1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ivan bunhin

67 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 450,79 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin nhằm làm sáng tỏ cái nhìn của nhà văn về người phụ nữ.. Tác giả nhận định: Tron

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận Văn học

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận Văn học

Người hướng dẫn khoa học

Th.S NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S

Nguyễn Thị Vân Anh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp đỡ

tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp

đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014

Người thực hiện

Đinh Thị Thơm

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S

Nguyễn Thị Vân Anh Tôi xin cam đoan rằng:

- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực

- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014

Người thực hiện

Đinh Thị Thơm

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ VAI TRÒ NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN 6

1.1 Tìm hiểu chung về nhân vật văn học 6

1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học 6

1.1.2 Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học 7

1.2 Vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin 8

Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN 10 2.1 Quan niệm nghệ thuật của I.Bunhin về người phụ nữ 10

2.2 Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin 11

2.2.1 Nhân vật tha hóa 11

2.2.2 Nhân vật bản năng 14

2.2.3 Nhân vật bi kịch 17

2.2.4 Nhân vật nổi loạn 31

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN 38

Trang 6

3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 38

3.1.1 Khắc họa chân dung nhân vật nữ mang vẻ đẹp yêu kiều, trong sáng, thánh thiện 39

3.1.2 Khắc họa chân dung nhân vật nữ mang vẻ đẹp dung dị, mộc mạc, thuần khiết 40

3.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 45

3.3 Thủ pháp tương phản, đối lập 49

3.4 Ngôn ngữ nhân vật 51

3.4.1 Ngôn ngữ suồng sã, táo bạo 51

3.4.2 Ngôn ngữ khéo léo, tế nhị 53

KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Khi nói tới nước Nga, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới những hàng bạch dương đại ngàn, những điệu nhảy uyển chuyển cùng hình ảnh của những con búp bê Matryoska Nhưng không hẳn ai cũng biết tới và biết sâu về văn hóa nghệ thuật Nga Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, từ xa xưa nền văn hóa nghệ thuật Nga đã hình thành và tạo nên món ăn tinh thần phong phú trong đời sống nhân dân Trong đó, văn học là một trong những loại hình nghệ thuật đạt nhiều thành tựu xuất sắc Ở đó ta tìm thấy tất cả bản sắc Nga, tâm hồn Nga và thiên nhiên Nga Dòng văn học viết ở Nga hình thành và phát triển với lịch sử gần 1000 năm và ngày càng khẳng định vị thế của nó trong nền văn học thế giới Thời đại nào cũng có nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng đạt giá trị

tư tưởng, nghệ thuật cao Tiêu biểu có những cây đại thụ như Gôgôn, Puskin, Sêkhôp, Gorki… Trong dòng văn học Nga hiện đại, ta không thể không nhắc tới Ivan Bunhin - người mang vinh quang về cho nền văn học Nga với giải thưởng Nobel vào năm 1933

Ivan Alekseyevich Bunhin (1870 – 1953) là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Nga giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu XX Giống nhiều nhà văn Nga khác, ông dành cho đất nước và con người Nga một tình yêu tha

thiết, thẳm sâu Bunhin đã từng bộc bạch chân thành: Làm sao chúng ta có thể

quên Tổ quốc hay Đất nước và con người bao giờ cũng khiến tôi rung động

[9] Bunhin sáng tác ở nhiều đề tài như thiên nhiên, tình yêu và cái chết nhưng thành công hơn hết là ở đề tài viết về tình yêu Hình ảnh các nhân vật nữ là linh hồn tạo nên sự cuốn hút cho những trang viết về đề tài này Số lượng tác phẩm của Bunhin không nhiều nhưng đó lại là “cả một chương mới trong lịch

sử phát triển văn học Nga trong thế kỉ XX bởi sự sâu sắc, tinh tế về cả nội dung lẫn nghệ thuật” [3, tr.17] Ông sáng tác thơ và truyện ngắn nhưng truyện

Trang 8

là đặc sắc hơn cả Có nhiều ý kiến cho rằng: Sau Sêkhôp thì bậc thầy của truyện ngắn trong văn học Nga là Bunhin Truyện của ông vừa là áng văn xuôi lại vừa là thơ, như Gorki đã từng khen: “Bunhin viết có khác nào vẽ nên những bức tranh sinh động” [12, tr.483]

Tất cả sự bí ẩn của thế giới này đều không thể sánh nổi sự bí ẩn của người phụ nữ Phụ nữ là một nửa thế giới, là biểu tượng cho vẻ đẹp bền vững của nghệ thuật và cuộc sống Vì thế, tìm hiểu về người phụ nữ cũng là khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật và cuộc sống của nhân loại Trong văn học, người phụ nữ không chỉ là chủ thể sáng tác mà còn trở thành đối tượng trung tâm của sự miêu tả Bunhin đã viết về người phụ nữ với thái độ chân thành, yêu mến nhất Ông luôn gắn nhân vật nữ của mình vào tình yêu đôi lứa để từ đó làm toát được vẻ đẹp riêng về ngoại hình cũng như tính cách, khuất khúc trong tâm hồn của mỗi nhân vật

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nhân vật nữ

trong truyện ngắn của Ivan Bunhin nhằm làm sáng tỏ cái nhìn của nhà văn về

người phụ nữ Đồng thời, chỉ ra đặc điểm cũng như những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của ông

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ivan Bunhin được coi là hiện tượng đặc biệt trong dòng văn học hiện đại Nga – người đã mang lại vinh quang cho Tổ quốc bằng giải thưởng Nobel cao quý Bunhin sống ở nước ngoài nhưng tha thiết xin được làm công dân mang quốc tịch Xô Viết Do vậy, ông sáng tác với tất cả tình cảm dành cho

Tổ quốc Ông viết về thiên nhiên Nga, con người Nga trong đó tâm điểm là vẻ đẹp và số phận của những người phụ nữ Ông luôn đặt họ trong những biểu hiện phong phú, phức tạp của tình yêu đôi lứa Qua đó thể hiện cái nhìn của nhà văn về người phụ nữ

Bunhin - một đời văn xuất sắc cùng những trang viết đằm thắm dành cho phái đẹp đã trở thành đề tài nghiên cứu cho những ai yêu văn học nói

Trang 9

chung, văn học Nga cùng Bunhin nói riêng Có một số bài viết nghiên cứu về Bunhin, tiêu biểu như tiểu luận của sinh viên Nguyễn Thị Huệ, khoa văn

trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội Tác giả có bài viết với tiêu đề: Nghệ thuật

miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện Say Nắng của Bunhin [10] Bài viết chỉ

ra cái hay của Bunhin khi miêu tả tâm lí nhân vật thiếu úy Những tâm lí ấy diễn ra gắn liền với tất cả tình cảm, tình yêu mà chàng dành cho người thiếu phụ

Trên Tạp chí Sông Hương – Số 185 (tháng 7), Hà Văn Lưỡng có bài

viết về Bunhin với tiêu đề: Một số đặc điểm của văn xuôi Ivan Bunhin Tác

giả nhận định: Trong những truyện ngắn của mình, I.Bunhin đã dành một số lượng khá lớn nói đến người phụ nữ, nói đến tình yêu và khát vọng sống của

họ Nếu Ph.Đôtxtôiepxki cho rằng cái đẹp cứu rỗi thế giới thì Bunhin lại quan niệm tình yêu là cuộc sống của con người Trong số hàng chục truyện ngắn của Bunin viết về tình yêu của người phụ nữ, nhà văn luôn dành cho họ những tình cảm chân thành và thái độ trân trọng nhất [11]

Trên trang mạng Vnca.cand.com.vn cũng có bài viết Văn hào Nga Ivan

Bunhin: Một cuộc đời buồn và đẹp Bài viết khái quát khá đầy đủ về cuộc đời,

sự nghiệp của Bunhin Tác giả đặc biệt nhắc lại mối tình cuối đời của Bunhin với một cô gái là nhà văn, nhà thơ trẻ Galina như một minh chứng cho sự khao khát về tình yêu và lòng am hiểu phụ nữ của Bunhin

Như vậy, những nghiên cứu về I.Bunhin ít nhiều đã nói tới thế giới phụ

nữ trong văn của ông Tuy nhiên, chưa có bài viết nào nghiên cứu một cách toàn diện về người phụ nữ trong truyện của Bunhin từ vẻ đẹp ngoại hình tới tính cách Các nghiên cứu chủ yếu mới nhìn nhận người phụ nữ ở một vài khía cạnh lẻ tẻ như nghệ thuật miêu tả tâm lí, hay thể hiện quan niệm về tình

yêu của Bunhin Do vậy, với đề tài: “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan

Bunhin” chúng tôi sẽ làm nổi bật quan niệm của Bunhin về phụ nữ, tìm hiểu

Trang 10

các kiểu dạng nhân vật nữ, đặc điểm của chúng và những nét đặc sắc trong ngòi bút nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ

3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Tác phẩm của I.Bunhin được dịch ra tiếng Việt còn hạn chế nên việc nghiên cứu của chúng tôi cũng có hạn chế nhất định Trong khuôn khổ của đề

tài, chúng tôi tiến hành khảo sát các truyện in trong tập Ivan Bunhin - Tuyển

tập tác phẩm, nhà xuất bản Lao động, năm 2002 Tuyển tập gồm các sáng tác

thơ và truyện nhưng để phục vụ đề tài thì chúng tôi khảo sát về truyện Đó là

mười lăm truyện viết về người phụ nữ sau: Cuộc đời tươi đẹp, Lần gặp gỡ

cuối cùng, Chiếc cốc đời, Hơi thở nhẹ, Say nắng, Nàng Lika, Những tấm danh thiếp, Ruxia, Natali, Ngày thứ hai trong trắng, Mùa thu lạnh, Một chuyện tình nho nhỏ, Ở một phố thân quen, Những con đường rợp bóng cây xanh, Kapkaz

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là nghiên cứu nhân vật

nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin, từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa lí luận trong sáng tác của I.Bunhin

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu quan niệm về người phụ nữ của Ivan Bunhin và việc thể

hiện quan niệm đó trong thực tiễn sáng tác

- Phân loại các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin

- Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong xây dựng nhân vật nữ thông qua tác phẩm

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài: Nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin, người viết sẽ

vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp xác định lịch sử phát sinh

- Phương pháp phân tích tổng hợp

6 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin Từ đó làm rõ vị trí, vai trò nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin và những dấu ấn tài năng của I.Bunhin trong việc khắc họa hình tượng người phụ nữ Nga

Trang 12

NỘI DUNG

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ VAI TRÒ NHÂN VẬT

NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN

1.1 Tìm hiểu chung về nhân vật

1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn được

sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Do vậy, trong lịch sử nghiên cứu đã

có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ văn học do tác giả Hoàng

Phê chủ biên, Nxb Hà Nội - Đà Nẵng, 2002, nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa: Thứ nhất, là đối tượng (thường là người) được miêu tả trong tác phẩm văn học Thứ hai, đó là người có vai trò nhất định trong xã hội [14] Như vậy, theo quan niệm này, nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt, không chỉ trong văn học mà còn trong đời sống chính trị, xã hội

Trong giáo trình Lí luận văn học, tập 2, Nxb GD, 2004, nhân vật được

định nghĩa như sau: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người miểu tả, thể hiện trong các tác phẩm bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật

có tên như Tấm, Cám, Thạch sanh… Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào đó trong Truyện Kiều… Đó là những nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh

ma quỷ, những con vật mang thần linh và ý nghĩa con người [15]

Cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân lại đề xuất một

cách nhìn khác Nhân vật văn học được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà

Trang 13

văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường hoặc gắn cho những đặc điểm giống con người [2] Như vậy, nhân vật văn học là một trong những yếu tố tạo nên phong cách của nhà văn và màu sắc riêng của trường phái văn học

Như vậy, trước nay tuy có nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật, song tựu trung lại có thể rút ra một cách hiểu phổ biến và tổng quát nhất như sau: Thứ nhất, nhân vật phải là đối tượng được văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ con người Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và cách điệu so với đời sống hiện thực, bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn

1.1.2 Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học

Xuất phát từ nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật văn học mà vai trò của nhân vật được xem xét, đánh giá ở những mức độ khác nhau

vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [13, tr.43] Nhân vật vừa là yếu tố nội dung, vừa thuộc về hình thức tác phẩm Nhân vật là điều kiện thiết yếu để khám phá, đánh giá, lí giải và sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đới sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng với độc giả

Ta biết rằng nhân vật là hình tượng con người, khi tính cách nhân vật được nhà văn xây dựng ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về con người và cao hơn hết, nếu tính cách được khắc họa ở những điển hình thì

Trang 14

nhân vật sẽ trở thành điển hình về con người Do đó vai trò, chức năng đầu tiên, quan trọng nhất của văn học là nó làm phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực Văn học không thể thiếu nhân vật bởi chỉ qua nhân vật, nhà văn mới thể hiện được sự nhận thức của mình về xã hội, con người với những đặc điểm về tính cách của nó “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định”

Nhân vật, do đó, đóng vai trò quan trọng đối với cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học Về nội dung, nhân vật là phương tiện để thể hiện

tư tưởng, có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thể hiện của chủ đề tư tưởng của tác phẩm, tức thông qua sự hoạt động và mối quan hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về mặt nhận thức tư tưởng Về hình thức, nhân vật với tính cách của nó quyết định phần lớn các yếu tố hình thức như kết cấu, những quy luật loại thể, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật thể hiện…

Tóm lại, nhân vật là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm văn chương Hiểu đúng đắn vai trò chức năng của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài này

1.2 Vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn của Ivan Bunhin

Trong những truyện ngắn của mình, I.Bunhin đã dành một số lượng khá lớn viết về người phụ nữ, nói đến tình yêu và khát vọng sống của họ Nếu Ph.Đôtxtôiepxki cho rằng “cái đẹp cứu rỗi thế giới” thì I.Bunhin lại quan niệm tình yêu là nhựa sống của con người Trong số vài chục truyện ngắn của Bunhin thì đã có đến quá một nửa dành viết về tình yêu của người phụ nữ

như Ruxia, Natali, Nàng Lika, Hơi thở nhẹ, Lần gặp gỡ cuối cùng, Những tấm

danh thiếp Trong bản giao hưởng về con người thì giai điệu tình yêu trở

thành âm hưởng chủ đạo trong văn xuôi của Bunhin và có sức âm vang, lan toả mạnh mẽ

Trang 15

Viết về phụ nữ, nhà văn dành cho họ những tình cảm chân thành và thái

độ trân trọng Tác giả biết khơi dậy trong những con người này chất men say

của tình yêu lứa đôi, làm bùng cháy khát vọng yêu đương và một tình yêu

mãnh liệt, chung thuỷ Đồng thời nhà văn cũng chạnh lòng khi phải nói đến

những cái dang dở, những thoáng buồn thậm chí bi kịch của tình yêu Dường

như khi yêu thì phải “chết trong lòng một ít” và “tình chỉ đẹp khi còn dang

dở” Do vậy, các nhân vật trong truyện của Bunhin ban đầu đến với tình yêu

mãnh liệt, nồng cháy bao nhiêu thì thời gian hạnh phúc và giây phút chia tay

càng ngắn ngủi bấy nhiêu Kết thúc truyện thường là một khoảng trống và

một nỗi buồn mông lung, man mác vừa luyến tiếc vừa như muốn níu kéo

Nhưng cái buồn ở truyện ngắn Bunhin là cái buồn thanh sáng, cái buồn muôn thuở của tình yêu không thành

Tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ trong truyện ngắn của

I.Bunhin không bao giờ được tròn đầy Nó luôn bị “vơi” đi và “khiếm

khuyết”, thậm chí chỉ còn là hoài niệm, hay rơi vào bi kịch Nhưng điều mà

nhà văn nói đến không phải nhất thiết là một kết thúc có hậu mà lại là những

“khoảnh khắc thần tiên”, những giây phút hạnh phúc, là vẻ đẹp về hình thức

và tâm hồn của những người con gái Nga

Như vậy, xuất phát từ vai trò của nhân vật văn học nói chung và nhân

vật nữ trong truyện Bunhin nói riêng Người đọc cũng như người nghiên cứu

sẽ có cơ sở khách quan để đánh giá một cách đúng đắn nhất về tài năng xây

dựng nhân vật của Bunhin Đồng thời, có cái nhìn một cách toàn diện về

người phụ nữ trong các sáng tác của Bunhin

Trang 16

Chương 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN

2.1 Quan niệm nghệ thuật của I.Bunhin về người phụ nữ

Về thuật ngữ “Quan niệm nghệ thuật”, Từ điển thuật ngữ văn học định

nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn

có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó[…] Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách biểu hiện thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [7, tr 273]

Hình ảnh người phụ nữ Nga đã được khắc họa một cách sâu sắc trong các sáng tác văn chương nghệ thuật ở giai đoạn trước nhà văn Bunhin Không

ít nhân vật nữ đã để lại tình yêu mến trong lòng độc giả nước nhà và thế giới Nhiều nhà văn đã chú tâm khám phá và khai thác vẻ đẹp toàn diện ở người phụ nữ nhưng đó mới chỉ giới hạn trong một kiểu phụ nữ Nhân vật thì luôn mang một tư tưởng nào đó gắn với chủ đích của người viết như: Một tuyên ngôn cho tình yêu chung thủy, sắc son là nhân vật Tachiana hay một tiếng nói

tố cáo chế độ xã hội nhiều định kiến như Anna Karênina Đến Bunnhin, ông

đã có cái nhìn toàn diện và mới mẻ khi xây dựng nhiều kiểu phụ nữ Với Bunhin, nhân vật nữ trong tác phẩm của ông không phải nhân danh hay là người đại diện cho các phát ngôn, tư tưởng nào đó của mình Người phụ nữ hiện lên với tất cả những gì chân thật nhất, sinh động nhất với nhiều vẻ đúng như ông thấy, cảm nhận và am hiểu Đối với người phụ nữ, hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân là điều quan trọng và tất yếu nhất Bunhin nắm được tâm lí

đó nên người phụ nữ nào ông cũng gắn họ vào cuộc sống tình yêu để họ tự bộc lộ những vẻ đẹp cũng như khuất khúc trong tâm hồn Người phụ nữ đi

Trang 17

vào trang viết của Bunhin đầy tự nhiên và chân thực dù là người sống vụ lợi, bản năng, nổi loạn hay những người tôn thờ tình yêu thủy chung với bi kịch giày vò tinh thần Bunhin phát hiện ra đầy đủ những tình cảm, cảm xúc khác nhau của người phụ nữ đối với tình yêu, đây là một cái nhìn rất mới mẻ về người phụ nữ

2.2 Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin

Nhân vật có vai trò quan trọng đối với tác phẩm văn học, là chiếc chìa khóa để người đọc tìm hiểu tác phẩm Với nhà văn thì nhân vật là đứa con tinh thần của họ Họ luôn dành cho những đứa con tinh thần ấy của mình tình cảm tuyệt vời nhất Mỗi nhân vật được xây dựng đều có đặc điểm tính cách và

cá tính riêng, điều đó tùy thuộc vào dụng ý của người viết

Thế giới nhân vật trong các sáng tác của Bunhin rất phong phú nhưng trong mấy chục truyện ngắn của mình, phần đa ông dành ngòi bút tinh tế viết

về những người phụ nữ và gắn họ vào cuộc sống tình yêu Người phụ nữ nào trong truyện của ông cũng đều có một tình cảnh riêng Có những người có tên

cụ thể như Natali, Ruxia, Xônhia, Lika… họ là những người ít nhiều có được hạnh phúc trong tình yêu nhưng phần lớn là đau khổ Bên cạnh đó cũng có những người chỉ được định danh là “nàng” hay “cô gái”, phần nhiều là những người phụ nữ biết đấu tranh để có hạnh phúc, tình yêu thực sự

Dựa vào tâm lí, tính cách, đặc biệt là lối sống của nhân vật ta có thể chia nhân vật nữ trong truyện ngắn của I.Bunhin thành các kiểu nhân vật đó là: Nhân vật tha hóa, nhân vật bản năng, nhân vật bi kịch và nhân vật nổi loạn

2.2.1 Nhân vật tha hóa

Từ xưa tới nay con người vẫn luôn là đối tượng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật Việc quan tâm tới thế giới nghệ thuật của con người xã hội là đặc điểm chung của văn học và của truyện ngắn nói riêng Khrapchenco cũng từng khẳng định: Cá nhân con người, sản phẩm của nó bao giờ cũng thu hút

Trang 18

sự chú ý của các nhà văn hiện thực phê phán, song cái quan trọng nhất của sự miêu tả hiện thực của họ sẽ là sự phụ thuộc của số phận con người vào sự phát triển của những quan hệ xã hội, vào xã hội nói chung [8]

Bunhin - đại biểu cuối cùng của văn học hiện thực phê phán Nga cũng chú ý tới con người của xã hội, đặc biệt trong các sáng tác về người nông dân Trong những truyện viết về người phụ nữ, ông cũng hướng ngòi bút khắc họa đôi chút kiểu con người này, đó là con kiểu người được coi là tha hóa Người phụ nữ tha hóa trong truyện của Bunhin đại diện là nhân vật “tôi” - một kiểu

người cơ mưu, tính toán trong Cuộc đời tươi đẹp

Kiểu nhân vật này được khắc họa từ những toan tính về đồng tiền, lối

sống đầy đủ, giàu sang và danh tiếng Tiêu biểu trong Cuộc đời tươi đẹp là

nhân vật “tôi”, một người phụ nữ đầy toan tính, vị kỉ Nhân vật kể lại cuộc đời mình từ khi còn nhỏ cho tới lúc về già Từ nhỏ đã có bản tính cứng cỏi, tỏ ra rất ranh mãnh, nhanh nhẹn: “vốn về mọi cung cách làm ăn thì bố tôi đã bảo ban tôi từ hồi mồ ma của cụ Tuy đã góa vợ và nát rượu nhưng cụ cũng là người khôn ngoan, tháo vát và nhẫn tâm chẳng kém gì tôi” [6, tr.59] Sinh ra trong gia đình nông nô, mẹ mất sớm nên nhân vật “tôi” có cuộc sống đầy trải nghiệm Khi người cha bị bắt đi đày, chỉ còn một mình trên cõi đời, lúc này ở nhân vật “tôi” có suy nghĩ: “Rõ ràng sống với lẽ phải là không được rồi, và rõ ràng là phải tính toán thận trọng” Từ đó, cô bắt đầu nảy sinh những tính toán

để tự lo cho cuộc đời mình Từ đầu tới cuối truyện, cơ mưu của cô đều gắn với việc lợi dụng những người đàn ông quanh mình mà không phân biệt già trẻ, tốt xấu cũng như diện mạo ra sao

Cô sẵn sàng bỏ một người mình thích, thậm chí rất thích nhưng nghèo

để lấy một người bạn của bố trong thành phố, làm nghề sửa chữa yên cương Người này tuy không khá giả cho lắm nhưng “dù sao cái ông này cũng vẫn chẳng lệ thuộc vào ai cả” và “tôi thấy rõ đám này họ chỉ lấy không thôi” Cô

Trang 19

lấy người chồng đã luống tuổi vì nghĩ họ tuy không giàu nhưng có quyền tự chủ, có tự do Chứ không giống khi còn nhỏ cô đã sống cuộc sống của một gia đình nông nô mà các chủ nô cũng “nghèo xác nghèo xơ, quả đáng là những người ăn xin” Lấy ông ta, cô thấy hởi lòng hởi dạ vì mình không còn là cô gái bình thường nữa mà trở thành Naxtaxia Xêmiônôpna Giôkhôva, là một thị dân trong thành phố Người phụ nữ ấy có những tính toán cũng bởi xã hội bấy giờ khi chế độ nông nô nước Nga vẫn tồn tại Nông nô là người đi ở với cuộc sống tù túng, khổ cực, khúm núm Sự lựa chọn này của nhân vật “tôi” phần nào thể hiện tư tưởng của Bunhin Nhà văn muốn vạch trần và tố cáo chế độ nông nô của Nga Hoàng khiến con người ta mất đi tự do, tình yêu mà thiệt thòi là người phụ nữ Người phụ nữ hi sinh tình yêu thực sự của mình gắn với cái nghèo để đánh đổi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nhưng có tự do

và thân phận Xã hội ấy khiến con người ta tha hóa dần dần Gắn đời mình với người đàn ông đầu tiên đã không cần có tình yêu, đã đầy vụ lợi, sau khi chồng chết cô tiếp tục vết trượt dài với lối sống vị kỉ cá nhân ấy Cô không còn nghĩ tới hạnh phúc của một người phụ nữ theo đúng nghĩa là tình yêu mà cần có nhiều, thật nhiều tiền Đi ở cho nhà đại tá, với ý nghĩ “mình có sắc đẹp nhường ấy sao lại rơi vào số phận làm công việc đầu tắt mặt tối như thế… tôi bụng bảo dạ: phải biết nắm lấy thời cơ” [6, tr.66] mà cô quyến rũ ngài dù cho ông ta có thân hình như “con lợn lòi” Lúc này ở cô không đơn thuần là sự toan tính để có tự do nữa mà chính đồng tiền đã khiến cô trở nên như vậy “tôi thì nghèo mà đằng kia thì như người ta nói, có mất chút gì thì cũng như voi rụng lông đuôi” [6, tr.66] Khi cô tới giúp việc cho nhà buôn Xamôkhvalôp, đỉnh điểm của sự tha hóa vụ lợi thể hiện rõ ở việc lợi dụng một cậu bé què quặt chỉ mới qua tuổi 14 là Nikanor Matvêits - con trai nhà chủ: “Cái thằng què quặt ấy nó lại mê tôi nữa chứ, sung sướng thay cho tôi mà khổ thay cho nó” [6, tr.72] Cậu ta có diện mạo xấu xí, dị tật, ốm yếu, ở tách biệt với mọi

Trang 20

người trong nhà nhưng cô sẵn sàng lén lút ngồi nói chuyện với cậu ta vì cậu cho cô tiền Thậm chí là “hôn” cậu ta vì cậu ta có ống tiền tiền tiết kiệm Chính

cô cũng nhận ra việc làm của mình là sai, sợ việc vỡ lở nên đã tìm cách xin nhà chủ nghỉ làm Một con người thông minh, tháo vát không khó gì để tìm cớ với nhà chủ và rồi cô về mở cửa hàng tạp hóa Việc làm ăn ngày càng thuận lợi nhưng đứa con trai dần trở nên phá phách, không chú tâm việc làm ăn Cuối cùng cô quyết từ bỏ đứa con trai hư hỏng ấy để lấy một người đã có tuổi, góa

vợ nhưng có tiền cho vay, có của nả Hai mươi mốt năm chung sống với chồng cũng từng ấy năm cô không biết tăm hơi gì về con Cô cũng không đi tìm con, sống hài lòng với hiện tại mà cô gọi là “cái bồng lai tiên cảnh” dù đôi khi thấy nhức nhối trong tim

Người phụ nữ trong Cuộc đời tươi đẹp là khái quát cho một kiểu dạng

phụ nữ trong xã hội Đó là những người không cần, không trân trọng hay kiếm tìm hạnh phúc thật sự cho mình Họ sống chỉ vì đồng tiền và mục đích của mọi toan tính cũng là vì để có tiền Chính những tham vọng về đồng tiền

đã khiến người phụ nữ mất đi nhân phẩm của mình và trở thành con người tha hóa

2.2.2 Nhân vật bản năng

Trong truyện của Bunhin kiểu nhân vật này xuất hiện không nhiều, tiêu

biểu chỉ có nhân vật Xônhia trong Natali Ngay từ đầu truyện, Bunhin đã cho

người đọc thấy được bản năng của nhân vật là ở “tính dục” Con người ta sống bản năng có thể hành động, phát ngôn không theo chuẩn mực nào Xônhia bản năng bởi nàng đề cao thứ tình yêu “xác thịt” Xônhia là cô gái mới lớn, trẻ trung sắp bước sang tuổi hai mươi mốt đã có tình yêu với người anh họ gọi bố mình là cậu Cô có tình yêu mãnh liệt với anh, cả hai đều dành tình yêu cho nhau và tính tới cả chuyện của tương lai nhưng tình yêu ấy lại được xây đắp từ những “thõa mãn thân xác” Bản năng của nàng phần nào

Trang 21

gián tiếp được thể hiện ở cách miêu tả những đường nét cơ thể qua cái nhìn của nhân vật tôi ở phút đầu gặp lại Đó là một cô gái trẻ, đẹp “tay em, cổ em đẹp quá và cả cái áo ngủ mềm mại này cũng hấp dẫn cám dỗ biết bao Chắc là

ở đằng sau tấm áo ấy chẳng có một cái gì hết” [6, tr.486] Xônhia đầy bản năng trong cả những lời nói, hành động của nàng với người yêu Những lời nói đưa đẩy, lơi lả và những hành động đùa cợt, ve vãn mà không chút ngượng ngùng Trong đêm đầu cùng ngồi uống rượu với người anh họ, nàng

đã buông những lời nói và hành động quyễn rũ đầy táo bạo: “anh đã biến thành một chàng trai sỗ sàng, không biết ngượng là gì, nhưng lại rất hấp dẫn” Nhân vật tôi miêu tả “Xônhia ngồi phía bên kia bàn, nàng ngả người trên ghế, chân bắt chéo lại và hai bắp đùi chắc lẳn của nàng gối lên nhau” [6, tr.488] Đặc biệt sự thu hút anh là ở ánh mắt nàng, nàng nhìn với ánh mắt hóm hỉnh nhưng giễu cợt Xônhia điềm nhiên và cảm thấy khoan khoái khi người yêu cầm lấy tay nàng và nắm chặt Cô yêu người anh họ của mình mãnh liệt nhưng không dám thừa nhận với gia đình và lại muốn vun đắp cho Natali – cô bạn thân Nàng đã kể với anh về Natali và muốn anh vờ để ý tới Natali Với hai người thì đó là thứ tình yêu giả vờ Vờ yêu Natali để che đi mối tình vụng trộm của họ “Anh sẽ gần như mất trí đi vì yêu Natali, còn hôn thì anh sẽ hôn

em Anh sẽ tựa đầu vào ngực em mà khóc, vì Natali quá tàn nhẫn, còn em, em

sẽ an ủi anh” [6, tr.491] Đó như một giao ước của nàng với anh, nhưng ngay chính suy nghĩ của mình, Xônhia nghĩ rồi anh sẽ phải lòng và mất trí đi vì Natali thật Nàng cần ở anh là thân xác và sẵn sàng cho đi tâm hồn của anh, thậm chí những gì người khác không làm được cho anh như mình thì nàng cho là nhẫn tâm Điều này cho thấy nàng quan niệm tình yêu không cần sự đồng điệu về tâm hồn mà chỉ cần đồng điệu của hai thân xác Đó là những cái nắm tay thật chặt và nụ hôn nồng cháy trong vụng trộm Lúc đầu còn đầy miễn cưỡng khi “tôi tựa mình nàng vào khung cửa rồi hôn lên môi nàng một

Trang 22

nụ hôn dài say đắm, nàng miễn cưỡng nhắm mắt lại và dần dần hạ cánh tay cầm ngọn nến xuống” [6, tr.491-492] và sau nữa là những hành động táo bạo hơn Nàng chỉ sống thực với tình yêu của mình khi về đêm, đêm về khi cả nhà

đã đi ngủ, Xônhia mới lén lút tới bên người tình và cuốn vào những ái ân thân xác Bên nhau họ không chút ngượng ngùng và như mất hết lí trí Trước mặt mọi người và nhất là Natali vào ngày hôm sau nàng lại bình thường như không có chuyện gì với người anh họ Ngày ngày cứ trôi qua như vậy, cuộc tình tay ba mà chỉ Natali không biết điều tội lỗi của hai con người ấy, họ vẫn vui vẻ bên nhau như anh em, bạn bè thực sự Nhưng tình yêu đích thực không phải là thứ tình yêu bất đầu từ ái ân, vụng trộm Tình yêu ấy cho con người ta thoả mãn lạc thú, nhục dục của thân xác chứ không thể cho người ta hạnh phúc bền lâu Càng ngày người anh họ càng có sự phân thân, dằn vặt về tình yêu giữa một bên là thân xác và một bên là tâm hồn Nhân vật “tôi” có cuộc sống vẻ ngoài cứ bình lặng trôi đi nhưng chính tâm hồn anh lại không có lấy giây phút bình yên kể từ cái nhìn đầu tiên thấy Natali đi qua hành lang Anh ngất ngây, ngưỡng mộ vẻ đẹp con người và tâm hồn nàng và rồi yêu vẻ đẹp

ấy tự khi nào không biết Mặt khác, Xônhia ngày càng gắn bó với anh hơn bằng những cuộc gặp gỡ ngọt ngào, đắm đuối, mệt nhọc về đêm Chính sự phân thân giữa thể xác và tâm hồn, giữa bản năng và chất người trong con người đã khiến tình yêu của họ phai nhạt dần Giờ đây anh chấp nhận Xônhia không phải là yêu thương mà là để thỏa mãn dục vọng Cuối cùng, Xônhia cũng không có được hạnh phúc, tình yêu của nàng bắt đầu từ đâu thì kết thúc tại đó Nàng yêu bằng “xác thịt” và tình yêu ấy cũng chết cùng với những ái

ân của một đêm tối trời đầy giông với ánh chớp xanh lè Khi hai con người nồng nàn bên nhau thì Natali thoáng qua đã chứng kiến cảnh tượng đó Xônhia đã bỏ đi để khép lại và chôn vùi đi cuộc tình tội lỗi của mình

Trang 23

Xây dựng kiểu nhân vật này là một dạng thức mới mẻ xuất hiện ở Bunhin, bởi trong văn học giai đoạn trước chưa từng xuất hiện người phụ nữ nào đầy bản năng như Xônhia Bản năng là chất người rất đỗi tự nhiên của con người và nó bộc phát trong tình yêu cũng là lẽ đương nhiên Ở Xônhia lại

là cái bản năng trong tình yêu mù quáng khi yêu chính người anh họ Kiểu nhân vật này không xuất hiện nhiều trong truyện của Bunhin nhưng không hề

mờ nhạt mà khiến người đọc có những ấn tượng mạnh mẽ về người phụ nữ này Ấn tượng bởi quan niệm về tình yêu rất đỗi hiện đại phương Tây và phóng khoáng của Xônhia cho dù quan niệm ấy không mang lại hạnh phúc Cũng từ đó người đọc nhận thấy đâu mới là tình yêu đích thực, tình yêu đẹp

và bền lâu là kết quả của sự đồng điệu về tâm hồn chứ không phải những ham muốn và thỏa mãn về thân xác

2.2.3 Nhân vật bi kịch

Cuốn Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, 2006 lí giải: Bi kịch có nội dung phản ánh xung đột gay gắt giữa nhân vật chính diện với hiện thực có kết cục bi thảm Aristote cũng đưa ra so sánh và cho rằng: Bi kịch khác với hài kịch và nó có một kết thúc không vui Nhân vật bi kịch là những con người trên mức bình thường về địa vị và tính cách, phải chịu một sự thay đổi về vận mệnh Họ là những con người không dám đấu tranh chống lại vận mệnh, định mệnh và họ chấp nhận nó Họ tìm thấy ý nghĩa của sự khốn khổ của mình Khi

bi kịch được nâng lên trên mức điển hình nó trở thành nghệ thuật Nhân vật văn học mang bi kịch là sự đại diện cho một tư tưởng nhà văn trước xã hội, nó phải tiêu biểu, đặc trưng cho một lớp người, một kiểu người trong xã hội

Trong tác phẩm của Bunhin ta thấy rất nhiều nhân vật nữ rơi vào bi kịch Kiểu nhân vật này chiếm số lượng nhiều nhất trong các sáng tác viết về phụ nữ của ông Họ rơi vào bi kịch bởi những nguyên nhân khác nhau nhưng nét chung là đều dang dở hay đau khổ trong tình yêu Tình yêu với những nỗi

Trang 24

đau khổ có thể do nguyên nhân hoàn cảnh sống đem lại và cũng do chính bản thân nhân vật

Kiểu nhân vật rơi vào bi kịch do hoàn cảnh sống rất phổ biến trong văn học trước và cùng thời với Bunhin Đó là cách lí giải số phận nhân vật phổ biến của tác giả dựa trên điều kiện, hoàn cảnh mà các nhân vật đang tồn tại Trong văn học, trước Bunhin các nhân vật có bi kịch bởi hoàn cảnh phần nhiều do xã hội thì tới ông hoàn cảnh ở đây là đặt nhân vật trong mối quan hệ với người yêu, người chồng Phản ánh một góc khuất rất riêng tư nhưng lại chân thực để từ đó cho người đọc nhận ra nỗi lòng, tình cảnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu và cuộc sống hôn nhân, gia đình

Với Bunhin, khi rơi vào bi kịch của cuộc sống tất cả những người phụ

nữ đều đáng thương Họ là nạn nhân của những người chồng, người yêu ích

kỉ, nhỏ nhen Chính vì thế, những người phụ nữ trong tác phẩm của ông hiện lên luôn mang trong mình nỗi khổ, nỗi sầu riêng Họ cũng cố vùng vẫy để thoát khỏi tình cảnh đang sống, nhưng không phải ai cũng có đủ nghị lực để làm được điều đó nên vẫn có người cam chịu “an phận thủ thường” cho tới lúc cuối đời

Nói về nhân vật người phụ nữ rơi vào bi kịch do hoàn cảnh sống, trước

hết có thể kể đến nhân vật Xanhia trong Chiếc cốc đời Bi kịch của Xanhia là

sống cùng người chồng đầy hiếu thắng ích kỉ và lạnh nhạt Bi kịch cuộc sống hôn nhân của Xanhia một phần do người bố của cô mang lại Bố cô là người chọn Xêlikhốp (một trong những người theo đuổi cô lúc trẻ) cho cô lấy làm chồng Khi còn trẻ, Xanhia là một cô gái luôn yêu đời, vô tư và lạc quan “Vào mùa hè năm ấy, Xanhia thật nhẹ nhõm, vô tư, cô cảm thấy hạnh phúc một cách vô cớ… cô cảm thấy mình xinh đẹp, được mọi người chú ý nên lúc nào cũng khe khẽ hát, đầu hơi ngả về phía sau” [6, tr.166] Trẻ trung và xinh đẹp nên cô có rất nhiều người theo đuổi Cô từng làm dáng rồi ra vẻ kênh kiệu,

Trang 25

kiêu kỳ với nhiều chàng trai, trong đó có Kirơ Iorơdanxki là một cậu học trò trường dòng Khi đã tới tuổi kết hôn và phải chọn cho mình một người chồng thì cô theo ý nguyện của bố là lấy Xêlikhốp Xêlikhốp là một nhân viên của hội đồng giáo chủ về nghỉ phép không biết làm gì nên đã theo đuổi tán tỉnh Xanhia Anh coi việc tán tỉnh cô chỉ như trò giải trí giết thời gian nhưng lại thực sự muốn có được cô Bản tính hiếu thắng này đã đẩy cô vào bi kịch của cuộc sống hôn nhân Khi trẻ Xanhia yêu đời, mơ mộng và có nhiều chàng trai theo đuổi là vậy, nó hé mở trước mắt cô là một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc

êm ấm Nhưng bước vào cuộc sống hôn nhân cũng là lúc cô bước vào những nỗi khổ, dằn vặt đầy bế tắc, dù vùng vẫy cũng không thể thoát ra được Sau khi cưới, cô luôn sống trong cảnh cô đơn, nhàm tẻ của cộc sống gia đình Đó

là kết quả cuả một tình yêu chiếm đoạt như sự thù hằn của Xêlikhốp Nếu anh không hiếu thắng để cưới bằng được cô và không ghen ghét, đố kị với linh mục Kirơ thì có lẽ bi kịch của cô sẽ bớt thảm hơn Giờ đây cô không còn được yêu thương, Xêlikhốp thì ghen ghét linh mục Kirơ Càng ghét càng lạnh nhạt với cô còn cha Kirơ thì suốt đời nuôi dưỡng trong lòng mối hận thù nặng

nề và lạnh lùng với cô Sống với Xêlikhốp, Xanhia chỉ như cái bóng trong nhà, không có tiếng nói gì, thậm chí chồng không muốn nói chuyện cùng Cuộc sống cứ tẻ nhạt như thế và chính cô nhận ra mình thật đáng thương, thật

cô đơn Đã nhiều lần Xêlikhốp thấy cô khóc “nàng đang thoa phấn lên mặt sưng húp, môi mím lại cố kìm cho khỏi khóc” Thời gian dần trôi, Xanhia không còn trẻ trung và hoài niệm về tuổi trẻ nữa Xanhia hay buồn và hay khóc, thậm chí khóc đã trở thành thói quen của cô Giờ cô sống chỉ có ý nghĩ, khao khát duy nhất là được sở hữu ngôi nhà để trú ngụ bởi: “Xêlikhốp chẳng ngần ngại gì mà không đẩy bà lâm và cảnh nghèo túng, nhục nhã trước cả thị trấn, không những không để lại cho bà tiền bạc, của cải mà cả cái nhà này nữa, nơi bà trú ngụ, cũng không thuộc quyền sỡ hữu của bà” [6, tr.171] Và

Trang 26

vào năm thứ ba mươi mốt trong cuộc đời làm vợ của bà thì Xêlikhkhốp chết Đúng với tâm nguyện duy nhất của bà, sau lần thứ hai mươi mốt Xêlikhốp viết lại di chúc, bà được thừa kế toàn bộ tài sản Nó khiến bà kinh ngạc, bối rối nhưng lại không hạnh phúc gì Bà đã mất hết phương hướng, cuộc sống với bà trở nên nhạt thếch vô vị, như mẩu bánh thánh mà bà uể oải nhai mỗi lần uống nước chè sau lễ cầu kinh Cuộc đời Xanhia thật đáng thương và đầy nước mắt Những giọt nước mắt lúc đầu còn có ý nghĩa, dần sau nó thành một thói quen Với người đọc thì nó như một lẽ hiển nhiên của cuộc đời bà Bởi phần nhiều cuộc đời bà sống không có lấy một niềm vui, niềm an ủi Cho tới lúc chết, bên bà không có một người thân, chỉ có một nữ tu sĩ mặt mày đầy tươi tỉnh xưng là họ hàng lên đưa tang Trong nhà thì không có vẻ gì là tang tóc, trang nghiêm Chỉ có cô thợ may vốn biết rất ít về bà khóc thương tiễn đưa bà về cõi vĩnh hằng

Kiểu nhân vật rơi vào bi kịch trong truyện của Bunin luôn sống trong

sự giày vò về tinh thần khi họ rơi vào cảnh cô đơn của tình yêu Cùng với

Xanhia là Lika trong Nàng Lika cũng là một đại diện tiêu biểu cho kiểu bi

kịch này Lika cũng có một tuổi trẻ yêu đời thơ mộng như Xanhia, đầy hạnh phúc với lối sống tự do, phóng túng trong những đêm vũ hội Như lời bố nàng nói: “Lika là một cô bé xinh xắn, tính tình nó khá thất thường, hôm nay nó say mê điều này, mai lại thay đổi rồi, tất nhiên là nó không mơ ước được sống trong cái biệt phòng dưới bóng cây vân sam của ông Tônxtôi, anh cứ để ý mà xem nó ăn mặc thế nào, mặc dù đây là chốn hẻo lánh Tôi hoàn toàn không muốn nói rằng nó là đứa con hư hỏng, tôi hoàn toàn nghĩ rằng nó không xứng đôi với anh đâu” [6, tr.310] Nàng còn trẻ, ưa tự do, làm việc trong tòa soạn

và có tâm hồn trong sáng với niềm yêu thích sân khấu, âm nhạc Một cô gái trẻ trung và đầy lạc quan như vậy thường sẽ có một tương lai đầy niềm vui và hạnh phúc nhưng Lika lại có một tình yêu đầy đau khổ, tuyệt vọng Khi quyết

Trang 27

định gắn bó đời mình với anh nhà văn – nhân vật tôi, cũng là lúc nàng rơi vào cảnh lẻ loi, cô đơn trong tình yêu Thời gian đầu, nàng cũng có một tình yêu ngọt ngào với tất cả cảm xúc thật của nó Từ ngượng ngùng trong những giây phút đầu mới quen, những tối đi công viên họ còn đi cùng bạn, đồng nghiệp trong thành phố Ôriôn Khi anh rời thành phố, nàng tiễn anh ra ga với vẻ đầy lưu luyến, nhung nhớ Không che giấu tình cảm của mình, nàng đã về Baturinô tìm gặp anh Không gặp được nên nàng viết lại mảnh giấy “em đã

về, khao khát gặp anh” đầy mạnh dạn mà anh cho là khôn ngoan ngồ ngộ Rồi đến những cái cầm tay đã không còn e dè khi cùng anh đi dạo bên dòng sông Ixta trong trời đêm tối sẫm và cất giọng hát khe khẽ mà hồn nhiên Khi yêu, con người ta được trải qua những giây phút ấy mới hạnh phúc nhường nào Nhưng tình yêu của họ lại có những trắc trở, xáo trộn khi cả hai muốn có cuộc sống bình thường nên quyết xa nhau một thời gian, anh đã trở về nhà Rồi nàng lại thốt lên rằng: “em không thể chịu được nữa, chờ anh” Họ lại tìm gặp nhau và sống trong niềm vui với những gần gũi nồng nàn của tình yêu khi hai người suốt ngày ngồi trên đi-văng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ trong phòng ăn, chung quanh không có ai Tình yêu cứ ngày ngày như vậy, nàng cảm thấy đơn điệu rồi dần kiếm cớ đi ra khỏi nhà Tính tình nàng vẫn luôn thay đổi như lời người bố nói, không lâu sau thì nàng lại ngoan ngoãn mà ngồi lỳ ở nhà, nàng khiến anh thấy khó hiểu Lúc này Lika gặp phải sự cấm đoán của người cha nếu nàng quyết đi tới hôn nhân với anh Khi biết người cha sẽ phản đối, nàng buồn nhưng không nói lí do với anh Nàng không thể làm gì khác ngoài việc nghe lời cha bởi “em chỉ thấy thương ba thôi, với em trên đời này chẳng có ai thân quý hơn” Với một tình yêu mãnh liệt thì thời gian ngắn sau họ đã vượt qua khoảng cách địa lí và thời gian để tìm gặp nhau Và rồi vượt qua cái giới hạn cuối cùng của tình yêu trên một chuyến tàu ở toa hạng nhất Cũng chính cha nàng đã khiến họ không thể công khai tình cảm của mình Họ mãi che

Trang 28

giấu những gần gũi thầm kín và trước mặt mọi người thì coi như cuộc sống vẫn diễn ra bình thường vốn có Việc ai người đó làm như không có bất kì mối liên hệ, ràng buộc nào Yêu mà không thể công khai đó là điều bất hạnh,

nó khiến tình yêu có thể phai nhạt hoặc thậm chí mất đi Trước mọi người, nàng vẫn hoàn toàn tự do, vẫn đi trượt băng, học đàn và đắm mình trong những đêm vũ hội Lika có thể chưa cảm nhận được tình cảm của mình đang dần rạn nứt nhưng ở “tôi” thì lối sống của nàng bây giờ đang dần khiến anh thấy nhàm chán và vô nghĩa Anh bắt đầu bộc lộ những suy nghĩ ích kỉ, nhỏ nhen của mình Anh muốn nàng đẹp chỉ riêng với mình, không muốn nàng giao thiệp với nhiều người khiến Lika phải thốt lên: “Chắc là anh thích thú tước bỏ của em quyền có cuộc sống riêng, quyền được giao thiệp với mọi người, ngăn cách em với tất cả như đã tự ngăn cách mình” [6, tr.319-320] Cái nhỏ nhen ấy khiến nàng có cảm giác như mình bị ép buộc vào lối sống khép mình giống như của anh Đó là trước đám đông thì tách biệt, thu mình lại, chỉ đóng vai người quan sát đầy khắt khe Ở họ cũng bắt đầu nảy sinh những điều không tương đồng và có những tranh cãi mà không bao giờ đạt được sự thỏa thuận nào Sau bao lần chia tay, tình yêu của họ lại được vun đắp khi cả hai quyết định rời Ôriôn về miền nam làm việc và sinh sống dù chưa làm đám cưới Chỉ chỉ yêu thôi nhưng Lika đã gặp nhiều trắc trở, buồn phiền Từ đây trở đi khi nàng cho là đời mình đã nằm trong tay anh rồi thì cũng là lúc mà đau khổ luôn giày vò nàng Lika tuyệt đối trung thành và từ bỏ lối sống trước đây để yêu anh một cách dịu dàng, trìu mến Nàng không thể chấp nhận được lối sống quá phóng túng, tự cho mình cái quyền tự do vượt qua mọi giới hạn của anh Anh cứ theo đuổi những thú vui, ham mê của mình mà không để ý tới nàng Anh luôn bỏ nàng ở nhà để có những chuyến đi xa tới nhiều vùng đất mà nhiều khi không vì mục đích gì Anh cho rằng cuộc đời chỉ có nàng là chưa đủ, những chuyến đi mới khiến anh hạnh phúc, anh không còn để ý,

Trang 29

quan tâm tới nàng: “Em sợ rằng, em đã thành cái gì đó như không khí đối với anh: Không thể sống thiếu nó nhưng cũng chẳng để ý tới nó” [6, tr.406] Đã bao lần nàng khuyên nhủ thậm chí nhún mình như cầu xin anh có thể đừng đi nữa Nàng nhận được lời thề như rất chắc chắn nhưng ngày hôm sau lại một mình đối diện với cô đơn Nàng ao ước có một đám cưới và gia đình với những đứa con, nhưng anh lại không hề mặn mà với điều đó Lika cố chịu đựng và vùng vẫy khỏi nỗi buồn tủi ấy bằng những việc làm mà trước nay chưa từng làm Nàng đọc sách và tâm đắc cuốn “Hạnh phúc gia đình” của Tônxtôi Dường như nàng thấy mình trong đó rồi thường ghi lại sự cô đơn của mình bằng những tâm sự rất thật trong cuốn sách ấy Khi thấy những dòng tâm sự của nàng, anh lại không hiểu mà còn cho rằng Lika cảm thấy cay đắng

và bế tắc khi sống cùng anh Lika liên tục rơi vào những giằng xé tinh thần khủng khiếp khiến nàng không muốn chống lại hoàn cảnh mà cam chịu ngày ngày âm thầm với nỗi cô đơn đang gặm nhấm tâm hồn và tình yêu của nàng

Lika lại muốn được đi dự đêm hội hóa trang nhưng lòng ghen tuông trong anh đã thành thứ nhỏ mọn giết chết niềm vui và đam mê nhỏ nhoi của nàng Lika không còn lo lắng về hạnh phúc và tương lai như trước, không còn thói quen viết tâm sự vào sách và cũng không xin anh hãy thôi đừng đi mà giờ nàng thay đổi hoàn toàn Tính tình nàng không còn vui vẻ, nhanh nhẹn nữa và cũng ít ra ngoài Đôi khi Lika như phát điên lên bởi những nỗi đau thầm kín mình đang phải chịu đựng Sự thay đổi ở Lika khiến anh ngạc nhiên thậm chí là

ám ảnh với hình ảnh “nàng nửa ngồi, nửa nằm trên chiếc giường kê trong phòng ngủ, hai chân co lên và hút thuốc rất nhiều” Rồi cũng tới lúc không thể kéo dài thêm tình cảnh đáng thương này của mình, nàng quyết định rời xa anh

và thốt lên tất cả bằng bức thư cuối cô viết cho anh: Em không thể tiếp tục chứng kiến cảnh anh cứ mỗi ngày một xa em thêm, em không thể tiếp tục chịu đựng những điều xúc phạm… được hạnh phúc trong cuộc đời mới hoàn toàn tự

Trang 30

do của mình…” [6, tr.435] Nàng đã hoàn toàn đổ vỡ niềm tin và tuyệt vọng Lika về nhà với bố và một tuần sau thì mất vì sưng phổi và muốn mọi người giữ kín với anh càng lâu càng tốt

Bi kịch mà Lika trải qua đầy cay đắng, buồn tủi Tới lúc cuối đời biết mình không còn sống được bao lâu thì nàng đã chọn cách ra đi để vừa giữ được tình yêu của mình đối với anh và hơn hết là giữ lòng tự trọng của mình Nàng không muốn anh khinh rẻ tình yêu của mình thêm và không muốn sống với những ước mơ ngu ngốc mà nó đã rơi xuống nấc thang cuối cùng của sự tuyệt vọng Bi kịch của Lika đã gợi lên ở người đọc tình cảm xót thương và lòng trân trọng tuyệt đối với nàng Thương cho người con gái chịu đựng nỗi đau giày vò và đồng cảm với lựa chọn ra đi để giữ vững tình yêu của nàng Với trái tim đa cảm, Bunhin xây dựng nhiều nhân vật nữ rơi vào bi

kịch Natali trong Natali cũng là người phụ nữ đại diện cho kiểu nạn nhân bởi

hoàn cảnh Natali vốn sinh ra trong gia đình giàu có, quý phái nhưng hiện giờ gần như phá sản hoàn toàn Nàng trẻ và đẹp, nét đẹp mà ngay phút đầu thoáng qua ở hành lang đã khiến nhân vật “tôi” mê đắm, ngất ngây Natali là người rơi vào lẻ loi, bơ vơ nhưng không hay biết trong cuộc tình tay ba với người bạn thân là Xônhia và anh họ của Xônhia Nàng vô tình trở thành nhân vật chính trong cuộc tình tội lỗi của Xônhia cùng người anh họ Cô bạn thân Xônhia coi nàng là công cụ che giấu mọi vụng trộm với kế hoạch người anh

vờ phải lòng nàng Trước vẻ đẹp làm mê đắm lòng người của nàng sao anh có thể chỉ giả vờ Từ cái nhìn đầu tiên tim anh đã rạo rực vì nàng, kể từ đó anh càng để ý nàng hơn và yêu mến từ khi nào không biết Lúc đầu nàng tỏ ra rất gay gắt với anh, dần anh gần như chinh phục được tình cảm nàng bằng những lời ngọt ngào Anh yêu nàng thực sự và ngỏ lời, nhưng nàng phủ nhận bằng nhận định “nhưng anh yêu Xônhia cơ mà” còn anh lại chối thẳng đó là tình yêu với cô em gái Nàng đâu biết anh nói dối mình vì hai người không phải

Trang 31

tình cảm anh em bình thường mà là yêu đương với những thỏa mãn nhục dục Natali cũng yêu thầm anh nhưng lại sợ mất đi tình bạn mà không dám thổ lộ Còn anh là sự phân thân giữa tình yêu thân xác và tâm hồn mà không công khai tình cảm của mình với nàng trước mọi người trong gia đình Xônhia Nàng thầm hạnh phúc với thứ tình yêu không rõ ràng ấy cho tới khi anh chuẩn

bị rời khỏi nhà Xônhia nàng mới dám thừa nhận lòng mình “phải, phải, tôi đã yêu anh” và mong anh rời đi nhanh để được đến với anh Cuối cùng nàng đau đớn, xót xa khi tận mắt chứng kiến những ái ân gần gũi của cô bạn thân với người mà cô đã yêu trong thầm lặng bấy lâu Cảnh tượng như một sự xúc phạm ghê gớm mà nàng phải nhận, nó như hạ bệ lòng tự trọng của nàng xuống tới nấc thang cuối Danh dự và tình yêu của nàng đã chết và bị chôn vùi theo cảnh đó trong đêm đầy giông bão Kết thúc tình yêu với đầy tổn thương, một năm sau nàng lấy người anh họ của chính người mình đã yêu trong căn phòng vắng của nhà thờ mà không có bạn bè, người thân Một đám cưới tẻ nhạt với không khí vắng vẻ, trầm lặng đối với cuộc đời người con gái mới thật xót xa Đám cưới không một lời chúc phúc, không có những tiếng cười ấy cho thấy nàng thật đáng thương và tội nghiệp Đám cưới không vui vẻ

ấy còn mang tới cho nàng một kết thúc bi thảm khi không bao lâu nàng trở thành góa phụ khi tuổi còn rất trẻ vì chồng nàng mất đột ngột do chảy máu não Trong lễ tang của chồng, Natali gặp lại anh Nàng tỏ ra lạnh nhạt và khoảng cách nhưng anh lại thường xuyên có những cuộc tới viếng thăm nàng Rồi chính nàng là người bày tỏ tình cảm của mình trước rằng nàng vẫn yêu anh bấy lâu nay dù biết ngần ấy năm xa cách anh đã có một người tình và có con Họ cùng nhau ôn lại những kỉ niệm xưa và không gì ngoài việc khẳng định rằng bao nhiêu năm cả anh và nàng vẫn luôn nghĩ về nhau Và nàng trở thành người vợ hờ của anh, người vợ mà không ai hay biết Trước mắt mọi người thì nàng cũng không phải là tình nhân của anh Một mối tình thầm kín

Trang 32

chỉ họ biết và được duy trì bằng những lần anh tìm tới gặp nàng Cuộc tình này ít nhiều mang lại hạnh phúc cho Natali nhưng đó không phải thứ hạnh phúc theo đúng nghĩa của cuộc sống hôn nhân mà đó là những giây phút ngắn ngủi, không ràng buộc để nó lại có thể vụt mất bất cứ khi nào Những cuộc gặp gỡ chỉ như nơi nghỉ chân cho thứ hạnh phúc mong manh ấy, họ yêu nhau bằng tất cả niềm tin và ít gặp nhau Cuối cùng chỉ một thời gian ngắn sau Natali đã từ giã cuộc đời bên bờ hồ Giơnevơ vì sinh non

Bi kịch của Natali khiến người đọc trầm lặng suy nghĩ, đau xót về cuộc đời của người con gái trẻ đẹp mà lại đầy đau thương Nàng không vùng vẫy

để thoát khỏi những bất hạnh đời mình mà chấp nhận nó như lẽ đương nhiên của cuộc đời Một cô gái ngây thơ, trong sáng bị cuốn vào cuộc tình tay ba Khi phát hiện ra mình là kẻ thứ ba, nàng chấp nhận là người ra đi Rồi khi trở thành góa phụ, nàng cũng không thể vượt qua và chống lại định kiến dư luận

để đấu tranh cho hạnh phúc của mình

Một nhân vật nữa đại diện cho kiểu bi kịch do hoàn cảnh sống là một

cô gái không tên trong Mùa thu lạnh Bunhin đã rất tâm huyết khi miêu tả bi kịch của Xanhia và Lika Tới Mùa thu lạnh lần nữa nhà văn bộc lộ sâu sắc

lòng mình với bi kịch của phái nữ qua việc khắc họa cuộc đời người phụ nữ không tên này Tuy chưa đầy chục trang viết nhưng người đọc có thể cảm nhận hết được nỗi đau trong cả cuộc đời của người phụ nữ tự xưng tôi trải qua Xanhia, Lika và Natali là những người phụ nữ cô đơn trong tình yêu thì

bi kịch ở nhân vật này lại là những dang dở, mất mát của tình yêu Khi trẻ, cô gái cũng có một tình yêu thơ mộng với nhiều hứa hẹn về tương lai cùng anh lính trẻ Họ chờ đợi ngày hòa bình, anh trở về sẽ làm đám cưới Trớ trêu thay chỉ một tháng sau ngày anh tham gia quân ngũ chiến tranh đã lấy đi mạng sống của anh Nó cũng đồng nghĩa việc lấy đi tuổi trẻ và tình yêu của hai trái tim đang nồng cháy yêu thương Nỗi đau mất mát quá lớn, tưởng chừng

Trang 33

không thể vượt qua, nó gặm nhấm cô trong hơn ba chục năm Tới khi luống tuổi cô mới kết hôn với một người lính cũng luống tuổi Chiến tranh khiến họ không thể sinh sống ổn định ở một nơi mà phải thường xuyên di cư lánh nạn Lần nữa cô rơi vào tuyệt vọng của nỗi đau vì trong lần đi lánh nạn chồng cô

đã chết do bệnh thương hàn Với một người phụ nữ trải qua hai lần yêu thương tưởng chừng như quá nhiều và hạnh phúc Nhưng cả hai lần chỉ mang hạnh phúc đến cho cô mong manh tựa như gió rồi để lại những dang dở, khổ đau, bất hạnh Không chỉ dừng ở đó, cô còn một mình vất vả làm nhiều nghề, lang bạt nhiều nơi chăm sóc nuôi dạy đứa con gái bé bỏng của đứa cháu nhà chồng và khi lớn lên nó lại dửng dưng với cô Cả cuộc đời cô chỉ nhận được yêu thương mong manh, ngắn ngủi rồi sống trong đơn độc Cô không có những dằn vặt, giằng xé dài lâu về tinh thần để khiến cả con người và tâm hồn chai sạn mà ở cô giàu nghị lực Nỗi đau nối tiếp nỗi đau mà cô vẫn gắng gượng vượt qua chỉ có một mình dù khi đang là người yêu, người vợ hay người mẹ nuôi Cuối đời cô sống với hoài niệm về tình yêu lúc trẻ trong buổi chiều thu lạnh cùng những lời hẹn để cô cảm thấy rằng những năm tháng qua tới giờ là lúc cô cảm thấy đang hạnh phúc

Hoàn cảnh đã xô đẩy nhân vật “tôi” rơi vào bi kịch với nhiều nỗi bất hạnh vượt qua sự chịu đựng của một người phụ nữ Nhưng người phụ nữ trong truyện đã vượt qua, cho thấy ở cô một sự phi thường mà không phải người phụ nữ nào cũng làm được Qua đây Bunhin muốn ngợi ca và bày tỏ sự cảm phục ngưỡng mộ với sự cứng cỏi vượt lên hoàn cảnh của người phụ nữ Hơn hết, nhà văn muốn bày tỏ thái độ lên án, tố cáo chiến tranh Chiến tranh

là hoàn cảnh trực tiếp lấy đi hạnh phúc của người phụ nữ Nếu không vì nhập ngũ ra chiến trận thì người yêu thủa nào của cô không chết, tình yêu của cô cũng mãi đẹp như chiều thu lạnh ngày ấy Có thể cô đã cùng người yêu sống hạnh phúc tới khi bạc đầu Nếu không có chiến tranh thì cô đã có mái ấm yên

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (1999), Nghệ thuật thi ca, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca
Tác giả: Aristote
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
2. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
Năm: 1998
3. Bunhin.I (1987), Tuyển tập Bunhin (Hà Ngọc dịch và giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Bunhin
Tác giả: Bunhin.I
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1987
4. Bunhin.I (1988), Nàng Lika (tập truyện, Phan Hồng Giang dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nàng Lika
Tác giả: Bunhin.I
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1988
5. “Bunhin.I - Truyện ngắn” (Thái Bá Tân dịch và giới thiệu) (1996), Tạp chí Văn học nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bunhin.I - Truyện ngắn
Tác giả: “Bunhin.I - Truyện ngắn” (Thái Bá Tân dịch và giới thiệu)
Năm: 1996
6. Bunhin.I (2002), Tuyển tập tác phẩm (Nhiều người dịch, Phan Hồng Giang giới thiệu), Nxb Lao động, Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tác phẩm
Tác giả: Bunhin.I
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2002
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
9. Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga (2008), Ivan Bunhin - người chung thủy với nước Nga. Báo nguoibanduong.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ivan Bunhin - người chung thủy với nước Nga
Tác giả: Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga
Năm: 2008
10. Nguyễn Thị Huệ (2014), Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Say nắng của Ivan Bunhin, Tiểu luận, Báo thư viện-Ebook Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Say nắng của Ivan Bunhin
Tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Năm: 2014
11. Hà Văn Lưỡng (2009), Một số đặc điểm văn xuôi Ivan Bunhin, Tạp chí Sông Hương, số 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm văn xuôi Ivan Bunhin
Tác giả: Hà Văn Lưỡng
Năm: 2009
12. Nguyễn Lương Ngọc (1962), Mấy vấn đề về nguyên lí văn học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về nguyên lí văn học
Tác giả: Nguyễn Lương Ngọc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
13. Pospelop G. N. (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Pospelop G. N
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
14. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hà Nội – Đà Nẵng, Viện ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Hà Nội – Đà Nẵng
Năm: 2002
15. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (2004), Lí luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
16. Trần Đình Sử (2006), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phê bình văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn Việt Nam
Năm: 2006
17. Tập thể tác giả (1998), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Hà Nội 18. Từ điển tiếng Việt (2006), Nxb Đà Nẵng, Viện ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga", Nxb Giáo dục, Hà Nội 18. " Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Tập thể tác giả (1998), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Hà Nội 18. Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
8. Phạm Thị Bích Hảo (2006), Khóa luận tốt nghiệp Đại học. Báo 123.doc Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w