6. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Khắc họa bằng/ qua các hình ảnh thiên nhiên
Trong Mẫu Thượng ngàn còn xuất hiện hệ thống các hình ảnh thiên nhiên là biểu tượng hướng về tính Nữ vính hằng, nguyên lí tính Mẫu. Trăng
như một sự soi chiếu làm lộ ra vẻ đẹp huyền bí của người phụ nữ. Hình ảnh ánh trăng được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong tác phẩm (62 lần). Nó xuất hiện trong các trạng thái khác nhau: trăng lưỡi liềm, trăng cuối tuần, đêm trăng sáng, trăng giàn giụa...Nó như là một nhân chứng cho tình yêu đôi lứa. Ở đây, ánh trăng trong cuộc gặp gỡ giữa bà Ba Pháo và ông hộ Hiếu được tác giả mô tả rất chi tiết. “Đêm nay, trăng giàn giụa trong ngôi chùa đổ. Ánh trăng đêm nay làm cho đôi mắt xếch của pho Hộ Pháp hình như cũng dịu bớt đi. Ánh trăng làm mắt chị ba Pháo long lanh. Ánh trăng làm thân hình của chị như biến thành ngọc, thành ngà” [36, 234]. Cuộc đời của thím Pháo đã trải qua nhiều đắng cay, tủi nhục. Khi hạnh phúc đang mỉm cười với người đàn bà này thì đùng một cái cả chồng và hai đứa con nhỏ đều rủ nhau ra đi, để thím cô đơn một mình. Nỗi đau đó không gì có thể diễn tả nổi khiến cho bà ba Pháo trở nên nửa điên nửa dại. Ông hộ Hiếu không đang tâm bỏ người đàn bà khốn khổ một mình nên chính ông đã đưa bà về ngôi chùa đổ thuốc thang chạy chữa. Có thể nói, ở đây ánh trăng đã làm cho hai con người cô đơn, côi cút xích lại gần nhau hơn.
Mẫu Thượng ngàn còn là nơi thể hiện vẻ đẹp thâm u, bí mật của rừng, của cây thiêng, núi Mẫu. Theo thống kê của chúng tôi, hình ảnh rừng xuất hiện dày đặc trong Mẫu Thượng ngàn (229 lần). “Nó tham dự một cách máu thịt vào cuộc sống của con người Cổ Đình. Đó không chỉ là việc cung cấp thức ăn hay vật dụng, rừng liên hệ một cách mật thiết với tính nữ trong vẻ chở che linh thiêng và huyền bí của nó. Đó là “hang đá” trong rừng che chở và nuôi dưỡng mối diễm tình của Phác (Trịnh Huyền) và bà Ba Váy. Rừng là nơi Cò Huy nhận ra người cha đích thực của mình; và trong cơn điên loạn của khủng hoảng Cò Huy đã chạy vào rừng để được an ủi và lắng lọc. Rừng còn che chở cho Nhụ và Điều khi vết thương lòng và niềm tin vào một mái ấm trong cuộc tái sinh ở mùa thiêng bị cưỡng đoạt...
Nước trong Mẫu Thượng ngàn là nguồn nuôi dưỡng tinh thần cho biết bao thế hệ con người ở Cổ Đình. Nước xuất hiện một cách dày đặc đặc( 273 lần), chủ yếu là nước mưa (nước thượng đẳng), nước sông (107 lần), thể hiện được tính mềm mại uyển chuyển của các nhân vật nữ, của đạo Mẫu, của triết lí văn hóa Việt Nam. Hơn thế nữa nó còn thể hiện sự tham dự vào nguồn nuôi dưỡng những thế hệ con người ở làng Cổ Đình. Đó là nước mưa thấm hương thơm hoa nhài, hoa cau hòa trong chén trà cụ Đồ Tiết; là nước thấm ướt làm tươi mới những khát vọng nơi Điều, Nhụ, Trịnh Huyền...Đạo Phật coi sông là cách trở, là ranh giới và khi qua sông cũng là vượt qua cái trần tục để chứng tỏ là ngộ đạo, đắc đạo. Mẫu Thượng ngàn theo một cách riêng đã làm nảy nở các yếu tố đó. Qua sông để đến với núi Mẫu, đến với sự cứu rỗi và biết ơn.