7. Bố cục của khóa luận
3.1.2. Khắc họa chân dung nhân vật nữ mang vẻ đẹp dung dị, mộc mạc, thuần
thuần khiết
Mọi sự bí ẩn trong cuộc sống không thể sánh nổi sự bí ẩn ở người phụ nữ, đã có chân lí “không có phụ nữ xấu mà chỉ có người phụ nữ không biết mình đẹp”. Đúng vậy, ở mỗi người phụ nữ đều có nét đẹp riêng không giống ai và ngay trong chính nội tại, họ cũng mang nhiều vẻ đẹp khác nhau. Chính vì vậy, cùng với cảm hứng miêu tả chân dung phụ nữ mang vẻ đẹp thánh
41
thiện, kiêu sa, I.Bunhin còn khắc họa kiểu chân dung phụ nữ mang nững nét dung dị, mộc mạc. Trong các truyện ngắn viết về người phụ nữ của Bunhin thì kiểu chân dung này được khắc họa nhiều hơn cả.
Ta có thể nhận thấy sự miêu tả này thể hiện rõ nhất ở nhân vật Ruxia trong Ruxia. Vẻ đẹp của Ruxia hiện lên qua dòng hồi tưởng của người đàn ông luống tuổi từng yêu nàng. Và bởi thế tất cả dáng nét về khuôn mặt, mái tóc, làn da, bàn chân…. xưa vốn hiển hiện rất thân thương, gần gũi giờ ùa về trong miền nhớ như còn tươi mới. Ruxia hiện lên với “bím tóc đen dài thả sau lưng, khuôn mặt bầu bĩnh với những nốt ruồi nhỏ, mũi cao thanh tú, mắt đen, lông mày đen”. Nàng bình dị với chiếc xaraphan giản dị trong dáng người cao cao, gầy gầy “mái tóc khô cứng, hơi xoăn xoăn bên cạnh chiếc xaraphan và cái áo lót bằng vải trắng mỏng, khiến cô ấy trông thật đẹp. Bắp chân và mu bàn chân lộ ra trên đôi hào sản thon gầy, làn da mỏng mịn” [6, tr.470]. Hình ảnh tấm xaraphan dung dị cùng chủ nhân của nó trở đi trở lại nhiều lần trong kí ức của người đàn ông. Mỗi lúc Ruxia xuất hiện cùng với bộ váy xaraphan là mỗi lúc nàng khiến cho chàng gia sư ngày ấy xao xuyến và ngất ngây trong niềm đam mê khó tả “như chẳng còn nghĩ được gì, chẳng còn nhìn thấy gì, anh chỉ thấy tấm xarapha của nàng xòa ra trên mặt cỏ… nốt ruồi li ti” [6, tr.482].
Trong tác phẩm Natali, nàng Natali đã từng khiến nhân vật “tôi” mê đắm, thờ phụng vẻ đẹp thánh thiện của mình. Natali cũng bao lần khiến anh ngất ngây, tê dại bởi nét đẹp dung dị của mình trong những bộ váy mà sau này vẫn mãi ám ảnh anh. Cái dung dị ở nàng khiến anh choáng váng ngay từ giây phút đầu thấy nàng rảo bước qua hành lang “mái tóc còn chưa chải, chỉ vận một chiếc áo lụa mặc ngủ rộng không có khuy, màu vàng tơ – chiếc áo lụa vàng tơ ấy, mái tóc vàng và đôi mắt đen láy chỉ thoáng hiện qua rồi biến mất ngay sau đó” [6, tr.493]. Lần thứ hai, khi quan sát kĩ hơn Natali thánh thiện trong bộ váy nhỏ màu xanh “mái tóc nàng vấn chặt, phía trước hơi quăn quăn,
42
những cặp tóc bồng bồng lên, nàng vận một chiếc áo mới màu xanh xanh… vẻ đẹp mới của nàng mà tôi vừa biết đến” [6, tr.510]. Màu xanh ấy thêm lần nữa khiến anh choáng váng trong lần hai người gặp lại sau khi chồng nàng mất. Lúc này “nàng như đang ở trong thời nở rộ của vẻ đẹp đầy đặn ở một người đàn bà thực thụ. Dáng người nàng vẫn thon thắn, nàng vẫn ăn vận trau truốt nhưng không cầu kì, trên mình nàng là chiếc áo lụa màu xanh” [6, tr.531].
Vẻ đẹp của Natali là một cái đẹp thanh sáng và dường như bất tử cùng thời gian. Thời gian không làm phai nhạt dung nhan nàng mà thậm chí ngày càng trở nên cuốn hút và ám ảnh nhân vật “tôi”: “Không nơi nào trên thế giới này lại có ai đẹp như em cả… anh cảm thấy rõ rệt rằng anh sẵn sàng đổi cả đời mình lấy một cái hôn nhè nhẹ lên tấm áo ấy” [6, tr.536].
Nàng Lika là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Bunhin. Trong
truyện, vẻ đẹp của Lika không được khắc họa kĩ bằng đường nét, chi tiết trên khuôn mặt và thân thể. Mọi ấn tượng về nàng qua nhân vật “tôi” là bộ váy màu xanh sẫm nàng thường mặc và cùng đôi chân thanh thoát mỗi khi nàng bước hay nhảy ở vũ hội. Cảm nhận đầu tiên về nét thanh thoát, dung dị ở nàng là khi “nàng nâng gấu váy bằng vải mỏng màu xanh sẫm rồi chạy về nhà. Tôi dừng lại sững sờ, chân không còn đứng vững… mầu xanh sẫm của làn vải mỏng khẽ xao xác, thấp thoáng trên đôi chân nàng bước trên bãi cỏ” [6, tr.299–302]. Trong phút chốc, Lika khiến anh phải sững sờ trước bộ váy mỏng màu xanh và trong những quan sát lần sau, màu váy ấy lại tiếp tục khiến anh say đắm hơn. Cùng màu xanh làm mê đắm hồn người thì anh còn có những rưng rưng của niềm hạnh phúc mỗi khi nghe hay quan sát bước chân của nàng rảo bước hoặc khiêu vũ: “Tiếng chân nàng rảo bước, tiếng váy áo sột soạt! Nàng chạy vào toàn thân trông thật mới mẻ với đôi tay thơm thơm mát lạnh, với cặp mắt trẻ trung, sáng long lanh, tươi tỉnh sau một giấc ngủ ngon lành... cố né người đi” [6, tr.330]. Và “Nàng chạy đi, dải vải xanh
43
thắt chặt ngang eo lưng, bộ ngực rung rung sau lần vải, đôi chân không giày để trần đến đầu gối, hồng hào khỏe mạnh” [6, tr.417].
Tuy Lika không được miêu tả tỉ mỉ về nét mặt, ánh mắt nhưng cũng được điểm xuyết đôi chút qua một số chi tiết nhằm làm nổi bật vẻ tươi trẻ thuần khiết của nàng: “Nàng mặc bộ váy áo màu xám, đội chiếc mũ bằng lông sóc màu xám, tay cầm đôi giày trượt băng bóng loáng, cả căn phòng như bỗng sáng lên bởi sự trẻ trung, tươi mát, bởi vẻ đẹp của gương mặt nàng ửng hồng vì lạnh… Khi nàng nhảy với người nào trông điển trai, uyển chuyển, vẻ mặt nàng đầy lung linh, phấn hứng, tà váy áo nàng loáng thoáng đung đưa theo nhịp chân bước” [6, tr.317–319].
Vẻ đẹp của Lika hiện lên thấp thoáng như bộ váy màu xanh nàng thường mặc. Nét đẹp dung dị và trong trẻo trong kí ức xa xôi mà thật gần gũi, thật tươi mới trong những cảm xúc miên man của nhân vật “tôi”. Để đâu đó trong những giấc mơ của người tình cũ, nàng trở về khiến anh có cảm giác “yêu thương, say mê mãnh liệt, với cảm giác gần gũi da diết về tâm hồn và thể xác” mà trong cả cuộc đời anh chưa từng nếm trải.
Hình ảnh người phụ nữ bên những bộ váy hay tấm áo choàng trở đi trở lại nhiều lần trong truyện của Bunhin, nó tạo nên sức cuốn hút tự nhiên mà vẫn ngây ngất ở người phụ nữ. Lần nữa, cô tiểu thư quý tộc Vêra trong Lần gặp gỡ
cuối cùng hiện lên với vẻ đẹp dung dị thật mỏng manh, yếu đuối qua làn áo
mỏng tang. Tấm váy áo bằng vải mỏng thủa nào khiến chàng thiếu niên đem lòng yêu nàng phải đắm đuối và sau bao năm gặp lại, lần nữa hình ảnh ấy xuất hiện trước anh: “Từ trong hành lang tối sẫm, một người phụ nữ nhỏ nhắn vận chiếc áo choàng mỏng mầu sáng chạy ra… Nàng mặc chiếc áo mỏng tang, chiếc áo nàng rất quý, chỉ dành cho những dịp hệ trọng nhất, chiếc áo duy nhất” [6, tr.106-107]. Trong kí ức của người tình thì nàng không chỉ mỏng manh tựa như tấm váy áo mỏng tang ấy mà anh nhớ tất cả những vẻ đáng yêu ở
44
nàng “Đã có một sự trẻ trung, niềm vui, lòng trong trắng, gương mặt chín đỏ và chiếc áo bằng vải mỏng tang… Đến với em từng ngày, nhìn thấy tấm áo em mặc cũng bằng vải mỏng, nhẹ nhàng, trẻ trung, nhìn thấy cánh tay em dể trần, đen sạm vì cháy nắng và vì dòng máu của tổ tiên chúng ta, cặp mắt sáng ngời vẻ tácta của em, đóa hồng vàng cài trên mái tóc, nụ cười của em dạo ấy có vẻ gì là ngây ngô, ngơ ngác mà thật là duyên dáng, đáng yêu” [6, tr.110].
Qua ngòi bút sắc sảo của Bunhin, bên cạnh việc xây dựng chân dung người phụ nữ dịu dàng, uyển chuyển trong các bộ váy áo, tác giả còn xây dựng miêu tả những người phụ nữ đẹp bởi đường nét cơ thể. Sự miêu tả này đặc biệt thể hiện ở những người phụ nữ nổi loạn, bản năng.
Cái đẹp đầy vẻ khiêu gợi của Xônhia trong Natali: “Tôi nhìn thấy cánh tay nàng rám nắng, đôi mắt nàng màu xanh xanh tim tím nhìn tôi như giễu cợt và mái tóc màu hạt dẻ rất dày và mềm mại của nàng mà trước khi đi ngủ, Xônhia thường tết thành một đuôi sam rất to. Cổ áo ngủ mở rộng để hở cái cổ tròn trịa rám nắng và một cái hình tam giác cũng rám nắng như vậy ở phía trên bộ ngực đầy đặn. Bên trái má Xônhia, có một nốt ruồi nhỏ có vài sợi lông đen mọc rất đẹp” [6, tr.488].
Say nắng là truyện tiểu biểu với kiểu người phụ nữ mang vẻ đẹp như
thế. Qua cảm nhận của viên thiếu úy về cô gái cùng mình trải qua cuộc tình chóng vánh, nó khiến anh say mê tới ngây ngất. Khi nàng ra đi anh vẫn có cảm giác vấn vương chìm đắm trong cơn say. “Từ người đàn bà nhỏ nhắn này toát ra một cái gì thật đáng say mê… Đằng sau tấm xiêm áo bằng lụa, nhẹ mỏng kia, toàn thân nàng hiện lên chắc lẳn, nước da bánh mật sau một tháng nằm phơi nắng mặt trời phương nam trên bãi biển nóng” [6, tr.272–273].
Ở Những tấm danh thiếp thì Bunhin miêu tả ngoại hình người phụ nữ
có sức lôi cuốn, quyến rũ, thậm chí nó gợi lên “lửa dục” đối với anh nhà văn trẻ danh tiếng. Cô gái hiện lên không phải ở bộ đồ đắt tiền mà ở những thứ
45
dùng rẻ tiền cùng một thân hình có vẻ như không còn trẻ trung lắm được miêu tả bởi nhiều đường nét mà ấn tượng là khuôn mặt và đôi bàn tay gầy gò. “Từ cầu thang khoang dưới ở vé hạng ba nhoi lên và xuất hiện một chiếc mũ đen rẻ tiền, dưới chiếc mũ là một gương mặt gầy guộc nhưng xinh xắn… nàng đưa cánh tay gầy gò lên để giữ mũ. Trên mình nàng là chiếc áo khoác mỏng mà phía dưới người ta thấy lộ ra đôi chân mảnh khảnh” [6, tr.459]. Dáng vẻ gầy gò tưởng như không có chút lôi cuốn nào nhưng nó lại khiến anh nhà văn luôn tơ tưởng và thèm khát tới dáng vẻ ấy của nàng. Và khi có sự gần gũi, anh mới nhận ra ở nàng có nét khiến anh “đê mê, hưng phấn”: “Té ra thân hình nàng khá hơn, trẻ hơn là người ta có thể tưởng tượng trước đó. Xương quai xanh và xương sườn nhô lên trên mình nàng hòa với đôi ống chân mảnh khảnh… yêu kiều trong cảnh nghèo nàn của chúng” [6, tr.466]. Tất cả đi vào kí ức của anh chàng nhà văn trẻ cùng một mối tình ở lại đâu đó trong trái tim chàng suốt cả đời người.