Khắc họa ngoại hình

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của nguyễn xuân khánh (Trang 74)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Khắc họa ngoại hình

Ngoại hình là khái niệm nhằm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ...Miêu tả ngoại hình là một biện pháp nghệ thuật quan trọng trong sáng tác văn học bởi mỗi loại nhân vật lại có một đặc điểm ngoại hình riêng. Khi miêu tả ngoại hình, mỗi nhà văn đều có ẩn ý riêng bởi miêu tả ngoại hình là một cách để thể hiện con người. Chẳng hạn nhà văn Nam Cao với cách nhìn hiện thực đã xây dựng nên hình tượng nhân vật Thị Nở với ngoại hình xấu đến mức “ma chê quỷ hờn” nhưng vẫn lấp lánh thiên tính nữ. Nguyên Minh Châu chịu ảnh hưởng lớn của tư duy sử thi nên thường miêu tả nhân vật có ngoại hình rất đẹp, đặc biệt là nhân vật nữ. Ngoại hình được thể hiện sinh động sẽ

góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt thể hiện khá rõ trong việc cá thể hóa nhân vật.

Trong Mẫu Thượng ngàn, khi xây dựng nhân vật nữ, Nguyễn Xuân Khánh đã thường xuyên sử dụng ngôn ngữ thân thể để làm toát lên vẻ đẹp của họ. Mỗi người một vẻ nhưng tất cả đều căng tràn sức sống. Họ là biểu tượng cho vẻ đẹp cứu rỗi. Cô Ngát (bà Tổ Cô) mang vẻ đẹp thánh thiện, hoàn mỹ: “đôi mắt to và dài. Đôi môi mỏng, không tô điểm mà vẫn đỏ đắn. Cái mũi dọc dừa xinh xinh, vóc dáng thắt đáy lưng ong (...) Trông bà ta như một bức tranh tố nữ màu, một thứ màu sắc đạm bạc, nền nã nhưng vẫn nổi bật”[36, 108]. Cô bé Nhụ ở cái tuổi “chum chúm núm cau” mang vẻ đẹp tinh khiết vô ngần, vẻ đẹp của con nai tơ mới lớn, “tiếng cười lanh canh như pha lê”[36,8], “tấm lưng trần trắng muốt”[36, 639]. Cô mõ Hoa khốn khổ lại là mẫu hình của một giai nhân phương Đông: “Cô có khuôn mặt tròn vành vạnh như trăng rằm. Môi chẳng tô son mà sao đỏ thế. Đôi lông mày không to không nhỏ, mịn màng, đen láy, hơi cong cong...Hoa là người hễ có mặt ở đâu là nơi ấy tươi tắn hẳn lên”[37, 649 - 950]. Hay như Mùi, người đàn bà có tới ba đời chồng cũng là người đàn bà khiến cho đàn ông khó có thể cầm lòng bởi đôi vú nở nang, eo thon nhỏ, đôi mông nẩy đều chắc nịch, gương mặt tròn vạnh, mày ngài đen nhánh như mực nho, đôi mắt đen trắng phân minh nhưng chính thế trở nên bất hạnh khi mới 18 tuổi xuân sắc và người chồng đầu tiên chết bởi “chân khí suy kiệt”.

Từ những nhận thức sâu sắc sức lan tỏa tiềm tàng của nguyên lí tính Mẫu trong đời sống tâm linh người Việt, Nguyễn Xuân Khánh đã làm một cuộc hành trình khám phá, lí giải cội nguồn bản sắc văn hóa Việt qua tín ngưỡng thờ Mẫu. Không phải ngẫu nhiên mà cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn lại đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất hình ảnh những nhân vật nữ. Họ không những mang vẻ đẹp của sự thánh thiện, trinh khiết, hoàn mĩ mà còn là vẻ đẹp của sức sống, sự mơn mởn, của khát khao cháy

bỏng đẫm màu phồn thực. Viết về những người phụ nữ Nguyễn Xuân Khánh đặc biệt chú ý tới đôi vú và làn da. Với hình tượng đôi vú, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp tràn đầy chất phồn thực của họ. Cô Ngơ với “đôi vú quá cỡ làm chiếc yếm luôn hếch ra, làm đôi vú thường nửa kín, nửa hở” [36, 159 - 160], “cái vú vừa to, vừa dài, giống quả mít không có gai. Quả mít trắng núng nính”.[36,161]. Hai cái vú bánh dày xinh đẹp, đồng trinh của Nhụ đã khiến Julien thèm khát và nổi cơn thú tính. Dưới ánh trăng đôi vú ngọc ngà của thím Pháo đã lay động tâm hồn cằn cỗi của ông hộ Hiếu, làm cho cuộc tình của hai sinh linh côi cút càng thêm nhiều dư vị... Hình ảnh đôi vú còn là biểu tượng thiêng liêng cho thiên chức tái tạo, sinh sôi, duy trì nòi giống của người phụ nữ. Đôi vú của người đàn bà đầy ắp tình thương yêu còn ban tặng sự sống cho những thân phận đang mòn mỏi lụi tàn (bà Ba Váy dành cho Lý Cỏn, bà Tổ Cô dành cho trưởng Cam, thím Pháo dành cho hộ Hiếu...).

Trong Mẫu Thượng ngàn, thân thể người đàn bà hiện ra trong tất cả vẻ đẹp tự nhiên, đầy cám dỗ. Nó có sức gợi tình, sức thôi miên mãnh liệt. Trong cảm nhận của người Tây Âu, người đàn bà Việt sở hữu một làn da và một thân hình kỳ diệu. “Làn da ấy đặc biệt không thô, nó mịn màng, mát dịu khi ta chạm tay vào. Đó là thứ da dẻ luôn mời mọc ta ve vuốt. Thân hình của họ tuy bé nhỏ nhưng chắc và lẳn, một thứ thân hình hài hòa đầy sức bật, sức sống, hứa hẹn những thú vui không biết mệt mỏi. Trên giường ngủ họ quấn quýt, quằn quại như hút chặt lấy ta, cho ta cảm giác như một con trăn đang nhẹ nhàng quấn tròn lấy ta trong dịp giao hoan [36, 355]. Thân thể người phụ nữ với vẻ đẹp ban sơ đã tạo ra sức chinh phục nam tính. Cái làn da trinh bạch của Nhụ được tắm tưới bởi ánh trăng đã khiến Điều như cuồng dại. Lý Cỏn mê mẩn Ba Váy bởi “cái mặt xinh xinh đôn hậu, khoái ở cái làn da trắng bóc, trắng nhễ nhại, trắng hồng hào”[36, 575]. Tẻo trong cơn hấp hối vẫn không thôi đắm đuối trước vẻ đẹp của Mùi “Cái thân xác trăng ngát, mĩ miều...lồ lộ...lấp loáng trong ánh đèn dầu lạc” [36, 252]. Vẻ đẹp tự nhiên đó của người

đàn bà không chỉ mang lại sức cám dỗ, gợi tình mạnh mẽ mà còn ẩn chứa một sức mạnh có thể cảm hóa, thức tỉnh con người; sâu xa hơn là biểu tượng cho sự bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa trước sự xâm lấn của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Hay Rêu trong Đội gạo lên chùa, một đứa con gái gầy gò, bé nhỏ nhưng da trắng, môi hồng, tóc đen như mun, mắt đen láy long lanh ấm áp, “đôi mắt ấy nhìn vào ai, dù đang lúc tức giận, cũng bỗng nhiên như được xoa dịu”, một vẻ đẹp tinh khôi. Mẹ rêu, bà Thêu cũng là một người đàn bà rất đẹp: tóc đen nhánh, da trắng, mắt bồ câu long lanh, người cân đối thon thả, bà mặc áo cánh nâu vừa khít.

Mô tả nữ giới, Nguyễn Xuân Khánh rất chú ý đến các đặc điểm hình thể mang đặc trưng giới tính. Đặc biệt nguồn sữa của người phụ nữ được ông khắc họa như biểu tượng cứu rỗi, tái sinh những kiếp người. Chính dòng sữa của bà Ba Váy đã làm cho Lý Cỏn từ cõi chết trở về: “Bú sữa mới được hai ngày chồng tôi đã khá hẳn lên. Đến ngày thứ ba ông mở được mắt. Tôi reo lên: Thế là ông tỉnh lại rồi”[36, 578]. Cũng vì lẽ tái sinh sự sống ấy (nó như một tiền định trong vô thức của người phụ nữ) mà khi Điều mắc dịch tả “thập tử nhất sinh” thì Nhụ “muốn dùng đôi vú xinh ấm áp của cô, thứ báu vật mà anh rất thích, để giữ lại mạng sống cho Điều. Khi bàn tay anh chạm vào đôi vú căng mẩy ấm áp đó, thì Nhụ thấy đôi mắt anh như sáng rực lên”[36, 604]. Cũng thế, người sinh ra ông Trưởng Cam không phải là sự vô hình của thuyết tái sinh - nghiệp báo mà nó hữu hình hơn, cụ thể và thiêng liêng hơn. Đó chính là đôi vú của bà Ngát. Ông Trưởng Cam đã “mừng đến phát khóc, ôm lấy vợ và nói: bà đã sinh lại ra tôi làn thứ hai”[36, 307]. Như vậy, có thể nói, sự sống của con người bắt đầu từ bầu vú của mẹ, và dòng sữa là hiện hữu cho sự tái sinh những kiếp sống.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của nguyễn xuân khánh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w