1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của nguyễn xuân khánh

96 929 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 496 KB

Nội dung

Tính đến thời điểm này, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đã có riêng hai cuộc Hội thảo - Tọa đàm khoa học uy tín: Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày 21/9/2000 do Nhà xuất bản Phụ nữ kế

Trang 1

VÕ THỊ NHÂN VĂN

NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Hồ Quang

Trang 3

VÕ THỊ NHÂN VĂN

NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Hồ Quang

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi văn bản khảo sát 5

4 Phương pháp nghiên cứu: 5

5 Đóng góp của luận văn 6

6 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1: NHÌN CHUNG VỀ NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH 7

1.1 Nguyễn Xuân Khánh - gương mặt tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại 7

1.1.1 Cuộc đời, con người nhà văn 7

1.1.2 Hành trình sáng tạo của nhà văn 9

1.1.3 Tiểu thuyết trong văn nghiệp tác giả 17

1.2 Nhân vật nữ - một loại nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 20

1.2.1 Khái quát về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 20

1.2.2 Nhìn chung về nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 25

1.3 Lí giải việc nhà văn theo đuổi xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết 29

1.3.1 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975 và những thay đổi trong quan niệm xã hội – thẩm mĩ về con người 29

1.3.2 Đặc điểm đời tư của nhà văn 35

1.3.3 Quan niệm sáng tạo của nhà văn 37

Trang 6

2.1 Khái niệm cái nhìn nghệ thuật và cái nhìn nghệ thuật về con người của

Nguyễn Xuân Khánh 42

2.1.1 Khái niệm cái nhìn nghệ thuật 42

2.1.2 Cái nhìn nghệ thuật về con người của Nguyễn Xuân Khánh 44

2.2 Những đặc điểm nổi bật của nhân vật nữ trong cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh 48

2.2.1 Nhân vật nữ với vẻ đẹp phồn sinh, gợi dục 48

2.2.2 Nhân vật nữ với số phận đau khổ và tâm hồn nhân từ, bao dung 56

2.2.3 Nhân vật nữ với sức sống mãnh liệt, không thể khuất phục 59

2.3 Mẫu Thượng ngàn – hệ nhân vật nữ nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 63

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH 68

3.1 Khắc họa nhân vật nữ qua ngôn ngữ, ngoại hình và hình ảnh thiên nhiên 68

3.1.1 Khắc họa bằng/ qua ngôn ngữ 68

3.1.2 Khắc họa ngoại hình 71

3.1.3 Khắc họa bằng/ qua các hình ảnh thiên nhiên 74

3.2 Khắc họa nhân nhân vật trong những thăng trầm lịch sử 76

3.3 Khắc họa nhân vật nữ trong mối quan hệ với các nhân vật nam giới 77

3.3.1 Khắc họa nhân vật nữ như là chỗ dựa tinh thần và thể chất của người đàn ông 77

3.3.2 Khắc họa sự gắn kết tính dục giữa người nam và người nữ 79

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong những năm gần đây, tiểu thuyết được coi là một trong nhữngthể loại phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam Nhiều tác phẩm với nhữngthể tài khác nhau ra đời đã tạo nên sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ độc giả,đồng thời cũng mang đến cho nền văn học nói chung một sức sống mới

1.2 Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng đặc biệt trong số nhữnggương mặt viết tiểu thuyết Việt Nam đương đại Cuộc đời văn nghiệp của ôngbắt đầu từ rất sớm nhưng mãi đến khi tuổi đã xế chiều ông mới thực sự gây

được tiếng vang với công chúng yêu văn học với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý

Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa Với bộ ba tiểu thuyết này,

Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định được tài năng nghệ thuật thiên bẩm vàmột tinh thần lao động đáng nể phục Ông đã khiến cho nhiều độc giả ngạcnhiên về vốn kiến thức văn hóa, lịch sử và một sức viết khỏe khi đã ở tuổi

“xưa nay hiếm” Độc giả còn ngạc nhiên hơn nữa khi trong bất cứ cuốn tiểuthuyết nào của ông cũng miêu tả rất sinh động, đầy cảm hứng hình ảnh nhữngngười đàn bà của làng quê Việt Nam Dẫu đón nhận nhiều lời khen chê songkhông thể phủ nhận sức hút cũng như giá trị to lớn của ba cuốn tiểu thuyết,nhất là khi nó mang về cho tác giả những giải thưởng danh giá mà giới nghệthuật đã trao tặng

1.3 Xung quanh hiện tượng văn học Nguyễn Xuân Khánh đã có rấtnhiều bài viết và công trình nghiên cứu mổ xẻ, khai thác các mảng vấn đềtrong các sáng tác của lão nhà văn Song chúng tôi vẫn mạnh dạn tìm mộthướng đi mới để có thể hiểu sâu hơn nữa về những đứa con tinh thần đượcxem là tâm huyết suốt một đời văn của ông Đề tài về nhân vật không phải làmới nhưng ở các công trình nghiên cứu trước chủ yếu mới chỉ đề cập đến ởdạng khái lược chứ chưa đi vào một kiểu, một loại hay một dạng nhân vật nào

cụ thể Đây cũng chính là lý do tại sao chúng tôi chọn đề tài Nhân vật nữ

Trang 8

trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh để làm đề tài nghiên cứu trong luận

văn Qua đề tài này chúng tôi muốn đóng góp cho độc giả một cái nhìn mới

mẻ, tổng quát về hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Nguyễn XuânKhánh nói riêng và trong văn học tiểu thuyết Việt Nam đượng đại nói chung

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi bật trongnhững năm gần đây Mặc dù xuất hiện trong làng văn từ rất sớm khoảngnhững năm năm mươi của thế kỷ XX nhưng những sáng tác đầu tay củaNguyễn Xuân Khánh không gây được sự chú ý của giới phê bình và độc giả

Mãi đến khi bộ ba cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa ra đời tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh mới gây được tiếng vang Tính

đến thời điểm này, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đã có riêng hai cuộc

Hội thảo - Tọa đàm khoa học uy tín: Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày

21/9/2000 do Nhà xuất bản Phụ nữ kết hợp Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức và

Tọa đàm khoa học: Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh do Viện văn học tổ chức ngày 15/10/2012 Có thể điểm lược một

số ý kiến và công trình nghiên cứu bàn đến sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh

có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài

Năm 2000, khi tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh ra đời và

đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Phụ nữ đã tổ chức hội thảo

về tiểu thuyết Hồ Quý Ly Qua hội thảo đã xuất hiện nhiều bài viết, nhiều đánh giá của giới nghiên cứu phê bình trong nước về tác phẩm Hồ Quý Ly Châu Diên trong bài tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã khẳng định thành

công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện, đặc biệt ông nhấn mạnh:

“Nói đến cách sáng tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công lao củaNguyễn Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly Đó là mộtcon người có nhiều phẩm chất ” Hoàng Quốc Hải trong “Những điều khả ái

về tiểu thuyết Hồ Quý Ly” nhận xét: “Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết rất

Trang 9

nghiêm túc, bám sát chính sử Văn chương mượt mà, có sức cuốn hút, đọc hết

800 trang vẫn muốn đọc lại” Nhằm xác định tư tưởng chủ yếu của tác phẩm

để minh định về thể loại, Nguyễn Văn Dân trong “Mấy xu hướng chủ yếu

trong lịch sử Việt Nam đương đại” (báo Văn nghệ số 11, ra ngày 12 3 2011) đã xếp Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh vào tiểu thuyết luận giải.

-Nhà văn Trần Thị Trường cũng đã có bản tham luận đọc tại buổi Hội thảo

“Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly” Tác giả đã đưa ra những

nhận xét xác đáng về cách xây dựng nhân vật nữ của Nguyễn Xuân Khánh:

“Mười bốn người phụ nữ, mười bốn số phận, mười bốn tính cách và mười bốnlối ứng xử, để rồi có mười bốn kết cục” Theo bà, Nguyễn Xuân Khánh đã

“chiêm ngẫm được cả những ý nghĩ trong cõi thẳm sâu tâm hồn người khác”

Về những đóng góp của tiểu thuyết Hồ Quý Ly cho thể loại tiểu thuyết lịch sử

và cho văn học nước nhà nói chung, Lại Nguyên Ân đã có bài “Hồ Quý Ly”( đăng trên tạp chí Nhà văn số 6 năm 2000).

Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn (ra đời năm 2006) đạt giải thưởng của

Hội nhà văn cũng đã được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt Nhàxuất bản Phụ nữ lại tiếp tục được vinh dự là nơi xuất bản và tổ chức tọa đàm

về tác phẩm này Nhà văn Nguyên Ngọc đề cao tác phẩm bằng bài viết: “Mẫu Thượng ngàn: Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt” (bài đăng trên Tuổi trẻ online số ra ngày 12/7/2006) Tác giả cho rằng: “Nếu đi tìm một

nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó

là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa chứa đựng hiện thực, vừa rất hư ảo, bềnchặt xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất

bản địa mà cũng rất nhân loại” Trong bài “Sức quyến rũ của Mẫu Thượng ngàn”, Vũ Hà nhận xét một cách khái quát về tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn:

“Là cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộcsống và những người dân ở làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX đầu

thế kỷ XX” và “Mẫu Thượng ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết về lịch sử Hà Nội

Trang 10

cuối thế Kỷ XIX” Ngoài ra, ta có thể kể đến tác giả Trần Thị An với bài

nghiên cứu “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn” (đăng trên Tạp chí Văn học số 6/2007); Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (qua trao đổi với phóng viên VTC News) với “Mẫu Thượng ngàn: Nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh” Tác giả Quỳnh Châu với bài viết “Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới”; tác giả Hòa Bình với “Mẫu Thượng ngàn - cơ duyên của Nguyễn Xuân Khánh”; tác giả Nguyễn Quang Huy với bài “Những miền mơ tưởng mẫu tính và nữ tính vĩnh hằng trong Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh.

Năm 2011, Đội gạo lên chùa ra mắt bạn đọc, tuy có những thành công

vang dội và nhận được sự quan tâm từ độc giả cũng như các nhà phê bìnhnghiên cứu nhưng do thời gian xuất hiện chưa lâu nên chưa có công trìnhnghiên cứu chuyên sâu nào dành cho tác phẩm này Chỉ có một số bài đăngtrên báo viết và báo điện tử như: “Một cách kiến giải khác về lịch sử dân tộc

qua Đội gạo lên chùa” (Nguyễn Xuân Khánh) của Đỗ Ngọc Yên “Đội gạo lên chùa - tiểu thuyết mới của Nguyễn Xuân Khánh” của Hòa Ca; “Tiểu thuyết như một tham khảo Phật giáo” (Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh) của Mai Anh Tuấn; “Tinh thần dân chủ Phật giáo Việt qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” của Văn Chinh (đăng trên Văn nghệ số ra tháng 6/2012).

Mặc dù sự thống kê của chúng tôi về những ý kiến, đánh giá có liên

quan đến hướng nghiên cứu của đề tài đề tài Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là chưa đầy đủ nhưng có thể thấy đây là một đề tài

có quy mô khá rộng, chưa được đề cập nhiều Vì vậy, luận văn của chúng tôi

đã chọn hướng đi này để tiếp cận với tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh

Trang 11

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi văn bản khảo sát

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật nữ trong tiểu thuyết củaNguyễn Xuân Khánh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cuộc đời, văn nghiệp của Nguyễn Xuân Khánh và vị trí nhânvật nữ trong tiểu thuyết của tác giả này

- Chỉ ra những đặc điểm của nhân vật nữ trong tiểu thuyết NguyễnXuân Khánh

- Chỉ ra những nét riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ ở tiểuthuyết Nguyễn Xuân Khánh

3.4 Phạm vi văn bản khảo sát

Luận văn khảo sát các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, song tập

trung vào ba tác phẩm sau đây:

- Hồ Quý Ly

- Mẫu Thượng ngàn

- Đội gạo lên chùa

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài Luận văn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sửdụng phối hợp một số phương pháp chính sau:

4.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đi sâu phân tích, xem xét từng

phương diện của đề tài thể hiện qua ba tác phẩm, từ đó rút ra những đánh giá

và nhận định khái quát

4.2 Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Thiết lập và sắp xếp các vấn đề

một cách logic, khoa học; xem xét, đánh giá trong cấu trúc tổng thể củachúng

4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu giữa các tác

phẩm của Nguyên Xuân Khánh để khái quát thành các luận điểm và so sánh

Trang 12

Nguyễn Xuân khánh với một số nhà văn khác để thấy được nét chung và nétriêng.

4.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa

các giai đoạn mà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh phản ánh; nghiên cứu cáctài liệu về văn hóa làm cơ sở tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Xuân Khánh và lí giải

về những thành công của nhà văn

5 Đóng góp của luận văn

- Nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn XuânKhánh một cách toàn diện và hệ thống

- Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh và vănxuôi Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của

luận văn được triển khai qua ba chương:

Chương1: Nhìn chung về nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân

Trang 13

Chương 1 NHÌN CHUNG VỀ NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH

1.1 Nguyễn Xuân Khánh - gương mặt tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại

1.1.1 Cuộc đời, con người nhà văn

Nguyễn Xuân Khánh có bút danh là Đào Nguyễn Ông sinh năm 1933tại quê ngoại - phố Huế (Hà Nội), nhưng quê nội nhà văn ở làng Cổ Nhuế,huyện Từ Liêm, nơi có nghề may (hàng Chợ) nổi tiếng thuộc ngoại ô thànhphố Có người cho rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tuổi Nhâm Thân là vất

vả nhưng do mệnh Kiếm Phong Kim nên dẫu thế nào cũng nên nghiệp lớn.Ông vốn yêu văn chương từ nhỏ, năm 12 tuổi đã đọc sách rất nhiều Mồ côicha nên tới năm 14 tuổi ông mới được đi học, khi học thì toàn học nhảy cóccuốn chiếu thế mà ông suýt nữa trở thành bác sĩ nếu không bỏ đi bộ đội.Ngày còn trẻ, Nguyễn Xuân Khánh rất đam mê âm nhạc Ông là cây văn nghệhay đàn hát tưng bừng Ông từng học hai năm ở trường Y khoa Hà Nội (1951-1952) sau đó lên đường nhập ngũ, tham gia vào lực lượng quân đội Ôngđược phân vào một đơn vị pháo binh, đến 1954 dạy văn hóa tại trường Sĩ

quan Lục quân Từ năm 1959, nhà văn trở về làm việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội, đến 1966 chuyển về làm phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong

thường trú ở miền đất lửa khu 4 Tới năm 1973 ông nghỉ mất sức nhưng trong

kỷ yếu của báo ông làm tới năm 1983 Vốn là cây bút có tài nhưng những tác

phẩm như: Rừng sâu, Miền hoang tưởng, Trư cuồng đã làm ông mang vạ,

phải im hơi lặng tiếng suốt hơn 30 năm để làm những việc không dính dángtới văn chương Trong thời gian đó, nhờ người em thúc bá dạy nghề may, ông

đã cùng vợ con lập xưởng may áo bông chằn (bằng vinilông màu đen, bêntrong là chăn dạ cũ) bán ở chợ Giời Ông làm thợ may khoảng 7 năm Dânchợ Giời gọi ông là “con phe” Áo bludông của vợ chồng “con phe” thường

Trang 14

bán được giá Nhưng những dịp may như thế không nhiều “Cơm áo khôngđùa với khách thơ” nên Nguyễn Xuân Khánh xoay sang nuôi lợn như phầnlớn cán bộ, viên chức thời đó đều làm Có người kể, ông là tay nuôi lợn giỏi.

Có thể những chi tiết trong bản thảo Trư cuồng đã lấy từ một thực tế đó

chăng? Trong nhiều năm, Nguyễn Xuân Khánh đã viết văn dưới một chái nhàdựng tạm sát bờ hồ Bè, ở xóm đê Thanh Nhàn, là mảnh đất của người mẹ giàtần tảo để dành cho con Cùng chia sẻ nỗi long đong đó còn có vợ và bốn đứacon nhỏ của ông Thời đó những người nằm ngoài biên chế nhà nước là vôcùng vất vả Cuộc sống đưa đẩy nên thi thoảng có người nói gặp ông xếphàng bán máu ở bệnh viện Ông xoay xở đủ nghề để kiếm sống, như đi làmbảo vệ đêm tại một kho lương thực ngoài trời ở vườn hoa Pasteur Paul, làmthợ khóa, lặn lội khắp Bạch Mai, Saint Paul, Việt Đức rồi lang bạt Phủ Lí,Nam Đinh, Vinh Đỉnh cao của sự cùng cực là ông bị bắt cùng bọn lưu

manh, đĩ điếm trong vòng một năm do xuất bản tập truyện ngắn đầu tay Rừng sâu “phản ánh hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Nguyễn Xuân Khánh trả lời phỏng vấn báo Lao động) Hết thời gian cải tạo, nhờ bạn bè “bảo lãnh” ông

nhận dịch tài liệu tiếng Anh - Pháp; hệ tư tưởng và các học thuyết phân tâmđược ông dịch trong thời kỳ này Thật khó để tưởng tượng sau ngần ấy nămbôn ba vất vả ông vẫn gắn mình với cây bút Nguyễn Xuân Khánh bảo: Khiviết tôi dùng toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của mình vào tác phẩm Có

lẽ đối với ông, càng gian khổ bao nhiêu thì những điều ông góp nhặt được lạicàng nhiều bấy nhiêu Cũng giống như nhà văn Nga vĩ đại Macxim Gorky,ông quan niệm: “Trường đại học lớn nhất của tôi là trường đời”

Nguyễn Xuân Khánh đã lăn lộn với đủ nghề để sống mà nghề nào cũngđẩy ông chạm đến tận cùng của sự cơ cực Ông không những không buồn vìđiều đó mà còn cho rằng “nghề nào kiếm được ra tiền bằng bàn tay lươngthiện đều cao quý như nhau Tôi luôn cảm ơn những tháng ngày ấy, nhữngtrải nghiệm ấy, những giọt mồ hôi và cả nước mắt ấy Tất cả đã giúp tôi có

Trang 15

một bề dày vốn sống vô giá để viết lách, hun đúc cho tôi một ý chí để vượtlên” Quả là như vậy, những năm tháng cùng khổ đó lẽ dĩ nhiên là rất đángquý đối với vốn sống của một nhà văn Dù phải vật vã để kiếm sống nhưngNguyễn Xuân Khánh chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng văn chương Ông tạm ẩnmình một thời gian dài để rồi xuất hiện trở lại trên văn đàn với bao ánh hàoquang rực rỡ Cuộc đời ông có thể coi là một tấm gương sáng về niềm tin vànghị lực.

Có nhiều người lầm tưởng Nguyễn Xuân Khánh viết văn ở tuổi 70nhưng thực ra đó là sự trở lại của một nhà văn lớn Mà nói theo cách của Giáo

sư Phong Lê tại buổi tọa đàm rằng, mùa vàng của văn học thế kỷ XX đều nằmtrong tay những người trẻ và làm nên sự nghiệp khi còn rất trẻ như Nam Cao,

Vũ Trọng Phụng, Chế Lan Viên , Nguyễn Xuân Khánh là một trường hợp cábiệt khi đã dựng danh ở tuổi xế chiều Các tác phẩm của ông thành công chính

là kết quả của sự tự học miệt mài, được chiêm nghiệm chín chắn suốt thờigian dài vất vả của mình Hiện nay Nguyễn Xuân Khánh đang sống cùng giađình tại ngõ phố Trần Khát Chân, trong ngôi nhà cũ mới được sửa nhờ tiềngiải thưởng và tiền xuất bản sách Ở tuổi 70 ông mới trở thành hội viên củaHội Nhà văn Việt Nam

1.1.2 Hành trình sáng tạo của nhà văn

Nguyễn Xuân Khánh là người đến muộn với văn chương nhưng là đếnmuộn có duyên Ông bắt đầu viết văn từ những năm năm mươi của thế kỷtrước Sở trường của Nguyễn Xuân Khánh là viết truyện ngắn và tiểu thuyết.Song truyện ngắn của ông không gây được ấn tượng với công chúng bạn đọc,chỉ có tiểu thuyết là được đón nhận một cách nồng nhiệt

Sáng tác đầu tay của ông là truyện ngắn Một đêm, đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 2/1959, là tác phẩm đạt giải nhì (không có giải nhất)

cuộc thi viết về “đời sống bộ đội trong hòa bình” của tạp chí Những năm đầutrong chặng đường viết văn, Nguyễn Xuân Khánh là một cây bút trẻ hăm hở,

Trang 16

xông xáo với những mô típ đề tài quen thuộc về cuộc sống mới, về anh bộ đội

Cụ Hồ Những truyện ngắn nhà văn viết trong giai đoạn 1958 - 1962 được

tập hợp trong cuốn Rừng sâu Vì tập truyện ngắn này mà nhà văn bị kỷ luật về

tư tưởng, bị quy là ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại ở Liên Xô, làm thô thiểnhóa chiến tranh rồi bị cấm bút Một vài khác biệt về tư tưởng đã khiến nhàvăn bước vào con đường nhiều giông tố, nếm trải bao cay đắng cuộc đời: mấtviệc làm, mất đảng tịch, về hưu non khi mới khoảng bốn mươi tuổi (1973).Nhà văn phải vật lộn với đủ nghề trong cuộc sống để kiếm kế sinh nhai, từnhững công việc “sang trọng” như dịch thuật đến những việc bình dân nhưthợ may, thậm chí có cả những việc bị coi là” mạt hạng” như là nuôi lợn, bánmáu Tai nạn ấy đã khiến nhà văn phải lao đao song niềm mê văn chươngchưa bao giờ ngừng lại trong trái tim ông Và cũng chính những năm tháng ấy

đã giúp nhà văn có điều kiện tiếp xúc với những vẻ đẹp khuất lấp, những giátrị bị coi là bên lề để sau này ông ca ngợi nó là vẻ đẹp nữ tính, là sức sống củavăn hóa dân gian Cũng chính những năm tháng ấy được xem là khoảng lặngtrong đời mà Nguyễn Xuân Khánh đã dừng lại để nghiền ngẫm, trau dồi vốnvăn hóa, lịch sử dày dặn nhằm chuẩn bị cho sự trở lại văn đàn với những cuốn

tiểu thuyết đồ sộ Với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011) Nguyễn Xuân Khánh đã làm một cuộc lội

ngược dòng từ “ngoại biên” trở lại “trung tâm” và nhận được nhiều vinh

quang mà bất cứ nhà văn nào cũng ao ước Ba tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa đã chứng tỏ được chiều sâu trong ngòi bút

của nguyễn Xuân Khánh Ông không ham tìm đến những cách tân táo bạotrong hình thức, không đề cập đến những vấn đề mang tính chất nhạy cảm về

chính trị như trong Miền hoang tưởng và Trư cuồng mà ông tìm về lịch sử,

tìm về văn hóa dân tộc để kiếm tìm những vẻ đẹp khuất lấp

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly được xem như một cái mốc đánh dấu việc Nguyễn Xuân Khánh trở lại với đời sống văn học và công chúng Hồ Quý Ly

Trang 17

ban đầu vốn là một vở kịch được Nguyễn Xuân Khánh biên soạn công phu.Khi chuyển thể thành tiểu thuyết tác phẩm trở thành một hiện tượng văn họcnhững năm đầu thế kỷ XXI Tác giả bộc lộ: “Theo tôi tiểu thuyết lịch sử cóhai loại Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, người viếtkhông được phép bịa đặt một cách trắng trợn mà chỉ có thể hư cấu về tâm lýhoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực Còn một loạikhác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu.

Có thể có một số nhân vật lịch sử nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư

cấu Lúc này lịch sử chỉ là cái đinh treo” [38] Viết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân

Khánh đã “Không đi theo vết chân của những người đi trước Ông rẽ trái, đạp

cỏ lau, đạp đá tai mèo, dẫn nhân vật băng qua những miền đất mới Ôngkhông buông mình trôi theo dòng chảy lịch sử Ông cắt ngang cuộc sống đầy

biến động, tìm những nét tinh tế trong tính cách nhân vật” (Báo Văn nghệ số

36 ngày 8/9/2001) Ở tác phẩm Hồ Quý Ly nhà văn lựa chọn một thời kỳ lịch

sử đặc biệt, giai đoạn cuối đời nhà Trần đầu nhà Hồ thế kỷ XIV - XV Cốttruyện xoay quanh chân dung của Hồ Quý Ly, một nhân vật “lắm công nhiềutội” gây nhiều tranh cãi trái chiều trong lịch sử Việt Nam Nếu như các bộchính sử coi Hồ Quý Ly như một kẻ tiếm quyền, thoán nghịch cướp ngôi nhàTrần, thì khi đi vào tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh lại giải mã nhân vật nàybằng cái nhìn khác biệt Trong tiểu thuyết của ông, Hồ Quý Ly hiện lên nhưmột tính cách đa chiều ‘thân mật mà tài giỏi”, “kiêu ngạo mà giản dị”, “cứngrắn mà dịu dàng” [35,93] Phía sau khuôn mặt đanh lạnh nhiều khi sắt đá là cảmột thế giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn Nhà văn soi chiếu nhân vật này

từ nhiều điểm nhìn khác nhau (Hồ Nguyên Trừng, Sử Văn Hoa, Trần KhátChân ) và mỗi điểm nhìn bao hàm một cách đánh giá về thái sư Hồ Quý Lykhi là “một con rồng nằm ngủ”, khi thì “một bạo chúa, một Tần Thủy Hoàngcủa Việt Nam”, “đa sát”, “thâm hiểm nhưng mưu lược” Phức tạp, đa chiều,nhân ái, thủ đoạn, sâu sắc tất cả đều có trong một Hồ Quý Ly Thông qua

Trang 18

việc lựa chọn nhân vật lịch sử ấy, nhà văn muốn khắc sâu vào sự khủng hoảng

và bế tắc của nhà Trần, đưa ra tình thế buộc phải thay đổi để chấn hưng đấtnước Trọng trách đó được đặt lên vai thái sư Hồ Quý Ly, người có khả năngchèo lái con thuyền lịch sử vượt qua bão táp lúc này Với tầm nhìn xa trôngrộng và một quyết tâm mạnh mẽ, Hồ Quý Ly đã tiến hành hàng loạt cải cáchnhằm cứu đất nước thoát khỏi cơn bạo bệnh Việc làm của ông nhận được sựđồng thuận thì ít mà chống đối thì nhiều mặc dù ai ai cũng nhìn thấy được làđất nước cần thay đổi Liên tục bị phe bảo thủ phản đối đã làm cho Hồ Quý

Ly đi từ việc ban đầu “chỉ muốn làm biến pháp giúp Nghệ hoàng cứu đấtnước thoát khỏi nghèo khổ, yếu hèn” đến việc ông nhận ra một điều “muốnbiến pháp cần phải có quyền hành” Bị phản đối vì ông không phải là người

có quyết định cao nhất, từ đó tham vọng quyền lực trong Hồ Quý Ly nảy sinh

Và cũng bắt đầu từ đây, Hồ Quý Ly củng cố quyền lực và địa vị của mình, thunhận tay chân thân tín, dần tiêu diệt phe bảo thủ, lấn át quyền hành của vua.Trong quá trình tiến hành chấn hưng đất nước, củng cố địa vị, bàn tay HồQuý Ly đã phải nhuốm máu Vì vua quan hiền minh chỉ tốt cho thời bìnhtrong khi thời thế xã hội đang nghiêng ngả, đang tranh quyền đoạt lợi thì hiềnminh chẳng khác nào là tự tiêu diệt mình Chính vua Trần Thuận Tông trướckhi đi vào cõi vĩnh hằng cũng phải thốt lên rằng: “Hỡi ôi! Kẻ làm quan làmvua có thể chẳng ác nhưng phải làm ác Cái ác gắn với vua quan Cái ác làmmón ăn của vua quan Cái ác là đôi cánh của vua quan Thiếu cái ác một ngày,ngai vàng buồn rầu Thiếu cái ác một năm, ngai vàng sụp đổ Cái ác là nguồnsống của vua quan Điều đó đã ghi rành rành trong sách sử”[35, 723] NguyễnXuân Khánh đã được soi chiếu nhân vật ở nhiều góc độ, tái hiện lại một thời

kỳ bi tráng của lịch sử; góp thêm một tiếng nói khám phá xã hội và con người

Hồ Quý Ly - một nhân vật mà hơn 600 năm qua người ta đã tốn nhiều giấymực để bàn cãi về ông Khắc họa thành công nhân vật Hồ Quý Ly cùng các

kẻ sĩ trong triều đình nhà Hồ, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng khí mới

Trang 19

mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết vớicâu chuyện thời hiện tại Để hoàn thành tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánhtái sửa tới ba lần với độ chín của hai mươi năm trời nghiên cứu đạo Khổng,đạo Phật, đạo Lão; đọc các tác phẩm sử học, văn hóa học, triết học Có thể nói

Hồ Quý Ly là một bức tranh đẹp về ngàn năm văn hiến với những địa danh cổ

nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phongtục tốt đẹp được lưu truyền hay đã bị mai một theo năm tháng

Năm 1959 khi dự trại sáng tác của quân đội Nguyễn Xuân Khánh viết

cuốn Làng nghèo nhưng không được in Tuy vậy ý muốn viết một cái gì đó

thật sâu sắc về văn hóa làng Việt thì vẫn giữ nguyên trong tâm thức nhà văn

Sau khi xem lại bản thảo Làng nghèo Nguyễn Xuân Khánh mở rộng thành cuốn tiểu thuyết mới Mẫu Thượng ngàn và đẩy lùi lịch sử về thời Pháp xâm

chiếm đất nước ta - giai đoạn giao lưu văn hóa Đông - Tây Ông cho biết,

đáng lẽ ra cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn phải viết hoàn toàn về Hà Nội

và một làng phụ cận, nhưng vì phải có một đồn điền của người Pháp bên cạnhmột ngôi làng Việt để tiện cho việc giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt - Pháp

nên nhà văn đã “dời” làng ấy lên trung du Mẫu Thượng ngàn là cuốn tiểu

thuyết văn hóa - lịch sử, miêu tả cuộc sống của những người dân ở một làngquê bán sơn địa Bắc Bộ - làng Cổ Đình vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Đây là thời điểm nước Pháp nhận sứ mệnh vinh quang đi “khai hóa vănminh” cho các dân tộc thuộc địa Sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam tạo nênnhiều xáo trộn trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt Các tôn giáo trảiqua nhiều thăng trầm, trong đó đạo Phật và đạo Khổng bị xem nhẹ Đạo ThiênChúa ban đầu bị triều đình nhà Nguyễn đàn áp nhưng về sau lại lan rộng với

sự có mặt của người Pháp Trong bối cảnh đó người làng Cổ Đình trở về vớiđạo Mẫu, một tôn giáo có từ ngàn đời như một năng lực cố kết cộng đồngtrước sự cưỡng bức của văn hóa phương Tây Như vậy vấn đề cơ bản trong

Mẫu Thượng ngàn không phải là văn hóa Việt nói chung mà là văn hóa làng,

Trang 20

đơn vị cơ bản cấu thành nên văn hóa dân tộc Mẫu Thượng ngàn còn tái hiện

một thời kỳ lịch sử với những con người và sự kiện có thật Tiêu biểu nhưviệc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, cuộc chiến của người Pháp với quân

Cờ Đen, việc xây Nhà thờ lớn Hà Nội ngay trên mảnh đất Tháp Báo Thiên

Một trong những phương diện hấp dẫn nhất của Mẫu Thượng ngàn đúng theo

phong cách Nguyễn Xuân Khánh chính là “câu chuyện tình yêu của nhữngngười đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ Đó là tình yêu vừa baodung, vừa mãnh liệt với những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất

phồn thực, bi, hài hòa quyện với mộng mơ và cao thượng” [tr.bìa 4, MTN] Mẫu Thượng ngàn đã đạt giải thưởng tiểu thuyết của Hội Nhà văn Hà Nội

năm 2006 Qua cuốn tiểu thuyết ấn tượng này, tác giả Nguyễn Xuân Khánhmột lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình của mình

Cứ tưởng bao nhiêu vốn liếng về lịch sử - văn hóa dân tộc đã được

Nguyễn Xuân Khánh trút hết vào Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn thì bất ngờ ở tuổi gần 80 Nguyễn Xuân Khánh lại “trình làng” thêm một Đội gạo lên chùa Tác phẩm vẫn bắt vào mạch tự sự văn hóa - lịch sử và được gợi tứ từ

những câu ca dao tình tứ, lả lơi: “Ba cô đội gạo lên chùa / Một cô yếm thắm

bỏ bùa cho sư” Nói về tiểu thuyết này tác giả đã từng tâm sự: Những chuyện

tôi viết trong Đội gạo lên chùa và cả trước đó, trong Mẫu Thượng ngàn đều

dựa vào các câu chuyện có thật cả Bắt đầu từ ngôi chùa làng, gọi là tôi muốn

“lạ hóa” góc nhìn cũng được, mà muốn dựa vào tư tưởng của đạo Phật để lýgiải con người, xã hội cũng được Chủ yếu là tôi muốn viết về đạo Phật “ĐạoPhật là một thành tố lớn trong văn hóa Việt Nam, bất cứ một người Việt Namnào dù không tôn giáo cũng đều có phần Phật tính trong mình Theo tôi, tâmhồn người Việt Nam gồm hai mặt, phần Phật giáo là phần âm tính trong người

Việt, phần Nho giáo là phần dương tính”(trao đổi với tác giả Vietnamnet).

Nhìn nhận “đứa con” của mình, Nguyễn Xuân Khánh bộc bạch “Không giống

với các tác phẩm khác Trong Đội gạo lên chùa tôi dã sử dụng vốn của cả

Trang 21

cuộc đời tôi vào đấy Đó là những kiến thức qua sách vở, qua bạn bè vànhững trải nghiệm của tôi trong gần 80 năm qua” Tác phẩm được khơi nguồncảm hứng trong một lần tác giả nằm bệnh viện “Khoảng năm 1976 - 1977,nghi bị ung thư tôi vào điều trị ở bệnh viện E Nằm cùng phòng có sư cụ chùa

Cả (Nam Định), sư lại có chú tiểu theo chăm sóc, chú tiểu nguyên là bộ đội,giải ngũ về, vào chùa Suốt một tháng tôi rỉ rả tâm sự với hai người Rút tỉa từcâu chuyện đó cùng với câu chuyện của làng Cổ Nhuế ( Từ Liêm - Hà Nội)quê tôi, từ những người thân của tôi như ông bố vợ trong cải cách ruộng đấttừng bị đi tù trên Tuyên Quang, nguyên mẫu sư ông là người họ hàng làng Cổ

Nhuế” [38] Tiểu thuyết được bố cục làm ba phần: I - Trôi sông viết về thời đoạn kháng chiến chống Pháp, II - Bão nổi can qua viết về thời đoạn hòa bình lập lại trên miền Bắc, và III - Về cõi nhân gian viết về thời đoạn chống Mỹ và ngay khi thống nhất đất nước Đội gạo lên chùa kể lại cuộc phiêu lưu kì lạ

của chị em Nguyệt và An Sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, cha mẹ đều

bị sát hại dã man, hai chị em trốn chạy rồi trôi dạt đến một ngôi chùa Sư cụ

Vô Úy - vị trụ trì chùa Sọ đã giang tay cứu vớt hai chị em An được sư cụ choxuống tóc quy y cửa Phật, còn Nguyệt thì chưa, bởi lẽ sư cụ thấy chị còn nặng

nợ với đời “Phật dạy cho con người trí tuệ để giải thoát nỗi khổ thế gian Nếuchưa để căn duyên để ở chùa, thì ta làm người thường dân cũng tốt Chỉ cốt

lòng phải hướng thiện” [37, 356] Ở tác phẩm Đội gạo lên chùa, Nguyễn

Xuân Khánh nhìn hiện thực và con người theo cách riêng của mình Ông đãdùng cảm quan Phật giáo để chỉ ra những góc khuất của hiện thực và conngười mà do hạn chế của cảm quan chính trị, điểm nhìn giai cấp bấy lâu naychúng ta chưa nhận ra Bốn năm ròng đọc, nghiền ngẫm hàng vạn trang sáchviết về Phật giáo từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, và bằng chính những trảinghiệm của một đời người đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhà văn Nguyễn XuânKhánh đã tái hiện và kiến giải thật hấp dẫn lịch sử Phật giáo vào đời sống thếtục và tâm linh của con người; cho thấy vai trò quan trọng của Phật giáo trong

Trang 22

dòng chảy văn hóa Việt truyền thống Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng nhận xét:

“Tác phẩm lôi cuốn người đọc bởi lối viết truyền thống, ngôn ngữ nhuầnnhuyễn, lời văn đẹp và trau chuốt, cùng với vốn kiến thức lịch sử phong phú.Thông qua các nhân vật với đời sống nội tâm đa dạng, tác giả cũng gửi gắmnhững triết lí nhân sinh về cuộc đời Và cảm hứng tôn giáo là cảm hứng chủđạo của tác phẩm Tác phẩm đã làm rõ vai trò của Phật giáo trong nhữngkhoảng thời gian khó khăn của hai cuộc chiến tranh Đạo Phật giống như ngôinhà cho những số phận đau thương, mất mát, nơi giúp đỡ họ vượt qua mọi nỗiđau, vươn lên trong cuộc sống”

Nguyễn Xuân Khánh tỏ ra có sở trường ở thể loại tiểu thuyết về đề tàilịch sử - văn hóa Xuyên suốt ba tác phẩm của ông là những vấn đề về lịch sử,văn hóa không chỉ trong quá khứ mà còn gợi lên những tham khảo cần thiếtcho cuộc sống hiện tại Cùng chung quan điểm đó, thạc sĩ Đoàn ÁnhDương( Cán bộ của Viện Văn học Việt Nam) cho rằng: “Bộ ba tiểu thuyếtvăn hóa - lịch sử này, Nguyễn Xuân Khánh đã gác sang bên những trăn trở vềđổi mới bút pháp để đi sâu vào những đổi mới về mặt tư tưởng Tư tưởng, chứkhông phải nghệ thuật tiểu thuyết, mới là mục đích chính yếu và đóng gópchính yếu của Nguyễn Xuân Khánh trong tư cách tiểu thuyết gia Làm nênmột bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với lối tự sự truyền thốngtrong khi rất nhiều nhà văn Việt Nam tài năng khác dấn thân vào con đườngđổi mới nghệ thuật tự sự, Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự thành công khôngchỉ trong vai trò của một nhà văn, mà còn trong vai trò của một trí thức luônquan tâm tới các vấn đề của văn hóa, quốc gia, dân tộc”

Những năm 1990, Nguyễn Xuân Khánh bắt đầu cộng tác tác với Nhàxuất bản Phụ nữ, ban đầu là biên dịch; cuốn đầu tiên là tập chân dung văn học

George Sand, nhà văn của tình yêu (1994, tái bản 2001); tiếp đó là dịch tác phẩm của một số nữ sĩ, như tiểu thuyết Những quả vàng (bản dịch, in1996) của Nathalie Saraute (1902 -1999, Pháp), Bí thuật đen (bản dịch Phạm Thủy

Trang 23

Triều, hiệu đính Nguyễn Xuân Khánh, in 2000) của Marguerite Yuorcenar,

hoặc các tác giả nam, như tiểu thuyết Lời nguyện cầu cho kẻ vắng mặt (bản

dịch in 1996) của nhà văn Tahar Ben Jelloun, có khi là sách nhân tướng học

được phụ nữ quan tâm như Nhân dạng nam của Elizabeth Badinter Không

chỉ đam mê dịch sách mà ông còn là tác giả của những cuốn sách viết cho

thiếu nhi như Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm núi (tập truyện, in 2002), Mưa quê (truyện, 2003)

Có thể nói, sinh tử với nghiệp cầm bút, dù gặp nhiều thăng trầm nhưngNguyễn Xuân khánh vẫn sống hết mình với duyên nợ đã chọn Ông được bạn

bè đánh giá là người lao động chữ nghĩa cực kỳ nghiêm túc, luôn tìm tòi sángtạo và đổi mới trong cách viết Đọc tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, ngườiđọc luôn cảm nhận được sự tinh tế, sâu sắc, mới mẻ và những kiến giải rấtriêng trong ngòi bút của ông Nói về nghiệp văn của mình ông tâm sự: “Tôiđến với văn chương như một định mệnh, không hề nghĩ một ngày mình sẽ ghélại chân qua ngôi đền thiêng ấy Số phận đã sắp đặt cho tôi trở thành mộtngười viết, dù cả khi được đứng tên hay không được đứng tên trên tác phẩmcủa mình Viết văn là một cuộc vật lộn khổ ải, vậy nên sau bao nhiêu năm vất

vả vì mưu sinh, tôi dồn nén hết sức cho văn chương bởi tôi biết cơ duyên củamình là ở đó ”[38] Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” mà Nguyễn Xuân Khánhcòn có những đóng góp to lớn cho văn học nước nhà như vậy quả là “xưa nayhiếm” Chính vì lẽ đó Nguyễn Xuân Khánh trở thành một hiện tượng đặc biệttrong đội ngũ tác giả tiểu thuyết nói riêng, của văn đàn văn học Việt Namhiện đại những năm đầu thế kỷ XXI nói chung

1.1.3 Tiểu thuyết trong văn nghiệp tác giả

Trong những năm gần đây, tiểu thuyết được coi là một trong những thểloại phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam Nhiều cây bút mới đã cho rađời nhiều tác phẩm mới với những thể tài phong phú Tiểu thuyết đã pháttriển ở cả bề rộng lẫn chiều sâu, tạo nên một sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ

Trang 24

người đọc, đồng thời còn mang đến cho nền văn học nói chung một sức sốngmới Nhìn vào bức tranh tổng thể của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986chúng ta dễ dàng nhận ra có nhiều xu hướng cùng tồn tại như tiểu thuyết đời

tư thế sự; tiểu thuyết về đề tài chiến tranh, tiểu thuyết về tình yêu, tiểu thuyết

về lịch sử phong tục Mặc dù trong mỗi xu hướng sáng tạo có cảm thức lịch

sử, quan niệm nghệ thuật, mục đích riêng nhưng các nhà văn vẫn gặp nhau ởđiểm chung đó là tìm thấy trong lịch sử, văn hóa nguồn chất liệu và cảm hứngcho tự do sáng tạo văn chương Có thể nói, ở mỗi hướng đi của mình tiểuthuyết đã ghi nhận được những thành công nhất định Trong đó đáng ghi nhậnnhất là những thành công của thể loại tiểu thuyết mang nội dung văn hóa lịch

sử như Sông côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải và mới đây nhất là bộ ba tiểu thuyết

Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân

Khánh Sự hiện diện của Nguyễn Xuân Khánh với bộ ba tiểu thuyết đã tạonên dấu ấn đặc sắc, một hiện tượng nổi bật trong bức tranh tiểu thuyết đươngđại Không chỉ giành nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhàvăn Hà Nội, các tác phẩm của ông còn được liên tiếp tái bản và được đôngđảo độc giả đón nhận

Nguyễn Xuân Khánh là hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam hiệnđại Ông sinh năm 1933 tại Cổ Nhuế, từ Liêm, Hà Nội, từng đỗ tú tài Toán,học hai năm ở trường Y khoa Hà Nội (1951 -1952) sau đó lên đường nhậpngũ tham gia vào lực lượng quân đội Quãng thời gian này, Nguyễn Xuân

Khánh lần đầu cầm bút viết truyện ngắn Một đêm và đoạt ngay giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội Năm 1960 ông về làm biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội Năm

1965 nhà văn được chuyển về Báo Thiếu niên Tiền phong Năm 1969 ông về

hưu non, ít sáng tác, có viết một số cuốn nhưng vì lí do tế nhị nên kí bút danhkhác Trong những năm 1980 - 1990, Nguyễn Xuân Khánh kiếm sống bằng

Trang 25

đủ thứ nghề và vẫn âm thầm viết văn Bản thảo Trư cuồng rồi tiểu thuyết Miền hoang tưởng đều ra đời trong giai đoạn khó khăn này Tuy nhiên phải đến năm 2000 khi tiểu thuyết Hồ Quý Ly ra mắt công chúng và sau này là Mẫu Thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011) tên tuổi Nguyễn Xuân

Khánh mới được nhìn nhận như một nhà tiểu thuyến đầy tài năng

Nhằm ghi nhận những thành quả lao động của Nguyễn Xuân Khánh,giới nghiên cứu phê bình văn học đã có riêng hai cuộc Hội thảo - Tọa đàm

khoa học uy tín: Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Tọa đàm khoa học: Lịch

sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh Phát biểu đề

dẫn cuộc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học

nêu rõ: “Ba tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa là

kết quả sáng tạo của một nhà văn đầy tâm huyết, biết vượt lên khó khăn đểtận hiến với nghệ thuật Đọc tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, người đọckhông chỉ có dịp thưởng lãm những vẻ đẹp đầy chất thơ của thiên nhiên,phong tục, những lễ hội của dân tộc mà còn hiểu thêm về triết lí làm người”.Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định được tài năng của mình trong một thểloại khó, dài hơi, đó là tiểu thuyết, một thể loại đang khó tìm chỗ đứng trongđời sống công nghiệp hiện đại Tiểu thuyết của ông không phản ánh lịch sử

mà bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và văn hóa, trong đó văn hóa

là cốt lõi Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Nguyễn Xuân Khánh là người có

tư tưởng riêng chứ không minh họa cho tư tưởng nào khác Ông viết lịch sử là

để viết về con người, về những giá trị nhân văn trong đời sống” Tác phẩm

của Nguyễn Xuân Khánh khiến Trần Đình Sử liên tưởng tới Sông Đông êm đềm của Solokhop - miêu tả cái dữ dội của hiện thực từ một giai đoạn lịch sử

để cuối cùng cũng chỉ hướng tới khao khát nhân văn của nhân loại

Cả đời văn và đời riêng của ông dài ngót nghét một thế kỷ, NguyễnXuân Khánh đã nếm trải đủ mọi thua thiệt nhưng ông vấn kiên trì đến tậncùng niềm say mê văn chương nghệ thuật Và đáp án cho hành trình vượt khó

Trang 26

không mệt mỏi ấy không gì xứng đáng hơn là sự vinh danh của giớinghiên cứu, sự nể trọng của đồng nghiệp và sự yêu mến của bạn đọc chotên tuổi Nguyễn Xuân Khánh - nhà tiểu thuyết đương đại hàng đầu củavăn học Việt Nam

1.2 Nhân vật nữ - một loại nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

1.2.1 Khái quát về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Là phạm trù thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học, trong nhiều năm quavấn đề nhân vật văn học đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.Nhìn chung, quan niệm về nhân vật tương đối thống nhất Lại Nguyên Ân

trong 150 thuật ngữ văn học quan niệm nhân vật văn học là “Hình tượng nghệ

thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn về conngười trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khicòn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho

những đặc điểm giống với con người” [5, 250] Sách Lí Luận phê bình văn học cũng đã khái quát về nhân vật văn học “Nhân vật văn học là khái niệm

dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đãđược nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của ngôn

từ [60, 114] Nhân vật có thể là những người có tên như Tấm, Cám, ThúyKiều, Kim Trọng, chị Dậu, anh Pha ; cũng có thể là những người không tênnhư thằng bán tơ, một mụ nào, lính hầu, con sen Khái niệm nhân vật có khiđược sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ mộthiện tượng nổi bật trong tác phẩm Chẳng hạn nói thời gian là nhân vật chínhtrong sáng tác của Sêkhốp, ánh trăng là nhân vật chính trong truyện ngắn

Trăng sáng của Nam Cao, chiếc quan tài là nhân vật chính trong truyện Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Theo cách nhìn của thi pháp học, nhân vật

là những con người xuất hiện trong tác phẩm để làm những hành động nhất

Trang 27

định, biểu hiện những tình cảm, ý nghĩ, thái độ nhất định nhằm thể hiệnnhững tư tưởng nhất định của tác giả đối với nhân sinh Nhân vật văn họcđược sáng tạo, hư cấu ra để thể hiện sự đánh giá của nhà văn về giá trị conngười, là cái nhìn của nhà văn đối với số phận con người Như vậy, nhân vậtvăn học là một đơn vị có tính ước lệ, tính khách quan ở mức độ nhất định, thểhiện quan niệm của nhà văn về con người thông qua hình thức nghệ thuật.Nhân vật đóng vai trò trọng yếu trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm tự sự,kịch nhằm thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn Theo đó, nhân vật văn họcvừa phản ánh khách quan đời sống mà nhà văn nhận thức được, vừa thể hiệncuộc sống qua lăng kính chủ quan của tác giả.

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa là bộ

ba tiểu thuyết có dung lượng lớn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, mỗi cuốnlên đến gần nghìn trang Bối cảnh được nhà văn miêu tả trong tác phẩm là

một không gian khá rộng Nếu như Hồ Quý Ly là kinh kì Thăng Long những

năm cuối đời Trần kéo dài sang những năm đầu đời Hồ (cuối thế kỷ XIV đầu

thế kỷ XV) thì Mẫu Thượng ngàn lại là không gian của một làng quê vùng

trung du Bắc Bộ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi thực dânPháp đang mở rộng quy mô tấn công ra miền Bắc Tiếp tục đề tài văn hóa -

lịch sử mà Nguyễn Xuân Khánh tâm huyết, Đội gạo lên chùa là cuốn tiểu

thuyết viết về ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân nôngnghiệp Bắc Bộ, qua những biến thiên của lịch sử Việt Nam gần như trải dàisuốt thế kỷ XX, cuộc kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, cuộckháng chiến chống đế quốc Mỹ và những ngày đầu thống nhất đất nước Đểchuyển tải được không gian rộng lớn trong ba cuốn tiểu thuyết ấy NguyễnXuân Khánh đã phải thông qua hệ thống nhân vật khá đồ sộ Mỗi nhân vậtcủa ông đều thể hiện một cá tính và mang sứ mệnh chuyển tải thông điệpriêng tạo thành sự đa dạng, phong phú trong hệ thống nhân vật

Trang 28

Về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có thể thấy haichặng đường sáng tác của ông gắn liền với hai kiểu nhân vật Kiểu nhân vật

thứ nhất gắn liền với tiểu thuyết Trư cuồng và Miền hoang tưởng Đó phần

lớn là những con người nghệ sĩ, trí thức bị ràng buộc trong rất nhiều mối lotoan, bề bộn của cuộc sống hiện đại nên dần trở nên tha hóa, hoặc sống trongmôi trường nhiều ấu trĩ, chấp nhận nghiệt ngã để giữ gìn nhân cách Kiểunhân vật thứ hai gắn bó với mối quan tâm của nhà văn về đề tài văn hóa - lịch

sử dân tộc, được thể hiện rõ nhất trong bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa Nhân vật trong mỗi tác phẩm lên đến hàng

trăm người rất phong phú và đa dạng bao gồm đủ loại như nhân vật lịch sử,nhân vật hư cấu, nhân vật người trí thức, nhân vật người nông dân, nhân vậttín ngưỡng tôn giáo

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng một

thế giới nhân vật đông đảo, đa dạng và phức tạp Sự có mặt của những nhânvật có thật trong lịch sử là tất yếu đối với bất cứ một tiểu thuyết lịch sử nào

bởi vì mỗi thể loại đòi hỏi kiểu nhân vật nhất định cho riêng nó Hồ Quý Ly

không phải là ngoại lệ Tác phẩm có đến gần 50 nhân vật có thực đã từng tồntại trong lịch sử dân tộc Từ nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly đến hình ảnh củanhững vị vua cuối cùng của nhà Trần như Trần Nghệ Tông, Trần Phế Đế,Trần Thuận Tông, Trần Thiếu Đế, Hồ Nguyên Trừng, Đặng Tất ; những bàhoàng như Đôn Từ hoàng phi, Minh Từ hoàng phi, công chúa Huy Ninh,hoàng hậu Thánh Ngẫu đều được khắc họa đúng vị trí thực trong lịch sử vàquan hệ thân tộc Những vị tướng lĩnh tài ba thời Trần giữ nhiều chức vụ quantrọng trong triều đình và có công trong nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoạixâm hoặc trấn giữ ngoài miền biên ải như: Trần Khát Chân, Trần NguyênHàng, Trần Nguyên Uyên ; đến cả nhà sư Phạm Sư Ôn, tướng cướp NguyễnNhữ Cái, hay vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đều là nhân vật có thậtlàm nên chính sự trong sử sách cuối đời Trần Họ hiện lên như ngoài đời thực

Trang 29

của thời bấy giờ, gắn liền với thời gian, năm tháng, địa điểm mang dấu tíchlịch sử; nhưng đồng thời cũng mang những tính cách, tâm trạng và số phậncủa nhân vật tiểu thuyết.

Hình tượng nhân vật mang khát vọng lịch sử và lý trí hành động trong

tiểu thuyết Hồ Quý Ly được thể hiện rõ nhất qua nhân vật trung tâm Hồ Quý

Ly, nhà chính trị đa mưu túc trí với tư tưởng cách tân táo bạo Châu Diên

trong bài tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã khẳng định thành công của

Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện, đặc biệt ông nhấn mạnh: “Nói đếncách sáng tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công lao của Nguyễn XuânKhánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly Đó là một con người cónhiều phẩm chất ” Ông vua già Trần Nghệ Tôn là một người nhân từ nhưngnhu nhược, không quyết đoán trong công việc Hồ Nguyên Trừng lại luônsống trong những suy tư, trăn trở trước những biến động cuộc đời

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly còn là thế giới của hơn 15 nhân vật hư cấu,

hoàn toàn là của tác giả Ở những sáng tạo riêng này nhà văn đã chứng tỏđược năng lực tưởng tượng và gửi gắm những thông điệp chủ quan của mình,nhưng người đọc vẫn thấy được rất rõ màu sắc lịch sử của thời đại Nhân vật

Sử Văn Hoa là một hư cấu đặc sắc của Nguyễn Xuân Khánh, khiến cho ngườiđọc có nhiều liên tưởng đến nhà sử học nổi tiếng trong lịch sử cổ đại TrungHoa là Tư Mã Thiên Thời xưa, triều đại nào cũng có những nhà chép sử chotriều đại mình như vậy Chỉ có điều, ít ai say mê với lịch sử dân tộc “suốt đờighi chép sử đi tìm hồn núi sông, dù trong tù ngục vẫn giải một câu đố về sựthái hòa dân tộc, với hoài bão là phải viết một cuốn quốc sử thật đàng hoàng,thật trung thực”, như ông và ít ai dưới thời ấy lại thiết tha, day dứt với ý nghĩ

“ cần phải nói ra sự thật” như ông Giữa thời buổi các phe phái tranh giành

quyền lực thì Sử Văn Hoa là người khách quan nhất trong tiểu thuyết Hồ Quý

Ly Có thể nói, Sử Văn Hoa là nhân vật đã thay thế nhà văn phát biểu cách

nhìn nhận, đánh giá về con người về các hiện tượng lịch sử Đồng thời với

Trang 30

nhân vật hư cấu này, Nguyễn Xuân Khánh còn muốn gửi gắm quan niệm củamình về mẫu hình lý tưởng của một nhà sử học chân chính; ấy là biết lắngnghe hồn nước, gắn bó với đời sống nhân dân, trung thực không sợ quyền uy.Những hình ảnh hư cấu khác như nhân vật Phạm Sinh, kết quả của mối tìnhgiữa nhà sư phản loạn Phạm Sư Ôn với cô nô tì cắt cỏ Phạm Sinh tài hoa,thông minh, học giỏi, viết chữ, vẽ tranh đẹp có tiếng Nguyễn Xuân Khánh kíthác ở nhân vật này về số phận của kẻ sĩ tài hoa trong thời tao loạn PhạmSinh cũng là nhân vật duy nhất trong tác phẩm vượt ra khỏi vòng xoáy củalịch sử thời bấy giờ, chạy trốn khỏi hận thù, khỏi mưu đồ danh vọng để đượcsống là chính mình Nhân vật để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, hình ảnh các bậc trí thức mang

khát vọng của thời cuộc cũng được nhà văn thể hiện một cách cụ thể Đó làthế hệ nhà Nho như cụ Cử Khiêm, cụ Vũ Huy Tân, những người trí thức kiên

trung đến lúc chết vẫn quyết giữ gìn phẩm tiết Trong cả Mẫu Thượng ngàn

và Đội gạo lên chùa xuất hiện những trí thức người Pháp ở thuộc địa Đông

Dương như Philippe Messmer, đại úy Thalan, cha Colombert Có thể nóinhững nhân vật trí thức mang tư tưởng thời đại, mang khát vọng lịch sử trongtiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh luôn được miêu tả rất đa dạng, phong phú.Miêu tả những nhân vật này, Nguyễn Xuân Khánh muốn khẳng định sứcmạnh kì diệu của văn hóa dân tộc trong việc thâm nhập sâu vào đời sống củamỗi con người Những nhân vật ấy không chỉ là đại diện cho tầng lớp trí thứcthời đại mà họ còn là những con người mang tâm hồn tài hoa, say đắm Điểnhình cho kiểu người này là nhân vật Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân,

Phạm Sinh trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly; viên quan Tây đồn điền Philipe Messmer, Pierre Messmer, thiếu tá Henri Rivière trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn.

Nhân vật tu hành lạc đạo là một thế giới rất sống động xuất hiện ở cả bacuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Nguyễn Xuân Khánh Xuyên suốt các tác phẩm

Trang 31

là cảm hứng luận giải về các vấn đề: sức mạnh cá nhân trong dòng chảy lịch

sử, sức mạnh của cộng đồng trong những biến thiên của xã hội, sức mạnh củatôn giáo bản địa trong bối cảnh giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông - Tây Thông qua đó, Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện rất rõ những tư tưởng cốt lõi

trong văn hóa - chính trị - lịch sử Việt Nam Đó là Nho giáo trong Hồ Quý Ly, đạo Mẫu trong Mẫu Thượng ngàn và đạo Phật trong Đội gạo lên chùa.

Nhưng có lẽ tiêu biểu hơn cả là hình tượng những người phụ nữ - điểmsáng xuyên suốt trong các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Họ là nhữngngười phụ nữ, những người đàn bà Việt đẹp mộc mạc, tinh khiết và tràn đầysức sống

1.2.2 Nhìn chung về nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Nguyễn Xuân Khánh tỏ ra có sở trường ở thể loại tiểu thuyết về đề tàilịch sử, văn hóa Xuyên suốt các tác phẩm của ông là những vấn đề về lịch sử,văn hóa không chỉ trong quá khứ mà còn gợi lên những tham khảo cần thiếtcho cuộc sống hiện tại Văn Nguyễn Xuân Khánh chải chuốt, mượt mà, nhiềuđoạn thể hiện được nghệ thuật viết văn rất điêu luyện Ông không chỉ viết kĩ,nghiêm túc, công phu mà còn có ý thức cách tân “Văn đẹp, đầy ăm ắp, chanchứa, phải có tâm thế tự tại mới viết thế được Đục đẽo nhiều hình tượng lớn

mà không gồ ghề ” (Văn Chinh, Báo Hà Nội mới, 28-6-2011) Văn Nguyễn

Xuân Khánh đẹp, nhiều nhân vật của ông cũng đẹp, nhất là những người phụ

nữ Nguyễn Xuân Khánh đã phát hiện và khai thác được yếu tố “lõi” của vănhóa Việt đó là Mẫu tính

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã dành sự ưu ái rất đặc biệt

cho nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của mình Ở cả ba cuốn tiểu thuyết này, nhân vật nữ không chỉ

chiếm số lượng đông mà còn có sự phong phú về loại hình, đa dạng về tínhcách, không có loại hình nhân vật nào là tuyệt đối chỉ xuất hiện trong cuốnnày hay cuốn kia mà có sự đan xen, tương đồng giữa các kiểu nhân vật

Trang 32

Chẳng hạn, nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly chủ yếu xuất thân từ

chốn cung đình, là dòng dõi vua quan lá ngọc cành vàng nhưng vẫn có nhânvật nữ xuất thân từ chốn nhân gian như nàng Thanh Mai Nàng là vũ nữChiêm Thành, vẻ đẹp của nàng đầy đặn, phì nhiêu, tràn trề sinh lực Hay như

nhân vật bà Tổ Cô trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn Sinh thời bà là người

phụ nữ có vẻ đẹp tao nhã, sang trọng, mang cốt cách của con nhà quyền quý.Nhưng cuộc đời bà lại gặp nhiều sóng gió truân chuyên nên bà không đượchưởng hạnh phúc Điểm đặc biệt và ấn tượng của hệ thống nhân vật nữ trongtiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh chính là vẻ ngút ngát, đậm chất đàn bà, tựthân họ có một sức hấp dẫn giới tính, bản năng Đặc biệt không có nhân vật

nữ nào xấu, ai cũng được tác giả điểm tô cho một vẻ riêng, một nét hấp dẫnriêng Thế nhưng cuộc đời họ đều gặp nhiều truân chuyên, nội tâm khôngđược bình lặng, lúc nào trong họ cũng thường trực nỗi đau đớn giằng xé, cho

dù đó là bà hoàng trong cung cấm hay chỉ là cô thôn nữ nghèo

Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã xây dựng hình

ảnh những nhân vật nữ vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân của lịch sử, đồngthời gắn liền với những con người làm nên lịch sử Đó có thể là người xuấtthân quyền quý cao sang như công chúa Huy Ninh, công chúa Thánh Ngẫuhay quận chúa Quỳnh Hoa, cũng có thể là người ở chốn trần gian như nàngThanh Mai Họ xuất hiện và lặng lẽ đi bên người đàn ông mình, sự hiện diệncủa họ ám ảnh vào từng góc nhà, in hằn vào tâm tư, suy nghĩ của nhữngngười đàn ông Nhà văn Trần Thị Trường đã nhận xét về cách xây dựng nhân

vật nữ của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly: “Mười bốn

người phụ nữ, mười bốn số phận, mười bốn tính cách và mười bốn lối ứng xử,

để rồi có mười bốn kết cục”

Có thể nói, nhân vật nữ được Nguyễn Xuân Khánh khắc họa, ca ngợi

nhiều nhất, “đậm đặc” nhất là trong Mẫu Thượng ngàn Nhà văn đã dành cho

người phụ nữ những lời vô cùng trân trọng: “Người đàn bà là Mẫu là Mẹ

Trang 33

Người đàn bà là Đất xứ sở Người đàn bà là văn hiến” [36, 806] Họ mang vẻđẹp lạ thường, đó là vẻ đẹp thể hiện sức sống của văn hoá Việt Nam Vẻ đẹpcủa những người đàn bà Cổ Đình được xây dựng trong mối quan hệ với thiênnhiên, núi rừng, trong những lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo dân gian Nhữngnhân vật nữ đều toát lên vẻ đẹp phồn thực, biểu hiện sức sống tinh thần và thểchất tràn trề Đấy là vẻ đẹp của sự sinh sôi nảy nở, biểu hiện cho đời sống tìnhdục phong phú, thăng hoa Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, cả cuộc đời ông từthời đi bộ đội rồi làm phóng viên đã gặp rất nhiều làng, đặc biệt ông luôn nhớđến làng quê mình, làng Kẻ Noi, Cổ Nhuế Ở đó có những con người luôn ámảnh nhà văn, đặc biệt là những người phụ nữ Mọi người cho rằng NguyễnXuân Khánh đã quá ưu ái các nhân vật nữ Theo ông, “Căn nguyên của nó làtôi mồ côi cha từ năm lên sáu, lên bảy tuổi qua trận dịch tả cha tôi chết, mẹ tôilúc giờ mới 30 tuổi Bà ở vậy nuôi con suốt cả đời Hình ảnh bà Ba Váy trongtác phẩm được tôi xây dựng từ nguyên mẫu người chị họ Rồi đến cả chuyện

về dịch tả cũng là chuyện có thật, đợt dịch ấy đã khiến gia đình tôi mất đi bangười Cả những hình ảnh hầu đồng mà tôi thường đi theo mẹ Rồi rất rấtnhiều nhân duyên khác” [38] Với khoảng 40 nhân vật nữ trong tác phẩm, họđều mang trong mình vẻ đẹp phồn thực, vẻ đẹp của người đàn bà Việt Đó làmột cô Ngơ với thân hình tròn trĩnh, mặt bụ bẫm, phúng phính với một tâmhồn tràn ngập yêu thương và khát vọng luyến ái mãnh liệt Bà Ba Váy đượckhắc họa là một con người có trái tim nhân hậu, vị tha Cô Mùi được nhấnmạnh ở bản năng tự nhiên của một người phụ nữ khát khao sống, khát khaohiến dâng Nhụ có một trái tim trong sáng, ngây thơ, thánh thiện Hoa dịudàng nhưng không cam chịu số phận Tất cả họ đều mang bản năng củangười phụ nữ, tình yêu, sự hết mình, lòng tận tâm, đặc biệt là khả năng táisinh, ban tặng sự sống cho những thân phận mỏi mòn đang dần tàn lụi Góp

phần làm nên linh hồn cho Mẫu Thượng ngàn còn có những huyền thoại xoay

quanh nhân vật ông Đùng bà Đà Những nhân vật này ngay từ khi xuất thân

Trang 34

đã mang những nét khác lạ và khi lớn lên, huyền thoại tình yêu giữa hai ngườicàng càng khiến cho họ trở nên đặc biệt Họ trở thành biểu tượng cho tình yêuthương và tự do luyến ái trong tình yêu nam nữ.

Đội gạo lên chùa trên một phương diện nào đó là cuốn tiểu thuyết viết

về Phật giáo Việt Nam, về tác động của tư tưởng Phật giáo tới văn hóa - lốisống của con người Việt trong trường kỳ lịch sử Hay nói cách khác đây làcuốn tiểu thuyết viết về Phật tính trong văn hóa Việt Bằng trải nghiệm củamình, Nguyễn Xuân Khánh nhận thức Phật giáo luôn tồn tại trong đời sống xãhội Việt Nam Ông nói mỗi làng quê đều có ngôi chùa, nhưng không phải là

để cho người ta đi tu, mà để gìn giữ một lối sống “Người dân Việt Nam mangđậm tính cách Phật giáo, sức bền bỉ chịu đựng rất ghê, mà tính năng độngcũng rất lớn, đó là sức sống và sự cân bằng trong tính cách Việt, được ngườiphụ nữ gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác qua lời ru”[38], nhà vănNguyễn Xuân Khánh nói Nhưng có lẽ, sinh động và hấp dẫn hơn cả trong

Đội gạo lên chùa lại là những câu chuyện về thế giới đàn bà được tác giả dày

công khắc họa Thế giới đó được phác lên bằng rất nhiều chân dung, rất nhiều

số phận cuộc đời, mà hầu như cái nào cũng sắc nét Ngay ở những trang đầutiên của cuốn tiểu thuyết, người đọc đã được sống trong bầu không khí ma mịvới một bà cụ Thầm nửa âm nửa dương, nửa mê nửa tỉnh, suốt ngày ngồi đếmđom đóm từ nghĩa địa bay vào - mỗi con đom đóm được bà xem là một vonglinh - và lầm rầm trò chuyện với những người bạn đã chết từ thưở còn congái Đáng chú ý là cô Rêu, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại có sốphận đau khổ: tìm được cha thì cha chết, về với mẹ thì mẹ theo người đàn ôngkhác, trước áp lực của số phận và trên hết là đòi hỏi tha thiết từ phẩm tính conngười, cô Rêu đã trẫm mình ở giếng thơm trong chùa Sọ Hình ảnh linh hồnRêu hiện về trong tiếng chim hót trên giàn mướp là tiếng lòng tha thiết sốngcủa những con người không chấp nhận cuộc sống vẩn đục

Trang 35

1.3 Lí giải việc nhà văn theo đuổi xây dựng hình tượng nhân vật

nữ trong tiểu thuyết

1.3.1 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975 và những thay đổi trong quan niệm xã hội – thẩm mĩ về con người

1.3.1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội

Với đại thắng mùa xuân năm 1975 nước Việt Nam đã hoàn toàn thốngnhất Sự kiện vĩ đại này đã mở ra kỷ nguyên mới, vận hội mới cho toàn thểdân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên bên cạnhniềm vui của chiến thắng và sum họp Nam - Bắc, đất nước ta phải đương đầuvới những khó khăn, thách thức mới, nhất khó là khăn về kinh tế do hậu quảnặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài suốt ba mươi năm Việc xâydựng chủ nghĩa xã hội trong những năm đầu hòa bình lập lại quả là không dễdàng gì Cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp của nhà nước đã tỏ ra lỗi thờitrước tình hình mới, rồi chính sách cấm vận của Mĩ với Việt Nam, chiến tranh

ở biên giới Tây Nam chưa thực sự chấm dứt tất cả tạo nên một hiện thựcngổn ngang, bộn bề, phức tạp mà mỗi cá nhân khi phải đối diện với nó đềukhông khỏi cảm thấy lúng túng, vụng về, ngơ ngác, bất ổn giống như tâmtrạng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi

Câu trả lời thật không dễ dàng chi” (Tản mạn thời tôi sống) Khi vết

thương chiến tranh còn chưa lành chúng ta lại phải gồng mình bước vàocuộc kiến thiết thời hậu chiến với muôn vàn khó khăn và thử thách Khókhăn lớn của một đất nước mới giải phóng như một lời thách thức đòi hỏicon người phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực mới vượt qua được Đúng như

Nguyễn Minh Châu đã từng đề cập đến trong tiểu thuyết Miền cháy: “Bước

ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần phải có đầy đủ nghị lực như bước vàomột cuộc chiến tranh”

Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải đổi mới để phát triển Nghị quyết củaĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ: đổi mới là “nhu cầu bức

Trang 36

thiết”, là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc Phương châm củacông cuộc đổi mới toàn diện đất nước là “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giáđúng sự thật, nói rõ sự thật” Từ năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổimới một cách mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc Khủng hoảng kinh tế được ngănchặn, giao lưu với các nước trên thế giới được tăng cường, xã hội có nhiềuthay đổi theo hướng tích cực Tất cả tạo nên một vận hội mới cho lịch sử dântộc Cùng với sự đổi mới về hoàn cảnh lịch sử, xã hội - văn hóa - tư tưởngcũng có những biến chuyển nhất định Văn học cũng không nằm ngoài sự vậnđộng đó Sự đổi mới trong văn học đã được manh nha vào cuối những năm

1970 qua các cuộc trao đổi viết về chiến tranh và qua cả những hoạt độngnghiên cứu, phê bình văn học Nhìn chung, văn học Việt Nam từ sau năm

1975, đặc biệt là từ sau năm 1986 đã vận động theo khuynh hướng dân chủhóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc Các nhà văn được viết về những

gì mắt thấy tai nghe, kể cả những mặt trái của cuộc chiến tranh, mặt tráicủa cuộc sống Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, phong phú

và mới mẻ hơn về thủ pháp Văn học giai đoạn này cũng đề cao cá tínhsáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người vàhiện thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đadạng, phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể

cả đời sống tâm linh Có thể nói dân chủ hóa đã tạo điều kiện cho văn học

đề cập đến hiện thực trong và sau chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắchơn ở nhiều khía cạnh

Sau năm 1975, với yêu cầu bức thiết của lịch sử, khuynh hướng sử thi

và cảm hứng lãng mạn trong văn học không còn phù hợp, không đáp ứngđược thị hiếu thẩm mỹ của người tiếp nhận; nhu cầu ca ngợi, cổ vũ động viênkhông còn là vấn đề bức xúc, cấp thiết nữa Văn học quay lại quỹ đạo đờithường, đem đến cho đọc giả cái nhìn đa chiều về con người Và cũng trongthời kỳ này được sự động viên khuyến khích của Đảng, văn học của chúng ta

Trang 37

đã có sự cách tân đổi mới Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng(khóa VI) đã xác định văn học “là bộ phận đặc biệt hạy cảm của văn hóa, thểhiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tìnhcảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môitrường đạo đức trong xã hội ” Văn học nghệ thuật không chỉ được hiểu mộtcách đơn giản, máy móc như là một công cụ chính trị, vũ khí tư tưởng mà nócòn có vai trò khám phá thực tại, thức tỉnh ý thức về sự thật; dự báo, dự cảmlúc này phải được nhấn mạnh Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho vănhọc nhiều đề tài và chủ đề mới làm thay đổi quan niệm về con người Văn họcngày càng đi tới một quan niệm sâu sắc hơn về con người Con người vừa làđiểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, là cái đích cuối cùng của vănhọc; đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề vănhọc, mọi sự kiện và biến cố lịch sử Vì vậy mà nhà văn Nguyễn Minh Châu

trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Văn nghệ đầu năm 1986 đã phát biểu:

“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là conngười Người viết nào cũng có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượngnổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống vànhất là tình yêu thương con người Tình yêu này của người nghệ sỹ vừa làmột niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải Cầm giữ cáitình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc vớinhững nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua nhữngkhủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống”

1.3.1.2 Những thay đổi trong quan niệm xã hội - thẩm mĩ về con người

Văn học là nghệ thuật về con người và con người là trung tâm của mọiquy chiếu thẩm mĩ Nhà văn mỗi khi cầm bút đều có ý thức khám phá nhữngchiều sâu bí ẩn của con người, đều cố gắng đưa lại những cái nhìn mới mẻ vềcuộc sống Miêu tả và biểu hiện con người của mỗi nhà văn có thể khác nhaulàm nên tính phong phú và độc đáo cho hình tượng văn học Theo Trần Đình

Trang 38

Sử, “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấycon người được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thểhiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho cáchình tượng nhân vật trong đó”[60, 117] Quan niệm nghệ thuật về con ngườikhông phải là bất kì cách cắt nghĩa, lí giải nào về con người, mà là cách cắtnghĩa có tính phổ quát mang ý nghĩa triết học thể hiện trong việc miêu tả conngười Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng con người vào mọichiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất đánh giá giá trịnhân văn của văn học Nhà văn vì vậy mà luôn trăn trở về con người vànhững vấn đề của con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về conngười Do vậy, càng khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đisâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu và đóng gópcủa họ Trong tác phẩm văn học, quan niệm nghệ thuật về con người có vaitrò hết sức quan trọng, là chìa khóa để mở của bước vào thế giới nghệ thuậtcủa nhà văn Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối nội dung, tư tưởng,cảm hứng, đề tài , hệ thống nhân vật, kết cấu nghệ thuật, giọng điệu

Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm thấy, hiểu vàmiêu tả con người trong văn học Nhưng các nguyên tắc ấy có có sở sâu xatrong thực tế lịch sử Do đó quan niệm nghệ thuật về con người là một sảnphẩm của lịch sử Chẳng hạn như quan niệm nghệ thuật về con người trongvăn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trước hết gắn liền với thế giới quan Mác -Lênin, với thực tế đấu tranh cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo và nhất làgắn liền với con người mới, cuộc sống mới

Quan niệm về con người là một phạm trù thuộc về lĩnh vực triết học và

tư tưởng Ở Việt Nam, vấn đề quan niệm về con người có cả một lịch sử thâmnhập, tương tác, hỗn hợp, giao thoa của nhiều tôn giáo và triết thuyết đến từmợi nơi trên thế giới Chỉ tính riêng ba trào lưu lớn nhất trong triết họcphương Đông thôi, vấn đề quan niệm về con người đã rất khác nhau, thậm chí

Trang 39

trái ngược nhau Chẳng hạn Nho giáo nhấn mạnh những phẩm chất xã hội,Lão giáo tô đậm tính tự nhiên, Phật giáo hướng tới vô ngã Quan niệm nghệthuật gắn liền với thế giới quan, với quan điểm triết học, chính trị Nhưng nó

có sự chuyển hóa từ quan niệm chính trị, quan niệm triết học sang quan niệmnghệ thuật Không phát hiện được quan niệm nghệ thuật thì không thể tiếpcận nghệ thuật một cách nghệ thuật Cùng với những đổi mới trên mọi mặtchính trị, kinh tế, xã hội và đời sống tư tưởng, quan niệm về con người cũng

đã có nhiều thay đổi do chịu sự chi phối của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.Chẳng hạn, chỉ nhìn thấy vị thế của con người trong mối quan hệ với cộngđồng, dân tộc và lịch sử mà quên rằng con người còn có muôn vàn mối quan

hệ phức tạp khác, thậm chí cả mối quan hệ của con người với chính nó Từ đótrong văn học nghệ thuật đã có một nỗ lực lớn trong việc đổi mới quan niệm

về con người

Hiện thực đất nước sau 1975 có nhiều chuyển biến phong phú, đa dạng

đã tạo nên những nền tảng cơ sở mới giúp nhà văn có cái nhìn rõ hơn về conngười thời hậu chiến Sau 1975, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới tư duynhững năm 80 về sau, do có độ lùi về thời gian, cộng thêm độ chín về tài năngkhiến cho các tác gia tiểu thuyết có thể nhìn bao quát hai cuộc kháng chiến,miêu tả chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc hơn; không chỉ tập trungvào những thắng lợi vĩ đại mà cả những mất mát hi sinh, không chỉ ở phía ta

mà còn cả ở phía địch Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống Hiện thựcđời sống thay đổi khác trước rất nhiều nên đòi hỏi các nhà văn phải có cáchtiếp cận phù hợp Trước đây, với tư duy sử thi và cảm hứng lãng mạn, cáchnhìn cuộc đời và con người của các nhà văn chủ yếu là cách nhìn đơn giản,một chiều, phiến diện và hết sức rạch ròi: thiện - ác, địch - ta, cao cả - thấphèn mà không hề có sự đan xen của những tính cách ấy Tâm hồn con người

ít phức tạp, không có những đấu tranh giằng xé trong nội tâm Do vậy ngườiđọc có cảm giác dễ nắm bắt được tâm tư, tình cảm của nhân vật trong tác

Trang 40

phẩm Nhưng khi tiếp xúc với con người trong văn học sau 1975 ta lại có cảmnhận hoàn toàn khác Con người ở đây được nhìn nhận từ nhiều góc độ, đượcđặt trong nhiều mối tương quan khác nhau để làm nổi rõ tính cách của nhânvật Ngay trong một con người có khi cùng tồn tại cả cái xấu lẫn cái tốt, cáicao cả và cái thấp hèn cùng đan xen lẫn nhau Các nhân vật trong văn học giaiđoạn này thực sự là “mỗi người một vẻ” không giống nhau, nhưng họ lại hiệnhữu trong muôn mặt của cuộc sống đời thường Nhà văn đã đi sâu vào tâm líbên trong, để cho các nhân vật soi bóng vào nhau hoặc tự khám phá mình,như là một sự lắng lại suy ngẫm về cuộc đời đã qua Người nghệ sỹ thông quatác phẩm văn học đã bộc lộ cái tôi cá nhân của mình Giai đoạn này những tácphẩm viết về số phận cá nhân, bi kịch cá nhân, hạnh phúc cá nhân xuất hiện

khá nhiều như: Sao đổi ngôi của Chu Văn, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Bến không chồng của Dương Hướng,

Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người dẫn đến sự biến đổi về hệthống nhân vật được xem là nhân tố then chốt quyết định sự đổi mới của tiểuthuyết sau 1986 Xuất phát từ cảm hứng mới, tiểu thuyết thời kỳ này cũng cónhững thay đổi cơ bản về nội dung cũng như phương diện nghệ thuật Từ chỗlấy sự kiện làm đối tượng hàng đầu để miêu tả hiện thực xã hội, tiểu thuyết đãhướng vào tâm hồn, tính cách, số phận con người để soi chiếu lại lịch sử và xãhội Văn học từ 1986 tập trung phản ánh số phận cá nhân, con người đời tưthông qua các mối quan hệ của họ trong cộng đồng Vấn đề con người cá thểđược đặt ra một cách riết róng, mạnh mẽ với nhu cầu được giải quyết thỏađáng mối quan hệ cá nhân - cộng đồng từ lâu vốn bị giới hạn bởi những quanniệm giai cấp cũng nhắc Các tác gia tiểu thuyết Việt Nam đã nhìn nhận conngười như một cá thể bình thường trong những mối quan hệ bình thường củađời tư Ở đó, nhân vật hiện lên với đầy đủ những tốt xấu, vui buồn, hạnhphúc, khổ đau, Các nhà văn đã thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của

con người thời hậu chiến qua các nhân vật như Giang Minh Sài (Thời xa

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An (2007), “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn”, Nghiên cứu văn học (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểuthuyết "Mẫu Thượng ngàn"”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 2007
2. Lại Nguyên Ân, “Tiểu thuyết và lịch sử”, http://www.vietnamnet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết và lịch sử”
3. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1984
4. Lại Nguyên Ân (2000), “Hồ Quý Ly, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh”, Thể thao văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Quý Ly", tiểu thuyết lịch sử của NguyễnXuân Khánh”
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2000
5. Lại Nguyên Ân (tái bản, 2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
6. Hoài Anh (2006), “Tiểu thuyết lịch sử cần phải dựa trên thực tế”, http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử cần phải dựa trên thực tế”
Tác giả: Hoài Anh
Năm: 2006
7. Nguyễn Thị Thanh Bình (13/2/2007), “Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh : Về từ Miền hoang tưởng”, cand.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh :Về từ "Miền hoang tưởng"”
8. Nguyễn Thị Bình (2007), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát”, Nghiên cứu văn học (2), tr.49 - 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cáinhìn khái quát”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2007
9. Văn Chinh, “Lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa”, Vietbao.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa”
10. Châu Diên ( 2006), “Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc”, Tuổi trẻ chủ nhật ngày 16/7/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc”,"Tuổi trẻ
11. Đoàn Ánh Dương (2012), “Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hóa - lịch sử”, http://www.qdnd.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết vănhóa - lịch sử”
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2012
12. Đoàn Ánh Dương (2010), “Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh”, Nghiên cứu văn học (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyềnthoại trong "Mẫu Thượng ngàn" của Nguyễn Xuân Khánh”, "Nghiên cứuvăn học
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2010
13. Đoàn Ánh Dương (2011), “Kiến giải về dân tộc trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh”, Văn nghệ (27), tr.16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến giải về dân tộc trong "Đội gạo lênchùa" của Nguyễn Xuân Khánh”, "Văn nghệ
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2011
14. Đặng Anh Đào (1994), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, Văn học (số 2), tr 17 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, "Văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1994
15. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX - nhữngvấn đề lịch sử và lý luận
Tác giả: Phan Cự Đệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
16. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1 và 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NxbĐại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1978
17. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
18. Phan Cự Đệ (2001), “ Mấy vấn đề phương pháp luận khi nghiên cứu thể loại tiểu thuyết”, Văn nghệ quân đội (2),tr.101 - 105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề phương pháp luận khi nghiên cứuthể loại tiểu thuyết”, "Văn nghệ quân đội
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 2001
19. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới”, Văn nghệ quân đội (3), tr.99 – 104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kìđổi mới”, "Văn nghệ quân đội
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 2001
20. Hà Minh Đức (chủ biên) (2000), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục HàNội
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w