6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Khắc họa nhân nhân vật trong những thăng trầm lịch sử
Nhân vật Nhụ trong Mẫu Thượng ngàn xuất hiện từ đầu tác phẩm (tr.33) và có mặt ở phần kết thúc tác phẩm (tr.807). Như ai đó nói, nhân vật này “thọ” nhất trong tất cả các nhân vật của tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn.
Nhụ chỉ mới ở độ tuổi mười hai (hay mười ba gì đó), khi mới xuất hiện rất ấn tượng: “Ông già chăm chú nhìn vào gương mặt của đứa cháu. Một khuôn mặt trái xoan, điểm một đôi mắt đen láy, to, dài, hơi xếch một chút. Đôi mắt làm ông già phải ngạc nhiên. Chúng trong veo, mới nhìn vào đã làm ta tin cậy. Nhưng sao con bé mới mười hai, mười ba tuổi, nó đã từng trải gì đâu mà đôi mắt buồn đến vậy” [36, 33]. Cuộc đời cũng như lịch sử chỉ được hé mở, lật giở từng phần, từng trang chính là đặc điểm của kết cấu tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn nói riêng và tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói chung. Đến giữa tác phẩm, Nhụ lấy chồng mà vẫn còn như trẻ con. “Khi đám tiệc tan, cả làng đã về hết, Nhụ còn phải lăn lưng ra rửa bát đĩa. (...) Hai tay được ngơi nghỉ, cái Nhụ cứ thấy lúng túng không yên. Nó lóng ngóng ở nhà bếp bị đám con gái trêu chọc mãi. Đến lúc ấy Nhụ mới thấy ngượng, vội chui vào buồng
và ở lì trong đó” [39, 443]. Có thể nói, sự trưởng thành của nhân vật này đồng hành với những trang sử của đất nước thời hiện đại.
Hồ Quý Ly là câu chuyện về một thời đại, về một con người lâm vào bi kịch của lịch sử: bi kịch cái mới không hợp thời, bi kịch của kẻ tiên phong.
Mẫu Thượng ngàn lại là câu chuyện về mối quan hệ lịch sử - văn hóa. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phật bị suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo thiên Chúa đang lan rộng, người dân quê quay trở về với đạo Mẫu - một tín ngưỡng văn hóa có từ ngàn xưa. Đến Đội gạo lên chùa, sức sáng tạo không bị ảnh hưởng của thời gian, tác phẩm viết về quãng thời gian thăm thẳm của hai cuộc kháng chiến. Phía sau là những số phận phiêu diêu, trải bao can qua mới ngộ được “bây giờ tôi mới hiểu sống như vậy thật khó, và hiểu sống như vậy mới gần được đạo”. “Kiếp nhân sinh là con đom đóm nhưng dù sao cũng là ánh sáng”.