Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 40)

7. Bố cục khóa luận

2.2.Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện

Miêu tả tâm lí qua ngoại hiện là thủ pháp tâm lí thường được sử dụng trong văn học truyền thống. Ở đây có thể hiểu tâm lí là: “Toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan và ý thức con người bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí… biểu hiện trong hành động và cử chỉ của mọi người” [18, 782].

2.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hình và những biểu hiện bề ngoài

Nhất Linh đã rất tài tình khi thể hiện được con người bên ngoài thông qua việc miêu tả vẻ đẹp của ngoại hình. Đây cũng là một yếu tố góp phần tạo nên tâm lí nhân vật. Xuất phát từ quan niệm con người là cá nhân với ý thức về tự do thân thể, Nhất Linh đặc biệt chú trọng miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật trong tiểu thuyết của mình, đặc biệt là các nhân vật nữ. Cái đẹp được vẽ bằng con mắt của một nhà mĩ thuật hiện ra như là sự ban tặng của tạo hóa để con người chiêm ngưỡng chứ không phải là cái đẹp tội lỗi. Vẻ đẹp con người

trong văn chương Tự lực văn đoàn mang một quan niệm thẩm mĩ riêng: Văn học Tự lực văn đoàn ra đời trên cơ sở của nền văn hóa đô thị hiện đại kiểu

phương Tây với một quan niệm mới về con người cá nhân: Đó là việc coi con người cá nhân có giá trị tự thân là trung tâm của vũ trụ, là thước đo của vạn

vật. Bởi thế lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đề cập đến vẻ đẹp thể chất như là một yếu tố để khám phá con người. Có

thể nói lần đầu tiên trong văn học, ở tiểu thuyết của Nhất Linh cũng như tiểu

thuyết của Tự lực văn đoàn mới hình thành một thứ ngôn ngữ ca tụng vẻ đẹp

của thân thể con người trong quan niệm: Sắc đẹp tự thân là một yếu tố của giá trị cá nhân. Với quan niệm ấy, các nhân vật nữ chính xuất hiện trong tiểu thuyết của Nhất Linh đều là những người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp, cái đẹp

được tự ý thức và là yếu tố đầu tiên khơi dậy cảm xúc của người khác đối với nó. Con mắt của một nhà mĩ thuật đã giúp cho Nhất Linh miêu tả con người ở những nét đẹp hết sức tinh tế. Ngòi bút của tác giả tập trung vào những đường nét có tính chất hội họa như: Đôi mắt, môi, làn tóc mai, gáy, bàn tay, gò má… những đường nét thiên về gợi ra cảm xúc chứ không đơn thuần là tả.

Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh là cái đẹp của

tự nhiên chứ không phải là cái đẹp của son phấn. Đặc biệt trong Đoạn tuyệt,

ta thấy Nhất Linh đã xây dựng nhân vật Loan với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, là mẫu người phụ nữ trong xã hội ấy, một cô gái tân thời có học, thông minh, suy nghĩ tân tiến. Tác giả đặc tả vẻ đẹp của Loan trước khi lấy Thân trong đêm gặp Dũng ở nhà cô giáo Thảo, Loan đã cố làm ra vẻ vui vẻ trước mặt

Dũng: “Bỗng chàng thấy Loan đang cười nói, hai con mắt tự nhiên sáng lên khác thường, rồi trên má ửng hồng vì ánh lửa, mấy giọt nước mắt long lanh từ từ chảy.” [13, 72]. Ở đây, Nhất Linh đã miêu tả vẻ đẹp của Loan rất đẹp

nhưng đó là một vẻ đẹp buồn dù cố lấy niềm vui gượng để che lấp nhưng vẫn không thể ngăn nổi những giọt nước mắt khi nghĩ Dũng chỉ coi nàng là một người bạn mà không dành tình cảm gì cho nàng cả. Hay đó là vẻ đẹp sau khi

đã lấy Thân: “Một buổi chiều vàng, gió mát nhẹ nhàng thổi. Trong vườn Loan mặc áo trắng, đầu quấn tóc trần ngồi trên chiếc chõng tre, đương mải cúi nhìn mấy bông hoa hồng đang mơn mởn, chúm chím hé nở như còn giữ trong cánh mềm mại tất cả những vẻ êm ái của mùa xuân đã qua. Một mùa xuân qua và cùng với mùa xuân nồng nàn yêu thương, đời làm vợ của nàng đã trôi qua những ngày khô khan, trống rỗng không tình ái. Mấy bông hoa, Loan trông như mấy con mắt dịu dàng nhắc Loan tưởng đến những sự ái ân đầm ấm mà đời nàng thiếu thốn” [13, 62]. Ở đây, tác giả đã rất chú ý đặc tả đôi

muộn đều được chất chứa và thể hiện qua đôi mắt ấy. Từ đó, hiện lên một cuộc sống nhàm chán, cứ trôi một cách tẻ nhạt ngày qua ngày, ngày nào cũng thế phải chịu cảnh sống như một nô lệ trong không gian tù túng đó. Vẻ đẹp đó

khác với vẻ đẹp tự nhiên, có phần ngại ngùng trong tiểu thuyết Đôi bạn, là vẻ

đẹp của Loan khi Dũng nhìn thấy đôi má hồng tự nhiên của Loan và khen

bạn: “Cô về nhà vừa đánh má hồng phải không?”, và khi chàng ngồi chung xe với Loan: “Dũng bảo xe đi lùi lại sau, Loan đối với chàng lúc đó có vẻ đẹp là lạ khác mọi ngày, chiếc khăn mới làm cho nước da Loan trắng hơn và màu phớt hồng ở gò má rõ hơn”.

2.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động

Không chỉ dừng lại miêu tả tâm lí nhân vật thông qua vẻ đẹp ngoại hình mà Nhất Linh còn đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hành động của

nhân vật. Đây là thủ pháp nghệ thuật được các tác giả trong Tự lực văn đoàn

sử dụng rất nhiều chứ không riêng gì Nhất Linh. Trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh, hành động của nhân vật thường có tính chất nhất quán nhằm phục

vụ cho cuộc đấu tranh cũ mới. Trong Đoạn tuyệt, Nhất Linh đã đi sâu vào

miêu tả tâm lí nhân vật Loan, một cô gái mạnh mẽ, luôn sống trong những tình cảm hỗn độn với những lo âu, sung sướng, hồi hộp, chán nản, muộn phiền, những tình cảm đó lấp đầy tâm hồn nàng.

Ngay từ đầu tác phẩm ta đã thấy Loan đầy mạnh mẽ trước cuộc sống và thể hiện sự bản lĩnh của mình trước việc nàng phản đối lại cô Minh Nguyệt tự

tử: “Khốn nạn, việc quái gì phải tự tử, mẹ chồng ác thì về nhà bố mẹ mà ở, tội gì rước khổ vào thân đến nỗi tự tử” [13, 6].

Trong tình yêu, hạnh phúc cá nhân của mình Loan không giống như những cô gái khác, không như chị Cả Đạm, hay cô Minh Nguyệt chịu gò mình trong khuôn phép của xã hội đó, nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của mẹ chồng, của gia đình nhà chồng mà nàng muốn tự quyết định, tự lựa chọn

tình yêu, hạnh phúc riêng cho mình, Loan muốn sống một cuộc sống tự lập

như Dũng: “Học thức mình không kém gì Dũng, sao lại không thể như Dũng, sống một đời tự lập, cường tráng, can chi cứ phải quanh quẩn trong vòng gia đình, yếu ớt sống một đời nương dựa vào người khác để quanh năm phải kình địch với những sự cổ hủ mà học thức của mình bắt mình phải ghét bỏ. Mình phải tạo ra một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của mình”[13, 10]. Và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành động thiết thực nhất thể hiện cho suy nghĩ đó của Loan là việc Loan chống đối lại việc lấy Thân, con trai một gia đình nhà giàu có mà cha mẹ áp đặt. Nhưng sau cùng vì để chiều lòng cha mẹ nàng đã chấp nhận lấy Thân, một người hèn nhát nhu nhược, sống không có lí tưởng. Là một cô gái mạnh mẽ, cương quyết nhưng khi nhìn thấy bà Hai (mẹ của Loan) khóc thì Loan đã

“xiêu lòng”, rồi thì “nàng không nỡ nào trái lệnh dẫu đời nàng tan nát đi chăng nữa” [13, 62], “Lễ tổ tiên bao giờ cũng là một cái lệ, nên Loan không mảy may cảm động, nàng cúi xuống ngẩng lên như một cái máy. Nhưng đến khi lễ bố mẹ Loan tưởng như không thể nào quên được vẻ sung sướng của bà Hai lúc đó, cái sung sướng đó thật đã an ủi được Loan” [13, 62]. Chịu chấp

nhận lấy Thân theo ý của cha mẹ nàng, nghĩa là Loan đã thấy được trước cuộc đời tương lai của mình, những suy nghĩ tân thời rồi đây sẽ không còn được phát biểu một cách tự do nữa mà nàng phải tự uốn mình vào khuôn phép. Bởi thế mà khi bước chân vào làm dâu gia đình bà Phán Lợi, bị gia đình nhà chồng hành hạ, phải chịu biết bao cay đắng tủi nhục thì hành động chống đối của Loan dường như không còn tồn tại nữa, suy nghĩ trước khi về nhà chồng

với bây giờ khác hẳn nhau: “Bây giờ em mới hiểu cô Minh Nguyệt và không trách cô ta như trước nữa” [13, 135].

Nhưng trong chuyện tình cảm của mình đối với Dũng những hành động suy nghĩ của Loan lại hoàn toàn khác, có những lúc tình cảm của Loan bùng

Dũng nhưng nhiều lúc nàng lại cảm thấy ngại ngùng: “Đã mấy lần Loan ngập ngừng muốn quay trở về nhưng nàng nhận thấy mình nhút nhát như thế là vô lí. Nàng phải gặp mặt Dũng ngay tức khắc” [13, 14]; “Nàng toan viết thư ngỏ cho Dũng biết là nàng yêu Dũng như khi ngồi trên xe nàng đã định, nhưng nay sắp viết, nàng mới biết là không thể được” [13, 33].

Khi phải làm vợ Thân, làm dâu bà Phán Lợi đã có lúc nàng có những ý

nghĩ táo bạo là muốn theo Dũng: “Thoáng một lúc nàng có ý tưởng liều lĩnh bỏ cả gia đình, bỏ chồng con, cả xã hội nàng đương sống, bỏ hết nhắm mắt theo Dũng liều thân sống với Dũng một cuộc đời rộn rã rồi sau này muốn ra sao thì ra. Nhưng nghĩ vậy rồi chính nàng lại sợ cái ý nghĩ của nàng”.[13,

122]. Để hiện thực hóa suy nghĩ của mình, trong cuộc sống với gia đình nhà chồng nàng luôn chống đối lại gia đình và chồng, chống lại sự cổ hủ lạc hậu, sự ích kỉ, hẹp hòi, tàn nhẫn của xã hội đó. Sống trong gia đình nhà chồng, bị gia đình nhà chồng hành hạ, coi mình “như cái máy đẻ”, Loan luôn cảm thấy “tâm hồn chán nản” nhưng khi đã được tòa tha trắng án, khi nàng được tự do

Loan lại: “Hồi hộp lo sợ nhưng trong cái sợ có lẫn cái vui vì sắp được sống trong một cuộc đời tự lập, không liên lụy đến ai và không ai quấy rầy mình được”(13, 155].

Mặt khác, ở Loan trong Đoạn tuyệt, ta có thể thấy được tác giả đã rất

tài tình khi tập trung miêu tả được những hành động có tính chất chống đối của Loan thể hiện rõ xu hướng muốn đoạn tuyệt với lề thói cũ phi lí và thiếu nhân tính: Đá đỏ hỏa lò khi bước chân về nhà chồng, cố ý ngồi lên ngang bằng với Thân, làm vợ Thân nhưng không nguôi yêu và nhớ Dũng, khi con ốm sau thời kì cố gắng thỏa hiệp với mẹ chồng Loan đã đưa con tới đốc tờ Tây chữa bệnh, lúc bị mẹ chồng dọa đánh và xúc phạm Loan đã lên tiếng tự bảo vệ nhân phẩm của mình.

Nếu như hành động của Loan là sự chống đối quyết liệt với lễ giáo phong kiến, hiện thân thành xung đột bên ngoài xã hội giữa mẹ chồng và nàng

dâu thì với Nhung trong Lạnh lùng xung đột nằm ngay chính bên trong con

người nhân vật. Nhung không chỉ đấu tranh với xã hội mà còn phải đấu tranh với con người cũ trong mình. Hành động nhất quán có thể thấy rõ nhất ở Nhung là hành động “Bước đi một bước, giây giây lại dừng”. Tác giả đã miêu tả những hành động như là hệ quả của những do dự trong tâm lí của Nhung. Ở Nhung là sự đấu tranh giữa khát vọng yêu đương sôi nổi của một phụ nữ đang xuân trẻ đẹp với một bên là danh dự bổn phận của một người đàn bà góa với danh tiếng hão - với những “tiếng thơm”, nó ngự trị ngay trong trí óc nàng. Đứng trước những dày vò nội tâm, Nhung buộc phải chọn một giải pháp nước

đôi: “Muốn có tiếng tốt không có cách gì tốt hơn là giả dối. Chỉ có giả dối mới ổn thỏa được mọi đường”.

Qua cách miêu tả hành động nhân vật đi từ sự nhất quán đến những hành động có tính chất tự phát, từ hành động mang tính logic đến những hành động có tính phi lí mâu thuẫn, biểu hiện lôgic của tâm lí, Nhất Linh đã xây dựng nên những nhân vật hết sức tinh tế và thể hiện được tài năng thấu hiểu con người của ông, thể hiện sự tinh tế và sâu sắc của một cây bút điêu luyện và có khả năng thấu hiểu con người.

2.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật qua thiên nhiên

Thành công lớn nhất của Nhất Linh khi miêu tả nội tâm nhân vật đó là ông đã chú ý miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật, ông nhìn thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm mình bằng cảm giác, tác phẩm của ông đầy ắp những cảm giác mới mẻ về màu sắc, âm thanh, về thế giới xung quanh, cũng như về bản thân con người.

Nhất Linh đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật. Ở đây Nhất Linh miêu tả thế giới cảm giác là để biểu hiện một thế

Đó chính là những cảm giác của nhân vật khi tiếp xúc với thiên nhiên. Những rung động, những rạo rực… làm cho con người thêm phong phú, có thể rung lên bất cứ lúc nào khi đối diện với thế giới xung quanh.

Loan cảm nhận được nỗi buồn, sự trống vắng khi mà Dũng phải đi xa:

“Rồi hai người lặng lẽ cùng nhìn hạt mưa bay, Loan rùng mình, cởi khăn sang quàng phủ lên đầu, vì gió lạnh nổi lên lọt vào phòng. Loan cảm thấy sự lạnh lẽo của cuộc đời nàng khi Dũng phải đi xa” [13, 21], hay đó là tâm trạng

của Dũng khi nhớ về tình yêu của mình với Loan, một tâm hồn lãng mạn

được diễn tả bằng một hình ảnh thanh tao: “Dũng thấy rằng tấm tình yêu của chàng như một ngôi sao nhỏ ở một góc trời chỉ riêng đẹp, riêng quý đối với chàng và chính chàng đã chọn nó và không cho ai biết”.

Ta bắt gặp rất nhiều những cảm giác hết sức tinh tế này trong các tiểu thuyết của Nhất Linh. Dường như tác giả cho nhân vật của mình giao hòa với thiên nhiên, cảm nhận được tất cả những gì đang đổi thay trong thiên nhiên, từ cảnh sắc thiên nhiên bộc lộ được tâm trạng con người, mọi tâm tư tình cảm

của nhân vật đều được thể hiện qua đó. Trong Đoạn tuyệt, Loan cảm nhận về

một tương lai không mấy tốt đẹp khi nàng phải sống trong một gia đình phong kiến, cổ hủ lạc hậu. Rồi nàng cũng sẽ kết thúc một cuộc đời vô nghĩa ở đây. Hay là những mơ mộng về quá khứ xa xăm nào đó khi mà Dũng từ biệt nàng để đi phiêu bạt đến một nơi nào đó mà nàng cũng chẳng biết nữa, không biết người nàng yêu tha thiết giờ ra sao, trở về với hiện tại Loan đã thoát khỏi được cuộc sống gia đình nhà chồng vô nghĩa đó nhưng giờ đây nàng lại phải bước một mình mà không có ai đi cùng. Nó như có nét tương đồng trong các

tiểu thuyết khác của Nhất Linh, như trong Đôi bạn tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật hòa cùng vào với thiên nhiên: “Dũng mở cửa sổ ra hiên đứng. Trời chưa sáng rõ, trong sự yên tĩnh những cái sân gạch chàng thấy rộng hẳn ra. Bóng giàn hoa in mờ mờ trên hiên ngay chỗ chàng đứng. Dũng nhìn lên,

mảnh trăng hạ tuần mòn gần hẳn một nửa và trắng nhạt quá nên Dũng tưởng như đương chìm vào trong màn trời có làn nước phủ qua”(Đôi bạn, tr.55). Hay trong Lạnh lùng, ta bắt gặp được tâm trạng của Nhung khi sắp rời xa thầy giáo Nghĩa: “Không biết tại sao nàng có cảm tưởng rằng Nghĩa sắp rời bỏ nhà này, và đã thấy trước những mùa xuân khác trong đời này lạnh lẽo nối tiếp nhau mà đến”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và chúng ta nhận ra một điều khi tìm hiểu các tiểu thuyết hiện đại. Đó là bất kì tiểu thuyết hiện đại nào, khi nội tâm con người trở thành đối tượng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 40)