6. Cấu trúc của luận văn
2.3. Mẫu Thượng ngàn – hệ nhân vật nữ nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn
hèn, thân phận thấp cao, đều là biểu hiện của một nhân vật lớn hơn: Mẫu tính hay nữ tính. Nhân vật nào cũng tràn đầy vẻ đẹp phồn sinh, gợi dục, tiềm tàng nguồn sống mạnh mẽ, lòng nhân từ bao dung. Họ thực hiện thiên chức một cách hồn hậu ngay cả khi bị gả bán, ngược đãi. Khi bị khuất phục phải chấp nhận “mua vui” cho quan Tây rồi trở về nhà với vài thúng thóc vẫn “ma lực tuyệt vời” với kẻ ngoại chủng.
2.3. Mẫu Thượng ngàn – hệ nhân vật nữ nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Nguyễn Xuân Khánh
Khi đọc Mẫu Thượng ngàn, có người cho rằng Nguyễn Xuân khánh đã quá ưu ái các nhân vật nữ. Quả vậy, chính ông tâm sự: “Những người đàn bà trong tiểu thuyết của tôi bắt nguồn từ người đàn bà ở làng tôi thưở xưa: làng Kẻ Noi - Cổ Nhuế. Họ đẹp lắm, tính tình thuần chất nông dân, những người đàn bà nghèo chẳng được ai nâng đỡ. Họ chịu đau khổ với số phận của mình(...) nhưng chưa bao giờ họ đầu hàng số phận”. Nguyễn Xuân Khánh đã bỏ ra nhiều tâm huyết và tình cảm để miêu tả nhân vật nữ trong Mẫu Thượng ngàn cho nên dù hệ thống ấy khá dày, nhưng không ai giống ai, mối người đều có một dấu ấn riêng của mình: một cô Ngát kiên trinh, một cô Mùi đắm đuối, một bà Ba Váy đôn hậu, một thím Pháo tình nghĩa, một cô Nhụ tươi tắn,
trinh nguyên...Điểm chung duy nhất của họ có lẽ là số phận long đong và một sức sống tiềm tàng rất mãnh liệt. Dù bị cuộc đời quăng quật, nhiều lúc tưởng chừng như bị dồn đuổi đến đường cùng, nhưng với niềm tin và nghị lực họ đã đứng dậy và tiếp tục bước đi không một lời oán thán.
Nhân vật nữ trong Mẫu Thượng ngàn mang một vẻ đẹp lạ thường. Đấy là vẻ đẹp thể hiện sức sống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Luồng văn hóa xuyên suốt trong tác phẩm là đạo Mẫu. Nhà văn cho biết: “tôi quyết định đẩy mạnh không gian trong tiểu thuyết, từ đơn thuần chỉ là kháng chiến chuyển sang viết về văn hóa Việt, văn hóa làng. Vẻ đẹp của những người đàn bà Cổ Đình được xây dựng trong mối quan hệ với thiên nhiên, núi rừng, trong những lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo dân gian”. Trong tác phẩm của ông, tất cả những người đàn bà đều toát lên vẻ đẹp phồn thực, biểu hiện sức sống tinh thần và thể chất tràn trề. Không chỉ vậy, ở họ còn toát lên vẻ đẹp của tình yêu thương, lòng bao dung nhân hậu, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình, cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ...đến cô trinh nữ Nhụ tinh khiết, rồi đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại.
Mỗi người đàn bà trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn đều mang trong lòng những ẩn ức riêng. Mỗi cuộc đời là một câu chuyện nhiều đa đoan trắc trở. Nhân vật bà Tổ Cô (tên thật là Vũ Thị Ngát) luôn dành được những tình cảm ưu ái của tác giả. Bà là người được cả làng trọng vọng, người hầu cận trung thành của Mẫu nhưng lại có một cuộc đời sóng gió. Vốn xuất thân từ nhân gian nhưng bà lại mang vẻ đẹp, sự thanh cao của những người xuất thân từ quyền quý. Bà ở bậc cao nhất trong dòng họ Vũ Xuân, một trong hai dòng họ lớn nhất làng Cổ Đình. “Thuở con gái bà đẹp lắm, thắt đáy lưng ong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú. Chẳng cần trang điểm cũng đẹp nõn nà (...). Cả chân tay cũng đẹp, những ngón tay dài búp măng, lấp ló dưới chiếc váy sồi đen nhánh là hai bàn chân xinh xinh gót lúc nào cũng đỏ như son(...) Tất cả con người như một đóa hoa tươi. Bà đứng chỗ nào là chỗ ấy như sáng
sủa lên, như rực rỡ lên. Bà được miêu tả không chỉ đẹp một cách đơn thuần mà ở bà còn toát lên vẻ sang trọng quý phái. Bà đẹp đến nỗi “Dân làng bảo giá không phải thời loạn mà ở thời bình, chắc dân làng phải đem bà tiến vua, nếu không làm hoàng hậu, chắc cũng phải là phải quý phi” [36, 267]. Bà không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài mà còn là một người sống rất đức độ. Thuở là vợ ông phủ Khiêm, bà không xem mình là một bà phủ mà luôn luôn sống gần gũi với mọi người xung quanh. Bà thấy thương xót những người theo đạo Thiên chúa vô tội bị nhà nước phong kiến giết hại hay bị trục xuất khỏi quê hương bản quán. Tình cảm của bà và ông phủ Khiêm vô cùng gắn bó, vì thế khi ông Phủ tham gia phong trào chống Pháp và bị giết hại bà cũng muốn đi theo chồng. Nhưng vì thương đứa con còn nhỏ dại nên bà đành cắn răng sống tiếp. Gặp thời loạn lạc, mẹ con bà phải tìm một nơi để nương tựa nên bà đã chấp nhận lấy một người bên đạo là ông trưởng Cam. Vì bà vẫn còn nặng tình nặng nghĩa với ông phủ Khiêm nên thời gian đầu bà chưa thực sự mở lòng với ông trưởng Cam. Dần dần, chính sự chân thành trong tình cảm của trưởng Cam đã khiến bà cảm động “Bây giờ bà đã hoàn toàn tin cậy ông rồi. Ông nợ ơn bà hay bà đã nợ ơn ông” [36, 304]. Cuộc hôn nhân do sắp đặt ấy cuối cùng cũng đem lại cho bà sự an ủi và niềm hạnh phúc dẫu nó hơi muộn mặn. Nhưng rồi ông trưởng Cam cũng bạc mệnh mà qua đời, bà đã cải đạo lần nữa và trở về với cuộc sống thôn giã trước đây. Bà Tổ Cô là người theo đạo Mẫu, những năm tháng cuối đời bà vui thú trên đền Mẫu Thượng ngàn, lấy việc nhang khói tu tâm dưỡng tính, hầu các Mẫu làm chính.
Một số phận truân chuyên khác mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng đã dành cho nhiều sự ưu ái ấy là Mùi con gái của cụ đồ Tiết. Cô xinh đẹp nết na hơn người. Cô lại được trời phú cho một cơ thể khỏe mạnh với một nguồn sinh lực tràn trề và luôn khao khát. Mặc dù cô xinh đẹp, tháo vát, lại vốn xuất thân trong một gia đình gia giáo nhưng số phận lại không cho cô một cuộc đời êm đẹp. Ở cô cũng mang một vẻ đẹp đầy sinh lực như bao người con gái Cổ
Đình khác. Khi em trai Lý Cỏn muốn lấy Mùi về làm vợ, ban đầu Lý còn có chút băn khoăn, hắn đã ngẫm nghĩ và đưa ra phân tích “mới mười sáu tuổi đôi vú đã như hai cái giỏ ấm. Người thì vạm vỡ, to gần gấp đôi chú. Chú hãy tự lượng sức mình xem; liệu chú có cáng đáng nổi nó không? Con gái như nó là dữ lắm...” Song trước vẻ tự tin và cách ăn nói có khẩu khí của em trai Lý lại gật gù có vẻ bằng lòng. Vả lại, “cô Mùi tuy táo tợn, tuy to xác, nhưng dù sao cũng là con ông đồ. Con nhà họ Đinh sánh cùng em trai ông Lý họ Vũ Xuân. Ừ! Xem ra cũng môn đăng hộ đối” Và cô Mùi khi đã được người đàn ông sành sõi trong chuyện ái ân như Tèo đánh thức thì tất cả sinh lực tràn trề của người đàn bà đã được bộc lộ ra hết.
Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, nhân vật bà Ba Váy là một điển hình cho số phận long đong, lận đận nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Bà được nhà văn giới thiệu ngay từ chương đầu của tác phẩm qua sụ hoài niệm của Trịnh Huyền: “Sao mà cô đằm thắm đến thế, sao mà cô đàn bà đến thế” [36, 60]. Cô mang vẻ đẹp mơn mởn của tuổi thanh xuân và cái chân chất hồn nhiên của những cô gái quê . “Người được gọi là bà Ba là một người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ ai trông cũng thấy ngay. Một cái đẹp của sức sống. Một cái đẹp của da thịt mỡ màng. Người đàn bà ấy trắng lắm. Có vẻ làm việc đồng áng giỏi mà da mặt vẫn trắng bóc. Con mắt đen lóng lánh. Đôi lông mày nằm ngang như hai nét mực tàu vẽ trên khuôn mặt tròn vành vạnh. Mớ tóc vấn khăn trên đầu cũng đen mượt” [36, 57]. Bà Ba Váy là vợ ba của Vũ Xuân Cỏn, tức là Lý Cỏn. Chỉ vì ngày xưa bố mẹ bà còn thiếu nợ nhà ông Lý hai mươi thùng thóc nên bà đã được gả cho Lý Cỏn để gán nợ. Về nhà ông ông Lý khi bà mới mười bảy tuổi, bà Ba khi ấy “là người hồn nhiên”, bà “trắng một cách lạ lùng, trắng như cục bột”, “khuôn mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, những bàn tay thì bụ bẫm như tay trẻ con. Đôi mông đít mấy, hứa hẹn sẽ rất to và tròn”. Bà về làm vợ Lý Cỏn nhưng trong lòng luôn có hình bóng người xưa. Và Cò Xuân chính là kết quả của mối tình giữa bà
với anh cu Phác. Tuy không yêu thương ông Lý nhưng bà vẫn làm tròn phận sự của một người vợ là chăm sóc chồng chu đáo, sinh cho ông những sáu người con, sống trọn nghĩa trọn tình. Thân làm vợ lẽ nên bà phải chịu nhiều đắng cay tủi nhục, bị hai bà vợ trước của ông Lý bắt nạt cũng không dám hé răng nửa lời. Những lúc ông Lý nổi máu ghen tuông đánh đập bà cũng cắn răng chịu đựng. Lúc nhà chồng gặp nạn, bà vợ cả qua đời, ông Lý lên cơn điên dại thì lúc tỉnh lúc mê, một mình bà đã gánh vác trọng trách to lớn của gia đình. Bà còn là người có công rất lớn trong việc đưa ông Lý từ cõi chết trở về. Có thể nói, chính bà Ba Váy là người đã tái sinh ra Lý Cỏn lần thứ hai.
Với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã làm một bước chuyển đổi mới trong tư tưởng của ông. Nếu giai đoạn đầu Nguyễn Xuân Khánh nhập cuộc văn chương bằng những trang viết cổ vũ con người mới thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nhưng trở lại với bộ ba tiểu thuyết này, ông đã đi vào từng cảnh ngộ của con người. Ông không ham tìm đến những cách tân táo bạo trong hình thức, không đề cập đến những vấn đề mang tính chất nhạy cảm về chính trị như trong Miền hoang tưởng và Trư cuồng, mà ông tìm về với lịch sử, lục tìm trong quá khứ, trong văn hóa dân tộc những vẻ đẹp khuất lấp. Một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa là tác giả đã xây dựng thành công hệ thống nhân vật nữ. Họ là hiện thân của sự sống, là hình ảnh biểu trưng của văn hóa Việt.
Chương 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH