt tác phẩm trong suốt quá trình sáng tác của mình
Trang 17Sau 14 năm hoạt động văn chương và tám năm lãnh đạo Tự lực văn đoàn, ông đã có cả chục bộ tiểu thuyết dài và trên 20 truyện ngắn Có thể kể
ra những tác phẩm của Nhất Linh: Nho phong (1924), Người quay tơ (1927), Anh phải sống (viết cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng, 1934), Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, 1934), Nắng thu ( 1934), Đoạn tuyệt (1934 - 1935), Đi Tây (1935), Lạnh lùng (1935 - 1936), Hai buổi chiều vàng (1934 - 1937), Thế rồi một buổi chiều (1934 - 1936), Đôi bạn (
1936 - 1937), Bướm trắng ( 1938 - 1939), Xóm Cầu mới ( 1949 - 1957), tập truyện Thương chồng (1950), Viết và đọc tiểu thuyết (1952 - 1961), Giòng sông Thanh Thủy (1960 - 1961)…
Suốt 14 năm hoạt động nghệ thuật, tiểu thuyết của Nhất Linh có sự phát triển nhanh cả về phương diện tư tưởng lẫn nghệ thuật Tác phẩm của ông góp phần quan trọng trong công cuộc cải cách xã hội và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc Với thể loại tiểu thuyết, Nhất Linh cùng với các
cây bút Tự lực văn đoàn đã gặt hái được nhiều thành công vang dội, ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX
1.2 Nhân vật và vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết
1.2.1 Khái niệm nhân vật
Khái niệm nhân vật là một phạm trù không chỉ được dùng riêng trong văn học mà còn được dung ở nhiều lĩnh vực khác Chúng tôi xin bàn đến khái niệm nhân vật trong lĩnh vực văn học Bàn về khái niệm nhân vật văn học các nhà nghiên cứu văn học đưa ra những khái niệm khác nhau Mỗi khái niệm là
cả một quá trình nghiên cứu khoa học và thể hiện được sự phong phú trong quan niệm, tiêu chí, cách đánh giá của các nhà nghiên cứu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước
lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [9, tr.235]
Trang 18Theo bộ Từ điển nhân vật thì nhân vật văn học là khái niệm mang hai
nghĩa Thứ nhất, đó là đối tượng thường là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật Thứ hai, đó là người có một vai trò nhất định trong xã hội Như vậy, có thể thấy thuật ngữ nhân vật được dùng nhiều ở mặt của đời sống chính trị xã hội, văn học nghệ thuật, sinh hoạt hằng ngày…
Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Nhân vật là “yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố hình thức của tác phẩm, tập trung khắc họa Do
đó, nhân vật là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [26, tr.109]
Từ điển văn học (Đỗ Đức Hiểu chủ biên) đã định nghĩa: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, là một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong ngôn từ nghệ thuật Bên cạnh con người, nhân vật văn học có thể là con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường gắn cho những đặc điểm của con người” [11, tr.1258]
Trong Giáo trình lí luận văn học (1993) do Hà Minh Đức chủ biên, đã định nghĩa về nhân vật văn học như sau: “Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm chính về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không có tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm
mà còn thể hiện là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, cũng có khi đó không phải là con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [7, tr.102]
Trang 19Từ các quan niệm trên ta nhận thấy vai trò đặc biệt của nhân vật trong
sự thành bại của một tác phẩm văn học Dù bằng cách khác nhau nhưng các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học đều gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học khác nhau Thứ 2, nhân vật văn học là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tương mang linh hồn, đặc điểm của con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người Thứ
3, nhân vật ở đây là những đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống, bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn
Tìm hiểu về nhân vật văn học theo dòng văn học Việt Nam chúng tôi nhận thấy trong tiểu thuyết trung đại nhân vật chủ yếu là nhân vật tính cách
Nó được xây dựng thông qua các biến cố, sự kiện theo dòng tuyến tính, tác phẩm được chia theo chương, hồi Mỗi hồi lại tái hiện một sự kiện, biến cố
mà nhân vật tham gia Tính cách của nhân vật được bộc lộ thông qua biến cố
đó Trong khi đó ở tiểu thuyết hiện đại nhân vật không chỉ được quan tâm đến tính cách mà còn chú ý đến diễn biến tâm lí, đến sự đa diện trong tâm hồn nhân vật Điều này khiến nhân vật của tiểu thuyết hiện đại không bị ước lệ theo kiểu tư duy nghệ thuật cổ điển mà cụ thể hơn, sinh động hơn nhiều Trong mối tương quan với cốt truyện, nhân vật cổ điển bị ràng buộc chi phối bởi cốt truyện và hạn chế bởi hệ thống bút pháp cũ Trong khi đó nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại giữ vai trò lớn trong tác phẩm, nhiều khi chi phối và phá vỡ cốt truyện
Phân loại nhân vật theo kiểu nhân vật tư tưởng có: nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực, nhân vật lưỡng phân…
Phân loại theo kết cấu cốt truyện có: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật số đông…
Trang 201.2.2 Vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết
1.2.2.1 Khái niệm tiểu thuyết
Bêlinxki định nghĩa: “Tiểu thuyết là sử thi của đời tư” đã chỉ ra khái
quát nhất về một trạng thức của tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào sản phẩm của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó Sự trần thuật ở đây được triển khai ở một không gian và thời gian nghệ thuật đến mức
đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn đã định ngĩa về tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật tính chất kể chuyện bằng văn xuôi theo những chủ đề xác định” [2,
tr.326]
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử thì cho rằng: “Tiểu thuyết là hình thức tự
sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, thể hiện nhiều tính cách đa dạng” [25, tr.387]
Đoạn tuyệt của Nhất Linh là một tiểu thuyết luận đề Do đó, chúng tôi
xin đề cập đến khái niệm tiểu thuyết luận đề để hiểu rõ hơn về tác phẩm và cách xây dựng nhân vật của nhà văn
Luận đề là những lí thuyết, những vấn đề về khoa học, triết học, đạo đức, chính trị Luận đề là đơn âm, là khô cứng, là lí lẽ mà người sáng tác bảo
vệ, thuyết phục người đọc theo quan điểm của mình Tiểu thuyết là hư cấu, tưởng tượng, phiêu lưu Theo quan niệm hiện đại: tiểu thuyết là hình thức đối thoại lớn của tác giả và người đọc Tiểu thuyết mô tả đời sống riêng của con
Trang 21người trong mối quan hệ rộng lớn của xã hội Tiểu thuyết mang tính tự do, động, để ngỏ
Tiểu thuyết luận đề là tiếng nói của tác giả, tác giả dùng cách nói thẳng, cho nhân vật nói thẳng, như vậy phần nào có sự đối lập đơn âm của luận đề và
đa âm của tiểu thuyết, sự linh hoạt của tiểu thuyết với sự khô cứng của luận
đề, sự tự do, để ngỏ của tiểu thuyết với logic chặt chẽ của luận đề
Tiểu thuyết luận đề ở nước ta có thể được hiểu như một ý tưởng về phong hóa, phong tục, ý tưởng chống lại gia đình phong kiến, ý tưởng đòi hỏi
tự do, tự lập cho con người cá nhân nảy sinh ở một thời kì lịch sử nhất định
Vũ Ngọc Phan ghi nhận 10 loại hình tiểu thuyết, trong đó có tiểu thuyết luận
đề Phạm Thế Ngũ cũng cho rằng: “Luận đề ở đây chỉ cái chủ trương, cái quan niệm có hệ thống của một tác giả về một vấn đề trọng đại cuả tác giả và liên quan đến xã hội, nhân sinh Nhà văn viết một câu chuyện với chủ ý trình bày những nhân vật, dẫn dắt các tình tiết để đi đến một kết cục, tất cả nhằm bênh vực cái quan niệm riêng của mình Người ta nhận ra tiểu thuyết luận đề
ở chỗ tác giả đã rõ rệt chủ ý bênh vực một quan niệm để chống lại một quan niệm khác và rõ rệt uốn nắn câu chuyện, khuôn đúc nhân vật, phục vụ cho chủ ý của mình” [21, tr.21]
Trong Bình giảng Tự lực văn đoàn, Nguyễn Văn Xung viết: “Sau khi thành lập Tự lực văn đoàn, Nhất Linh tiến sang loại tiểu thuyết luận đề, là những tác phẩm quan trọng đã gây nhiều sôi nổi trong dư luận” [32, tr.30] Bùi Xuân Bào nhận định: “Đoạn tuyệt là tiểu thuyết luận đề về cá nhân, Lạnh lùng cũng thuộc luận đề đó” Nhất Linh qua Đoạn tuyệt có thái độ mạnh mẽ,
quyết liệt hơn nhiều, ông thể hiện lập trường dứt khoát đấu tranh cho quyền sống, cho quyền tự do yêu đương của con người, chống lại gia đình phong kiến với những hủ tục lạc hậu dập vùi hạnh phúc cá nhân Chất luận đề rõ rệt nổi đậm đã tạo cho tiểu thuyết này một dáng dấp riêng
Trang 221.2.2.2 Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết
Nhân vật chính là đối tượng được miêu tả đến mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong, tùy thuộc vào nhiệm vụ mà nhà văn trao cho nó Tiểu thuyết với những đặc trưng về thể loại, nhìn cuộc sống và khám phá, chiếm lĩnh nó từ góc độ đời tư, đi sâu và phản ánh cuộc sống con người, hướng tới miêu tả cuộc sống Nhân vật tiểu thuyết là những con người bình thường trong cuộc sống hằng ngày với nhiều quan hệ cụ thể Trong tiểu thuyết hiện đại nhân vật luôn được đặt ở vị trí trung tâm, nó là nơi duy nhất tập trung, quyết định hết thảy trong một sáng tác Nhân vật là linh hồn, là yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học, là công cụ khái quát hiện thực và là công cụ để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng
Trong cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) đã chỉ ra rằng:
“Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải… nhân vật tiểu thuyết cũng hành động xuất hiện như con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau dằn vặt của đời Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh một cách nhân đạo, không cô lập nó cũng không cường điệu sức mạnh của nó Nó miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo” [19, tr.392]
Nhân vật trong tiểu thuyết còn là nơi tập trung nhiều nhất, đầy đủ tư tưởng của nhà văn và quan niệm của nhà văn về con người Nguyễn Đình Thi
trong cuốn Công việc của người viết tiểu thuyết cho rằng: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi là miêu tả những con người và thấu hiểu con đường đi của họ trong xã hội, người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc” [29, tr.169]
Tác giả Thiếu Sơn trong Phê bình và cáo luận viết: “Nhân vật tiểu thuyết phải là những người tầm thường nhưng mang bản sắc với cái nghĩa là
Trang 23những phẩm chất yếu hèn, cao thượng mà có dù là ai, đơn vị nào cũng ít nhiều có”
Thạch Lam trong Theo dòng (1941, NXB Đời nay) đề cao nhân vật như một phức hợp đa diện: “Một con người rất tốt có thể có lúc giận dỗi, tàn ác như một con người, rất ác có thể có lúc hiền lành nhân từ Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của con người Những hành vi của con người không chỉ do lẽ phải và tri thức mà phần nhiều định đoạt bởi những nguyên nhân sâu xa khác: tính di truyền, tạng người, tính chất”
Vũ Bằng trong Khảo sát về tiểu thuyết khái quát rằng: “Nhân vật tiểu thuyết là nhân vật phản chiếu hình ảnh của đời, là nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, nhân vật mà nhìn vào lòng như nhìn vào lòng ta vậy”
Tô Hoài và Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết hiện đại cho rằng nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [13, tr.45]
Có thể thấy nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh hiện lên rất cụ thể, sinh động, để làm được điều đó đòi hỏi nhà văn phải có một quá trình quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm, kết hợp với vốn hiểu biết sâu rộng của mình Vì vậy, nhân vật trong tiểu thuyêt của ông từ diện mạo, lời nói, hành động đều rất
sống động Đọc tiểu thuyết Đoạn tuyệt ta khó có thể quên đi được những nhân
vật như Loan, bà Phán Lợi… đây không phải là những con người kì vĩ, khổng
lồ, thánh nhân mà họ chính là những con người thật mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày và một trong số những con người bình thường
ấy lại tiềm tàng một sức mạnh dám vượt qua mọi trở ngại khó khăn để đi đến tận cùng cuộc sống của mình
Tóm lại, nhân vật trong tiểu thuyết có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật và thể hiện ngòi bút
Trang 24tài năng của nhà văn Lí thuyết về tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết rất đa dạng, phong phú Việc nghiên cứu tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết và thể loại tiểu thuyết sẽ cho ta thấy những tác động của thể loại và sự vận động, phát triển của nó trong quá trình văn học, tạo cơ sở cho việc nghiên
cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết luận đề Đoạn tuyệt của
Nhất Linh
1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh
Trong Dẫn luận thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng:
“Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ của chủ thể sáng tác” Cụ thể hơn, “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” Với
cách hiểu trên, quan niệm nghệ thuật sẽ chi phối toàn diện và sâu sắc thế giới nhân vật của chủ thể sáng tạo - nhà văn Chính vì vậy, khi tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh, không thể không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật
về con người của ông
Là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn
học phương Tây, Nhất Linh đã hướng tới tìm hiểu, khám phá và thể hiện con người trong tác phẩm của mình với chiều sâu tâm lí, tinh tế và phức tạp Đây
là nét mới trong quan niệm nghệ thuật về con người và cũng khẳng định ý thức cá nhân sâu sắc của nhà văn Là một cây bút tiêu biểu của văn xuôi lãng mạn, nhưng con người trong quan niệm của ông không hoàn toàn thoát li hoàn cảnh mà phải chịu sự chi phối, tác động của hoàn cảnh Chính vì vậy, nhân vật của ông vừa có chiều sâu tâm lí, vừa sống động hơn bởi dấu ấn của hiện thực cuộc sống
Trang 251.3.1 Con người gắn với hoàn cảnh
Là nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng lãng mạn, mặc dù chưa chú trọng đến tái hiện mối quan hệ giữa tính cách với hoàn cảnh, song nhân vật của Nhất Linh cũng luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh Yếu tố này chi phối cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết luận đề cũng như trong tiểu thuyết tâm lí của ông
Trong Đoạn tuyệt, các nhân vật lí tưởng của Nhất Linh luôn đấu tranh
để vượt ra khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến cổ hủ, để khẳng định quyền tự do, quyền sống chính đáng của mình Loan là cô gái được cha mẹ cho theo học trường Tây, hiểu biết và luôn ý thức về quyền được tự do yêu đương, tự quyết định về hôn nhân của mình Là một cô gái mạnh mẽ, cương quyết nhưng khi nhìn thấy bà Hai (mẹ của Loan) khóc thì Loan đã “xiêu
lòng”, “nàng không nỡ nào trái lệnh dẫu đời nàng tan nát đi chăng nữa” [18,
tr.62] Nàng phải thuận lấy Thân, người đàn ông mà nàng không yêu chỉ vì không muốn làm phiền lòng cha mẹ Chấp nhận lấy Thân theo ý của cha mẹ nàng là Loan đã thấy được trước cuộc đời tương lai của mình, những suy nghĩ tân thời rồi đây sẽ không còn được phát biểu một cách tự do nữa mà nàng phải tự uốn mình vào khuôn phép Dự đoán trước cuộc sống với gia đình chồng sau này, nàng đã thử tìm phương lược ổn thỏa hơn Nàng bàn với Thân
ra Hà Nội buôn bán để có thể êm thấm thoát li với gia đình cũ, sống một cuộc đời rộng rãi, thảnh thơi, có dịp khuyến khích chồng, chung gánh công việc với chồng Nhưng Thân lại không đồng ý với với điều đó Trả lời Loan, Thân thốt
ra một câu đần độn: “Mợ không phải nói nhiều Tôi lấy mợ về không phải để
mợ dạy khôn tôi Việc của tôi, tôi lo Nhưng lập thân: Thân danh tôi như thế
đời làm dâu, nàng bị mẹ chồng xem như một món đồ vật mua với giá cực đắt
và sử dụng chẳng cần nể nang Tuy vậy, Loan đau đớn vì sự mệt mỏi thân thể
Trang 26không bằng sự độc ác của mẹ chồng và các cô em chồng, những kẻ vô cùng thù ghét cô Cuộc sống của nàng trở nên ngột ngạt, tù túng, bị đày đọa Nàng vẫn cố gắng chịu đựng nhưng khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, con chết, Thân chết nàng bị đưa ra tòa vì tội giết chồng rồi được tự do Trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời, tâm trạng, cảm xúc của Loan đã trải qua nhiều cung bậc: là tình yêu thắm thiết với Dũng, mỗi khi nhớ về Dũng trái tim cô trở nên
ấm áp, là tuyệt vọng khi lấy phải một người chồng ích kỉ, an phận như Thân,
là đau khổ, ấm ức khi bị mẹ chồng hành hạ, là niềm vui vỡ òa khi tìm lại được hạnh phúc với Dũng
Như vậy, trong Đoạn tuyệt, nhânvật được gắn trong hoàn cảnh sống cụ thể và thông qua hoàn cảnh đó mà nhân vật tự mình bộc lộ những tính cách của cá nhân, những trải nghiệm, thấu hiểu, đồng thời giúp người đọc thấy được năng lực giải quyết của nhân vật trước hoàn cảnh Từ đó tạo nên một thế giới tâm lí đầy phức tạp, hấp dẫn và thu hút người đọc rất nhiều
1.3.2 Con người với đời sống nội tâm
Nhất Linh khai thác khía cạnh, đời sống tâm lí bên trong con người, khám phá những cảm xúc tinh tế một cách mãnh liệt bên trong con người ấy
Điều này được thể hiện qua lời nhận định của tác giả trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh cho rằng: “Khi xây dựng nhân vật cần chú ý đến cử chỉ, lời nói, hình dáng, tính tình mỗi người một tính thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh Thử thách đối với nhà tiểu thuyết là làm sao diễn tả, thể hiện, khám phá được tâm hồn nhân vật Cuốn tiểu thuyết có giá trị hay không phần lớn được diễn tả qua phương diện này” Ở Đoạn tuyệt nhà văn đã tái hiện con người cá
nhân để khám phá con người, đó là một yếu tố mang giá trị cá nhân, một tiêu
chuẩn để đánh giá hoàn chỉnh của xã hội hiện đại Con người trong Đoạn tuyệt là con người hiện đại, là con người cá nhân trong mối quan hệ xã hội,
được nhìn nhận nhiều chiều, trong mối quan hệ với chính mình
Trang 27Không phải ngẫu nhiên mà Nhất Linh đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật Nhân vật của Khái Hưng yêu đời, lạc quan, tôn thờ những tình yêu cao thượng, thích mơ mộng, lãng mạn, có khi đạt đến mục đích một cách dễ dàng Còn nhân vật của Nhất Linh thường trải qua những cơn khủng hoảng con đường đuổi theo một lí tưởng hoặc tìm đến hạnh phúc cá nhân Nhất Linh đi sâu vào những bi kịch, những mâu thuẫn giữa cá nhân và gia đình, tình yêu và bổn phận, chí hướng và hoàn cảnh của nhân vật Từ đó, con người đấu tranh thoát li nghĩa vụ xã hội để đến với hạnh phúc riêng tư, con người luôn xung đột với gia đình truyền thống với đạo đức luân lí của cả xã hội đang cố gò ép con người trong vòng cương toả của gia giáo và tiết hạnh
Trong tiểu thuyết luận đề này, bà Phán Lợi là nhân vật đại diện cho chế
độ và tập tục cũ của đại gia đình phong kiến Nhân vật Loan là nhân vật đại diện cho cái mới, cho người phụ nữ ý thức về cá nhân mình, mang lí tưởng và thể hiện tư tưởng, đạo đức của tác giả, của thời đại
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết luận đề Đoạn tuyệt cho thấy nhà văn đã đổi mới quan niệm về con người, cách miêu tả con
người Cách cảm nhận chủ quan của nhà văn là một thái độ hàm chứa nhiều diễn biến giá trị khác nhau của đời sống Từ đó đã tạo nên giá trị của tiểu
thuyết Đoạn tuyệt Tác giả cuốn Nhà văn hiện đại nhận xét: “Người ta thấy tiểu thuyết của ông tiến hóa rất mau, từ cái cổ lỗ như Nho phong, tiểu thuyết của ông đã đi vào loại tình cảm rồi đi thẳng vào lối tiểu thuyết luận đề, một lối tiểu thuyết rất mới ở nước ta Đến nay, trong loạt tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết của Nhất Linh vẫn là những tiểu thuyết chiếm vị trí cao hơn cả” [22, tr.54]
Vì vậy, khi tiếp xúc với nhân vật trong Đoạn tuyệt, chúng ta phải có cái
nhìn đa chiều hơn để thấy được những nét nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh Đây là lý thuyết bước đầu tìm hiểu quan niệm con người của Nhất Linh và giúp cho công việc nghiên cứu được triển khai dễ dàng và khoa học hơn
Trang 28CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT
QUA TÌNH HUỐNG, NGOẠI HIỆN
2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống
Tình huống truyện là “mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm” [2, tr 155] Đặt nhân vật vào các tình huống
truyện, Nhất Linh đã thể hiện rõ xung đột trong gia đình, xung đột mới – cũ Qua đó, nhân vật thể hiện và khẳng định được tính cách của mình, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm
2.1.1 Tình huống éo le, căng thẳng
Đoạn tuyệt thể hiện trực tiếp mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới mà
thành công nhất là ở những chương miêu tả cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa mẹ chồng và nàng dâu Đó là những chương tố cáo mạnh mẽ các tập quán cổ hủ trong gia đình bà Phán, cách đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến lỗi thời đã ăn sâu vào suy nghĩ của
họ từ bao đời nay
Loan là mộ cô gái mới, không còn phải hóa trang trong bộ nâu sòng của
chú tiểu Lan (Hồn bướm mơ tiên), trong cái lốt thôn nữ của Loan (Gánh hàng hoa), Trâm (Nắng thu), không còn lí lịch xuất thân nhà nho như Mai (Nửa chừng xuân) mà là một nữ sinh trung học, cô mặc áo tân thời, đến với tình
yêu tự do Trong cuộc đấu tranh cho quyền cá nhân, Loan có ý thức rõ ràng, không chịu đau khổ âm thầm như Mai, Minh Nguyệt Loan nói thẳng về nếp
sống của mình: “mẹ chồng ác thì đi chỗ khác mà ở, chồng ghét thì càng nên
đi lắm” [18, tr.20] và còn nói với cha mẹ: “Thầy me cho con đi học, thầy me không thể cư xử với con như người vô học được nữa” [18, tr.39] Loan yêu
Trang 29Dũng, Loan gặp Dũng đề nghị khéo léo với chàng cùng trốn đi xây tổ uyên ương nhưng Dũng tránh né chỉ coi nàng như một người bạn Loan định chạy trốn số mệnh nhưng thất bại đành phải chấp nhận cuộc đời hiện tại Vì thương
mẹ và không thể theo người mình yêu, Loan phải lấy Thân, một người nàng không hề yêu Đó là bi kịch của cuộc đời nàng, người mình yêu không được
lấy chỉ vì chữ hiếu: “Nàng đau đớn ví thân phận nàng như gái giang hồ, nếu gái giang hồ hiến thân cho thiên hạ để mưu sinh thì nàng cũng đành nhắm mắt hiến mình cho Thân, một người mà nàng không yêu để mưu lấy sự vừa lòng cha mẹ” [18, tr.67] Một người có tri thức, tân học như Loan đã phung
phí cả cuộc đời chỉ để vừa lòng cha mẹ ở cái thời mà chuyện hôn nhân hoàn
toàn do hai bên gia đình sắp đặt Loan mỉm cười chua chát: “Phung phí đời mình như thế để làm gì? Để lại sống theo cái khuôn cũ của mẹ chồng rồi nếu sau này có con dâu lại sẽ bắt nó theo khuôn mình và làm khổ phí cả đời nó y như trước kia mẹ chồng mình làm phí đời mình Thật là cái vòng luẩn quẩn, cái dây xích dài không bao giờ hết” [18, tr.48] Xây dựng tình huống éo le
này, Nhất Linh dần đưa nhân vật Loan vào cuộc sống làm dâu cực khổ, ngày
nọ trôi ngày kia như dòng sông êm đềm chảy, nhẫn nại sống trong sự phục tùng cổ lệ bên người chồng nàng không yêu Bước chân vào gia đình chồng, Loan nhận ra một điều là nàng không thể thuần thục được trong nền giáo lí cổ
hủ đó Và cũng có lẽ những xung đột kịch tính giữa các nhân vật bắt đầu nhen nhóm từ đây Về làm dâu một gia đình giàu sang, nhà có đầy tớ nhưng họ bắt nàng làm những việc nặng nề, vất vả để dễ bắt vào khuôn vào phép, này phải hầu hạ mẹ chồng như tôi tớ Họ cố bắt nét Loan từng li từng tí, họ tìm cách làm cho nàng đau khổ, hắt hủi như một người khách xa lạ bỗng dưng xen vào phá hạnh phúc của gia đình họ Loan như bị cô độc trong gia đình nhà chồng
mà không biết phải làm thế nào để thoát ra khỏi cuộc sống tủi nhục đó Rồi Loan sinh con, đứa con bị bệnh, mẹ chồng giao cho thầy bùa cúng bái, cho
Trang 30uống tàn hương nước thải, đứa bé bị bệnh càng nặng đưa vào nhà thương thì quá trễ, nó nằm chờ chết Mẹ chồng, em chồng, cả nhà chồng đổ thừa cho Loan tiêm thuốc tây hại chết đứa nhỏ nòi giống gia đình Cuộc cãi vã xảy ra,
mẹ chồng chửi rủa Loan, Thân - chồng nàng bênh mẹ đã tát nàng Loan thất vọng ê chề, có ý định quyên sinh Tình huống này đưa nhân vật hai sự chọn lựa: quyên sinh để kết thúc cuộc đời bị đày đọa hoặc tiếp tục sống cuộc đời làm dâu, xung quanh toàn là kẻ thù, nhất là bà mẹ chồng cay nghiệt, hành hạ nàng, gia đình nhà chồng xúc phạm, dày vò nhân phẩm nàng
Mẹ chồng cưới vợ lẽ cho Thân, Loan phải chấp nhận Tuất mới đầu còn
lễ phép với nàng sau được mẹ chồng bênh vực cũng a dua, hỗn láo Loan hoàn toàn tuyệt vọng và ở mức cùng cực của sự chịu đựng tại nơi tù đày nô lệ này Gia đình dọn lên Hà Nội sống tạm do nhà đang sửa Một buổi tối Thân gắt gỏng bắt nàng phải tắt đèn, Loan chịu đựng hết nổi, “con giun xéo mãi cũng quằn” nàng tỏ thái độ bất phục tùng, Thân giận dữ đánh vợ tàn nhẫn Nhất Linh xây dựng tình huống trở nên kịch tính, mâu thuẫn xung đột lên đến đỉnh điểm Loan cầm dao díp khua lên đỡ khi chồng cầm lọ đồng nện xuống, Thân trượt chân ngã đâm vào dao và chết Loan bị mắc án giết chồng Được trạng sư bào chữa Loan được trắng án, sung sướng được thấy ánh sáng tự do, thoát đời nô lệ Trải qua nhiều năm tháng khó khăn, Dũng nhờ Thảo liên lạc với Loan để chàng và nàng cùng chung sống cuộc đời mới quên cái quá khứ nặng nề kia đi
Tâm trạng nhân vật Loan được xây dựng trên những tình huống éo le, căng thẳng, chịu sự tận cùng nỗi đau, có lúc Loan nghĩ đến cái chết Nhà văn cống hiến cho độc giả những trạng thái tâm lí của nhân vật trước quyết định lựa chọn tạo nên tình huống tâm lí ấy đó là sự kết hợp mật thiết của những sự kiện bên ngoài và trạng thái tâm lí bên trong của nhân vật để tạo thành đột phá của số phận nhân vật