12 Chương 2: QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH.... Xuất phát từ những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật nữ trong tiểu thu
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Lý luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Phùng Thị Sứ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Phùng Thị Sứ
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Mục tiêu khóa luận 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Đóng góp của khóa luận 6
8 Bố cục của khóa luận 7
NỘI DUNG 8
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 8 1.1 Tìm hiểu chung về nhân vật 8
1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học 8
1.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm 9
1.2 Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 10
1.2.1 Đặc điểm nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn trước 1945 10
1.2.2 Đặc điểm nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn sau 1945 12
Chương 2: QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH 14
2.1 Quan niệm của Nhất Linh về người phụ nữ 14
2.2 Các kiểu nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh 15
2.2.1 Kiểu nhân vật chuẩn mực, khuôn phép 15
2.2.2 Kiểu nhân vật nổi loạn 18
2.2.3 Kiểu nhân vật bi kịch 27
Trang 42.2.3.1 Bi kịch do hoàn cảnh sống 28
2.2.3.2 Bi kịch do chính bản thân nhân vật 33
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH 41
3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 41
3.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 44
3.3 Bút pháp tương phản, đối lập 52
3.4 Ngôn ngữ nhân vật 55
3.4.1 Ngôn ngữ mực thước, khuôn phép 55
3.4.2 Ngôn ngữ giang hồ 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Bàn về nhân vật nữ trong văn học là vấn đề được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có giá trị thực tiễn trong nghiên cứu văn học Thật vậy, người phụ nữ là một nửa của thế giới, là những con người mang vẻ đẹp thuần khiết, dịu dàng, nhà văn Vichtor Huygo từng ví vẻ đẹp của người phụ nữ với những vì sao “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của người phụ nữ” Hình tượng người phụ nữ không chỉ hiện hữu trong thực tế đời sống mà đã từ rất lâu, hình ảnh này
đi vào trong sáng tác chương như một sự vận động tất yếu của văn học và thời đại Nói đến nhân vật nữ trong văn học, các nhà tiểu thuyết phương Tây đặc biệt chú trọng đến hình tượng này Ta có thể kể đến hình tượng người phụ nữ trong
các tác phẩm như Ana Karênina của L.Tônxtôi, Những người khốn khổ và Nhà thờ đức bà Pari của nhà văn Vichtor Huygo, hay Margaret Mitchell với Cuốn theo chiều gió Trong văn học Việt Nam, sự phản ánh hình tượng này thưa thớt
hơn song cũng đạt được nhiều thành tựu Có thể điểm danh một số nhân vật như:
Thúy Kiều - người con gái tài sắc nhưng lại có cuộc đời bất hạnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người chinh phụ mòn mỏi chờ chồng đi chinh chiến trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và không thể không nhắc đến người phụ nữ
với những khát khao về một tình yêu tuyệt đích như trong thơ Hồ Xuân Hương Tất cả đó đều là hình tượng nhân vật nữ, hình tượng đó hiện lên mang những vẻ đẹp riêng, số phận riêng, những tính cách riêng và đặc biệt họ đại diện cho lớp người phụ nữ của một thời đại
Nghiên cứu về nhân vật nữ trong văn học là điều kiện để chúng ta củng cố
thêm những kiến thức lý luận liên quan đến nhân vật văn học và nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học, đóng góp một phần nào đó vào công tác nghiên cứu và giảng dạy sau này Tiếp cận văn học từ góc nhìn này giúp ta khám phá, đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật nữ trong văn học, thấy được những quan niệm, tư tưởng tiến bộ cũng như những nỗi lòng sâu kín của nhà văn dành cho người phụ
Trang 6nữ Và quan trọng hơn, đây là cơ hội để chúng ta góp thêm tiếng nói để khẳng định vị trí và vai trò của người phụ nữ trong văn học cũng như trong đời sống, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập thế giới như hiện nay
1.2 Những năm 30 của thế kỉ XX là một giai đoạn sôi động trong lịch sử
văn học Việt Nam Văn học giai đoạn này đã chứng kiến “một cuộc hòa nhạc tân kì” (Hoài Thanh) với sự ra đời của nhiều khuynh hướng và trào lưu văn học Trong đó văn chương của Tự lực văn đoàn với hàng loạt các tác phẩm văn xuôi lãng mạn là một khuynh hướng điển hình nhất Trải qua sự chắt lọc khắt khe của thời gian và dư luận, văn chương Tự lực văn đoàn đã thực sự khẳng định được chỗ đứng của mình trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc
Nói đến Tự lực văn đoàn không thể không nhắc đến Nhất Linh - cây bút chủ lực của tổ chức văn học này Để khẳng định vai trò của mình, Nhất Linh đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm văn xuôi lãng mạn có vai trò là phát súng lệnh
mở đầu cho sự ra đời của trào lưu văn học lãng mạn Những tác phẩm đó thường viết về đề tài tình yêu, hạnh phúc cá nhân, khẳng định cái tôi cá nhân trước lễ giáo phong kiến Ông từng tâm sự khi chọn viết về đề tài này “mình chọn đề tài nào cần nhất là mình phải thành thực, nghĩa là chính trong thâm tâm mình thấy thích viết đề tài đó, quả thực mình thấy mình cảm động trước đề tài đó Hơn nữa mình đoán thấy đề tài đó có nhiều cái hay” [20, Tr.46] Và gắn liền với đề tài “có nhiều cái hay” đó chính là các nhân vật “chàng” và “nàng”, đặc biệt là nhân vật
nữ được Nhất Linh nhắc đến nhiều hơn cả Trong xã hội phong kiến đang trên đà
“Âu hóa”, cùng với đó cũng sinh ra lớp người phụ nữ mang tư tưởng Tây Âu tiến bộ, họ có quan niệm sống, lối sống trái ngược hẳn với tư tưởng phong kiến đương thời Trong hoàn cảnh sự Âu hóa còn quá mới mẻ mà tư tưởng phong kiến lại trở thành thâm căn cố đế trong xã hội như vậy, những người phụ nữ mang trong mình hơi thở của Tây phương trở thành những người “nổi loạn” và nếu không “nổi loạn” chống lại chế độ thì họ trở thành những con người bi kịch
Đó là những thực tế đã được Nhất Linh phản ánh trong rất nhiều tiểu thuyết của mình
Trang 7Xuất phát từ những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nhất Linh để thấy được mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và
sáng tác văn học và thấy được thực trạng cuộc sống của một thế hệ những người phụ nữ đã từng tồn tại trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
đi vào tìm hiểu các tác phẩm của Tự lực văn đoàn cũng như của Nhất Linh, và cùng với đó là rất nhiều các công trình nghiên cứu ra đời
Nhận xét về hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh, tác
giả Thụy Khuê trong bài Nhất Linh – Người nghệ sĩ, Người chiến sĩ đã viết: “Ở Đoạn tuyệt , Lạnh lùng Nhất Linh vẽ nên khung cảnh xung đột trực tiếp giữa lối
sống cũ và mới Để bênh vực người phụ nữ, Nhất Linh đã không ngần ngại đẩy hoàn cảnh đến mức độ cực đoan nhất, và lấy phần quyết thắng về phe Loan, người phụ nữ tân thời tranh đấu cho quyền làm người trong xã hội Khổng Mạnh”
Cũng đánh giá về hình tượng người phụ nữ trong Đoạn tuyệt, tác giả Phan
Cự Đệ trong cuốn Văn học Việt Nam 1900 – 1945 lại cho rằng Loan là “phiên
bản” mới về người phụ nữ: “Với Đoạn tuyệt của Nhất Linh đã xuất hiện một
“phiên bản” mới về người phụ nữ Lần đầu tiên trong lịch sử văn học người phụ
nữ thoát khỏi phạm vi gia đình để xuất hiện trong không gian xã hội, dân tộc” Nếu như nhân vật Loan luôn được các nhà nghiên cứu khen ngợi thì nhân vật cô gái giang hồ Tuyết lại gây ra nhiều tranh cãi với các ý kiến khen chê trái
chiều Trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24B, Nxb Khoa học xã hội, năm 1997 có bài Đời mưa gió, trong đó người viết có cái nhìn cực đoan về
Trang 8Tuyết: “Một cô gái giang hồ - là hiện thân đầy đủ của lối sống chỉ muốn hưởng lạc thú tầm thường, bất chấp đạo đức, luân lí, vô tâm với người khác và thiếu
trách nhiệm với chính mình” Ngược lại, tác giả Hà Minh Đức với bài Thế giới nhân vật trong Tự lực văn đoàn lại đề cập đến nhân vật Tuyết với tư cách là một
kiểu nhân vật mới mẻ trong văn chương Tự lực văn đoàn, đại diện cho lớp phụ
nữ sống “phá cách”, vươn lên giải phóng cho chính mình
Bên cạnh những bài viết đánh giá về về hình tượng các nhân vật nữ, trong một công trình nghiên cứu khác, nhà văn Trương Chính lại đề cao nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh Khẳng định giá trị nghệ thuật của
Đoạn tuyệt, Trương Chính nhận xét: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội, nó còn có giá trị
tâm lí không ai chối cãi được Ông Nhất Linh đã dùng một cách quan sát rất tinh
vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng của nhân vật trong
truyện để đi sâu vào đời riêng tư của họ” [3, Tr.18] Với Lạnh lùng ông tiếp tục
khẳng định: “không thể lọt qua trí quan sát của ông, những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa Người trong truyện vì thế mà linh động” [3, Tr.27]
Như vậy, qua việc khảo sát những công trình nghiên cứu kể trên chúng tôi nhận thấy vấn đề nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng đã được các nhà nghiên cứu bàn đến ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên các bài viết và các công trình nghiên cứu này mới chỉ đưa ra những nhận xét khái quát về nhân vật nữ và mới chỉ dừng lại ở việc bàn tản mạn một vài phương diện nào đó về nhân vật nữ trong sáng tác của Nhất Linh Xuất phát từ thực tiễn vừa nêu, đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ tìm hiểu một cách tập trung và có hệ thống về nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu thu được sẽ mang lại những đóng góp nhất định đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn này
Trang 93 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, chúng tôi tập trung tìm hiểu về nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Nhất Linh Trong quá trình nghiên cứu, người viết có sự liên hệ, so sánh với một số tác phẩm văn xuôi hiện đại khác nhằm làm sáng tỏ nét độc đáo trong sáng tạo của nhà văn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khảo sát các dạng nhân vật nữ và nghệ thuật xây dựng các kiểu
nhân vật này trong ba tiểu thuyết tiêu biểu của Nhất Linh, đó là: Đoạn tuyệt (Đăng báo Phong hóa từ năm 1934, xuất bản năm 1935), Đời mưa gió (viết chung cùng Khái Hưng, xuất bản năm 1934) và Lạnh lùng (Đăng báo Ngày nay
năm 1937, xuất bản năm 1937)
Ngoài ra, khóa luận còn cố gắng mở rộng liên hệ với các sáng tác khác của Nhất Linh và một số nhà văn khác để có cái nhìn mang tính chất đối sánh và toàn diện hơn nhằm chỉ ra những đóng góp của Nhất Linh trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật
4 Mục tiêu của khóa luận
- Khóa luận tiếp cận tiểu thuyết của Nhất Linh dưới góc độ nhân vật nhằm làm nổi bật các dạng nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ông
- Chỉ ra nét mới mẻ, độc đáo và tiến bộ trong quan niệm và ngòi bút của Nhất Linh khi viết về người phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khóa luận nghiên cứu quan niệm về người phụ nữ của Nhất Linh và việc thể hiện quan niệm đó trong thực tiễn sáng tác
- Khóa luận chỉ ra các kiểu nhân vật nữ trong 3 tiểu thuyết chính của Nhất Linh
- Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong xây dựng nhân vật nữ trong tác phẩm của Nhất Linh nhằm làm nổi bật phong cách của nhà văn so với các nhà văn khác
Trang 106 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã xác định, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
6.3 Phương pháp xác định lịch sử phát sinh
Theo cách gọi của M.B Khrapchenco thì đây là phương pháp nghiên cứu phát sinh lịch sử Phương pháp này chủ trương nghiên cứu văn học cũng như các trường phái, nhà văn, tác phẩm, phương pháp sáng tác từ nguồn gốc trong đời sống xã hội Nó cũng chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh giữa các trào lưu, sự thay thế hiện tượng văn học này với hiện tượng văn học khác, sự tương tác, mâu thuẫn hoặc kế thừa có đổi mới của từng hiện tượng, từng giai đoạn văn học
Từ quan hệ văn học và đời sống, việc lí giải các hiện tượng văn học trên
cơ sở lịch sử xã hội là quan điểm đúng đắn mang lại nhiều sự lí giải thuyết phục, khắc phục được những hạn chế của những khuynh hướng nghiên cứu nội quan
7 Đóng góp của khóa luận
- Thấy được một số kiểu nhân vật nữ tiêu biểu trong tiểu thuyết của Nhất Linh, đây cũng là đại diện cho một lớp người phụ nữ trong xã hội xưa
- Đề tài giúp tìm ra sự sáng tạo mới mẻ trong ngòi bút của Nhất Linh khi thể hiện nhân vật nữ trong tác phẩm, góp phần khẳng định tài năng và tên tuổi của nhà văn
Trang 118 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận được cấu trúc thành ba phần: mở đầu, nội dung, kết luận và phần tài liệu tham khảo, phần nội dung được chúng tôi triển khai thành các chương sau:
Chương 1: Khái quát về nhân vật văn học và một số đặc điểm nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Chương 2: Quan niệm về người phụ nữ và đặc điểm của nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh
Trang 12NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1 Tìm hiểu chung về nhân vật
1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn dùng trong nhiều lĩnh vực khác Vì vậy, trong lịch sử nghiên cứu đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật
Theo bộ Từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ
biên, Nxb Đà Nẵng, 2002 thì nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa Thứ nhất đó
là đối tượng được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật Thứ hai,
đó là “ người có vị trí quan trọng trong xã hội” Như vậy theo cách hiểu trên, nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt, cả trong văn học nghệ thuật và trong đời sống chính trị, xã hội
Cuốn Lí luận văn học, tập 2, nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu,
Nguyễn Xuân Nam định nghĩa như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh Đó là những nhân vật
không tên như thằng bán tơ, một mụ nào đó trong Truyện Kiều Đó là những
nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh ma quỷ, những con vật mang thần linh và ý nghĩa con người ”
Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ là con người cụ thể nào đó mà còn để chỉ một hình tượng nổi bật trong tác phẩm Do vậy, khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ dừng lại ở con người mà còn ở cả những hình tượng liên quan đến con người
Nhân vật vừa là yếu tố thuộc về nội dung, vừa là yếu tố thuộc hình thức, bởi vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tác phẩm và đối với bản thân
Trang 13văn học Nhân vật là phương tiện để khái quát hiện thực, là phương tiện để khái quát tư tưởng của tác phẩm và quyết định hình thức của tác phẩm Nhân vật sẽ xâu chuỗi các sự kiện tình tiết của tác phẩm, là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ về con người đồng thời góp phần tạo nên giá trị, sức hấp dẫn và sự thành công của tác phẩm
1.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm
Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm văn học Nó không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “ tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm”
Trong cuốn Văn chương dẫn luận G.N Pospelov nhấn mạnh: “nhân vật là
phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [25, Tr.43] Nhân vật vừa là yếu tố nội dung, vừa thuộc về hình thức tác phẩm Nhân vật là điều kiện thiết yếu để khám phá, đánh giá, lí giải và sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng với độc giả
Ta biết rằng nhân vật là hình tượng con người, khi tính cách nhân vật được nhà văn xây dựng ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về con người và cao hơn hết, nếu tính cách được khắc họa ở những điển hình thì nhân vật sẽ trở thành điển hình về con người Theo Biêlinxki “Nhà thơ tư duy bằng trừu tượng, nhà thơ không chứng minh mà trình bày bằng chân lí” Nói rộng ra tức văn học phản ánh bằng hình tượng, bằng những nhân vật cụ thể Do
đó vai trò chức nằng đầu tiên, quan trọng nhất của văn học là nó làm phương tiện
để nhà văn khái quát hiện thực Văn học không thể thiếu nhân vật bởi chỉ qua nhân vật, nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, con người với những đặc điểm về tính cách của nó “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” Nhân vật do đó đóng vai trò quan trọng đối với cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học: về nội dung, nhân vật là phương tiện để thể hiện tư tưởng,
Trang 14có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thể hiện của chủ đề tư tưởng của tác phẩm, tức thông qua sự hoạt động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về mặt nhận thức tư tưởng Về hình thức, nhân vật với tính cách của nó quyết định phần lớn các yếu tố hình thức như kết cấu, những quy luật loại thể, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật thể hiện về luận điểm này, Hêghen cũng đề xuất: “Tính cách là điểm trung tâm của mối liên hệ giữa nội dung và hình thức” Cũng cần lưu ý, tính cách nhân vật mang tính lịch sử, nghĩa là với mỗi thời đại tính cách này được tôn vinh hay coi nhẹ
Tóm lại nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn chương Hiểu được đúng đắn vai trò chức năng của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài này
1.2 Đặc điểm nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Người phụ nữ là tặng phẩm tuyệt diệu của tạo hóa, nhưng sự phản ánh trong văn học ở mỗi thời đại, mỗi tác giả lại khác nhau Hình tượng người phụ
nữ vì vậy cũng mang những nét cá tính riêng, độc đáo; giữa các nhân vật không
có sự hòa lẫn, pha trộn nhờ cái nhìn riêng của mỗi nhà văn
Nhân vật nữ đã xuất hiện trong văn học Việt Nam từ rất sớm, có thể kể tới vài tác giả tâm đắc với đề tài này như Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Dữ Tuy nhiên, hình tượng nhân vật nữ xuất hiện nhiều nhất, thể hiện được đầy đủ những đặc điểm tính cách, lối sống, quan niệm sống tiến bộ
có lẽ chỉ đến văn học Việt Nam hiện đại mới làm được điều đó Và hình tượng
đó được khắc họa rõ nét nhất trong tiểu thuyết – đây vốn là một thể loại văn học còn khá mới mẻ ở giai đoạn đầu khi bước qua thời kì văn học trung đại Tuy vậy,
ở mỗi thời điểm khác nhau thì hình tượng nhân vật nữ hiện lên cũng khác nhau
1.2.1 Đặc điểm nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn trước năm 1945
Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã chịu tác động của các chương trình khai thác thuộc địa, chính sách văn hóa giáo dục của Pháp Điều này làm xã hội thay đổi, vấn đề về vị trí, vai trò của người phụ nữ cũng
Trang 15thay đổi theo Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hình tượng nhân vât
nữ trong tiểu thuyết bấy giờ, các nhà văn đã đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ Trong tiểu thuyết lãng mạn mà tiêu biểu nhất là tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, hình tượng người phụ nữ hiện lên không còn mang sự cổ hủ, lạc hậu vốn có nữa
mà họ đã trở thành những người làm chủ cuộc đời của họ Đặc biệt những người phụ nữ đều có khao khát phá tan những ràng buộc của lễ giáo phong kiến để họ
được sống thật là chính mình Ta có thể kể đến các nhân vật như Mai trong Nửa chừng xuân, Trâm trong Nắng thu (trong tiểu thuyết của Nhất Linh) Trong Nửa chừng xuân, nhà văn xây dựng nhân vật Mai đương diện đấu tranh với lễ giáo
phong kiến hà khắc, những lễ giáo đã chà đạp lên hạnh phúc của cô
Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán, đặc biệt là trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thì hình tượng nhân vật nữ hiện lên mang đầy đủ những đặc điểm của văn minh Tây Âu Đó là hình tượng cô Tuyết với những bộ quần áo ngây thơ: “Cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa
vú, nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh” Hiện lên ở Tuyết rõ ràng
là một lối sống phóng khoáng, có phần lẳng lơ, cô sẵn sàng vào khách sạn cùng Xuân tóc đỏ mục đích biến mình thành hư hỏng để dễ dàng từ bỏ anh chồng dân quê của cô Ngoài ra, hình tượng me Tây phó Đoan cũng gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự dâm đãng, lăng loàn Bà phó Đoan đã từng có hai đời chồng nhưng đều chết cả, bà đã ra tay cứu giúp Xuân tóc đỏ trong một lần bị bắt vì lòng khao khát dục vọng của người phụ nữ đang tuổi hồi xuân, bà muốn biến Xuân thành người tình của để thỏa mãn bản thân Tất cả những hình tượng người phụ nữ đó đều
được bậc thầy về nghệ thuật trào phúng thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết Số đỏ
Cũng viết về hình tượng người phụ nữ nhưng Ngô Tất Tố lại có một cái nhìn khác Hình tượng chị Dậu hiện lên mang đầy đủ phẩm chất của người phụ
nữ Việt Nam xưa: xinh đẹp, cần cù, chịu thương, chịu khó và đặc biệt rất thương yêu chồng con Chị Dậu - đó là một người với vẻ đẹp mặn mà của phụ nữ 3 con với “cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn” vẻ đẹp đó có thể làm rung động bất cứ người
Trang 16đàn ông nào khi đối diện với chị Đẹp là thế nhưng chị còn đẹp hơn bởi phẩm chất hi sinh vì chồng vì chồng, vì con Thương chồng, thương con chị sẵn sàng nhịn ăn để nhường suất khoai cho con, chị bán cả mấy gánh khoai, bán cả ổ chó con, thậm chí đường cùng chị bán cả đứa con lớn để nộp sưu cho chồng Nhưng mọi khó khăn không làm chị gục ngã, chị không vì đồng tiền mà phản bội lại anh Dậu mà rất mực chung thủy với chồng, chị chạy ra khỏi nhà quan cụ mà trước mắt là bầu trời tối đen như mực chính là minh chứng rõ nhất cho sự thủy chung, son sắt của chị Ở chị Dậu ánh lên vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của người phụ nữ nông thôn, đây cũng là cái đẹp chung của hình tượng người phụ nữ Việt Nam những năm trước cách mạng mà Ngô Tất Tố đã xây dựng lại trong tiểu thuyết của mình
1.2.2 Đặc điểm nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn sau năm 1945
Trong những năm đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống pháp
và chống Mĩ gian khổ mà oanh liệt thì hình tượng nhân vật người phụ nữ lại hiện
lên với vẻ đẹp anh dũng, hiên ngang Đó là hình tượng chị Út Tịch (trong Người
mẹ cầm súng của Nguyễn Thi), đó là hình ảnh của chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức Trong Người mẹ cầm súng hiện lên hình ảnh người mẹ, người anh hùng
Nguyễn Thị Út với một ngoại hình bắt mắt: dáng người nhỏ gọn, khuôn mặt tròn
và đôi mắt to sáng và một phát biểu hùng hồn “còn cái lai quần cũng đánh” Và quả thực chị đã làm đúng như vậy, chị dũng cảm đấu tranh, dũng cảm giết giặc
và chị trở thành người anh hùng của thời đại Ngay từ khi còn là một con bé con gầy ốm tong teo, mặc quần cụt chị đã xin đi đánh tây: “đánh Tây sướng bằng tiên chứ cực gì nó đánh mình, mình đánh lại nó mới sướng chớ” Dũng cảm trong chiến đấu là vậy nhưng khi có gia đình chị vẫn không quên mình là một người mẹ, một người vợ: chị lo xay bột cho con, lo sửa lại cái mái nhà dột, bện lại dây võng cho con nằm, khi chồng chạy trốn khỏi bọn giặc thì đi tìm chồng suốt đêm Phải nói chị Út Tịch là người phụ nữ tiêu biểu cho hình tượng người
phụ nữ Việt nam những năm khánh chiến chống Mĩ Trong Hòn đất thì ta cũng
Trang 17gặp hình tượng chị Sứ mang đầy đủ nét đẹp truyền thống của người con gái Nam
Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung: một mái tóc dài mượt thoang thoảng mùi hoa bưởi, một đôi tay làm lụng vén khéo nhưng Sứ đẹp hơn nữa bởi sự thủy chung son sắt với chồng, bởi sự anh hùng, dũng cảm của mình Sứ lấy chồng bảy năm là bảy năm xa cách đằng đẵng cùng nỗi nhớ nhưng chị không bao giờ đánh mất mình, cả đến khi bị giặc bắt, lúc bị nhốt vào “hang cọp”, lúc bị giam vào “chuồng sấu” nhưng vượt qua mọi thử thách người con gái miền Nam
ấy vẫn giữu trọn tấm lòng son sắt, chị giữ trọn tấm thân mình để khi đất nước thống nhất trao lại cho chồng Đặc biệt chị đẹp bởi sự anh hùng, bất khuất của mình Khi sa vào tay giặc, bị trói vào cột suốt một đêm bên bờ suối, bị treo lên cành cây, thậm chí bị lũ ác ôn chém gần chết nhưng chị vẫn tỏ thái độ bất khuất không đầu hàng giặc Thái độ anh hùng của Sứ, lòng trung thành của chị đối với Đảng và cách mạng đã tiếp thêm sức mạnh đấu tranh, làm cho bọn giặc run sợ Những nhân vật người phụ nữ đó không phải là những người liễu yếu đào
tơ, càng không phải là người chỉ biết làm lụng để nuôi chồng nuôi con mà họ đã mang hơi thở của thời đại, họ quyết chiến đấu và hi sinh vì độc lập dân tộc Trong giai đoạn sau năm 1975, hình tượng người phụ nữ càng được các nhà văn chú ý phản ánh trong văn học Lúc này, đất nước đã hoàn toàn giải phóng và đang bước vào thời kì đổi mới toàn diện, nên những người phụ nữ cũng là con người của thời đại mới, họ bỏ lại cây súng trường để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước về mọi mặt Viết về những người phụ nữ này ta có thể kể tên một số nhà văn như: Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài Họ đều là những người thực hiện xứ mệnh đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ trong cả văn chương lẫn cuộc sống đời thường
Phải nói nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại rất đa dạng, gắn với những thời điểm lịch sử khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau thì sẽ cho ra đời những kiểu nhân vật nữ khác nhau Nhưng họ có đặc điểm chung là đều đẹp, đều dám sống, dám chiến đấu vì hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc của cộng đồng
Trang 18Chương 2
QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH
2.1 Quan niệm của Nhất Linh về người phụ nữ
Không giống như các nhà văn khác cùng thời, Nhất Linh có một cái nhìn rất mới mẻ về người phụ nữ Với ông, người phụ nữ không còn là những người phát thanh cho những tư tưởng của Khổng giáo nữa mà họ đã biết sống cho bản thân và đặc biệt biết đấu tranh để sống thực với mình Người phụ nữ dưới cái nhìn của Nhất Linh là những người tiến bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của tư tưởng phương Tây, họ có quyền được đi học trong trường Pháp văn và có quyền
tự lựa chọn hạnh phúc cho mình Đó là do Nhất Linh ý thức sâu sắc về sự thoát li của con người, về tính ngắn hạn của hạnh phúc, về sức mạnh của tình yêu đôi lứa Những yếu tố ấy bao trùm toàn bộ những sáng tác của Nhất Linh, và nhân vật thể hiện rõ nhất những tư tưởng ấy chính là hình tượng người phụ nữ Tất cả những người phụ nữ trong tiểu thuyết của nhà văn đều mang trong mình hơi thở của cái mới, của sự đổi mới so với quan niệm phong kiến lạc hậu vẫn còn nặng
nề đương thời Từ nhân vật Loan trong Nắng thu, đến Loan trong Đoạn tuyệt, rồi Nhung trong Lạnh lùng, Thu trong Bướm trắng, tất cả họ đều là những người
mạnh mẽ, dám yêu, dám đấu tranh để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc của mình Họ không phải là những người nhu nhược chỉ biết nghe theo sự sắp đặt của gia đình,
họ càng không phải là những con người khụy lụy răm rắp làm theo những quy tắc lỗi thời do xã hội đặt ra mà họ đã đứng lên thực hiện một cuộc cách mạng để giải thoát cho bản thân và những người phụ nữ khác Viết về người phụ nữ, nhà văn đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc với với số phận bất hạnh của họ và thổi vào
họ một sức sống mới tiềm tàng, mạnh mẽ để chống lại với tất cả sự hủ bại trong
xã hội Đây là một cái nhìn rất mới mẻ và mang đậm tính nhân văn của Nhất Linh
Trang 192.2 Các kiểu nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh
Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn Vì thế, mỗi nhà văn khi sáng tác đều xây dựng nhân vật tùy theo ý định và cá tính của người viết Tiếp cận tác phẩm của các nhà văn, người nghiên cứu có thể phân chia thế giới nhân vật thành các kiểu dạng nhân vật Khi nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh, ta cũng có thể phân thành nhiều kiểu nhân vật nữ khác nhau Với đề tài tình yêu bao trùm khắp các tác phẩm thì nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh nói riêng thường là những nhân vật “nàng” Họ đa phần là những tri thức Tây học trẻ tuổi, xinh đẹp thuộc tầng lớp trưởng giả Bên cạnh đó cũng có một số ít các nhân vật chưa
“nhiễm Tây”, họ sống tuân theo những phép tắc nghiêm ngặt của tư tưởng Nho giáo Tuy nhiên, dù là kiểu người nào thì họ luôn có những nỗi khổ riêng, những băn khoăn riêng, họ nhạy cảm với cuộc sống và luôn cảm thấy buồn phiền trước cuộc đời Dựa vào tâm lí, tính cách, đặc biệt là dựa vào ý thức đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến ta có thể chia nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh thành ba kiểu nhân vật đó là kiểu nhân vật chuẩn mực, khuôn phép, kiểu nhân vật “nổi loạn” và kiểu nhân vật bi kịch
2.2.1 Kiểu nhân vật chuẩn mực, khuôn phép
Kiểu nhân vật sống theo chuẩn mực, khuôn phép chính là kiểu nhân vật chịu ảnh hưởng sâu sắc những suy nghĩ, quan niệm, phép tắc của tư tưởng Nho giáo Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, kiểu nhân vật này xuất hiện không nhiều, chủ yếu đóng vai trò là nhân vật phụ, mà tiêu biểu là hình tượng các bà mẹ, bao gồm cả mẹ đẻ, mẹ chồng Tuy không phải là nhân vật chính nhưng họ gần như trở thành một thế lực có sức chi phối mạnh mẽ trong gia đình và xã hội bấy giờ Đại diện tiêu biểu nhất sống tuân thủ nghiêm ngặt theo khuôn phép của
Nho giáo phải kể đến bà Hai - mẹ của Loan trong Đoạn tuyệt Bà Hai là người
của thế hệ đi trước, bà chịu sự chi phối rất lớn từ những tư tưởng, suy nghĩ của nếp sống cũ và bà đã áp đặt “nguyên bản” nếp sống đó đối với con gái mình Từ
ăn mặc, đi đứng, nói năng đến việc quan trọng nhất của cuộc đời Loan là việc gả
Trang 20chồng cũng đều do bà sắp đặt Bởi thế, bà Hai một mực bắt Loan phải lấy Thân, trong suy nghĩ của bà thì cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đấy Khi gia đình nhà bà Phán - mẹ Thân đem đồ lễ đến để hỏi cưới Loan, bà Hai không cần hỏi ý kiến Loan, bà cũng không cần biết là Loan có đồng ý hay không mà cứ nhận đồ cưới như một lẽ tự nhiên bởi bà nghĩ bà đã nhận thì con cũng phải nhận Khi Loan biết chuyện, nàng không đồng ý và có lời trách móc mẹ thì bà khóc và cho rằng con hỗn, những lời nói của bà Hai đầy sự bảo thủ, áp đặt: “Việc ấy thầy me đã định rồi và sẽ lo liệu thu xếp cho cô, cô không phải bàn Cái thói ở đâu hễ mẹ nói một câu gì là cứ mồm một mồm hai cãi lại xa xả Văn minh vừa vừa chứ người
ta mới chịu nổi!” Và cuối cùng trước sự ép buộc của bố mẹ, Loan đành ngậm ngùi lấy Thân mặc dù người nàng yêu là Dũng Ngay cả khi Loan lấy chồng, bị nhà chồng hành hạ, bà Hai vẫn coi đó là lẽ tự nhiên vì theo bà con dâu phải có bổn phận hầu hạ nhà chồng Đến khi Loan vùng dậy chống đối lại gia đình chồng và giết chết chồng, bà Hai vẫn không hiểu được nỗi lòng của con gái, bà trách Loan, bà cho đó là một sự sỉ nhục ghê gớm đối với gia đình bà: “Nó làm khổ tôi Nó làm dơ diếu cả nhà tôi Hai bác tính, tôi hiếm hoi có một đứa con, cũng tưởng gây dựng cho nó nên người tử tế, có ngờ đâu bây giờ tôi hóa ra mẹ của một đứa con giết chồng Nhục nhã chưa?” [18, Tr.130] Bà Hai không hiểu được rằng chính sự áp đặt và những suy nghĩ có phần cổ hủ của bà mới là nguyên nhân đẩy con gái bà vào tấn bi kịch của cuộc đời Có thể những suy nghĩ, việc làm của bà là đều có thiện chí, bởi bà cũng muốn con gái được làm dâu gia đình giàu có, bà cũng muốn được mở mày mở mặt với thiên hạ, tuy nhiên sai lầm lớn nhất của bà chính là sự bảo thủ, áp đặt, bà luôn bắt con phải làm theo ý mình, luôn bảo vệ suy nghĩ của mình dù cho suy nghĩ đó là lệch lạc,là thiển cận Những suy nghĩ, hành động của bà Hai cũng là tình trạng chung của các bà mẹ trong xã hội bấy giờ, bởi họ là những người sống theo khuôn phép, chuẩn mực của
lễ giáo phong kiến, họ cho rằng cha mẹ sinh con ra thì có mọi quyền hành đối với con mình, và họ không chấp nhận những gì đi ngược lại với quan niệm đó
Trang 21Bên cạnh bà Hai thì bà Án - mẹ chồng Nhung trong Lạnh lùng cũng là
một nhân vật sống theo khuôn phép của lễ giáo Bà Án luôn luôn lấy đạo đức, lễ nghĩa của con người lên hàng đầu và với con dâu, bà càng coi trọng điều này Từ khi về làm dâu, bà Án đã luôn là một người con hiếu thảo, ăn ở, nói năng đúng mực, có trước có sau Chồng bà cũng mất sớm và bà quyết định ở vậy thờ chồng, nuôi con Bà Án chính là một tấm gương sáng nhất về công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ thời xưa Khi Nhung về làm dâu nhà bà, bà cũng dạy bảo để nàng trở thành một nàng dâu đúng mực Đặc biệt khi chồng Nhung mất sớm, bà
Án càng nhắc nhở Nhung về việc giữ gìn tiết hạnh Bà treo một bức hoành phi trên tủ chè đề bốn chữ vàng “tiết hạnh khả phong” để răn dạy Nhung và cả những người phụ nữ trong gia đình Chính điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của Nhung, nàng luôn ý thức được phẩm giá và trách nhiệm của mình đối với gia đình chồng Ngay cả khi yêu Nghĩa tha thiết thì nàng vẫn không dám bảo vệ tình yêu của mình bởi trong nàng luôn văng vẳng những lời dạy về tiết hạnh, về thanh danh mà mẹ chồng nói Khi biết Nhung có ý định bỏ trốn theo Nghĩa, bà Án đã nhắc khéo để Nhung biết về thân phận của nàng, lời của bà luôn nhẹ nhành, từ tốn nhưng lại mang ý nghĩa sâu xa “Mợ phải nghĩ đến thân mình, một người đàn bà góa không thể đua đòi chị em, đi chơi nay chỗ này mai chỗ khác như họ được” [19, Tr.90] Bà cũng luôn nhắc con dâu phải nghĩ đến gia đình, đến danh giá “còn mợ, không phải mợ chỉ giữ gìn cho nhà chồng, cho nhà
mợ lại còn cho làng nước người ta trông vào nữa” Phải nói bà Án là người chịu ảnh hưởng đầy đủ nhất quan niệm sống của Nho giáo, ta có thể coi bà như người phát ngôn viên cho những tư tưởng đã trở thành nguyên tắc sống trong xã hội bấy giờ Chính bởi sự ảnh hưởng của quan niệm sống chuẩn mực, khuôn phép do
bà Án dạy đã làm Nhung sợ hãi, nàng không đủ can đảm để bỏ chạy theo Nghĩa
mà đành nghe theo lời mẹ là thủ tiết thờ chồng
Hình tượng người phụ nữ sống theo chuẩn mực, khuôn phép của lễ giáo phong kiến được xây dựng lên không phải là sự ngẫu nhiên mà là vì một mục đích nghệ thuật nhất định của nhà văn Hình tượng các bà mẹ sống theo những
Trang 22quy tắc bất di bất dịch của quan niệm phong kiến đã tạo ra sự đối sánh ngầm với các nhân vật nữ chính - những người chịu ảnh hưởng rất lớn của phong trào Âu hóa đương thời Từ đó cho thấy sự trái ngược giữa quan niệm cũ và quan niệm mới, giữa lớp người cũ và lớp người mới, nó góp phần làm nổi bật hình tượng những người phụ nữ sống “nổi loạn”, sống trái ngược hẳn với những quan niệm đương thời Sự đối lập này cũng giúp ta giải thích nguyên nhân dẫn tới bi kịch của lớp người phụ nữ mới, lớp người phụ nữ tân thời dám chống lại xã hội phong kiến
2.2.2 Kiểu nhân vật “nổi loạn”
Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh chỉ có một số ít là mẫu người phụ nữ cam chịu, sống tuân theo mọi luật lệ của xã hội, còn phần lớn là những người phụ nữ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ Tây Âu, họ mang trong mình
ý thức đấu tranh mạnh mẽ Những tư tưởng tiến bộ trong tình yêu, trong hôn nhân, gia đình, trong lối sống, quan niệm sống và ý thức đấu tranh để thực hiện những tư tưởng ấy đã biến những người phụ nữ thành những người “nổi loạn” Nhân vật “nổi loạn” ở đây không giống như quan niệm của các nhà nghiên cứu cho rằng nhân vật đi lệch với tư tưởng, ý định mà nhà văn vạch sẵn, ở đây “nổi loạn” là nói đến cách sống không tuân theo bất cứ một khuân mẫu, một chuẩn mực nào của xã hội, thậm chí là đi ngược lại với tất cả những quy tắc đạo đức đã trở thành thâm căn cố đế trong đời sống xưa
Sự “nổi loạn” đó thể hiện rõ nhất ở nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió
Tuyết sống buông thả, ăn chơi trác táng, sống với sở thích riêng, lí tưởng riêng
và không cần biết đến ngày mai Đặc biệt quan niệm về tình yêu của Tuyết rất phóng khoáng: tình yêu chỉ là nhục dục tầm thường và vì thế không nhất thiết phải yêu một người mà có thể yêu nhiều người cùng một lúc
Tuyết “nổi loạn” trước hết là trong quan niệm sống Ta có thể hiểu quan niệm sống chính là những nhận thức, những suy nghĩ, ý nghĩ của con người về cuộc sống hiện tại Với những vấn đề khác nhau trong xã hội mỗi người lại có những quan niệm riêng: quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình, hạnh phúc
Trang 23và Tuyết cũng vậy Tuyết vốn là con nhà quý phái, giàu có, được học hành tử tế
và được gia đình cưng chiều từ nhỏ Cô cũng có ước mơ, cũng luôn nghĩ về một tương lai tốt đẹp Nhưng mọi thứ tiêu tan khi mười bảy tuổi gia đình buộc cô phải lấy chồng, một người mà cô không yêu cũng không biết mặt Như vậy trước khi trở thành một gái giang hồ thì Tuyết cũng có những quan niệm tốt đẹp về cuộc sống với những mơ ước, những hoài niệm tốt đẹp Lúc này xét ở một góc
độ nào đó ta thấy Tuyết là nạn nhân của xã hội cũ, quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã cướp đi tương lai, hi vọng của cô Nhưng Tuyết đã không cam chịu
số phận, cô không thể sống cùng “người chồng đã mười bảy, mười tám tuổi đầu
mà còn ngây ngốc như một thằng bé con lên mười” Có lẽ sự “nổi loạn” của Tuyết bắt nguồn từ chính điều này Tuyết ngoại tình với một cậu láng giềng và cuối cùng bỏ nhà đi theo tình nhân Khi quan niệm về gia đình của Tuyết vẫn chưa thực sự ổn định thì cô đã có một quan niệm mới về cuộc sống Quan niệm sống của Tuyết dần đưa cô dấn thân vào “đời mưa gió” của một gái giang hồ Đó chính là quan niệm về một thứ ái tình hoan lạc, quan niệm về một lối sống dễ dãi với những đam mê dục vọng tầm thường Từ đây, Tuyết luôn khắc sâu trong tim mình một câu châm ngôn ghê gớm về tình yêu “không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh” [13, Tr 61] Với cô tình ái không phải là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn mà đó là “sự gặp gỡ giữa hai xác thịt”,
“yêu thì cứ yêu bao giờ chán thì thôi, việc gì mà phải chờ đợi mòn mỏi, sầu não” Trong xã hội cũ đây là quan niệm bị lên án nhưng đối với một cô gái như Tuyết thì đó là chuyện bình thường Cho đến cuối cùng, quan niệm sống của Tuyết vẫn không thay đổi Hành động của cô ở cuối tác phẩm đã thể hiện điều này Ngày cô trở về với Chương trong thân hình tiều tụy, những tưởng đây sẽ là lần cô chọn bến đỗ cuối cùng để cô vĩnh biệt cuộc đời mưa gió, nhưng không, lần này cũng chỉ là lần thức tỉnh tạm thời Tuyết vẫn chọn sự ra đi như một sự kết thúc cuối cùng của một cô gái giang hồ Nhân vật này đã có sự dằn vặt bản thân, nhưng mọi thứ không đủ mạnh để có thể thay đổi quan niệm sống đã ăn sâu vào máu thịt của cô Cuối cùng, Tuyết vẫn là một con chim tự do tung cánh giữa
Trang 24cuộc đời, dù yên lặng hay sóng gió thì nó vẫn tìm kiếm lạc thú và say sưa trong
ái tình mộng mị
Tuyết thực sự là sự “nổi loạn” trong quan niệm sống, quan niệm sống đó
đã đi ngược lại với những quan niệm hà khắc của xã hội phong kiến về tiết hạnh
và nhân phẩm của người phụ nữ
Không chỉ ‘nổi loạn” trong quan niệm sống mà Tuyết còn “nổi loạn’ trong
cả lối sống Lối sống chính là cách sống của mỗi người, thể hiện cách ứng sử, giao tiếp của con người trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày Lối sống của mỗi người không giống nhau vì nó phụ thuộc vào quan niệm, suy nghĩ về cuộc sống của mỗi cá nhân Sẽ có một lối sống tốt nếu như người ta có những quan niệm sống đúng đắn
Ở Tuyết, sự “nổi loạn” trong quan niệm sống là tiền đề tất yếu dẫn đến sự
“nổi loạn” trong lối sống của con người này Theo lễ giáo phong kiến về ứng xử của người phụ nữ khi đi lấy chồng thì “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” Thế nhưng Tuyết lại đi ngược lại với những chuẩn mực đó Khi phải lấy một người chồng mà mình không yêu, Tuyết đã không “an phận thủ thường” như đa số phụ nữ thời đó vẫn làm mà cô đã “nổi loạn” để thoát khỏi cuộc sống
đó Tuyết đã bỏ gia đình và đứa con nhỏ để chạy theo nhân tình, sống một cuộc sống buông thả từ đó Lối sống mà Tuyết chọn cho mình là lối sống cực đoan, lấy cái “tôi” làm trung tâm, lấy lạc thú làm chuẩn mực cao nhất, sống hôm nay không cần biết đến ngày mai
Lối sống hưởng lạc của Tuyết được Nhất Linh tái hiện rất rõ trong từng hành động, lời nói của cô Ngay trong lần đầu tiên gặp Chương khi Chương ra tay cứu khỏi đòn đánh của gã tình nhân, quen thói lẳng lơ, Tuyết đã xin đến nhà Chương ngủ nhờ “hay anh cho em về nhà anh ngủ nhờ một tối” Cách nói này đã giúp Chương nhận ra bản chất không đứng đắn của cô gái mới quen nên Chương
đã không đồng ý Nhưng rồi Tuyết lại tìm đến tận nhà Chương để cảm ơn và tìm cách lô kéo anh vào vòng tình ái mà theo Tuyết nói “em định ghẹo anh, vâng ghẹo anh một tí thôi chứ nào em có yêu gì anh” [13, Tr.67] Có thể nói, cách
Trang 25sống lẳng lơ, buông thả đã dạy cho Tuyết biết cách thu phục đàn ông, đặc biệt với những người thụ động, nhút nhát như Chương
Dù đã sống bên Chương, đã trở thành nhân tình của Chương nhưng Tuyết vẫn không thể từ bỏ được lối sống giang hồ Những hành động bỏ nhà đi lặp đi lặp lại của Tuyết đã chứng minh điều đó Khi đang cùng Chương đi nghỉ mát, gặp lại Bảo ở trong khách sạn, Tuyết đã không cưỡng lại được nên đã bỏ đi “theo tiếng gọi ở cõi xa xăm, nàng đi tìm một người tình nhân cũ mà nàng vụt cảm thấy nàng yêu” [13, Tr.26] Trong bức thư gửi Chương, cô đã thú nhận: “em đã như con chim lạc đàn nay đây mai đó, đang quen sống cái đời phiêu bạt giang
hồ, thì anh cũng chẳng nên lưu luyến em làm chi” [13, Tr.69] Tổ ấm mà Chương dựng lên quá là mong manh, không đủ sức giữ chân một người như cô Tuyết đã tự tạo ra cho mình một lối sống quá phóng túng, tự do buông thả đến mức trơ trẽn và chính cô cũng thừa nhận điều đó: “Anh chưa biết anh là ai đấy
Em chỉ là một đứa giả dối, man trá, hơn nữa em là một con ác phụ bỏ chồng, bỏ con theo trai Em là một con đĩ khốn nạn, đê hèn” [6, Tr.70] Và sự thực, nó đã được minh chứng qua hành động lần thứ hai cô bỏ đi với nhân tình cũ là Văn Tuyết lại đắm mình trong những cuộc phiêu lưu tình ái, một thứ tình ái xác thịt
Đó là niềm vui sống mà Tuyết tạo ra cho mình, cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu cô không được bước đi trên con đường đầy gió bụi mà cô đã chọn Tuyết thấy việc cô bỏ Chương đi theo người khác cũng dễ dàng như cô bỏ người khác đến với Chương, cô không hề cảm thấy áy náy hay ân hận gì Lần cuối cùng Tuyết trở về bên Chương là vào một ngày Tết với một thân hình tàn tạ, nhưng rồi cô vẫn chọn cách giải thoát cho mình là sự ra đi, bởi “một cô gái giang hồ có thể nào tránh được cái đời vô định”
Tuyết tiêu biểu cho một quan niệm sống và một lối sống cực đoan Đặt trong hoàn cảnh xã hội đương thời, đây thực sự là một sự “nổi loạn” ghê gớm và không thể chấp nhận được Đã từng có ý kiến kết án Nhất Linh khi xây dựng nhân vật Tuyết chính là việc “thi vị hóa nghề làm đĩ”, ý kiến này xét từ góc độ nào đó cũng chính là xuất phát từ quan niệm và lối sống buông thả, dễ dãi của
Trang 26Tuyết mà ra Đây cũng là lối sống lầm lạc của một bộ phận rất lớn thanh niên bấy giờ mà xã hội cần phải lên án, loại bỏ
Nhân vật “nổi loạn” thứ hai phải nói đến Loan trong Đoạn tuyệt Loan là
nhân vật chính trong tác phẩm, một cô gái đã học hết năm thứ tư ban Cao đẳng tiểu học, nàng được hấp thụ những tư tưởng mới nên không muốn sống trong sự
“phục tòng cổ lệ” như những người con gái khác Thế nhưng cuộc sống như muốn trêu ngươi nàng khi nàng phải sống trong một xã hội, một gia đình, đặc biệt là phải làm dâu gia đình mang nặng tư tưởng phong kiến Là con người mang trong mình tư duy tiến bộ, tư duy của hiện đại, chính vì thế nàng đã đấu tranh như một quy luật tất yếu Nàng là hiện thân, là đại diện cho cái mới, cho quan niệm mới để đấu tranh với cái cũ vẫn còn rất nặng nề trong xã hội đương thời Và vì là mới, là tân tiến nên trong mắt những người tôn thờ nền nếp cũ thì nghiễm nhiên Loan trở thành con người “nổi loạn” Tuy vậy, sự “nổi loạn” của Loan không phải diễn ra trong chốc lát, và càng không phải là sự nổi dậy nhất thời mà nó diễn ra âm thầm, âm ỉ trong hàng chục năm trời Đó là sự “nổi loạn”
từ tư tưởng tới hành động, từ “nổi loạn” trong suy nghĩ tới ‘nổi loạn” thực sự, và chỉ khi Loan hành động thực sự thì cô mới được giải thoát ra khỏi cái địa ngục trần gian là gia đình chồng để đến với cuộc sống đích thực, tình yêu đích thực Trước hết, ở Loan là sự ‘nổi loạn” trong tư tưởng Tư tưởng ở đây có thể hiểu là những suy nghĩ, tâm tư của con người không để bộc lộ ra bên ngoài Nổi loạn trong tư tưởng giống như một sự giày vò ghê gớm về tâm hồn khi mà con người cứ phải sống với nỗi uất hận, đau đớn không thể thốt ra được Mọi nỗi khổ tâm của Loan có lẽ bắt nguồn từ tình yêu đơn phương với Dũng, một chàng trai đầy chí khí với vẻ mặt rắn rỏi, cương quyết nhưng bị cha mẹ từ bỏ bởi có những
tư tưởng mới mẻ và “nguy hiểm” Rất nhiều lần Loan muốn bày tỏ tình yêu của mình cho Dũng biết “nàng vụt có cái ý tưởng táo bạo định ngỏ cho Dũng biết rằng nàng yêu Dũng, rồi sự thể muốn ra sao nàng cũng mặc” [18, Tr.18] Đó thể hiện sự táo bạo của Loan trong tình yêu Tuy mới chỉ là ý định nhưng nó cũng chính là một khía cạnh trong sự “nổi loạn” của nàng Loan không quan trọng
Trang 27quan niệm xưa cũ là “cọc đi tìm trâu nữa” mà muốn biến mình thành người chủ động, muốn chinh phục trái tim người mình yêu Nhưng Loan đã không dám làm điều đó, nàng đành phải ôm mối tình đơn phương với Dũng để về làm vợ Thân - người mà Loan cho là tầm thường và hèn nhát Tuy đã là vợ Thân nhưng tình yêu trong Loan vẫn không bao giờ phai nhạt, Loan đã sống những ngày đau khổ tột cùng khi yêu mà không dám nói, yêu mà không được sống cùng người mình yêu Và rất nhiều lần, vì tình yêu, Loan đã nghĩ tới cách giải thoát cho mình, đó
là “trốn”, nàng muốn trốn đi thật xa, đi sống với Dũng để thỏa cái tình nàng mà nàng mong ước bấy lâu Ý định đi trốn cùng Dũng lần hai lóe lên trong đầu nàng trong lần đi đền Mẫu và gặp Dũng bị tai nạn xe ở giữa rừng “thoáng một lúc, nàng có ý tưởng liều lĩnh bỏ cả gia đình, bỏ chồng con, bỏ xã hội nàng đương sống, bỏ hết,nhắm mắt theo Dũng, liều thân sống với Dũng một cuộc đời rôn rã, rồi sau muốn ra sao thì ra” [18, Tr.94] Nhưng mọi thứ đều chỉ là hiển hiện trong suy nghĩ, trong tư tưởng của Loan, những ý tưởng “táo bạo” và “liều lĩnh” đó chỉ vụt lên trong chốc lát rồi tắt lịm, nàng không đủ dũng cảm, cũng không đủ mạnh
mẽ để vượt qua chính mình, để sống thực với tình yêu của mình
Không chỉ trong tình yêu Loan mới có tư tưởng “nổi loạn” mà trong cả việc lấy chồng Loan cũng có những suy nghĩ khác hẳn với bố mẹ nàng Khi ông
bà Hai quyết định gả Loan cho nhà bà Phán Lợi mà không hỏi ý kiến nàng, nàng
đã có phản ứng hết sức gay gắt: “việc của con mà thầy me coi như là không có con ở nhà này” [18, Tr.22] Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy không còn phù hợp đối với Loan nữa, vì theo Loan thì chính nàng mới có quyền quyết định hạnh phúc của cuộc đời nàng chứ không phải là ai khác “vâng thì xin me để tùy con, và nhân thể me để tùy con định có nên lấy chồng hay không nên lấy chồng” [18, Tr.21] Đó là những quan niệm tiến bộ và rõ ràng là một sự “nổi loạn” của Loan Sự phản kháng và tư tưởng mới mẻ đó làm chính ông bà Hai cũng sợ hãi
“ông bà mang máng thấy con mình, thành một người ở xã hội khác hẳn cái xã hội Việt Nam bình thường ông bà cảm thấy rõ và lo sợ mà nhận ra rằng con mình không cùng một quan niệm về cuộc đời như mình nữa, cách biệt mình xa
Trang 28lắm” [18, Tr.23] Nhưng sự phản kháng của Loan không quyết liệt, đúng là nàng
có tư tưởng đấu tranh nhưng trong sâu thẳm suy nghĩ của nàng vẫn là sự chấp nhận, nàng vẫn nghĩ là sẽ phải nghe theo lời thầy me: “đã biết rồi không trái lệnh được, nhưng sao mình lại cứ muốn tìm lẽ để nói trái lại lời bố mẹ Vì cớ gì vậy?” [18, Tr.24] Và thế là đám cưới diễn ra theo đúng sự sắp đặt của ông bà Hai dù trong Loan là sự đau đớn tột cùng Loan đã không đủ mạnh mẽ để đấu tranh, ở nàng lúc này có sự “nổi loạn” nhưng chỉ là sự “nổi loạn” nửa vời, “nổi loạn” trong suy nghĩ và lời nói chứ nàng chưa đủ can đảm để biến những suy nghĩ đó thành hành động thực sự Bi kịch của cuộc đời Loan một phần cũng bắt nguồn từ chính sự nhút nhát, do dự đó
Những suy nghĩ, những tư tưởng đấu tranh cứ âm ỉ, thôi thúc trong con người Loan, cộng với cuộc sống bi kịch ở gia đình chồng chính là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự “nổi loạn” thực sự, “nổi loạn” trong chính hành động chứ không còn là trong tư tưởng nữa Loan đã phải sống cùng một người chồng mà mình không yêu, phải làm dâu trong một gia đình mà theo nàng thì toàn là những
lũ vô học, gia đình mà “hết thảy mọi người đều muốn làm cho nàng khổ” Gia đình chồng,đặc biệt là bà Phán Lợi luôn luôn muốn tỏ ra cho nàng biết là họ đã mua nàng với rất nhiều tiền và nàng phải có nghĩa vụ hầu hạ nhà chồng: “người
ta cưới nàng về để hầu chứ không phải để làm một người vợ Việc này chỉ là phụ Vì vậy, đầu tiên người ta dạy bảo Loan như người ta dạy bảo một con ở” [18, Tr.56] Còn những cử chỉ của Thân thì lại nhắc cho Loan biết rằng thân phận nàng chỉ là cái máy đẻ Sống trong cái môi trường bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần như vậy chính là động lực thôi thúc Loan vùng dậy Ban đầu chỉ là những lời cãi vã, sau đó là những lần Loan không nghe theo lời sai bảo của mẹ chồng với lập luận: “vâng, đảm có nghĩa là về hầu hạ nhà chồng từ người trên đến người dưới cho chu tất Nếu chỉ có thế thì một con sen cũng làm được, không cần phải một nàng dâu Cháu, cháu nghĩ khác, cháu không cho đó là bổn phận chính Vì người ta bắt cháu như thế cháu không nghe, nên người ta cho cháu là một nàng dâu hư thân, mất dạy” [18, Tr.64] Đến khi đứa con của Loan -
Trang 29cái hi vọng cuối cùng để Loan tồn tại trên cõi đời này mất đi, lúc này nàng nhận thấy rằng: “cái cớ hi sinh để được vừa lòng mẹ trước kia bây giờ không đủ sức mạnh để dìu dắt nàng nữa Nàng chỉ nhận thấy bấy lâu nàng đã hèn nhát sống theo tục lệ, không có cái can đảm phá tan cái tục lệ mà cái học của nàng đã cho nàng biết được rằng đáng bỏ, đáng phá” [18, Tr.123] Và như một giọt nước tràn
li, sự nhẫn nhịn bấy lâu của Loan đã đến lúc bùng nổ, nàng vùng lên đấu tranh để lấy lại sự công bằng cho bản thân Loan đã có một cuộc cãi vã nảy lửa với chồng
và mẹ chồng, đỉnh cao của cuộc cãi vã đó chính là khi Loan cầm con dao khánh
cự đã vô tình vô tình gây ra cái chết của Thân Có thể nói, cái chết của Thân minh chứng rõ ràng nhất cho hành động đấu tranh của Loan dù đó là sự việc diễn
ra ngoài mong đợi Đó cũng chính là nỗi đau đớn trong tâm hồn Loan được tích
tụ, dồn nén bấy lâu bây giờ mới được giải thoát Cái chết là đỉnh cao của sự “nổi loạn”, đó là “kết quả của một đời nhẫn nhục, đau khổ” của Loan Thân chết đi, nàng bị bắt giam, nhưng giây phút cho tay vào xích sắt và bước qua ngưỡng cửa của gia đình chồng nàng “vẫn có cảm tưởng rằng vừa bước ra khỏi một nơi tù tội”, nàng đã được đi hẳn khỏi cái nơi mà đã giam hãm tuổi xuân của nàng Cái chết đó chính là sự giải thoát cho nàng, thiết nghĩ, giá như Loan dám mạnh mẽ ngay từ đầu, dám bày tỏ tình yêu với Dũng, dám quyết liệt chống lại sự sắp đặt của cha mẹ thì có lẽ nàng đã không phải đánh đổi mười năm tuổi xuân để nhận lấy quãng đời bi kịch như vậy Loan tiêu biểu cho lối sống tiến bộ và tích cực Lối sống đó nếu đặt trong xã hội phong kiến lạc hậu thì đó là một sự “nổi loạn” đáng lên án, tuy vậy, đặt trong những tư tưởng tiến bộ của phương Tây và xét theo nguyện vọng của con người, đặc biệt là những người phụ nữ thì ta mới thấy rằng đó là một xu hướng sống mới, đề cao con người và giúp con người tiến bộ Xây dựng nhân vật Loan với tính cách cương nghị, không chịu khom lưng, khuất phục trước khổ đau như vậy, Nhất Linh muốn khẳng định sức mạnh của người phụ nữ, muốn người phụ nữ có được một vị trí xứng đáng hơn trong gia đình và
xã hội thời bấy giờ
Trang 30Trong tiểu thuyết Lạnh lùng, Nhất Linh cũng xây dựng một nhân vật
mang tư tưởng “nổi loạn”, đó là Phương - em gái Nhung, một người con gái có
cá tính mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm Sự mạnh mẽ, quyết đoán của Phương không được thể hiện trức tiếp mà chỉ hiện lên gián tiếp thông qua những cuộc đối thoại giữa bà Nghè với Nhung và thông qua dòng độc thoại nội tâm của Nhung Tuy vậy, Phương vẫn hiện lên là một người con gái dám nghĩ dám làm, dám yêu dám chịu, Phương dám đấu tranh để được sống cùng người mình yêu
dù có bị phản đối, dù có tổn hại đến danh dự của gia đình đi nữa Ngay từ khi Phương đến tuổi lấy chồng, bà Nghè đã nhắm cho con một mối xứng đáng trong làng, đó là con cụ Tuần Nhưng một năm nay, Phương lại phải lòng Lũy, một người nhà nghèo hèn mà theo bà Nghè thì đó là một sự “đê điếu” ghê gớm Thế nhưng, Phương vẫn quyết tâm không làm theo dự sắp đặt của mẹ mặc cho bà Nghè khóc lóc, van nài và cả mắng nhiếc nữa: “Phương bị bà Nghè mắng nhiếc, Phương lại gặp nhiều chuyện làm nàng tủi cực” [19, Tr.45] Mọi thứ vẫn không thể làm thay đổi được Phương, hay nói đúng hơn, Phương không gục ngã trước khó khăn mà quyết tâm bảo vệ tình yêu của mình Phương nhờ Nhung vân động thầy mẹ để cho nàng được thỏa mãn: “Chỉ có chị là có thể giúp em được, vì chị hiểu em và thầy mẹ nể có chị thôi” Cuối cùng nhờ sự quyết tâm và kiên trì, Phương đã có được điều mình mong muốn là được làm vợ Lũy Tuy rằng cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng theo nhìn nhận của Nhung thì: “nàng biết rằng Phương sẽ sung sướng Tuy Phương vất vả nhưng sống có vợ có chồng cùng nhau hợp sức để kiếm ăn” [19, Tr.48] Cái sung sướng đó tưởng chừng đơn giản, thế nhưng nó chỉ đến với Phương, vì nàng dám “bạo”: “chỉ vì biết bạo, khi nào cần phải bạo nên đã thấy được hạnh phúc” [19, Tr.70] Phương xứng đáng có được niềm hạnh phúc mà đối với Nhung đó là điều xa vời vợi
Phải nói, Phương là nhân vật nữ mang tư tưởng “nổi loạn” toàn diện Nàng đã dám hành động chứ không chỉ dừng lại ở suy nghĩ và tư tưởng nữa Quan niệm phong kiến cũ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã không phù hợp với Phương, nàng đã đấu tranh chống lại nó bằng mọi cách Với nàng, tình yêu mới
Trang 31là bến bờ của hạnh phúc, còn lấy người mình không yêu đó là một sự đau đớn và khổ nhục nhất Ở đây, Nhất Linh cũng muốn gửi tới người đọc thông điệp rằng: khi con người dám mạnh mẽ đấu tranh thì hạnh phúc nhất định sẽ đến, sẽ không
có hạnh phúc nào mang tên hèn nhát cả
Có thể nói, kiểu nhân vật “nổi loạn” là kiểu nhân vật mới mẻ trong văn chương Tự lực văn đoàn nói chung và trong tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng Việc xây dựng kiểu nhân vật lệch chuẩn trong cái nhìn của con người thời đại như vậy cho thấy tài năng và cái nhìn mới mẻ về người phụ nữ của tác giả Với Nhất Linh, người phụ nữ không phải là những người sống cam chịu, không phải
là những người khụy lụy chỉ biết cúi đầu sống trong sự sắp đặt của gia đình và sự trù dập của xã hội Bên trong những con người tưởng như yếu đuối, nhu nhược
ấy chính là tiềm tàng một sức mạnh đấu tranh, chính là ẩn chứa sự can đảm và quyết liệt Tuy không phải nhân vật nữ nào trong tiểu thuyết của Nhất Linh cũng dám “nổi loạn” thực sự, nhưng xét ở một góc độ nào đó thì hết thảy họ đều là những người có ý thức giải phóng bản thân, họ đều có tư tưởng đấu tranh để được sống là chính mình, để được sống với tình yêu thực sự của mình Với kiểu nhân vật này, Nhất Linh đã thực hiện một cuộc cách mạng bằng văn chương để tìm lại công bằng cho phụ nữ, ông muốn phụ nữ phải có một vị trí xứng đáng hơn trong gia đình và xã hội Đây cũng là cái nhìn đầy nhân văn của nhà văn, ông đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của những người phụ
nữ, ông thổi vào trong họ một luồng sinh khi mới để họ dám mạnh mẽ chống lại mọi sự bất công trong cuộc sống
2.2.3 Kiểu nhân vật bi kịch
Cuốn Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, 2006 lí giải: bi kịch có nội dung
phản ánh cuộc xung đột gay gắt giữa nhân vật chính diện với hiện thực có kết cục bi thảm Arixtot cũng đưa ra so sánh và cho rằng: Bi kịch khác với hài kịch
và nó có một kết thúc không vui Nhân vật bi kịch là những con người ở trên mức bình thường về địa vị và tính cách, phải chịu một sự thay đổi về vận mệnh
Họ là những con người không dám đấu tranh chống lại vận mệnh, định mệnh và
Trang 32họ chấp nhận nó Họ tìm thấy ý nghĩa của sự khốn khổ của mình Khi bi kịch được nâng lên trên mức điển hình nó trở thành nghệ thuật Nhân vật văn học mang bi kịch là sự đại diện cho một tư tưởng của nhà văn trước xã hội, nó phải tiêu biểu, đặc trưng cho một lớp người, một kiểu người trong xã hội
Trong dạng thức kiểu nhân vật bi kịch, khi soi chiếu vào tác phẩm của Nhất Linh ta nhận thấy rất nhiều nhân vật nữ rơi vào bi kịch Sở dĩ họ rơi vào bi kịch là do rất nhiều nguyên nhân, dựa vào nguyên nhân của bi kịch có thể chia ra các dạng bi kịch sau:
kỉ, toan tính và bất công này
Tiếp nối truyền thống yêu thương đồng loại của con người Việt Nam, và hơn hết do sự thôi thúc của chính trái tim đa sầu đa cảm, nhà văn Nhất Linh đã xây dựng rất nhiều những nhân vật người phụ nữ rơi vào bi kịch mà nguyên nhân chủ yếu được lí giải bắt nguồn từ hoàn cảnh sống Với Nhất Linh, tất cả những người phụ nữ đều đáng thương, họ đều là nạn nhân dù ít dù nhiều của cái
xã hội Tây - Tàu lẫn lộn đương thời Chính vì thế mà hình tượng những người phụ nữ trong tác phẩm của Nhất Linh hiện lên luôn mang trong mình nỗi khổ riêng, họ nhỏ bé, lạc lõng, họ luôn muốn vùng vẫy thoát khỏi cái kiếp đời mà họ đương sống nhưng không phải nhân vật nào cũng có đủ nghị lực để làm điều đó
Trang 33Nói về nhân vật người phụ nữ rơi vào bi kịch do hoàn cảnh sống, trước
hết ta có thể kể đến cô gái tân thời tên Loan trong Đoạn tuyệt Loan đã trải qua
một đoạn đời đầy khổ đau và nước mắt, nỗi khổ của Loan ta có thể thấy trước hết là do hoàn cảnh mà nàng đang sống, cả hoàn cảnh gia đình lẫn quan niệm phong kiến đã chung tay đẩy nàng vào bi kịch Loan yêu Dũng nhưng không dám thổ lộ, mặc dù vậy, tình yêu của Loan vẫn rất chân thật và tha thiết, nàng luôn mong muốn một ngày nào đó nàng sẽ là vợ Dũng Thế nhưng ông bà Hai nhất quyết bắt Loan phải lấy Thân, thậm chí không cho Loan gặp mặt Dũng nữa Bởi vì, gia cảnh túng bấn lúc này khiến bố mẹ Loan không còn sự lựa chọn nào khác Loan vì cha mẹ mà chấp nhận tất cả, bởi nàng không muốn làm cho cha
mẹ buồn, và hơn hết nàng không muốn trở thành một đứa con bất hiếu Hôm cưới, mặc dù rất đau khổ, nhưng khi nhìn vẻ mặt sung sướng của bà Hai, Loan cảm thấy được an ủi phần nào “nàng cảm thấy sự hi sinh của nàng là có nghĩa lí” Mãi sau khi lấy chồng được vài tháng, khi về thăm nhà, Loan mới biết lí do
mà bà Hai nhất định bắt nàng phải lấy Thân: “nàng mới hay rằng trước nàng phải
bỏ học, vì nhà túng bấn, nhà bà Phán Lợi chính là nhà cứu giúp nhà Loan” [18, Tr.62] Bây giờ Loan mới đau đớn khi biết “việc nhân duyên của nàng chỉ là việc mua bán” Loan giống như một cô dâu “gạt nợ” vậy, và nàng đúng là một cô dâu
“gạt nợ” bởi “mẹ nàng đem nàng bán một cách gián tiếp cho nhà bà Phán Lợi, đã làm hỏng cả đời nàng mà không ích gì” Loan đau đớn và tuyệt vọng, nhưng nàng không thể trách mẹ, cái bi kịch mà ngày hôm nay nàng phải chịu đựng cũng không phải lỗi tại bà mà là do hoàn cảnh xô đẩy Chính hoàn cảnh gia đình Loan đã gián tiếp đẩy nàng đến làm con dâu nhà bà Phán Lợi, đẩy nàng rời xa Dũng Vì hoàn cảnh mà cha mẹ nàng đã làm cái việc mà theo nàng đó là tội ác khi bán cả linh hồn và xác thịt con gái: “Trước kia, cha mẹ Loan giao ước cho nàng làm vợ Thân đã làm một việc bán linh hồn của con đi, nay cha mẹ bắt nàng làm vợ Thân là đã bán xác thịt nàng, bán nàng vì một số tiền ba nghìn bạc” [18, Tr.63] Nhưng khi Loan biết tất cả điều đó thì mọi sự đã rồi, Loan đành nhắm mắt chấp nhận, nàng tủi hờn cho thân phận của một cô dâu “gạt nợ” Bây giờ