Khái niệm cái nhìn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của nguyễn xuân khánh (Trang 45)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật

Chúng ta đã biết, cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật, do đó cái nhìn được tận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật. Nghệ thuật không thể thiếu cái nhìn. M. Khrápchencô nhận xét: “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sỹ thực thụ” [48]. Dù đối với nghệ thuật dân gian, thần thoại, tính cá nhân có thay đổi nhất định, thì cái nhìn là một điều kiện quyết định. Nhà văn Pháp, Mácxen Prútxt có nói: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sỹ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn” [61]. Do vậy, cái nhìn là một biểu hiện của tác giả. Cái nhìn biểu hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, do đó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi... Cái nhìn bao quát không gian, bắt đầu từ điểm nhìn trong không gian, thời gian và bị không gian thời gian chi phối. Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét. Cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong ví von, ẩn dụ, đối sánh... Cái nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt bên nhau, hoặc đem tách rời thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng. Cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Khi nhà văn trình bày cái họ nhìn thấy cho ta cùng nhìn thấy thì ta đã tiếp thu cái nhìn của họ, tức là đã bước vào cái phạm vi ý thức của họ, chú ý cái mà họ chú ý. Khi ta nhận thấy nhà văn này

chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã nhận ra con người tinh thần, con người tư tưởng của tác giả.

Trong sáng tác của nhà văn, cái nhìn nghệ thuật được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua các chi tiết, sự kiện và chi phối thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cũng trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Khrápchencô đã phát biểu rằng: "Một nhà văn tài năng có thể tích luỹ những kiến thức lớn có liên quan tới phạm vi này hay phạm vi nọ của cuộc sống, có thể là một con người hiểu biết trong lĩnh vực này hay một lĩnh vực khác, song nếu thiếu một nhãn quan rộng rãi về cuộc sống thì anh ta sẽ đâm ra bất lực trong việc khám phá ra cái chủ yếu trong hiện thực" [48]. Qua đó có thể thấy, cái nhìn nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc phản ánh và khám phá hiện thực. Như vậy, trong nghệ thuật, chân lý cuộc sống không thể tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật của người nghệ sỹ. Thực tế sáng tác, mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng, độc đáo biểu hiện trong thế giới nghệ thuật của mình. Chính cái nhìn ấy đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Thực tế, công cuộc đổi mới của văn học diễn ra không hoàn toàn đơn giản một chiều mà hết sức phức tạp, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng cũng chính điều này lại làm cho đời sống văn học sau Đại hội Đảng VI trở nên náo động hơn. Xét cho cùng, yếu tố quan trọng nhất để quá trình đổi mới văn học thành công là cái tâm trong sáng và trách nhiệm của người cầm bút. Nói như Hà Xuân Trường: "Đổi mới văn học, điều quan trọng nhất, quyết định là cái nhìn và cái tâm của lòng trong sáng nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ và chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình. Không có những cái đó thì không có đổi mới" [Dẫn theo 61]. Xuất phát từ một cảm hứng mới, tiểu thuyết thời kỳ này cũng có những thay đổi cơ bản về phương diện nghệ thuật. Từ chỗ lấy sự kiện làm đối tượng hàng đầu để miêu tả hiện thực xã hội, tiểu thuyết đã hướng vào

tâm hồn, tính cách số phận con người để soi chiếu trở lại lịch sử và xã hội. Cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết có những bước chuyển biến rõ rệt, tiểu thuyết đã trở thành thể loại đóng vai trò chủ đạo trong đời sống văn học. Đây chính là thể loại thích hợp, uyển chuyển và giàu khả năng nhất trong việc bám sát hiện thực cuộc sống và khám phá số phận, tính cánh con người. "Con mắt" tiểu thuyết trở thành công cụ soi chiếu cả bề rộng những vấn đề xã hội và bề sâu với từng số phận con người. Nếu điểm những gương mặt tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng phải là một trong những người được ghi công hàng đầu. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn ... Ông đã dũng cảm tiên phong mở đường cho sự đổi mới của văn học Việt Nam. Đúng như đánh giá của Lã Nguyên: "Trước làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn…đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lý. Hứa hẹn khả năng đổi mới văn học Việt Nam khi nó dám sòng phẳng với quá khứ , bất chấp mọi thế lực ngăn cản " [Dẫn theo 50 ,158 ].

2.1.2. Cái nhìn nghệ thuật về con người của Nguyễn Xuân Khánh

Một khía cạnh mới trong tính cách của con người thường được các nhà văn sau 1975 khám phá khai thác đó là con người được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ phong phú và phức tạp: quan hệ xã hội, đời tư, lịch sử, tôn giáo...Như vậy, con người không phải là lát cắt nguyên phiến mà luôn tồn tại trong nhiều mối quan hệ đa chiều, mang nhiều sắc thái đối lập và luôn tiềm ẩn sức mạnh kì lạ bên trong đòi hỏi người nghệ sĩ khơi mở, khám phá.

Nếu ở Hồ Quý Ly, sự va chạm giữa hai dòng tư tưởng Nho giáo và Phật giáo là cơ sở để lí giải những thăng trầm của một giai đoạn lịch sử dân tộc (cuối thế kỷ XIV), thì ở Mẫu Thượng ngànĐội gạo lên chùa, sức sống của dòng chảy văn hóa Việt (các phong tục liên quan đến đạo Mẫu, sự gắn bó của Phật giáo với cuộc đời), cũng chính là sức sống của dân tộc, của con người

Việt Nam qua những biến thiên lịch sử. Trong Mẫu Thượng ngàn, đạo Mẫu được nhìn nhận từ nhiều góc độ (cái nhìn tin tưởng mê đắm của Thắm, Nhụ, Mùi; cái nhìn háo hức của Pierre, cái nhìn khinh bỉ, dò xét của Philippe, Julien; cái nhìn điềm tĩnh, công bằng của cụ phó bảng Vũ Huy Tân, cụ đồ Tiết... Trong Đội gạo lên chùa, huyền thoại và giải huyền thoại thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm, cho thấy rõ quan niệm của nhà văn về Đạo và Đời. Những triết lí Phật giáo được nhà văn thể hiện nhuần nhị từ nhiều phương diện hết sức đời thường của cuộc sống. Vốn là người nhìn xa trông rộng, lại thấu hểu căn tính con người, sự biến đổi của thời cuộc, sư cụ Vô Úy không coi đạo Phật như một học thuyết với những quan niệm, những quy tắc bất biến mà quan niệm “tùy duyên” (tùy duyên mà hành đạo). Phật giáo được Nguyễn Xuân Khánh thể hiện như một “lối sống”. Đã là lối sống thì như lời sư cụ Vô Úy dặn chú tiểu An trước ngày nhập ngũ: “tu ở chùa cũng được, tu ở ngoài cũng được”. Đã quan niệm “tùy duyên - lạc đạo” thì vào cửa Phật vẫn có thể hoàn tục để “trả nghiệp”, để tham gia cách mạng và tìm cách giải quyết nỗi khổ của con người như sư Vô Trần...Thế gian có nhiều lối sống, chẳng có nào kém cái nào hơn. Song nhìn Phật giáo như một lối sống gắn liền với mọi người dân, Nguyễn Xuân Khánh đã lí giải tính chất “âm tính” của văn hóa Việt; nhận thức về số phận con người, số phận dân tộc trong dòng chảy lịch sử từ chiều sâu tâm linh, tâm thức văn hóa. Có thể nói, chọn Mẫu Thượng ngàn Nguyễn Xuân Khánh muốn đi vào diễn giải cho vấn đề lịch sử và văn hóa trong phong tục của người Việt. Ông đi sâu vào khai thác tận cùng sự hài hòa giữa thiên nhiên với con người, cội nguồn tâm tính Việt, nhằm biểu hiện cho được cái sức mạnh tiềm tàng nhưng mãnh liệt của dân tộc. Qua đó người đọc có dịp ngẫm nghĩ về những thân phận con người, đó là những hương lý kỳ hào, là những người lính trong nghĩa quân chống Pháp, là những người đàn ông đàn bà đầy yêu thương, ghen ghét, giận hờn...

Trong Mẫu Thượng ngàn, ngay từ đầu tác phẩm người đọc đã thấy hình ảnh các nhân vật cứ náo nức chờ đợi đến ngày hội như một sự kiện thiêng liêng, có ý nghĩa trọng đại...từ những kẻ xâm lược đến những người dân xa xứ. Qua bao nhiêu biến động của lịch sử như đất nước bị xâm lăng, bệnh dịch song họ vẫn đứng vững cho đến giờ phút thiêng liêng cuối cùng bằng tất cả tinh thần, niềm tin yêu hướng về Mẫu. Lễ hội ông Đùng bà Đà là minh chứng tiêu biểu cho sức lan tỏa của tín ngưỡng bản địa ấy. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh đã nhận định “Thoát thai từ đạo Thờ Thần và chịu những ảnh hưởng sâu sắc của Đạo Giáo Trung Quốc, Đạo Mẫu với tư cách là một biến thể của Đạo giáo dân gian đã và đang thâm nhập và ảnh hưởng tới các tín ngưỡng tôn giáo khác...”[73]. Nguyễn Xuân Khánh đã thông qua việc xây dựng hình tượng hai nhân vật bà Tổ Cô và cô Mùi để cho người đọc thấy được mối liên hệ giữa người dân Cổ Đình với đạo Mẫu. Bà Tổ Cô là một người cải đạo từ Thiên Chúa giáo sang tín ngưỡng dân gian. Cuộc đời bà đã trải qua nhiều đau khổ, qua hai lần cải đạo, nhưng khi trở về với đạo Mẫu bà “đã được giải tỏa khỏi những cay cực, những ẩn ức của chốn thế gian”, bà vẫn có được niềm tin nơi con nhang đệ tử. Hay cô Mùi, con gái ông đồ Tiết cũng có số phận long đong. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều trở thành góa bụa, cô mang tiếng là kẻ sát phu. Lần thứ ba cô lấy Philippe trong những lời đồn đại, dè bỉu của dân làng. Nhưng trớ trêu thay một lần nữa cô trở thành kẻ góa bụa và cô đã tìm đến với Mẫu như một sự chạy trốn. Chính đạo Mẫu đã rửa sạch đắng cay, thanh tẩy cuộc đời cô. “Bà Mùi tỏ ra đắc ý trong giá quan lớn. Mắt bà long lanh khác thường. Người đà bà truân chuyên đã biến đâu mất. Hình như con người ẩn giấu trong bà đột ngột xuất hiện làm kẻ bàng quan phải ngỡ ngàng, còn người trong cuộc thì ngây ngất. Bao nhiêu sự tủi nhục, yếu đuối, cam chịu lúc này chợt bay đâu mất để nhường chỗ cho cái lẫm liệt, cái kiên cường, cái mạnh mẽ tràn vào thay thế” [36, 709].

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Xuân Khánh dành hẳn một cuốn tiểu thuyết với độ dày hơn tám trăm trang viết về đạo Mẫu, tôn giáo của nguời nghèo. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà sư Vô Úy, sư Khoan Độ, chị em An, bé Rêu...là những nhân vật phải đi qua khổ nạn. Trong khổ nạn họ vẫn giữ được nhân phẩm, bình thản trước tham - sân - si. Căn nguyên sâu xa tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của họ chính là Phật tính. Có thể nói, Phật giáo là phần chìm của tảng băng. Nó là niềm an ủi, là năng lượng tiềm ẩn, là sức chịu đựng kì diệu góp phần giúp con người vượt qua giông bão. Phật giáo tin trong mỗi con người đều có Phật tính. Mỗi con người là một con đom đóm tuy lập lòe đốm sáng nhưng là ánh sáng tự thân. Dù yếu ớt mong manh nhưng vẫn là ánh sáng. Và nếu hàng triệu con đom đóm ấy cùng thắp sáng cả lên...đó cũng là nguồn sáng đáng kể trong cuộc hành trình hòa nhập hiện nay. Lý giải về tình yêu đời, yêu người luôn thấm đẫm trên từng trang viết, dù những va đập nghiệt ngã của số phận dễ biến ánh mắt nhìn con người trở nên hằn học, uất ức, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói giản dị: “Từ những năm 60, tôi đã nghiên cứu giáo lý nhà Phật. Tôi hiểu mọi hệ lụy rồi cũng sẽ qua, cứ thấm lời răn từ bi hỉ xả, biết khoan dung vị tha thì việc dữ rồi cũng sẽ hóa lành. Vả lại tôi cứ nghĩ đơn giản thế này, con người được sinh ra trong cõi đời này đã là niềm hạnh phúc. Và hãy luôn cố gắng giúp cõi đời ấy ngày một đẹp lên, ấy là hạnh phúc đã được nhân đôi”[40].

Theo Nguyễn Xuân Khánh mỗi tác phẩm đều có một cách thể hiện nhưng Mẫu Thượng ngàn gần gũi với đời sống hơn, vừa cổ điển vừa hiện đại, có tính chất nghịch dị nhưng cũng suồng sã. Trao đổi với phóng viên trên

Vietnamnet, tác giả cho rằng: “Nhà văn có thể viết trần trụi nhưng đừng bao giờ viết tầm thường. Mỗi nhà văn đề cập đến chuyện này khác nhau nhưng đừng viết tình dục chỉ để mà...tình dục! Bao giờ tình dục cũng gắn chặt với tâm lí, tình yêu, với tình thương. Không, tình dục chỉ là cái cớ thôi. Hãy nhìn xuyên qua bề nổi của chữ. Hoàn toàn là nghĩa bóng đấy chứ. Cuộc tình của cô

Mùi với ông Tây Philippe chẳng hạn. Lão Philippe mang trọn sức mạnh con đực với tất cả niềm kiêu hãnh thống trị của kẻ xâm lược. Cô Mùi cũng ẩn chứa sự quyến rũ đàn bà nồng nàn và quan trọng nhất, không bao giờ chịu khuất phục. Đấy là hình ảnh tiêu biểu cho sức sống Việt, dân tộc Việt, con người đất Việt. Đã có lúc hai sức mạng ấy lên hương và lan tỏa. Người đàn bà ngạo nghễ chiến thắng người đàn ông, kẻ thù dai dẳng, trên giường ngủ. Đó không thuần túy là chuyện đàn ông đàn bà, mà là hiện thân sức sống Việt bền bỉ, dẻo dai, không dễ bị đồng hóa”. Như vậy, theo tác giả, bản chất và sức mạnh chiều sâu văn hóa người lưu giữ văn hóa Việt chính là những người phụ nữ.

2.2. Những đặc điểm nổi bật của nhân vật nữ trong cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh

2.2.1. Nhân vật nữ với vẻ đẹp phồn sinh, gợi dục

Có thể nói gần 50 nhân vật nữ của ba cuốn tiểu thuyết đều đậm đà thiên tính nữ, tự thân họ có một sức hấp dẫn giới tính, bản năng. Đặc biệt là không có một nhân vật nữ nào xấu, ai cũng được tác giả miêu tả nếu không đẹp nghiêng nước nghiêng thành thì cũng là vẻ đẹp đậm chất phồn thực. Vẻ đẹp của họ toát lên một cách tự nhiên, toát lên từ bản năng, từ thiên chức của người phụ nữ. Họ hôm nay có thể bị đói lả, bị chồng bỏ, không nhà cửa nhưng hôm sau đã có thể là người đàn bà đầy nhục cảm với thân thể ấm nóng, cái nhìn ướt át và bàn tay mềm ấm như cô Khoai trong Đội gạo lên chùa. Họ hôm nay có thể là đứa con gái đang trong cơn hoản loạn vì cha mẹ bị giặc giết, nhưng hôm sau là nàng thiếu nữ xinh đẹp, nết na, dịu dàng, cổ trắng như ngó cần, mái tóc đen dài mượt ai thấy cũng muốn đặt một nụ hôn lên đấy, (Nguyệt trong Đội gạo lên chùa). Họ đều đẹp nhưng cuộc đời cũng lắm truân chuyên, lắm đau khổ, nội tâm luôn giằng xé cho dù là bà hoàng trong cung cấm hay chỉ là cô thôn nữ nghèo. Có người đau nỗi đau lớn ngang tầm dân tộc như bà Huy Ninh, công chúa Quỳnh Hoa, Thánh Ngẫu; có người đơn thuần

chỉ là nỗi đau của kiếp sống nhân sinh hay vì tình yêu như bà Ba váy, cô mõ Hoa... Một điểm chung của những người phụ nữ là họ luôn yêu tha thiết và

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của nguyễn xuân khánh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w