Nghệ thuật tạo dựng tình huống

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 28)

7. Bố cục khóa luận

2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống

2.1.1. Tình huống truyện căng thẳng giàu kịch tính

Tình huống truyện là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật hoàn cảnh và môi trường sống. Qua đó, nhân vật bộc lộ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư

tưởng, tình cảm của tác phẩm bằng tóm tắt truyện (cốt truyện). Đoạn tuyệt

đánh dấu một cách rõ ràng thời kì thay đổi trong lịch sử tiến hóa của xã hội An Nam. Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lí khắc khổ, eo hẹp đã giết chết bao nhiêu hi vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí khí bồng bột đang ao ước sống một cuộc đời đầy đủ, một đời mãnh liệt, cường tráng. Vì chế độ gia đình hiện thời chỉ là một chế độ nô lệ dưới một lớp sơn lừa dối, bắt con người cả đời chỉ quanh quẩn với những bổn phận không đâu.

Đoạn tuyệt thể hiện trực tiếp mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới mà

mới, giữa mẹ chồng và nàng dâu. Đó là những chương tố cáo mạnh mẽ các tập quán cổ hủ trong gia đình bà Phán, cách đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến lỗi thời đã ăn sâu vào suy nghĩ của họ từ bao đời nay.

Trong tiểu thuyết của mình, Nhất Linh đã kí thác tâm sự của mình vào đó, ông đi sâu vào những bi kịch, những mâu thuẫn trong tâm hồn nhân vật, mâu thuẫn giữa cá nhân và gia đình, tình yêu và bổn phận, chí hướng và hoàn

cảnh, trụy lạc và nhân phẩm. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Đoạn tuyệt

được tác giả chia thành hai phái đối lập giữa cái cũ và cái mới. Một bên đại diện là nhân vật Loan (cái mới) và một bên là gia đình mẹ chồng phong kiến, cổ hủ (cái cũ). Xung đột được đẩy lên cao trào thông qua các nhân vật chính trong tác phẩm: Loan, Dũng, Bà Phán Lợi… Thông qua đó, làm cho người đọc hiểu được một cách cụ thể và sâu sắc diễn biến tâm lí của nhân vật. Nhất

Linh đã làm nổi bật tình huống truyện trong Đoạn tuyệt với những xung đột

kịch tính rất phức tạp làm cho người đọc phải hồi hộp theo dõi. Nổi bật trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa Loan (đại diện cho cái mới, cái tân thời) và bà Phán (đại diện cho lễ giáo phong kiến). Loan được Nhất Linh miêu tả là một cô gái tân thời, có học hành, hành vi ngôn ngữ của cô đều chứng tỏ cô là một cô gái đứng đắn, khôn ngoan, đủ lí trí để xem xét mọi việc, đủ nghị lực để phấn đấu, đủ nhẫn nại để chịu những nỗi thống khổ, những điều phẫn uất có thể đang chờ nàng. Mỗi cử chỉ của Loan đều thận trọng cân nhắc, tính toán chứ không để bị mù quáng trước một ánh sáng lòeloẹt nào. Tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật Loan đa dạng, sắc sảo, miêu tả tấn bi kịch tâm lý của nhân vật với những nỗi trăn trở, nỗi đau đớn và cả những khát vọng đấu tranh. Trước khi Loan đoạn tuyệt với gia đình cũ, nàng đã cố sống như mọi người,

đó” [13,168]. Loan tự hiểu hạnh phúc không phải ở nơi đó và khó tìm thấy

hạnh phúc trong gia đình cũ, cạnh một người chồng nàng không yêu. “Biết đâu” chỉ là một triết lí nàng tạo ra để lại cho lòng hoài nghi của mình một hi vọng, dẫu chỉ là một hi vọng mong manh rằng nàng có thể sẽ có được một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc trong gia đình đó. Chấp nhận lấy Thân là nàng chấp nhận đau đớn hi sinh cuộc đời mình, hi sinh tình yêu - một tình yêu tha thiết và sâu sa để làm vui lòng người mẹ. Nàng miễn cưỡng chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu ấy, vì hiếu thảo với cha mẹ mà Loan đã hi sinh tình yêu đầu đời của mình, cố lấy tiếng cười để che lấp đi sự ủ rũ trong lòng, nàng tự nhủ phải cố gắng để có thể thuần thục với gia đình nhà chồng nhưng khi bước chân vào thế giới đó, Loan nhận ra một điều là nàng không thể thuần thục được trong nền giáo lí cổ hủ đó. Và cũng có lẽ những xung đột kịch tính giữa các nhân vật bắt đầu nhen nhóm từ đây. Chính Loan muốn hòa mình vào trong cái nền nếp gia đình nhiều cổ hủ đó nhưng không được, càng ngày nàng càng bị đẩy xa ra, vì thế mà chống đối là một điều tất yếu. Mẹ chồng, em chồng, những người thân thích bên chồng, không coi nàng như một người trong nhà, không thành thực bày vẽ cho nàng. Họ cố bắt nét Loan từng li từng tí, họ tìm cách làm cho nàng đau khổ, hắt hủi như một người khách xa lạ bỗng dưng xen vào phá hạnh phúc của gia đình họ. Loan như bị cô độc trong gia đình nhà chồng mà không biết phải làm thế nào để thoát ra khỏi cuộc sống tủi nhục đó. Minh chứng cụ thể nhất đó là vừa bước chân về nhà chồng, Loan đã vấp phải một thế giới thù địch, nàng biết mẹ gả mình cho Thân chỉ như một cách để trả món nợ lớn của gia đình nàng, nàng hi sinh tình yêu của mình đối với Dũng, một người bạn từ hồi trẻ mà nàng khâm phục vì sự dũng cảm và óc thông minh.

Nhưng những điều nhận thấy cay đắng đó chẳng thấm gì so với sự hành hạ mà nàng phải chịu đựng. Bởi đối với mẹ chồng, nàng chỉ là một đồ vật

mua với một giá cực kì đắt, và sử dụng chẳng cần nể nang, thẳng thừng đối xử như một người đầy tớ. Loan là người có học nàng biết giữ nhân cách của mình, và tất nhiên nàng không chịu đựng được sự nhục nhã ấy và sự đoạn tuyệt hẳn là phải có. Nhưng nhân vật Loan trước khi dùng phương thức quyết liệt đó, nàng đã tìm một phương thức ổn thỏa hơn là bàn với chồng ra Hà Nội buôn bán để có thêm một cách êm thấm để thoát li với gia đình nhà chồng, sống cuộc đời thảnh thơi, khuyến khích và chung gánh công việc cùng chồng. Nhưng đáng tiếc thay chồng nàng - Thân không chịu vì hai người không chung một nguyện vọng, một lí tưởng. Đến bây giờ Loan không thể chịu đựng được nữa mà nàng đã dám đứng lên đấu tranh để lấy lí lẽ về mình thông qua các cuộc đối thoại với bà Phán Lợi, những người trong gia đình bà Phán trước những lời nói, hành động xúc phạm nàng. Nhất Linh đã để nhân vật của mình can đảm đứng lên đấu tranh để chống lại cái cũ. Là người đứng về cái mới, ủng hộ cái mới nên tác giả đã miêu tả mâu thuẫn giữa Loan và bà Phán Lợi là mâu thuẫn tất yếu phải dẫn đến cuộc đấu tranh giải phóng con người cá nhân, thực hiện quyền con người. Trong khi phái cũ cố gắng bảo vệ và duy trì chế độ đại gia đình thì phái mới được hấp thụ một nền văn minh mới khác hẳn với phe cũ. Họ dứt khoát chống đối và đòi phá bỏ những nền nếp phong kiến hủ bại, cuộc đấu tranh của họ bền bỉ và không khỏi khiến cho phe cũ có phần lo

lắng và nao núng. Cụ thể trong Đoạn tuyệt, khi đứa con trai của Loan bị ốm,

khi mà tình trạng đứa bé quá trầm trọng, Loan mang nó đến một bệnh viện, ở đó thầy thuốc không thể cứu được nó nữa, vậy mà lại bị mẹ chồng đổ lỗi nàng là kẻ đã giết chính đứa con đẻ của mình. Nhưng đứng trước những đổ lỗi bất công đó Loan đã thẳng thắn chỉ ra sự mê tín cổ hủ của mẹ chồng đã giết chết

đứa bé: “Cô Bích! Cô phải biết vì sao nó chết? Chính cái anh thầy bùa ấy nó đã đánh chết con tôi, cô rõ chưa? Xin cô đừng đổ cho tôi cái tội giết con mà

phản ứng quyết liệt và mạnh mẽ của Loan chống trả lại sự áp chế của gia đình nhà chồng khi mà Loan không thể nhẫn nhục thêm được nữa. Sức chịu đựng của con người chỉ có giới hạn và đã đến lúc Loan nhận ra mình không thể

chịu đựng hơn được nữa, nàng đã có cái ý tưởng rằng: “Hễ người ta còn dễ bắt nạt, thì người ta còn bắt nạt mãi, và muốn cho người ta vị nể mình, thì không gì hơn là chống cự lại” [13, 142]. Mâu thuẫn với gia đình nhà chồng

ngày càng căng thẳng không cách nào có thể dung hòa được, sự chịu đựng của Loan giờ đã bùng lên thành ngọn lửa phản kháng mãnh liệt. Cuộc đụng độ nảy lửa đã diễn ra quyết liệt và hậu quả của nó là cái chết của Thân. Bị xúc phạm, đánh đập thậm tệ, Loan như một con thú bị thương tìm đủ mọi cách để thoát khỏi bàn tay cưỡng chế đàn áp của gia đình. Nhân phẩm, danh dự bị gia

đình nhà chồng chà đạp Loan đã thẳng thắn tuyên bố: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi…bà cũng là người, tôi cũng là người… không ai hơn kém ai”[13,144]. Qua những lời nói và hành động của Loan đã

chứng tỏ được bản lĩnh của Loan, cô không chỉ đơn thuần là một nhân vật lãng mạn mà đã dám đứng lên đấu tranh để đòi quyền tự do cho mình, Loan không phải chỉ có tính cách mộng mơ, ủy mị chỉ chìm đắm trong những nỗi buồn vô cớ nữa mà người đọc đã nhận thấy ở Loan một bản lĩnh vững vàng, nhận thức được những nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho mình biết vượt qua hoàn cảnh, vượt qua chính mình và tự tạo dựng cho mình một cuộc sống tự lập. Phải chăng tác giả đã cho ta thấy một phụ nữ tính cách cương nghị như vậy không thể khom lưng khuất phục kỉ luật độc đoán của gia đình nhà chồng, và sớm muộn nàng sẽ nổi dậy. Trong sự đấu tranh giành quyền sống, quyền tự do của chính mình, đó không chỉ là mong muốn của Loan mà còn là ước ao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn của những người phụ nữ thời bấy giờ. Nhất Linh rất tài tình khi xây dựng nên một nhân vật có cá tính, dám đấu tranh giành quyền sống cho mình và cho cả một thế hệ lúc bấy giờ.

Xây dựng nhân vật đại diện cho cái mới cũng là Nhất Linh đã gián tiếp tố cáo xã hội cổ hủ lúc đó, từ đó xây dựng một xã hội văn minh hơn, tươi mới.

Không chỉ thể hiện xung đột kịch tính thông qua nhân vật Loan mà tác giả còn xây dựng một nhân vật nam hết sức tiêu biểu. Đó là nhân vật Dũng, Dũng được biết đến là một người cương quyết rắn rỏi, ở những lời nói phần nhiều lãnh đạm, bâng quơ, nhưng chất chứa một nỗi buồn kín đáo, một ý chí hiên ngang liều lĩnh. Ai đọc tác phẩm này đều yêu mến Dũng ngay khi gặp chàng ở nhà Thảo, và sau này không khỏi ái ngại cho chàng lúc chàng bỏ Loan trốn đi để sống một đời phiêu bạt giữa núi sông hi sinh tình yêu cho hành động… Hình ảnh Dũng rời bỏ gia đình để đi theo lí tưởng của mình, còn đại diện cho hình ảnh con người ra đi để giành lấy tự do, tìm thấy được lí tưởng của chính mình. Đó cũng là mong muốn của tác giả muốn nhắn gửi đến tầng lớp trí thức trẻ lúc bấy giờ. Thông qua suy nghĩ của mình về con người, về xã hội, Dũng đã thể hiện quan niệm của mình và cũng chính là tác giả Nhất

Linh: “Tôi tin ở sự tiến bộ. Ta có thể làm cho họ (dân quê) hơn lên được. Có lẽ họ đã quen với cái khổ lắm rồi, nên họ không biết khổ nữa, hay họ có biết cũng không tỏ ra được… Tôi vẫn hằng mong ước dân quê đỡ phải chịu hà hiếp, ức bách. Ta phải tin rằng sự ao ước ấy có thể thành sự thật và làm cho dân quê cũng mong ước một cách tha thiết như ta” [13, 93]. Tâm sự của

Dũng là tâm sự của Nhất Linh, ông miêu tả Dũng có chừng mực, trang nhã, kín đáo và thanh sạch, bền vững và cảm động (tình yêu của Loan - Dũng). Và cái đặc biệt tạo nên kịch tính cho truyện, đó là nhân vật còn mang tính tư tưởng của cách mạng khi ẩn khi hiện khiến người đọc phải chú ý. Nhất Linh đã miêu tả Dũng có bóng dáng một anh đảng viên Quốc dân đảng, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng viển vông của những người cho rằng làm cách mạng trước hết là có một thái độ sống cao thượng, còn mục đích cách mạng thì rất

Đó là các nhân vật chính diện được tác giả tập trung miêu tả, là người đại diện cho cái mới. Và tất nhiên trong sự xung đột giữa cái cũ và cái mới, còn xuất hiện một bên khác là nhân vật phản diện, nhân vật phản diện đại diện là bà Phán Lợi, Thân, nhưng nói đúng hơn là chế độ xã hội lúc bấy giờ. Phải chăng vì thế mà tác giả cho gia đình Loan mắc nợ bà Phán Lợi để rồi phải gả Loan đi để trả nợ? Nhân vật Thân sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả như gia đình bà Phán Lợi vào thời Pháp thuộc, chưa bao giờ anh ta say mê sắc đẹp của Loan, nhân vật Thân như một yếu tố trong tiểu thuyết để qua đó tác giả nói lên được tâm tư và mong mỏi của mình đối với xã hội phong kiến ấy. Thân là một người chồng hủ lậu cồn có thể nói là đần độn từ cách nói

chuyện đến thái độ “Mợ không phải nói nhiều. Tôi lấy mợ về không phải để mợ dạy khôn tôi. Việc của tôi tôi lo. Thân danh tôi như thế nào mà làm anh bán chiếu, mợ coi thế là tiện lắm à?” [13, 98]. Ở các vụ xung đột xảy ra trong

gia đình, Thân là chồng nhưng nhu nhược, bao giờ cũng đứng về phía kẻ mạnh hơn, nói khác đi không bao giờ thấy Thân dám lên tiếng để bênh vực cho Loan - vợ chàng, chỉ răm rắp nghe theo lời mẹ. Bên cạnh đó nhân vật bà Phán Lợi và những người con của bà cũng là một yếu tố rất quan trọng tạo nên cao trào xung đột để dẫn đến cái chết của Thân, mọi hành động lời nói của bà ta đều góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống truyện. Bà Phán là người mẹ chồng có uy lực và độc đoán, khi con của Loan ốm bà cho nó uống nước thải của thầy cúng, pha bằng tàn hương với nước lã. Dẫn đến cái chết của con Loan là do sự mê tín của bà và bà đổi lỗi cho y học phương Tây và Loan là người đã dùng nó. Bà Phán đánh đập và khởi tố Loan là kẻ giết chồng mà trong đó chính bà cũng là người có lỗi: Người đàn bà đẫy đà này, cai quản nhà cửa với một sự cảnh giác không bao giờ sai sót, thù ghét con dâu một cách vô nhân đạo, là một nhân vật sinh động trong tiểu thuyết này. Và chính nhân vật bà Phán Lợi là điểm mấu chốt cho xung đột kịch tính xảy ra trong

tác phẩm. Qua đó, người đọc sửng sốt khi nhận ra được bức tranh vẽ một gia đình cổ truyền, sự độc ác tinh vi của bà mẹ chồng, dùng những lời xỉ mắng thậm tệ và bóng gió mỉa mai để thị uy và hết sức bắt nạt nàng dâu mới. Bởi thế mà nhân vật nổi bật một cách đặc biệt. Những chi tiết trong cuộc sống gia đình cổ hủ ấy được ghi lại một cách chi tiết tỉ mỉ, sinh động, thông qua đó hiện lên vài cảnh hết sức đặc biệt sự thật mà tất cả những ai biết dù rất ít bộ mặt khủng khiếp của bà mẹ chồng cổ truyền Việt Nam. Thân phận người phụ nữ được ông quan tâm và bảo vệ đã lên án chế độ cũ và đòi quyền sống. Từ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)