Đoạn tuyệt là tác phẩm thể hiện được sự đấu tranh sôi nổi giữa cái cũ và cái mới, Nhất Linh đã xây dựng thành công hình tượng Loan – người con gái có cá tính mạnh mẽ, là nhân vật dám đấ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
TRỊNH THỊ LAN
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT
CỦA NHẤT LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
HÀ NỘI - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
TRỊNH THỊ LAN
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT
CỦA NHẤT LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học ThS THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG
HÀ NỘI - 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, ThS Thành Đức Bảo Thắng – người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
Trịnh Thị Lan
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – ThS Thành Đức Bảo Thắng Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi
Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
Trịnh Thị Lan
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của khóa luận 7
7 Bố cục khóa luận 7
NỘI DUNG 8
Chương 1 Những vấn đề chung 8
1.1 Nhân vật và vai trò của việc miêu tả tâm lí nhân vật 8
1.2 Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết Đoạn tuyệt 11
1.2.1 Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn 11
1.2.2 Giới thiệu về tiểu thuyết Đoạn tuyệt 16
Chương 2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí qua tình huống, ngoại hiện 23
2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống 23
2.1.1 Tình huống căng thẳng giàu kịch tính 23
2.1.2 Tình huống gợi cảm xúc, cảm giác 31
2.2 Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện 35
2.2.1 Miêu tả tâm lí qua ngoại hình và những biểu hiện bên ngoài 35
2.2.2 Miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động 37
2.2.3 Miêu tả tâm lí nhân vật qua thiên nhiên 40
Chương 3 Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ 44
3.1 Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ đối thoại 44
3.2 Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm 48
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam 1930 - 1945 là một xã hội thực dân phong kiến tối tăm và đầy biến động Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị đất nước ta trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa… làm cho cuộc sống nhân dân
vô cùng cực khổ Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đòi tự do dân chủ và độc lập dân tộc Không nằm ngoài quy luật chung đó, văn học giai đoạn này cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh lịch sử xã hội Vì thế, nó phát triển mau lẹ và phân hóa thành nhiều
bộ phận, trào lưu khác nhau Trong đó sự ra đời của nhóm Tự lực văn đoàn và
vai trò quan trọng của Nhất Linh là kết quả tất yếu cho sự chuyển biến mạnh
mẽ đó
Nhất Linh được coi là ngôi sao sáng trong nhóm Tự lực văn đoàn, là
linh hồn của cả nhóm Ông cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo sáng tạo và làm nên thành công của cả nhóm Có thể khẳng định vị trí của Nhất Linh qua số lượng các tác phẩm cũng như nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm và hướng tới người tiếp nhận, thông qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của
xã hội
Từ đó có thể nói, các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung, các tác
phẩm của Nhất Linh nói riêng đều thể hiện rõ sự đổi mới văn học và cách tân văn hóa, đẩy lùi những tư tưởng phong kiến lạc hậu, cổ hủ để đem văn phong của phương Tây vào tác phẩm của mình cả về nội dung và hình thức Nhân vật trong các tác phẩm của Nhất Linh thường mang tâm trạng yêu đời, mới
mẻ, trẻ trung, tiến bộ, luôn tìm cách thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo
phong kiến Đóng góp của Tự lực văn đoàn và đặc biệt của Nhất Linh không
Trang 7chỉ đổi mới tư duy tiểu thuyết mà còn góp phần đổi mới cả một thời kì văn học
Đoạn tuyệt là tác phẩm thể hiện được sự đấu tranh sôi nổi giữa cái cũ
và cái mới, Nhất Linh đã xây dựng thành công hình tượng Loan – người con gái có cá tính mạnh mẽ, là nhân vật dám đấu tranh chống lại nền giáo lí cổ hủ lạc hậu đã tồn tại ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân Việt Nam hàng nghìn năm qua Đó là một cô gái tân thời có học hành, được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công trong xã hội mà bản thân họ là những nạn nhân phải gánh chịu Vì thế khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu của những phụ nữ này còn mạnh mẽ hơn ai hết, và hành động chống lại xã hội ấy là điều hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của tiến bộ xã hội Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, diễn ra hoàn toàn phù hợp với quy luật của lịch sử xã hội,và
sự chiến thắng của cái mới là tất yếu và không có gì ngăn trở được Có thể nói, cuộc đấu tranh ấy chính là khẩu hiệu để chấm dứt những phong tục hủ lậu, những nền tảng giáo lí cổ truyền cay nghiệt để giải phóng con người, giải phóng người phụ nữ khỏi chế độ áp bức vi phạm nhân quyền, tạo sức mạnh cho sự tiến bộ của xã hội
Việc tiếp cận tiểu thuyết Đoạn tuyệt hứa hẹn sẽ mở ra những khám phá
mới mẻ và sâu sắc Với đề tài này, chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về nội dung
tư tưởng tác phẩm, về tâm lí của thế hệ thanh niên giai đoạn 1932-1945 Đồng thời, thấy được tài năng cũng như những đóng góp của tác giả với nền văn học Việt Nam đương thời Ngoài ra, đó còn là điều kiện để chúng tôi bước đầu làm quen và tiếp cận với một đề tài nghiên cứu văn chương
Với những lí do như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghệ thuật miêu tả
2 Lịch sử vấn đề
Trang 8Khi chúng tôi nghiên cứu đề tài này, trước đó đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng và tiểu thuyết của Tự lực
văn đoàn nói chung
2.1 Trước cách mạng
Giai đoạn trước cách mạng đã có rất nhiều nhà văn nghiên cứu về Nhất Linh và các tác phẩm của ông Có thể kể đến nhiều bài phê bình của các tác giả như: Trương Tửu, Mộng Sơn, Vũ Ngọc Phan, Trần Thai Mại… được đăng trên các báo: Ngày nay, Thời thế, Sông Hương,… Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác đều quan tâm tới tiểu thuyết của Nhất Linh
Trong bài viết Dưới mắt tôi, nhà nghiên cứu Trương Chính đã có sự đánh giá khá xác đáng về Đoạn tuyệt Ông viết: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học hiện đại Việt Nam Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội
Nó còn có một giá trị tâm lí không ai có thể chối cãi được”
Năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận ra sự
tiến bộ trong tiểu thuyết của Nhất Linh: “Nếu đọc tiểu thuyết của Nhất Linh
từ Nho phong cho tới những tác phẩm gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, tiến đến tiểu thuyết tâm lí”
Tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng và của Tự lực văn đoàn nói chung
được đánh giá cao về mặt nội dung tư tưởng: Chống chế độ đại gia đình phong kiến, giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ thoát khỏi cánh cửa ngục
thất của chế độ đại gia đình phong kiến Người ta xem Đoạn tuyệt của Nhất
Linh như một thứ “vũ khí” bắn thẳng vào thành trì kiên cố và bảo thủ của xã
hội phong kiến Trên báo Loa (1935), Trương Tửu nhận xét: “Đoạn tuyệt
đánh dấu một cách rõ ràng thời kì thay đổi tiến hóa của xã hội An Nam Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lí khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao nhiêu hi vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí
Trang 9khí bồng bột đang ao ước sống một đời đầy đủ, một đời mãnh liệt cường tráng”
Nhìn một cách tổng quát, giới phê bình trước 1945 đánh giá cao Tự lực
văn đoàn Nội dung tư tưởng với chủ đề chống lễ giáp phong kiến và giải
phóng cá nhân được chú ý quan tâm Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này vẫn có phần còn giản đơn và chung chung Đó mới chỉ là những bước gợi
mở chứ chưa đi sâu vào khám phá về phương diện nghệ thuật
2.2 Sau cách mạng
Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này nên các tác phẩm
của Tự lực văn đoàn bị đánh giá chưa thỏa đáng, thậm chí có phần khắt khe Phải rất lâu sau đó, sau cuộc hội thảo văn chương về Tự lực văn đoàn tháng 5
năm 1989, do nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp phối hợp với Đại học Tổng hợp và các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học danh tiếng như: Tô Hoài, Huy Cận, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu,… tổ chức đã xuất hiện một loạt các bài viết, các công trình nghiên cứu có giá trị
văn chương của Tự lực văn đoàn: Về Tự lực văn đoàn (1989) – Nguyễn Hữu Trác, Đái Xuân Ninh; Tự lực văn đoàn - con người và văn chương (1990) – Phan
Cự Đệ; Thêm mấy ý kiến về Tự lực văn đoàn (1991) – Lê Thị Đức Hạnh;…
Không chỉ có thế, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến tiểu thuyết của Nhất Linh:
Lê Thị Dục Tú với công trình Quan niệm về con người trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn, Nhà xuất bản KHXH ,1997
Tiểu thuyết Nhất Linh (in trong thi pháp học hiện đại), Đỗ Đức Hiểu,
Nhà xuất bản hội nhà văn, H.2000
Nhất Linh cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Mai Hương, Nhà xuất
bản văn hóa thông tin, H.2000 ;
Trang 10Có thể nói các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và tác phẩm
của tác giả Nhất Linh nói riêng đã được ghi nhận và đánh giá công bằng theo
những giá trị văn học đích thực Giáo sư Phan Cự Đệ trong Tự lực văn đoàn -
con người và văn chương đã có những đánh giá hết sức công bằng và giàu sức
thuyết phục: “So với tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
đã đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của con người… Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng,
e thẹn, kín đáo và ý nhị” [3, 370]
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều công nhận nội dung tiến bộ của tiểu thuyết Nhất Linh là thể hiện khát vọng giải phóng con người cá nhân, giải phóng người phụ nữ thoát khỏi những giáo lí khắc nghiệt của xã hội phong kiến và lên tiếng đòi quyền hưởng hạnh phúc của con người Nhà nghiên cứu
Vu Gia trong cuốn Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học đã viết:
“Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên trong lịch sử văn học Việt
Nam, và là cuốn tiểu thuyết mà Nhất Linh muốn đem đến cho người đọc thời bấy giờ thấy được tiếng việt cũng đủ khả năng diễn đạt mọi ngóc ngách tình cảm của con người, thấy được đâu là cái mới, cái cũ, đâu là tiến bộ văn minh, đâu là lỗi thời lạc hậu, và để người đọc hôm nay thấy được sự gian truân của
buổi đầu chống lại chế độ gia đình phong kiến”[8, 153]
Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những diễn biến tâm lí, thế giới nội tâm của nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh Tuy nhiên những công trình này vẫn chưa có sự hệ thống và đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật một cách sâu sắc, cụ thể Từ nhận định trên, chúng tôi xin đi sâu vào xây
dựng, nghiên cứu đề tài Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết Đoạn
tuyệt của Nhất Linh Trong đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu và đưa ra
cái nhìn hệ thống hơn Những kết quả trong đề tài này có sự kế thừa từ những thành tựu của những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước
3 Mục đích nghiên cứu
Trang 11Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là tìm ra những nét
độc đáo, mới lạ trong việc miêu tả tâm lí nhân vật của tiểu thuyết Đoạn tuyệt
Qua đó, cảm nhận được những nội dung tư tưởng cũng như mong muốn của tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào khai thác Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết
Đoạn tuyệt của Nhất Linh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết Đoạn tuyệt của
Nhất Linh để thấy được những nét mới trong việc nghiên cứu miêu tả tâm lí nhân vật
Đồng thời trong quá trình phân tích tìm hiểu, để có sự đánh giá thỏa đáng, chúng tôi có sự so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác của ông và các nhà văn khác cùng thời Qua đó, tìm hiểu được tác phẩm một cách hệ thống
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Có thể xem tiểu thuyết Đoạn tuyệt là hệ thống khá hoàn chỉnh Chúng tôi quan niệm rằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Đoạn
tuyệt là một yếu tố nằm trong hệ thống này Vì vậy, mỗi đối tượng, mỗi vấn
đề khảo sát ở đây đều đặt trong cùng một hệ thống duy nhất
5.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp này giúp chúng ta nắm được lịch sử vấn đề cần nghiên
Trang 125.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được những nét chung đặc biệt là điểm khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn đối với từng nhân vật Trong trường hợp cần thiết, đề tài nghiên cứu cũng tiến hành so sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật với các tác phẩm khác cùng thời với ông
6 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận giúp chúng ta làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh Đồng thời, cũng là một tư liệu
tham khảo thiết thực trong việc tìm hiểu tiểu thuyết của Nhất Linh
7 Bố cục của khóa luận
Nội dung của khóa luận được triển khai thành ba chương :
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua tình huống, ngoại hiện Chương 3: Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ
Trang 13NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung
Cùng với sự đổi thay có tính chất bước ngoặt của dân tộc, văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng có một bước chuyển mình mang tầm vóc thế kỉ Từ một nền văn học trung đại mang đậm tính chất cổ điển kéo dài trong suốt hơn mười thế kỉ, đến nay văn học Việt Nam đã nhanh chóng ra nhập vào tiến trình văn học thế giới Diện mạo văn học nước nhà đang dần thay đổi và vận động
theo hướng hiện đại hóa Hòa chung vào công cuộc đổi mới đó, Tự lực văn
đoàn cũng ra đời vào hoàn cảnh ấy và góp phần không nhỏ vào việc đổi mới
diện mạo nước nhà
Nhóm hoạt động với tư cách độc lập không tuân theo một chỉ thị nào ngoài đường lối do chính họ vạch ra Nhờ tinh thần đoàn kết, niềm say mê
văn chương, Tự lực văn đoàn đã gặt hái được nhiều thành công vang dội, hoạt
động của nhóm có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX
Nhất Linh là ngôi sao sáng của Tự lực văn đoàn Vị trí của Nhất Linh
thể hiện ở vai trò chủ soái, nói như Bạch Năng Thi “Các nhà văn nhóm này học hỏi nhiều ở phương Tây Họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nhất Linh,
người đứng đầu nhóm, nên có thể nói ra những ưu điểm của Tự lực văn đoàn,
về cách xây dựng tác phẩm, sáng tạo nhân vật ( ), hành văn đấy cũng là ưu điểm của Nhất Linh
1.1 Nhân vật và vai trò của việc miêu tả tâm lí nhân vật
Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là phương tiện
để nhà văn khái quát hiện thực Vì thế mà: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống, mà là
Trang 14hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” (A Brech (1965), sân khấu tập 2[213])
Chức năng của nhân vật là: “Khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về những cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng”[19, 279] Nhân vật là sản phẩm của vốn sống trực tiếp và những tìm kiếm, khát khao của nhà văn, qua nhân vật mà nhà văn thể hiện được “quan niệm nghệ thuật”
và “lí tưởng thẩm mĩ” về con người Vì thế, nhân vật luôn gắn với tư tưởng chủ đề của tác phẩm
Ở thể loại tiểu thuyết, nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn Nhân vật là người dẫn dắt độc giả đi vào những thế giới khác nhau của đời sống Từ lâu, vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Giáo sư Trần Đình
Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học cho rằng: “Nhân vật văn học biểu hiện
cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả”[16, 48]
Mỗi tác phẩm lại có một hệ thống nhân vật mà trong đó các nhân vật gắn bó, thống nhất với nhau không chỉ bằng tiến trình sự kiện được miêu tả
mà còn bằng logic tư duy nghệ thuật của nhà văn Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất và tính chỉnh thể Hệ thống nhân vật được gắn kết như thế gọi là thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn khá sinh động và
phong phú, được phân chia thành hai nhân vật chính và phụ; chính diện và phản diện Thế giới nhân vật là một trong những phương diện quan trọng thể
Trang 15hiện cái nhìn nghệ thuật sắc sảo của Tự lực văn đoàn, đồng thời là phương
diện quan trọng làm nên thế giới nghệ thuật mang đậm phong cách riêng của
nhóm Các nhà văn trong Tự lực văn đoàn tuy chưa có được những tính cách
điển hình trong những hoàn cảnh điển hình nhưng nhân vật của họ đã có đời sống nội tâm khá phức tạp vượt hơn hẳn so với văn học trung đại
Nét đặc sắc nhất trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật: “Tự lực văn đoàn đã mở đầu cách miêu tả thế giới nội tâm
con người, chú ý trình bày thế giới cảm giác của con người đối với môi trường xung quanh, đối với người khác và đối với chính mình, đưa toàn bộ cấu trúc tự sự vào cấp độ đó Có thể nói toàn bộ đời sống nhân vật tiểu thuyết
ở đây được dệt bằng cảm giác, còn hành động là những sự kiện dấy lên những
cảm giác ấy” [16, 58] So với tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, thế giới nội tâm trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có nhiều đổi mới: “So với những tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đi sâu hơn
nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người Các nhà tiểu thuyết đã
có ý thức vận dụng khoa tâm lí học để phân tích tâm lí của các lớp người ở
các lớp tuổi khác nhau Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lí
của các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là của lớp thanh niên tiểu tư sản đang tuổi yêu đương, mơ mộng”[4, 285]
Đặc điểm đầu tiên ta thấy trong Tự lực văn đoàn là hình tượng nhân vật
người phụ nữ Đó là những cô gái trẻ trung, đầy nhiệt huyết nhưng gặp phải tình duyên trắc trở, số phận nghiệt ngã đôi khi bị cuốn theo vòng xoáy cuộc
đời Các tác phẩm: Đoạn tuyệt với nhân vật Loan; Lạnh lùng với nhân vật Nhung; Thoát li với nhân vật Hồng, tất cả đều gặp những hoàn cảnh cá nhân
khác nhau Nếu như Loan không dám lấy chồng ở vậy để giữ tiết hạnh khả
phong thì Hồng trong Thoát li lại khao khát một cuộc sống tự do, một tình
yêu chân thật, nhưng vì người đời ghẻ độc, cô đã gục ngã bằng cái chết
Trang 16Nhân vật trong Tự lực văn đoàn thường xuất hiện các cặp đôi nam nữ
có mối quan hệ qua lại, tác động vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, cuối cùng bộc lộ tính cách có những hoàn cảnh khác nhau Như Thân với Loan trong
Đoạn tuyệt lấy nhau không phải vì tình yêu, cuối cùng Loan đã hành động
thoát khỏi cuộc sống đó
So sánh tương quan với nhân vật của Thạch Lam, Hoàng Đạo, Nhất Linh đã đi sâu vào bi kịch nhân sinh, xây dựng các nhân vật có sức ám ảnh không dứt trong lòng người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc, ông xứng đáng là cây bút hiện thực trữ tình Cũng bởi thế vai trò của việc miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó chính là tiền đề tạo nên linh hồn cho tác phẩm
1.2 Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết Đoạn tuyệt
1.2.1 Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn
- Tiểu thuyết xuất hiện sớm ở Châu Âu, vào thời kì cá nhân con người không còn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng
xã hội cổ đại Nhưng phải tới thế kỉ XIX, với sự xuất hiện của những cây bút
“đại thụ” như Xtăngđan, Bandac, L Tonxtoi, Đoxtoiepxki thể loại tiểu thuyết mới đạt được sự hoàn thiện
Nhà nghiên cứu M.Bakhin cho rằng: Tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi bởi nó phản ánh một cách sâu sắc, cơ bản và nhạy
bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực Từ điển thuật ngữ văn học
định nghĩa tiểu thuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có khả năng phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách
đa dạng” [19, 328] Đây là một thể loại quan trọng nhất của văn chương hiện đại tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại Đó là
Trang 17thể loại duy nhất nảy sinh và nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới
và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy
Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết phát triển muộn Mãi tới đầu thế kỉ
XVIII, với sự xuất hiện của Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất
thống chí, nước ta mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết Tuy nhiên, những
tác phẩm này vẫn thuộc loại hình cổ điển phương Đông Phải sang thế kỉ XX, tiểu thuyết Việt Nam mới mang tinh thần của thời đại mới, thời đại từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến Với sự giao lưu và tiếp nhận những tinh hoa của nền văn hóa phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam mới thực sự trở thành tiểu thuyết hiện đại
- Tiểu thuyết luận đề được hiểu là tiểu thuyết mà cốt truyện và số phận
nhân vật được dùng để chứng minh cho một vấn đề triết học, đạo đức, xã hội
có trước
Cũng cần phải phân biệt tiểu thuyết luận đề với luận đề của tiểu thuyết luận đề của tiểu thuyết chính là chủ đề, là vấn đề: “Triết lí xã hội,đạo đức và các loại hình tư tưởng khác được đặt ra trong tác phẩm” [1, 46] Chủ đề được hình thành từ hiện thực đời sống thông qua sự khái quát hóa của nhà văn, chủ
đề được toát ra từ ý nghĩa khách quan của tác phẩm
Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết luận đề là tính định hướng trong khai thác nhân vật và cốt truyện Ở đó, người đọc dễ dàng nhận ra sự can thiệp của tác giả Nhà văn luôn luôn xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập, có mâu thuẫn, xung đột gay gắt với nhau, trong đó nhân vật chính diện luôn là “phát ngôn viên” cho tư tưởng của chính tác giả Nhân vật cũng thường được khai thác ở những bình diện có lợi cho luận đề Kết thúc của tiểu thuyết luận đề thường là kết thúc có hậu Vì thế, tiểu thuyết luận đề thường mang màu sắc đạo đức và duy lí
Trang 18Tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn: Đầu thế kỉ XX, tầng lớp trí thức Tây
học ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ Họ tiếp nhận và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây hiện đại Vì thế ý thức cá nhân trong họ trỗi dậy mạnh mẽ, trong khi đó chế độ gia đình phong kiến vẫn đầy rẫy những tập tục phong kiến lạc hậu Cuộc đối đầu giữa hai phe cũ - mới ngày càng căng
thẳng và quyết liệt, khó có thể dung hòa Trước thực trạng trên của xã hội, Tự
lực văn đoàn đã nhanh chóng nắm bắt tình hình của xã hội và đã cho ra mắt
độc giả nhiều tác phẩm có nội dung chống lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng con người cá nhân Những tác phẩm ấy ngay từ khi mới ra đời đã nhận được
sự ủng hộ và yêu mến của đại đa số những người trẻ tuổi đang khao khát được sống cuộc đời tự do, được hưởng hạnh phúc cá nhân
Mở đầu cho cuộc chiến chóng lễ giáo phong kiến, giải phóng con người
cá nhân là cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng Tiếp sau Hồn
bướm mơ tiên là các tiểu thuyết: Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, Lạnh lùng, Gia đình, Thoát li, Thừa tự đã trực tiếp tấn công vào thành trì bảo thủ của lễ giáo
phong kiến Các tiểu thuyết này đã phơi bày mặt trái của nền luân lí bảo thủ - cái mà phái cũ gọi đó là truyền thống, là gia phong nền nếp Đó là chế độ đa thê với quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” trong
tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt; là mâu thuẫn muôn đời giữa mẹ chồng nàng dâu với quan niệm nghiệt ngã “mất tiền mua mâm bà đâm cho
thủng” trong Đoạn tuyệt; là chế độ hôn nhân gả bán và quan niệm môn đăng
hộ đối trong Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân; là nghĩa vụ tam tòng và bổn
phận thủ tiết của người đàn bà theo quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” đã kìm hãm hạnh phúc của biết bao phụ nữ trẻ bất hạnh
trong Lạnh lùng
Trong các tiểu thuyết luận đề, Tự lực văn đoàn đã dụng công xây dựng
nên những nhân vật lí tưởng nhằm chứng minh cho luận đề của mình, cho tôn
Trang 19chỉ, mục đích hoạt động văn chương của nhóm Giáo sư Hoàng Xuân Hãn
nhận xét Tự lực văn đoàn là tập hợp những cây bút “thấm nhuần văn hóa
Pháp” Các sáng tác của văn đoàn này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương
Tây mới mẻ, họ là lớp nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới tư duy nghệ thuật thời bấy giờ, họ ca ngợi và cổ vũ cho cái mới Nhanh chóng nắm bắt và phản ánh được những xung đột giữa cũ - mới trong xã hội, họ đã dùng văn chương như một thứ vũ khí đấu tranh chống lại các nền nếp, ý thức, tư tưởng lỗi thời Vì vậy, tiểu thuyết luận đề đã nhanh chóng trở thành một hình
thức văn chương có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đấu tranh của Tự lực văn
đoàn Tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn đi theo hai hướng: thứ nhất là đấu
tranh chống lễ giáo phong kiến và giải phóng con người cá nhân, thể hiện những khát vọng về cuộc sống tự do, được hưởng hạnh phúc cá nhân, được
quyền tự do yêu đương Trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn, chúng ta
nhận ra cái tôi cá nhân mạnh mẽ, luôn khát khao được sống, được yêu, luôn muốn bứt phá khỏi lễ giáo phong kiến với những hủ tục luật lệ quá khắt khe kìm hãm hạnh phúc cá nhân Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai phe cũ - mới
đã diễn ra: một bên là những thanh niên trí thức đại diện cho những tư tưởng tiến bộ của thời đại; một bên là đại diện cho nền luân lí truyền thống với những quan niệm đã quá cũ kĩ, lạc hậu luôn khăng khăng giữ lấy quan điểm
của mình Thông qua các tác phẩm, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn
phê phán mạnh mẽ lễ giáo phong kiến đã trà đạp lên quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân chính đáng của con người
Thứ hai là cải cách xã hội: các tiểu thuyết luận đề mang nội dung cải
cách xã hội của Tự lực văn đoàn mang đậm màu sắc cải lương, tư sản Những tiểu thuyết luận đề theo hướng này gồm: Gia đình của Khái Hưng, Con đường
sáng của Hoàng Đạo
Trang 20Tiểu thuyết luận đề thường không mở rộng diện phản ánh mà thường khái quát từ chiều cao với rất ít sự kiện và nhân vật Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá: lối tiểu thuyết luận đề là lối rất mới ở nước ta Mà trong thể loại này thì tiểu thuyết của Nhất Linh là “những tiểu thuyết chiếm vị trí cao hơn cả” Bản thân nhà văn Nhất Linh cũng nhận xét; “Viết tiểu thuyết luận đề nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu lên một lí thuyết, để tán dương tuyên truyền một cái gì đó mà tác giả cho là đẹp, để đả đảo một cái gì mà tác giả cho là xấu xa”[17, 147]
Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh thể hiện những tư tưởng tiến bộ của lớp thanh niên trẻ có học thức, được tiếp xúc với văn minh phương Tây hiện đại Nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật lí tưởng đại diện cho những tư tưởng mới Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh luôn có hai tuyến nhân vật đối nghịch nhau gay gắt: một bên đại diện cho những tư tưởng tiến bộ,đó là những trí thức Tây học được học hành, được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây hiện đại Họ có ý thức sâu sắc về sự biến chuyển của thời đại, họ cảm nhận cuộc sống thật ngột ngạt, tù túng trong các ràng buộc của chế độ đại gia đình và hệ ý thức phong kiến cổ hủ Vì thế họ khao khát có cuộc sống tự
do Những người phụ nữ trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh luôn là những người phụ nữ được học hành, có hiểu biết Họ khao khát một cuộc
sống bình đẳng, Loan trong Đoạn tuyệt luôn có ước muốn “mình phải tạo ra
một hoàn cảnh mới hợp với quan niệm của mình” Loan luôn khẳng định rằng
“em có quyền tự lập thân em” Trong suy nghĩ của Loan luôn có những tư tưởng đi ngược lại xã hội phong kiến
Trong tác phẩm của ông thường xuất hiện mâu thuẫn mẹ chồng với nàng dâu Nhưng vượt lên trên mối xung đột cá nhân ấy là xung đột mang tính xã hội rộng lớn Đó là sự xung đột khốc liệt giữa hai phe cũ - mới, giữa hai luồng tư tưởng trái ngược nhau của hai thế hệ Sự xung đột giữa hai lối
Trang 21sống, hai quan niệm sống Với Đoạn tuyệt, đó là cuộc đấu tranh cho quyền
sống, cho quyền tự do yêu đương của con người, chống lại gia đình phong kiến với những hủ tục lạc hậu dập vùi hạnh phúc cá nhân Vì thế ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã được đánh giá là “Một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu chủ nghĩa cá nhân”
1.2.2 Giới thiệu về tiểu thuyết Đoạn tuyệt
Nhất Linh là một nhà văn tài năng, bởi như Thạch Lam đã nói: “nhà tiểu thuyết gia có tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái nhìn tâm lí uyển chuyển của con người, nhà văn chính mình có một tâm hồn rất phức tạp và giàu có” Và vì thế, Nhất Linh đã làm được những điều đó trong tiểu thuyết của mình, ông đã: “Đi sâu miêu tả những khía cạnh tinh vi, sâu kín trong tâm hồn nhân vật” Thành công lớn nhất của Nhất Linh khi miêu tả nội tâm nhân vật đó là ông đã chú ý miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật, ông nhìn thế giới bên ngoài, thế giới bên trong, thế giới xung quanh đầy ắp những cảm giác
mới mẻ về màu sắc, âm thanh Và Đoạn tuyệt là một tác phẩm như thế
Đoạn tuyệt xuất bản năm 1936 là một tiểu thuyết luận đề, thuật chuyện
một người phụ nữ đã tiêm nhiễm những tư tưởng mới về tự do, về giá trị và quyền sống của cá nhân trong xã hội Vì không chịu nổi những ràng buộc vô
lí của chế độ đại gia đình, những hủ tục lạc hậu của lớp người cũ, nàng phải
Đoạn tuyệt với gia đình để thoát li mọi áp bức và sống một cuộc sống tự lập
Vai chính là Loan, một cô gái đã học hết năm thứ 4 ban Cao đẳng Tiểu học Nàng đã hấp thụ được những tư tưởng mới, không muốn sống “trong sự phục tòng cổ lệ” như mọi người con gái khác Nàng yêu Dũng, một thanh niên có chí khí bị cha mẹ từ bỏ chỉ vì chàng không muốn sống vô vị, chỉ vì chàng có những tư tưởng mới mẻ, nguy hiểm Dũng yêu Loan, nhưng không thể nghĩ tới việc lập gia đình, nên phải đóng vai một người bạn Loan bị cha mẹ ép gả cho Thân, con một nhà giàu Thái Hà nhưng Thân lại là một thanh niên tầm
Trang 22bà mẹ chồng rất trung thành với lễ nghi cũ, cay nghiệt và hiểm độc đối với con dâu mà bà muốn phải hoàn toàn phục tòng
Loan cố gắng tỏ ra thần phục, kính trọng mẹ chồng và yêu chồng để được yên thân Vì đứa con trai nàng sinh ra đã chết, vì óc mê tín dị đoan của
bà mẹ chồng và nàng không thể sinh nở được nữa, nàng đã bằng lòng cho Thân lấy vợ lẽ Nàng sống tủi cực, ngày ngày phải chịu sự hành hạ vô lí của
mẹ chồng, của gia đình chồng (kể cả vợ lẽ) Cuối cùng cuộc xung đột xảy ra:
bị chồng đối xử tàn nhẫn nhân một chuyện nhỏ, bẩn thỉu, Loan đã không thể chịu nổi mà chống cự lại Trong lúc Thân hung hãn như con hổ dữ sấn lại phía nàng, tay cầm một chiếc lọ đồng, nàng hoảng hốt vớ lấy một con dao rọc sách định giơ đỡ Bị đạp mạnh, Loan trượt chân ngã xuống giường Thân ngã theo bị con dao đâm trúng ngực chết Loan được tòa án tha bổng sau một thời gian giam cầm Mẹ nàng chết, nàng phải bán ngôi nhà của cha mẹ nàng để lại
để trả nợ mẹ chồng cũ (sau này nàng mới biết nàng bị ép lấy Thân vì mẹ nàng
nợ tiền bà Phán Lợi) Nàng sống một cuộc đời chật vật và vẫn bị gia đình nhà chồng tìm cách làm hại và dư luận xã hội dè bỉu
Về phần Dũng, sau một thời gian hoạt động gian khổ, chàng vẫn không quên Loan Chàng hối hận vì chàng mà Loan phải chịu đau khổ Loan yên trí rằng chàng không yêu nàng và trong những ngày cuối năm, nàng cảm thấy nỗi cô độc của nàng, một thân một mình sống trơ trọi Và rồi, nàng nhận được bức thư của Dũng gửi cho bà giáo Thảo - bạn thân của cả hai người nhờ dò xét tình ý của nàng, xem hai người có thể nối lại được hay không
Đoạn tuyệt có cốt truyện duy nhất nhưng dường như có hai phần lồng
vào nhau Cốt truyện của Đoạn tuyệt phần nào giống với Nửa chừng xuân:
Một bên là gia đình bà Phán Lợi với Loan và Thân - người chồng mà Loan không yêu, còn một bên là gia đình bà An với Mai và Lộc - người đàn ông thụ động và hèn yếu Tuy vậy nhưng ở hai tác phẩm lại có diễn biến không giống
Trang 23nhau Ở Nửa chừng xuân là sự dang dở không đi tới đâu, một tuổi đời dang dở
ở độ nửa chừng xuân và một tình yêu lí tưởng vượt lên nhiều đau khổ đã khép
câu chuyện lại với nhiều bâng khuâng xúc động Còn trong Đoạn tuyệt, Nhất
Linh đã đạt tới cái đích của nó là chấm dứt, là đoạn tuyệt với cái cũ và đó là lựa chọn không thể khác đi Nhất Linh đã khéo lồng hai mạch truyện vào nhau Ở những chương đầu tác giả kể về một mối tình giữa Loan và Dũng Dù
đã được sắp đặt lấy một người khác nhưng Loan vẫn ôm ấp tình yêu của mình dành cho Dũng và Dũng cũng mang một mối tình sâu đậm với Loan Cốt truyện giàu tính hiện thực, xung đột kịch tính đã tạo nên tính cốt lõi cho tác phẩm Xung đột đã lên tới đỉnh điểm khi Thân bị chết và Loan bị kết án tội giết chồng Cái chết của Thân có tính chất ngẫu nhiên và Loan rơi vào trạng thái ngộ sát Loan được tòa án tha trắng án, từ đây cuộc đời Loan như sang trang mới, Loan được giải thoát khỏi nhà chồng, rời khỏi ngưỡng cửa đại gia đình phong kiến, Loan như được nhìn thấy chút ánh sáng của chân trời mới
Về phần Dũng, trong những ngày buôn ba hoạt động ở khắp nơi nhưng vẫn không ngừng theo dõi từng bước chân của Loan Dũng đã có mặt trong phiên tòa xét xử Loan, họ ở gần nhau nhưng tác giả lại không để cho họ được gặp nhau Chỉ tới phút cuối cùng tác giả mới tạo điều kiện để họ có thể đến với nhau khi mà tình yêu họ dành cho nhau vẫn còn Cốt truyện khép lại cơn ác mộng qua đi, Loan bắt đầu cuộc sống mới, Loan bắt đầu cuộc sống mới sau bao nhiêu năm khổ cực Cái kết thúc không khép lại một cách tuyệt vọng, xóa
đi cái cũ nhưng cái mới lại mở ra tiếp nối Trong lá thư gửi Thảo, Dũng viết:
“Hai người cùng đau đớn như nhau sao lại không về với nhau để cùng chung sống một cuộc đời mới và giúp nhau quên cái quá khứ nặng nề kia đi” [13,
197] Tác phẩm khép lại ở sự chờ đợi những gì tốt đẹp sẽ đến với hai người thanh niên trẻ, không có gì cản trở họ xây dựng hạnh phúc trong không khí xã hội đang đổi thay, cái mới đang dần thay thế cái cũ Có thể thấy rằng Nhất
Trang 24Linh đã tạo được sự phù hợp giữa nội dung và hình thức để tổ chức được câu chuyện
Trong tác phẩm Đoạn tuyệt của Nhất Linh, người đọc dễ dàng nhận
thấy ông đã sử dụng loại kết cấu luận đề thể hiện chủ đề tư tưởng của mình Ông đã đưa ra cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới đặt lên vai nhân vật Loan, Thân, bà Phán Lợi trên hai tuyến đối lập không cân sức Cái cũ ở đây là cái ý thức hệ lỗi thời phong kiến, những tập tục lạc hậu của những gia đình quyền thế Còn cái mới là những hiện tượng xã hội tích cực, một lớp thế hệ trẻ đang lên, hăng hái và chống lại cái cũ Và điều hiển nhiên Nhất Linh đã ủng hộ cái mới và khuyến khích ủng hộ cái mới, đoạn tuyệt với cái cũ
Ngay từ những chương đầu, tác phẩm chủ yếu nói về mối tình lãng mạn giữa Loan – cô gái có học yêu Dũng là một chàng trai có chí hướng, cũng mang mối tình sâu nặng trong những ngày xa cách Tác phẩm thống nhất ở những chương miêu tả những cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa mẹ chồng với nàng dâu Tố cáo mạnh mẽ các tập quán cổ hủ trong gia đình bà Phán, cách đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến tiêu biểu trong phần hai của các chương: III, VIII, X, XI, XII và chương I của phần ba
Với cách tổ chức kết cấu như trên, tác giả đã khéo léo lồng ghép tư tưởng của mình với những diễn biến tâm lý nhân vật, những xung đột gay gắt một cách hợp lí Đặc biệt là những trạng thái cảm xúc của nhân vật Loan, với những nỗi đau, nỗi tủi nhục, những căng thẳng khi ở nhà chồng Tạo nên cốt lõi của tác phẩm với những xung đột không thể điều hòa được dẫn đến Loan ngộ sát chồng, cảnh ra tòa và thoát khỏi gia đình nhà chồng được thể hiện một cách tất yếu ra sao? Hay những trạng thái cảm xúc của Dũng với những ngày buôn ba hoạt động của mình vẫn không nguôi nhớ đến Loan, vẫn quan tâm lo
Trang 25lắng cho cuộc đời người yêu mình mà hành động cụ thể là chàng đã có mặt tại phiên tòa xét xử Loan dù chỉ đứng nấp phía ngoài và hồi hộp theo dõi
Mặt khác, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy cứ mỗi chương tác giả nhẹ nhàng đưa vào đó chủ đề tư tưởng của mình Có xung đột giữa Loan và đại gia đình
bà Phán để từ đó tạo ý thức phản kháng nhằm thoát khỏi cảnh sống khổ nhục nên mới có hành động Loan ngộ sát chồng Rồi qua đó, tác giả bày tỏ quan điểm chống cái cũ, ủng hộ cái mới của mình bằng cách cho Loan trắng án trong phiên tòa xét xử Lời nói của trạng sư lúc tuyên bố Loan trắng án cũng chính là ước mong của tác giả: Cái chế độ phong kiến cổ hủ tồn tại từ rất lâu đời đã đến lúc phải được phá bỏ để nhường chỗ cho cái mới, cái văn minh tân tiến hơn
Bên cạnh đó còn có những diễn biến tâm lí của nhân vật mà chủ yếu là nhân vật Loan và Dũng Đó là những lúc Loan giãi bày tâm sự cùng Thảo về những nỗi ngang trái trong tình yêu, về những nỗi đau khổ, tủi nhục của mình khi ở nhà chồng Hay nỗi nhớ da diết của Dũng về Loan, bức thư tâm sự với Thảo… Những điều đó không chỉ cho người đọc thấy được cái tài lồng ghép diễn biến tâm lí, sự kiện, tình tiết một cách khéo léo về kết cấu trong tác phẩm của tác giả mà ta còn cảm nhận được một Nhất Linh rất sâu sắc, tinh tế trong việc phân tích tâm lí nhân vật cũng như sự nhạy cảm dự báo hướng mới đi
của thời đại Chính vì vậy, Trương Tửu nhận xét rằng: “Đoạn tuyệt là vòng
hoa tráng lệ đặt lên đầu chủ nghĩa cá nhân Tác giả có đàng hoàng công nhận
sự tiến bộ và hăng hái tin tưởng tương lai Ông giúp bạn trẻ vững vàng phấn đấu, nghĩa là vui mà sống.”
Ngoài ra, kết cấu tâm lí cũng cho phép tác phẩm có cách mở đầu và kết thúc rất hiện đại: “Tác phẩm mở đầu bằng cảm giác, kết thúc bằng cảm giác làm cho người đọc cùng thể hiện cảm giác với nhân vật” [16, 58] Trong
Đoạn tuyệt là sự xuất hiện của bốn nhân vật: Loan, Dũng, và vợ chồng Thảo
Trang 26Lâm Mỗi người một lí lẽ, quan điểm, họ thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình
về gia đình, xã hội, về sự đối lập gay gắt giữa hai tư tưởng cũ - mới Cách mở đầu tiểu thuyết của Nhất Linh rất tự nhiên, dễ dàng dẫn dắt người đọc đi vào
số phận, cuộc đời nhân vật để cùng chia sẻ và đồng cảm với nỗi đau riêng của từng nhân vật
Nếu như truyện cổ thường khép lại với một kết thúc có hậu với cảnh đại đoàn viên Kết thúc đó thường đem đến cho độc giả sự thoải mái về mặt tinh thần bởi sự thắng thế của cái thiện đối với cái ác, chính nghĩa đối với
gian tà Thì khác với truyện cổ, kết thúc trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là
lối kết thúc mở, giúp cho người đọc có liên tưởng phong phú, đa dạng, mở ra
nhiều hướng cho sự phát triển cuộc đời, số phận nhân vật: Nửa chừng xuân
khép lại trong cảnh chia tay giữa Mai và Lộc, tác phẩm đã đến hồi kết thúc nhưng dường như câu chuyện vẫn còn bỏ ngỏ, khuyến khích sự phát triển ý tưởng của mỗi người đọc Liệu đây có phải là cuộc chia ly mãi mãi hay chỉ là tạm thời? Liệu Mai và Lộc có trở về bên nhau tiếp tục tình yêu say đắm còn dang dở? Vẫn còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi câu chuyện đã kết thúc nhưng cuối cùng tác giả lại để người đọc tự đưa ra kết luận theo suy nghĩ
riêng của mỗi người; Còn Đoạn tuyệt lại kết thúc trong niềm hạnh phúc ngập tràn của Loan: “Hiện giờ có một người sung sướng Người đó đang đi ngoài
mưa gió, quên cả mưa ướt, gió lạnh”[13, 200] Cuộc đời đầy sóng gió với bao
nỗi đắng cay oan nghiệt của Loan cuối cùng cũng được hé mở một tia sáng tươi mới, hứa hẹn một tương lai tươi sáng Đó chính là hiệu quả mà lối kết
cấu mở trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đem đến cho văn học Việt Nam
giai đoạn đầu thế kỉ XX
Có thể nói, kết cấu của tác phẩm góp phần quan trọng làm nên thành công của tác phẩm Mỗi thời kì qua đi kết cấu lại có sự đổi mới và hoàn thiện
trên cơ sở cái cũ Đoạn tuyệt là tác phẩm tuân theo lối kết cấu của Tự lực văn
Trang 27đoàn, tức là theo tâm trạng nhân vật Vì thế mà diễn biến tâm lí của nhân vật
đươc diễn tả một cách sâu sắc và tinh tế Đây chính là một yếu tố cơ bản của tác phẩm văn chương nghệ thuật
Trang 28Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí qua tình huống, ngoại hiện
Nhất Linh là một nhà văn tài năng, bởi như Thạch Lam đã nói: “chính nhà tiểu thuyết gia có tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái nhìn tâm lí uyển chuyển của con người, nhà văn chính mình có một tâm hồn rất phức tạp
và giàu có” Chính ở Nhất Linh đã làm được những điều đó trong tiểu thuyết của mình, ông đã: “Đi sâu miêu tả những khía cạnh tinh vi, sâu kín trong tâm hồn nhân vật” Thành công lớn nhất của Nhất Linh khi miêu tả nội tâm nhân vật đó là ông đã chú ý miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật, ông nhìn thế giới bên ngoài, thế giới bên trong, thế giới xung quanh đầy ắp những cảm giác mới
mẻ về màu sắc, âm thanh Và Đoạn tuyệt là một tác phẩm như thế
2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống
2.1.1 Tình huống truyện căng thẳng giàu kịch tính
Tình huống truyện là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật hoàn cảnh và môi trường sống Qua đó, nhân vật bộc
lộ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư
tưởng, tình cảm của tác phẩm bằng tóm tắt truyện (cốt truyện) Đoạn tuyệt
đánh dấu một cách rõ ràng thời kì thay đổi trong lịch sử tiến hóa của xã hội
An Nam Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lí khắc khổ, eo hẹp đã giết chết bao nhiêu hi vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí khí bồng bột đang ao ước sống một cuộc đời đầy đủ, một đời mãnh liệt, cường tráng Vì chế độ gia đình hiện thời chỉ là một chế độ nô lệ dưới một lớp sơn lừa dối, bắt con người cả đời chỉ quanh quẩn với những bổn phận không đâu
Đoạn tuyệt thể hiện trực tiếp mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới mà
thành công nhất là ở những chương miêu tả cuộc xung đột giữa cái cũ và cái
Trang 29mới, giữa mẹ chồng và nàng dâu Đó là những chương tố cáo mạnh mẽ các tập quán cổ hủ trong gia đình bà Phán, cách đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến lỗi thời đã ăn sâu vào suy nghĩ của
họ từ bao đời nay
Trong tiểu thuyết của mình, Nhất Linh đã kí thác tâm sự của mình vào
đó, ông đi sâu vào những bi kịch, những mâu thuẫn trong tâm hồn nhân vật, mâu thuẫn giữa cá nhân và gia đình, tình yêu và bổn phận, chí hướng và hoàn
cảnh, trụy lạc và nhân phẩm Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Đoạn tuyệt
được tác giả chia thành hai phái đối lập giữa cái cũ và cái mới Một bên đại diện là nhân vật Loan (cái mới) và một bên là gia đình mẹ chồng phong kiến,
cổ hủ (cái cũ) Xung đột được đẩy lên cao trào thông qua các nhân vật chính trong tác phẩm: Loan, Dũng, Bà Phán Lợi… Thông qua đó, làm cho người đọc hiểu được một cách cụ thể và sâu sắc diễn biến tâm lí của nhân vật Nhất
Linh đã làm nổi bật tình huống truyện trong Đoạn tuyệt với những xung đột
kịch tính rất phức tạp làm cho người đọc phải hồi hộp theo dõi Nổi bật trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa Loan (đại diện cho cái mới, cái tân thời) và bà Phán (đại diện cho lễ giáo phong kiến) Loan được Nhất Linh miêu tả là một
cô gái tân thời, có học hành, hành vi ngôn ngữ của cô đều chứng tỏ cô là một
cô gái đứng đắn, khôn ngoan, đủ lí trí để xem xét mọi việc, đủ nghị lực để phấn đấu, đủ nhẫn nại để chịu những nỗi thống khổ, những điều phẫn uất có thể đang chờ nàng Mỗi cử chỉ của Loan đều thận trọng cân nhắc, tính toán chứ không để bị mù quáng trước một ánh sáng lòeloẹt nào Tác giả đã miêu
tả tâm lí nhân vật Loan đa dạng, sắc sảo, miêu tả tấn bi kịch tâm lý của nhân vật với những nỗi trăn trở, nỗi đau đớn và cả những khát vọng đấu tranh Trước khi Loan đoạn tuyệt với gia đình cũ, nàng đã cố sống như mọi người,
cố thuần thục lấy “gia đình chồng làm gia đình mình, coi bố mẹ chồng như bố
mẹ đẻ” [13, 168] Nàng tự bảo: “Biết đâu lại không tìm thấy hạnh phúc ở chỗ
Trang 30đó” [13,168] Loan tự hiểu hạnh phúc không phải ở nơi đó và khó tìm thấy
hạnh phúc trong gia đình cũ, cạnh một người chồng nàng không yêu “Biết đâu” chỉ là một triết lí nàng tạo ra để lại cho lòng hoài nghi của mình một hi vọng, dẫu chỉ là một hi vọng mong manh rằng nàng có thể sẽ có được một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc trong gia đình đó Chấp nhận lấy Thân là nàng chấp nhận đau đớn hi sinh cuộc đời mình, hi sinh tình yêu - một tình yêu tha thiết và sâu sa để làm vui lòng người mẹ Nàng miễn cưỡng chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu ấy, vì hiếu thảo với cha mẹ mà Loan đã hi sinh tình yêu đầu đời của mình, cố lấy tiếng cười để che lấp đi sự ủ rũ trong lòng, nàng tự nhủ phải cố gắng để có thể thuần thục với gia đình nhà chồng nhưng khi bước chân vào thế giới đó, Loan nhận ra một điều là nàng không thể thuần thục được trong nền giáo lí cổ hủ đó Và cũng có lẽ những xung đột kịch tính giữa các nhân vật bắt đầu nhen nhóm từ đây Chính Loan muốn hòa mình vào trong cái nền nếp gia đình nhiều cổ hủ đó nhưng không được, càng ngày nàng càng bị đẩy xa ra, vì thế mà chống đối là một điều tất yếu Mẹ chồng, em chồng, những người thân thích bên chồng, không coi nàng như một người trong nhà, không thành thực bày vẽ cho nàng Họ cố bắt nét Loan từng li từng
tí, họ tìm cách làm cho nàng đau khổ, hắt hủi như một người khách xa lạ bỗng dưng xen vào phá hạnh phúc của gia đình họ Loan như bị cô độc trong gia đình nhà chồng mà không biết phải làm thế nào để thoát ra khỏi cuộc sống tủi nhục đó Minh chứng cụ thể nhất đó là vừa bước chân về nhà chồng, Loan đã vấp phải một thế giới thù địch, nàng biết mẹ gả mình cho Thân chỉ như một cách để trả món nợ lớn của gia đình nàng, nàng hi sinh tình yêu của mình đối với Dũng, một người bạn từ hồi trẻ mà nàng khâm phục vì sự dũng cảm và óc thông minh
Nhưng những điều nhận thấy cay đắng đó chẳng thấm gì so với sự hành
hạ mà nàng phải chịu đựng Bởi đối với mẹ chồng, nàng chỉ là một đồ vật
Trang 31mua với một giá cực kì đắt, và sử dụng chẳng cần nể nang, thẳng thừng đối xử như một người đầy tớ Loan là người có học nàng biết giữ nhân cách của mình, và tất nhiên nàng không chịu đựng được sự nhục nhã ấy và sự đoạn tuyệt hẳn là phải có Nhưng nhân vật Loan trước khi dùng phương thức quyết liệt đó, nàng đã tìm một phương thức ổn thỏa hơn là bàn với chồng ra Hà Nội buôn bán để có thêm một cách êm thấm để thoát li với gia đình nhà chồng, sống cuộc đời thảnh thơi, khuyến khích và chung gánh công việc cùng chồng Nhưng đáng tiếc thay chồng nàng - Thân không chịu vì hai người không chung một nguyện vọng, một lí tưởng Đến bây giờ Loan không thể chịu đựng được nữa mà nàng đã dám đứng lên đấu tranh để lấy lí lẽ về mình thông qua các cuộc đối thoại với bà Phán Lợi, những người trong gia đình bà Phán trước những lời nói, hành động xúc phạm nàng Nhất Linh đã để nhân vật của mình can đảm đứng lên đấu tranh để chống lại cái cũ Là người đứng về cái mới, ủng hộ cái mới nên tác giả đã miêu tả mâu thuẫn giữa Loan và bà Phán Lợi là mâu thuẫn tất yếu phải dẫn đến cuộc đấu tranh giải phóng con người cá nhân, thực hiện quyền con người Trong khi phái cũ cố gắng bảo vệ và duy trì chế
độ đại gia đình thì phái mới được hấp thụ một nền văn minh mới khác hẳn với phe cũ Họ dứt khoát chống đối và đòi phá bỏ những nền nếp phong kiến hủ bại, cuộc đấu tranh của họ bền bỉ và không khỏi khiến cho phe cũ có phần lo
lắng và nao núng Cụ thể trong Đoạn tuyệt, khi đứa con trai của Loan bị ốm,
khi mà tình trạng đứa bé quá trầm trọng, Loan mang nó đến một bệnh viện, ở
đó thầy thuốc không thể cứu được nó nữa, vậy mà lại bị mẹ chồng đổ lỗi nàng
là kẻ đã giết chính đứa con đẻ của mình Nhưng đứng trước những đổ lỗi bất công đó Loan đã thẳng thắn chỉ ra sự mê tín cổ hủ của mẹ chồng đã giết chết
đứa bé: “Cô Bích! Cô phải biết vì sao nó chết? Chính cái anh thầy bùa ấy nó
đã đánh chết con tôi, cô rõ chưa? Xin cô đừng đổ cho tôi cái tội giết con mà tội nghiệp Cô thử nghĩ xem, ai giết con tôi? Ai giết?” [13, 119] Đó chính là