6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khắc họa nhân vật nữ trong mối quan hệ với các nhân vật nam giới
3.3.1. Khắc họa nhân vật nữ như là chỗ dựa tinh thần và thể chất của người đàn ông
Mỗi người đàn bà trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đều có một cuộc đời, một số phận riêng nhưng lại được gắn kết, lại có liên quan trực tiếp đến số phận của một người đàn ông nào đó. Họ luôn là hậu phương, là bến đỗ bình yên, là chỗ dựa về mặt tinh thần và mặt thể chất cho những người đàn ông trong cuộc đời mình. Tất cả những người đàn ông cho dù thuộc về giai cấp, tôn giáo, đẳng cấp, dân tộc nào đi chăng nữa thì đều được sinh ra, tái tạo, bồi đắp, cứu rỗi, gột rửa, phục sinh dưới tình thương của Mẫu, của thiên tính nữ vĩnh hằng.
Chẳng hạn trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhân vật Hồ Quý Ly - một nho sĩ của những tham vọng dời sông lấp biển, một nhân vật gần như là quyền lực nhất triều đình thời bấy giờ, mỗi ngày qua vẫn chỉ biết dựa đầu vào ngôi tượng đá của người vợ đã mất (công chúa Huy Ninh), nơi ông có thể khóc và
được là chính mình. Một Nguyên Trừng đã cả đời bôn ba, sống thất vọng và vỡ mộng lớn lao bởi cuộc đấu tranh giữa những con rồng, nhưng chỉ tìm thấy sự cứu rỗi bình an bên Quỳnh Hoa và Thanh Mai. Và chỉ có cô cung nữ Ngọc Kiểm với tình yêu và thân xác của cô mới cứu rỗi được vết thương lòng và căn bệnh “điên” của vua Thuận Tông.
Ở tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, các nhân vật nữ cũng được xem như là điểm tựa cuộc đời của người đàn ông về cả thể chất lẫn tinh thần. Nhân vật bà Ba Váy vốn chỉ là một người phụ nữ nông chất phác, nhưng cuộc đời bà lại có mối gắn kết với cả hai người con của dòng họ Đinh và họ Vũ, đó là Đinh Công Phác và Vũ Xuân Cỏn. Thời còn son trẻ bà đã có mối tình sâu đậm với Đinh Công Phác nhưng do chiến tranh loạn lạc nên hai người đã để mất nhau. Sau này, bà về làm vợ ba của ông Lý Cỏn. Bà về làm dâu dòng họ Lý khi trong bụng đã mang dòng máu của người nhà họ Đinh. Và cho dù Lý Cỏn có đến ba đời vợ thì hắn vẫn rất say mê bà Ba. Khi Lý Cỏn gặp nạn tưởng như không qua khỏi, để cứu được Lý Cỏn bà Ba váy đã nghĩ đến một phương thuốc có một không hai, đấy chính là bầu sữa của mình. Chính dòng sữa của bà Ba Váy đã làm cho Lý Cỏn từ cõi chết trở “Cái vú mềm mại và bóng mượt của tôi hình như có cách gọi riêng của nó. Trong cơn hôn mê tối tăm mù mịt, hình như đầu óc chồng tôi chợt lóe lên, nhớ ra điều gì đó. Mà điều ấy rất quen thuộc với lão. Cái của tôi nó mềm mại, nó âm ấm, nó ngọt ngào (...). Bú sữa mới được hai ngày, chồng tôi đã khá hẳn lên. Đến ngày thứ ba, ông mở được mắt” [36, 577]. Chính việc làm tưởng như buồn cười của bà Ba Váy đã giữ lại được mạng sống cho ông Lý. Cũng vì lẽ tái sinh sự sống ấy( tiền định trong vô thức người phụ nữ) mà khi Điều mắc dịch tả “thập tử nhất sinh” thì Nhụ “muốn dùng cả đôi vú xinh ấm áp của cô, thứ báu vật mà anh rất thích, để giữ lại mạng sống cho Điều. Khi bàn tay anh chạm vào đôi vú căng mẩy ấm áp đó thì Nhụ thấy đôi mắt anh như sáng rực lên”[36, 604]. Cũng thế, người sinh ra ông trưởng Cam không phải là sự vô hình của thuyết tái sinh - nghiệp báo,
cũng không phải là kiếp - nghiệp, mà là hữu hình hơn, thiêng liêng hơn trong đôi bầu vú của bà Ngát. Ông ta “mừng đến phát khóc, ôm lấy vợ và nói: bà đã sinh lại ra tôi lần thứ hai” [36, 307]. Trong cuộc sống, hình ảnh bầu vú của người đàn bà đã trở nên quen thuộc với bất cứ ai trong mỗi chúng ta. Đó không chỉ là nguồn sữa tuyệt vời nuôi sống những đứa trẻ sơ sinh mà còn là biểu tượng cho sự sinh tồn của nhân loại. Ở tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn
Nguyễn Xuân Khánh đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần hình ảnh bầu vú của những nhân vật nữ, từ hình ảnh “chum chúm núm cau” của các cô gái đang độ dậy thì đến những cặp vú “ấm giỏ” của các bà, các cô trưởng thành và của cả các bà nạ dòng. Tác giả đã dùng những ngôn từ đẹp nhất để miêu tả vẻ đẹp tự nhiên và phồn thực ấy. Đây phải chăng là vẻ đẹp mang tính Mẫu. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ được miểu tả với vẻ đẹp tự nhiên vốn có mà họ còn ẩn chứa một vẻ đẹp khác, họ chính là chỗ dựa tinh thần và thể chất của người đàn ông.