Miêu tả tâm lí nhân vật qua thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 45)

7. Bố cục khóa luận

2.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật qua thiên nhiên

Thành công lớn nhất của Nhất Linh khi miêu tả nội tâm nhân vật đó là ông đã chú ý miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật, ông nhìn thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm mình bằng cảm giác, tác phẩm của ông đầy ắp những cảm giác mới mẻ về màu sắc, âm thanh, về thế giới xung quanh, cũng như về bản thân con người.

Nhất Linh đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật. Ở đây Nhất Linh miêu tả thế giới cảm giác là để biểu hiện một thế

Đó chính là những cảm giác của nhân vật khi tiếp xúc với thiên nhiên. Những rung động, những rạo rực… làm cho con người thêm phong phú, có thể rung lên bất cứ lúc nào khi đối diện với thế giới xung quanh.

Loan cảm nhận được nỗi buồn, sự trống vắng khi mà Dũng phải đi xa:

“Rồi hai người lặng lẽ cùng nhìn hạt mưa bay, Loan rùng mình, cởi khăn sang quàng phủ lên đầu, vì gió lạnh nổi lên lọt vào phòng. Loan cảm thấy sự lạnh lẽo của cuộc đời nàng khi Dũng phải đi xa” [13, 21], hay đó là tâm trạng

của Dũng khi nhớ về tình yêu của mình với Loan, một tâm hồn lãng mạn

được diễn tả bằng một hình ảnh thanh tao: “Dũng thấy rằng tấm tình yêu của chàng như một ngôi sao nhỏ ở một góc trời chỉ riêng đẹp, riêng quý đối với chàng và chính chàng đã chọn nó và không cho ai biết”.

Ta bắt gặp rất nhiều những cảm giác hết sức tinh tế này trong các tiểu thuyết của Nhất Linh. Dường như tác giả cho nhân vật của mình giao hòa với thiên nhiên, cảm nhận được tất cả những gì đang đổi thay trong thiên nhiên, từ cảnh sắc thiên nhiên bộc lộ được tâm trạng con người, mọi tâm tư tình cảm

của nhân vật đều được thể hiện qua đó. Trong Đoạn tuyệt, Loan cảm nhận về

một tương lai không mấy tốt đẹp khi nàng phải sống trong một gia đình phong kiến, cổ hủ lạc hậu. Rồi nàng cũng sẽ kết thúc một cuộc đời vô nghĩa ở đây. Hay là những mơ mộng về quá khứ xa xăm nào đó khi mà Dũng từ biệt nàng để đi phiêu bạt đến một nơi nào đó mà nàng cũng chẳng biết nữa, không biết người nàng yêu tha thiết giờ ra sao, trở về với hiện tại Loan đã thoát khỏi được cuộc sống gia đình nhà chồng vô nghĩa đó nhưng giờ đây nàng lại phải bước một mình mà không có ai đi cùng. Nó như có nét tương đồng trong các

tiểu thuyết khác của Nhất Linh, như trong Đôi bạn tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật hòa cùng vào với thiên nhiên: “Dũng mở cửa sổ ra hiên đứng. Trời chưa sáng rõ, trong sự yên tĩnh những cái sân gạch chàng thấy rộng hẳn ra. Bóng giàn hoa in mờ mờ trên hiên ngay chỗ chàng đứng. Dũng nhìn lên,

mảnh trăng hạ tuần mòn gần hẳn một nửa và trắng nhạt quá nên Dũng tưởng như đương chìm vào trong màn trời có làn nước phủ qua”(Đôi bạn, tr.55). Hay trong Lạnh lùng, ta bắt gặp được tâm trạng của Nhung khi sắp rời xa thầy giáo Nghĩa: “Không biết tại sao nàng có cảm tưởng rằng Nghĩa sắp rời bỏ nhà này, và đã thấy trước những mùa xuân khác trong đời này lạnh lẽo nối tiếp nhau mà đến”.

Và chúng ta nhận ra một điều khi tìm hiểu các tiểu thuyết hiện đại. Đó là bất kì tiểu thuyết hiện đại nào, khi nội tâm con người trở thành đối tượng chính của nghệ thuật, việc miêu tả thiên nhiên là không thể thiếu. Thiên nhiên hiện diện trong tác phẩm như là một tiếng nói khác, góp phần đắc lực vào việc

bộc lộ tâm lí nhân vật. Thiên nhiên trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là thiên

nhiên khách quan, nó mang vẻ đẹp tự thân để tạo nên giá trị nghệ thuật, vốn bản thân nó đã đẹp và có sự hấp dẫn riêng của nó. Mặt khác, nó còn là thiên nhiên mang đậm màu sắc của tâm hồn con người,nghĩa là nó được cảm nhận bằng chính tâm hồn con người và vì thế nó khác hẳn với thiên nhiên trong văn học trung đại. Bởi vậy, hầu như nó không được miêu tả một cách trực tiếp như trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Nhất Linh luôn được thể hiện qua cảm giác của nhân vật. Đọc bất kì đoạn miêu tả thiên nhiên nào trong tiểu

thuyết của Nhất Linh ta cũng thấy rõ điều đó. Trong tác phẩm Đoạn tuyệt: “Sau mấy rặng xoan thưa lá, dòng sông Nhị thấp thoáng như một dải lụa đào. Bên kia sông gió thổi cát ở bãi tung lên trông tựa một ám sương vàng lan ra che mờ mấy cái làng con ở chân trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam nhạt, đứng sừng sững to tát nguy nga, ngọn núi mù mù lẫn trong ngàn mây

cuộc phiêu lưu hồ hải ở nơi nước lạ, non xa. Loan ao ước được ở một chiếc thuyền kia tháng ngày lênh đênh trên mặt nước, mặc cho nó đưa đến đâu thì đến, để xa hẳn cái xã hội khắt khe nàng đương sống” khi nhân vật Loan nảy sinh ý định muốn đi trốn. Hay đó là tâm trạng của nhân vật Dũng: “Đã lâu lắm chàng ngồi lặng yên mê man như đang ở trong một giấc mộng. Gió trên sông càng về đêm càng lạnh, hiu hắt thổi lọt vào khoang. Tiếng nước róc rách vỗ vào mạn thuyền như tiếng nói đêm thanh thì thầm kể lể với Dũng những nỗi nhớ nhung thương tiếc” [13, 49]; hoặc ta có thể thấy trong Đôi bạn: “Ánh nắng trên lá không lóe ra thành những ngôi sao, tiếng thông reo như tiếng biển xa đều đều không ngớt. Dũng có cảm tưởng rằng cái tiếng đó đã có từ đời kiếp nào rồi nhưng đến nay còn âm thầm vương lại trong lá thông”.

Con người của Nhất Linh dường như luôn mở rộng các giác quan để hưởng thụ thiên nhiên như một nguồn lạc thú. Vẻ êm mát của làn gió, hương thơm của một cánh hoa, cái yên tĩnh của bầu trời, cái bao la của sông nước… tất cả những hình ảnh thiên nhiên đó đều được đọng lại trong thế giới cảm

giác của con người trong tiểu thuyết của Nhất Linh mà Đoạn tuyệt là một ví

dụ tiêu biểu. Thông qua đó, tâm lí của các nhân vật được miêu tả một cách tinh vi nhất từ những cảnh vật thiên nhiên hết sức lãng mạn đó. Và với tiểu

thuyết của mình nói chung và Đoạn tuyệt nói riêng Nhất Linh đã miêu tả được

nội tâm của nhân vật hết sức phong phú và đa dạng để thấy được hình ảnh thiên nhiên luôn ứng với trạng thái tâm hồn.

Chương 3: Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ

Bên cạnh cốt truyện và nhân vật, ngôn ngữ tiểu thuyết là một yếu tố nghệ thuật chịu sự quy định của thể loại, góp phần làm cho tác phẩm hoàn thiện hơn. Ta có thể thấy được sự biến đổi về ngôn ngữ rõ rệt trong các sáng tác của Nhất Linh. Nếu như tiểu thuyết đầu tiên của ông là Nho phong(1926) vẫn còn viết theo lối cũ, với câu văn biền ngẫu như hầu hết sáng tác của thập

kỉ hai mươi thì đến Đoạn tuyệt Nhất Linh đã thực sự hiện đại hóa tiểu thuyết

của chính mình và của văn đoàn.

Trong Đoạn tuyệt, ông đã đưa ngòi bút khám phá sâu hơn vào cõi lòng, vào thế giới tình cảm của con người và những khát khao và nuối tiếc trước lằn ranh của tình yêu và phẩm hạnh, của tình yêu và bổn phận. Nhất Linh đã để ngòi bút kể chuyện phiêu lưu với thế giới bên trong đầy biến động và phức tạp của nhân vật. Nhân vật tự nhận thức và tự hình thành qua những biến động, nhờ vậy nhân vật của ông đã tạo nên hứng thú khám phá đối với người đọc. Ông đã thành công trong nghệ thuật khám phá những cung bậc cảm xúc khác nhau trong nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ nghệ thuật.

3.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến,

Hoàng Phê trong Từ điển tiếng việt cho rằng: “Đối thoại là hình thức nói

chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau” [18, 338].

Giáo sư Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học có viết: “Lời đối thoại gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau” [15, 31].

Có thể nói ngôn ngữ đối thoại là hành vi ngôn ngữ, nó là sự giao tiếp qua lại luân phiên giữa những đối tượng cùng tham gia giao tiếp và thông qua đó tâm lí tính cách nhân vật được bộc lộ. Trong tiểu thuyết luận đề, những đối

thoại không chỉ thể hiện xung đột kịch tính bên ngoài mà còn thể hiện cảm xúc, cảm giác của nhân vật. Qua ngôn ngữ đối thoại, tính cách và quan niệm sống của các nhân vật bộc lộ rõ nét.

Ngôn ngữ đối thoại trong Đoạn tuyệt thể hiện tính chất xung đột mạnh

mẽ. Cuộc đối thoại sau đây giữa Loan và cha mẹ nàng về vấn đề hôn nhân đã thể hiện rõ sự mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái về quan niệm hôn nhân tự do:

“- Không, con không cho là chuyện chơi. Con cho là một chuyện rất hệ trọng trong đời con, mà chỉ quan hệ trong đời con mà thôi.

- Còn tôi? Ra cô không coi lời hứa của tôi vào đâu cả.

- Thưa me, sao me hứa với người ta, trong bao nhiêu năm me nhận lễ của người ta. Nếu me nghe con ngay từ trước? Người ta đến ăn hỏi me cũng cứ nhận, lỗi đó không phải ở con, vì me không cho con hay. Việc của con mà thầy me coi con như không có ở nhà này.

- À bây giờ cô lại mắng cả tôi. Phải, tôi tự tiện, nhưng cô phải biết vì lẽ gì tôi mới tự tiện chứ. À ra mất tiền cho cô ăn học, để cô văn minh, cô về cãi cả bố mẹ… Hỏng!

Bỗng thấy chồng đi qua hiên, bà Hai lên tiếng: - Này ông, ông lại xem con ông nó mắng tôi kia kìa. Ông Hai quay lại mắng con:

- Không được hỗn. Loan nhìn ra đáp:

- Thưa thầy con không hỗn. Không bao giờ con dám vô lễ với me con. Nhưng ít ra me con cũng phải để con nói chuyện phân bày phải trái về một việc rất quan hệ đến đời con.

- Việc ấy thầy me định rồi và sẽ lo liệu thu xếp cho cô, cô không phải bàn. Cái thói ở đâu, cứ me nói câu gì là cứ mồm một mồm hai cãi lại xa xả. Văn minh vừa chứ, người ta mới chịu nổi!”[13, 39].

Thể hiện xung đột gay gắt phải kể đến những cuộc đối thoại giữa Loan và bà Phán Lợi. Bà ta là đại diện cho những bà mẹ chồng phong kiến, ngôn ngữ của bà Phán Lợi thể hiện rõ sự chuyên quyền độc đoán theo nhiều cấp độ.

Lúc thì thông qua việc mắng chửi đầy tớ để bóng gió răn dạy Loan: “Tôi nuôi các người để các người giúp đỡ tôi chứ để các người ăn không ngồi đùa giỡn đấy à? Chướng mắt lắm không chịu nổi [13, 73]. Khi thì bà ta nhằm vào sự có

học của Loan để mỉa mai và coi đó là nguyên nhân của thói cứng đầu lắm lí lẽ

của nàng: “Tôi thì tôi đâu dám mắng cô, mà ai mắng nổi cô ở nhà này, cô cứ dạy quá lời”[13, 85]. Ám chỉ, mỉa mai chưa đủ, bà Phán Lợi còn dùng cả thứ ngôn ngữ và hành động thô bạo để áp chế nàng dâu: “Bà thử đánh mày một cái tát, xem mày bảo là hèn nhát nữa không?” [13, 143). Với những lời lẽ xúc

phạm và cách đối xử tàn ác, bà Phán Lợi đã nhanh chóng đẩy Loan đến chỗ “đoạn tuyệt” với gia đình. Để đáp trả sự bất công ngược đãi của mẹ chồng, các nàng dâu mà cụ thể ở đây là Loan đã thể hiện sự khôn ngoan, can đảm và bướng bỉnh mỗi khi xảy ra xung đột:

“- Làm cái gì mà huỳnh huỵch trong ấy thế? Có dạy vợ thì lúc khác hãy dạy để yên cho người ta ngủ.

Loan nói:

- Ai dạy ai, động một tí là dạy. Tôi không cần ai dạy tôi. Thân cầm cái gối lăm le ném vào Loan:

- Phải có thế mới là đồ mất dạy. Loan đáp:

- Mợ nói gì thế?... Mày nói gì thế, con kia?

Loan quay mặt vào trong không đáp. Bà Phán nói tiếp:

Bà thử đánh mày một cái tát, xem mày bảo hèn nhát nữa không? Loan nói:

- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi. - Tao có quyền, mày cứ chửi lại xem nào.

Loan quay lại:

- Tôi không quen chửi người khác, chửi người khác tức bẩn mồm mình. Lần đầu bà Phán thấy một câu như vậy ở miệng Loan nói ra. Bà nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi sấn tới nắm lấy Loan tát túi bụi…

- Tha gì, đánh cho chết!

Rồi bà Phán vừa thở vừa bảo Thân:

- Tao không them tát nữa. Bẩn tay. Mày dần xác nó ra cho tao. Loan vuốt tóc ngẩng lên nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng:

- Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai.”[13, 144].

Đoạn đối thoại trên đã bộc lộ quá trình phát triển tâm lí của các nhân vật. Từ “mợ” chuyển sang “mày” rồi “con kia”. Ngôn ngữ của bà Phán rất phong phú, sống động thể hiện đầy đủ các sắc thái tâm lí trong cuộc xung đột và lột tả được đầy đủ bản chất độc đoán, hách dịch của bà ta. Qua đó chân dung một bà mẹ chồng nhiều thủ đoạn, độc ác và xảo trá được khắc họa một cách rõ nét. Cũng thông qua đoạn đối thoại trên, người đọc nhận thấy được nỗi căm phẫn của Loan trước những kẻ độc ác trong gia đình nhà chồng, và vì thế cô đã phản ứng hết sức quyết liệt bằng những ngôn ngữ rất sắc sảo. Không chỉ có thế, dù xuất hiện không nhiều trong tác phẩm nhưng ta cũng cần phải kể đến ngôn ngữ của bà huyện Tịch, ngôn ngữ của bà huyện tịch biểu lộ đầy đủ tính cách và thái độ miệt thị, căm ghét của bà đối với những người con gái

niệm của bà ta, những kẻ có học là những kẻ lắm lí sự, cứng đầu, làm mất đi

nền nếp gia phong đã có từ bao đời nay: “Đấy, tôi đã can chị, chị không nghe, cứ đi rước những thứ ấy về. Rước những hạng tân thời ấy về để nó làm bại hoại gia phong nhà mình. Nó học giỏi mặc nó chứ, nhà mình là nhà có phép tắc, nề nếp” [13, 86]. Qua ngôn ngữ đối thoại, người đọc nhận ra tính cách

xấu xa của bà huyện Tịch, các cô em chồng Loan cũng là những kẻ có khiếu “đổ thêm dầu vào lửa” mỗi khi Loan và mẹ chồng có chuyện xích mích:

“Biên chữ thì ai xem được. Nhà tôi có ai đỗ bằng nọ bằng kia như chị đâu mà xem nổi” [13, 85]. Từ đó, ta thương thay cho tình cảnh của Loan một mình

đơn độc trong một gia đình chỉ hiện hữu những kẻ độc ác, nhỏ nhen. Kích bác mẹ chưa đủ các cô em chồng còn kích động cả anh trai mình để gây mối bất hòa giữa Loan và Thân khiến cho mọi việc càng thêm căng thẳng và phức tạp:

“Cũng tại anh cả nhu nhược nên người ta mới xỏ chân lỗ mũi khinh mẹ mình cũng được” [13, 86].

Từ đây có thể thấy ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết tâm lí mang tính chất xung đột rất quyết liệt bởi thế mà ngôn ngữ đối thoại được sử dụng nhiều trong các tác phẩm của Nhất Linh và nó đã tham gia rất hiệu quả vào việc khắc họa chân dung nhân vật. Qua đó, ngôn ngữ của nhân vật đã có bản sắc riêng, được cá thể hóa cao: Ngôn ngữ của Loan thẳng thắn, táo bạo; ngôn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)