Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ivan bunhin (Trang 51)

7. Bố cục của khóa luận

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Miêu tả tâm lí nhân vật là một phương diện được I.Bunhin đặc biệt chú trọng. Bên cạnh miêu tả ngoại hình nhân vật, việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sẽ giúp người đọc nhìn nhận toàn diện nhân vật cả về bề ngoài lẫn những tâm tư bên trong, từ đó ta hiểu hơn về các nhân vật nữ cũng như sự tinh tế của Bunhin. Nhân vật nữ của Bunhin dù là cô gái tuổi đôi mươi trẻ trung hay là một góa phụ, dù là người phụ nữ cam chịu bi kịch tình yêu hay tự giải thoát mình thì đều gây ấn tượng bởi vẻ đẹp ngoại hình và ẩn chứa nội tâm sâu kín riêng.

Biểu hiện đầu tiên ở tài nghệ miêu tả tâm lí nhân vật nữ của Bunhin là ở việc thể hiện thế giới nội tâm qua dòng hồi tưởng của nhân vật. Đó là khi nhân vật không còn trẻ trung nữa, họ nghĩ và kể về những nấc thang đã đi qua

46

trong cuộc đời mình. Kiểu miêu tả này thể hiện tiêu biểu trong các truyện nhân vật nữ xưng “tôi” kể về cuộc đời của chính mình.

Đầu tiên, đọc Cuộc đời tươi đẹp, bên cạnh lối sống toan tính, vụ lợi, thế giới nội tâm của nhân vật “tôi” hiện lên hết sức chân thực tạo cảm giác tin cậy đối với độc giả. Người phụ nữ này tự cho mình có một cuộc đời thật tươi đẹp. Bất cứ điều gì chị ta mong ước cũng “đều được như sở nguyện”. Theo dòng hồi tưởng ấy, những tâm tư, tình cảm và ý nghĩ của nhân vật từng bước được bộc lộ.

Để cuộc đời mình tươi đẹp với các sở nguyện, cô luôn toan tính, thậm chí lập mưu và lên kế hoạch hành động trong mỗi đường đi nước bước. Như khi cha cô mất, cô đã tự tính lo cho bản thân mình khi nghĩ rằng: “Rõ ràng là sống với lẽ phải là không được rồi, và rõ ràng là phải tính toán thận trọng mới được” [6, tr.62-63]. Cô bắt đầu toan tính khi chọn chồng, cô chọn lấy người bạn của bố mình đã luống tuổi, nóng tính, rượu chè nhưng được cái “đám này họ chỉ lấy không thôi” và “ông này cũng vẫn chẳng lệ thuộc vào ai”. Cô liên tục toan tính vụ lợi cho mình. Khi đi ở cho nhà đại tá, cô dùng chút sắc đẹp của mình để quyến rũ ngài với ý nghĩ “mình thì nghèo mà đằng kia như người ta nói có mất chút gì cũng như voi rụng lông đuôi” mà cô “Tôi bụng bảo dạ rằng: phải biết nắm lấy thời cơ mà thời cơ ở đây chính là ở cái ông đại tá này”. Cơ mưu nhẫn tâm nhất của cô là khi tới giúp việc cho gia đình nhà buôn Xamakhvalốp. Ở đây cô đã âm mưu, lợi dụng tình yêu trong sáng của Matvêits – cậu bé què quặt vừa qua tuổi 14, cô giả vờ ban phát tình cảm cho cậu ta nhằm chiếm đoạt số tiền mà cậu ta đã tiết kiệm bấy lâu. Điều ấy thể hiện rõ trong lời kể của cô: “Còn tôi, thỉnh thoảng tôi nghĩ bụng lạy Chúa tha tội cho chứ, giá cậu ấy đưa cho mình số tiền đó thì hay biết bao! Dù sao chăng nữa thì cậu ấy cần gì đến số tiền ấy. Cậu ấy chết đến nơi rồi, còn tôi thì có thể ăn được cả đời. Tôi chỉ chờ có dịp là sẽ thực hiện được việc đó cho khôn

47

ngoan hơn. Điều dễ hiểu là tôi bắt đầu dịu dàng với cậu ta hơn, năng đến ngồi với cậu ta hơn…” [6, tr.75]. Cô không còn nghĩ đến hạnh phúc cá nhân mà điều cô cần là thật nhiều tiền, vì tiền cô cũng sẵn sàng từ bỏ thiên chức làm mẹ của mình. Cô đã rơi xuống nấc thang cuối của nhân phẩm khi từ bỏ đứa con trai lớn của mình để vừa ý của một người đàn ông luống tuổi có của cải, có ý định cưới cô.

Qua lời kể về chính cuộc đời mình của nhân vật “tôi”, cho thấy Bunhin thật khéo léo khi để nhân vật tự bộc lộ thế giới nội tâm của mình, cho dù thế giới ấy đầy toan tính, vị kỉ cá nhân.

Cùng với những hồi tưởng về cả cuộc đời mình như người phụ nữ ấy là những dòng kể chân tình của người phụ nữ không tên trong Mùa thu lạnh. Người phụ nữ này trải qua mất mát đau đớn khi cả hai người đàn ông yêu thương đều từ giã cõi đời. Giờ đây luống tuổi, trong cô chỉ còn lại kí ức với những đau đớn, bất hạnh. Thời trẻ, cô lo lắng hoang mang trước sự ra đi vì nghĩa vụ Tổ quốc của người yêu: “Tôi chợt nghĩ: Nếu như anh chết thật thì sao? Và lẽ nào trong một thời gian ngắn nào đó sẽ quên anh… Đừng nói thế, em không chịu nổi cái chết của anh đâu” [6, tr.568]. Những dự cảm và lo lắng của cô đã xảy ra khi chỉ một tháng sau đó anh đã chết trong chiến trận. Kể từ ngày ấy đúng ba chục năm trôi qua, cô chịu đựng cái chết của anh trong đau đớn, khắc khoải cho tới khi gặp và kết hôn với một người lính già. Khi người chồng cũng bỏ cô mà đi, cô vẫn tiếp tục sống như ba chục năm trước từng sống. Giờ đây cô miên man trong niềm hạnh phúc khi nghĩ về kỉ niệm của buổi chiều mùa thu lạnh của ngày nào: “ừ nhỉ, dẫu sao mình đã có cái gì trong cuộc đời? và tôi tự trả lời: Chỉ có một buổi chiều thu lạnh ấy… Tôi đã sống, đã từng sung sướng và bây giờ tôi sắp sửa ra đi” [6, tr.571]. Những mất mát đã khiến người phụ nữ dường như gục ngã không thể đứng dậy khi hạnh phúc tan vỡ. Nhưng những hồi tưởng đẹp đẽ về quá khứ khiến con người ta có nghị

48

lực để sống và khi cuối đời nhìn lại thì thấy mãn nguyện rằng mình đã từng được hạnh phúc.

Cùng thế mạnh dùng dòng hồi tưởng của chính nhân vật để khai thác thế giới nội tâm của người phụ nữ, I.Bunhin còn có cách miêu tả độc đáo nội tâm người phụ nữ qua những bức thư. Đó là những bức thư tâm tình, sâu lắng mà nhân vật này viết cho nhân vật kia, là của những người phụ nữ viết cho người mình yêu. Qua đó nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình, do đó nó tạo nên điểm nhìn chủ quan cảm xúc từ bên trong của chính chủ thể.

Trong Nàng Lika, những suy nghĩ, tình cảm dồn nén của Lika được làm sáng tỏ thêm trong bức thư cuối nàng viết cho người yêu. Những dòng chữ rắn rỏi nàng để lại, cho thấy một quyết định dứt khoát, quyết liệt của nàng rằng: Linka không thể chấp nhận một con người quá phóng túng, tự cho mình cái quyền tự do vượt qua mọi giới hạn và nàng cũng không thể chấp nhận thứ tình yêu bất thuỷ chung. Trong thư nàng thổ lộ “Em không thể chứng kiến cái cảnh anh cứ mỗi ngày một xa em thêm, em không còn đủ sức tiếp tục chịu đựng những điều xúc phạm mà anh càng ngày càng gây ra nhiều hơn cho tình yêu của em… cầu mong cho anh quên em và được hạnh phúc trong cuộc đời mới hoàn toàn tự do của mình…” [6, tr.434-435].

Lika đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực. Qua bức thư thổ lộ chân tình ấy cho bạn đọc cảm nhận về một cảm xúc rất thật trong thế giới nội tâm nhân vật. Lời tâm tình của Lika gợi bao sự xót xa thương cảm trong lòng độc giả. Từ một người con gái một thời nồng nhiệt, tự tin, hoạt bát, yêu đời trở nên trầm lặng, kín đáo giờ đây lại hoàn toàn rơi vào vực thẳm của sự đổ vỡ niềm tin và tuyệt vọng.

Một bức thư khác cũng bộc bạch tâm sự và tình cảm chính nhân vật đầy xót xa như Lika nhưng cũng lắm yêu thương trong Một chuyện tình nho nhỏ. Đó là bức thư dài viết gửi cho người tình của cô gái có đính ước với bá tước

49

Mamuna. Cô gái đã có tình yêu sét đánh với một chàng trai trẻ. Sau khi về làm đám cưới và hưởng tuần trăng mật, người phụ nữ vô cùng đau khổ khi sống bên cạnh một người chồng như “một cỗ xe tang kì dị” và da diết, không nguôi nhớ về người tình. Từ dãy núi Anpơ, nàng đã viết thư cho anh bộc bạch suy nghĩ, tâm tư của mình với nỗi xót xa, u hoài và cả những yêu thương ngọt ngào: “Anh thân yêu, anh đừng kết tội em rằng em dã biến đi mà không báo trước cho anh… xin thề với anh, rằng nếu trong đời em đã yêu ai đấy thì người đó là chính anh… Thường vào những buổi hoàng hôn, em hay nhớ về anh… Hắn không phải là người mà là một cỗ xe tang kì dị nào đó, em căm ghét hắn đến tận xương tận tủy... Nếu có ngày chúng ta gặp lại nhau và em tự do, em sẽ cúi hôn tay anh vì sung sướng… Còn nếu không thì đành phải chịu vậy” [6, tr.583–588].

Một bức thư dài với những tâm sự, bộc bạch cho thấy người phụ nữ đang chán ghét thực tại ghê gớm, nhàm tẻ và tù túng. Giờ đây nghĩ về quá khứ, cô nhớ anh da diết và khao khát được tự do để được quay sống hạnh phúc bên anh.

3.3. Thủ pháp tƣơng phản, đối lập

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, I.Bunhin còn sử dụng rất thành công thủ pháp tương phản đối lập. Biểu hiện của bút pháp nghệ thuật này chính là ở việc xây dựng hệ thống các nhân vật trái chiều: Những nhân vật trái ngược nhau về mọi mặt như tính cách, quan niệm sống và lối sống. Bút pháp nghệ thuật này làm nổi bật lên tính cách của nhân vật chính, đặc biệt ở người phụ nữ có bi kịch.

Bút pháp tương phản đối lập trong truyện ngắn Bunhin thể hiện rõ nhất trong truyện Natali. Natali được xây dựng là một người phụ nữ mang nét đẹp ngoại hình và tâm hồn đến mê hoặc lòng người nhưng lại cô đơn, lẻ loi khi bị cuốn vào mối tình tay ba giữa người bạn thân và anh họ của bạn. Cũng là một

50

góa phụ sống trầm lặng và không dám đấu tranh với định kiến xã hội để có tình yêu hạnh phúc thực sự cho mình. Để làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn ở Natali, Bunhin đã xây dựng hình tượng Xônhia mang những quan niệm và lối sống hoàn toàn đối lập với nàng. Sự tương phản, đối lập giữa Natali và Xônhia thể hiện rõ nhất trong quan niệm về tình yêu. Natali tôn thờ tình yêu bằng những xúc cảm của tâm hồn còn Xônhia lại quan niệm tình yêu là sự đồng điệu của hai thân xác. Xônhia sống suồng sã, buông thả thì Natali là một người thông minh, tính tình kín đáo khiến khi mới tiếp xúc khó mà nhận ra nàng là người “sáng dạ hay ngu độn”. Tình yêu của Xônhia là những giây phút vụng trộm khi về đêm hay buổi trưa cả nhà đã đi ngủ với những gần gũi mặn nồng của xác thịt. Còn Natali, nàng yêu với những gì trong trắng của tâm hồn, với những ý tứ ngượng ngùng khi trò chuyện, cầm tay và cùng ngồi dưới hàng bạch dương, nàng ngồi khâu vá nghe anh đọc quyển tiểu thuyết “Vực thẳm”.

Bút pháp tương phản đối lập lần nữa trở lại trong sáng tác của Bunhin thật sắc sảo và tinh tế là trong Nàng Lika – một trong những truyện đem lại giải thưởng cao quý cho Bunhin. Lika là một cô gái từng có lối sống tự do, phóng túng nhưng khi quyết định gắn đời mình với anh nhà văn thì lối sống của nàng hoàn toàn đối lập với lối sống ích kỉ của anh. Lika là cô gái đầy vẻ tươi trẻ, yêu đời, yêu âm nhạc và say xưa với những đêm vũ hội. Trong đêm xem buổi dễn âm nhạc ngoài công viên, nàng “cười nói luôn miệng, để lộ hàm răng tuyệt đẹp, nàng biết mọi người đang ngắm mình” [6, tr.289]. Với vẻ tự tin về bản thân mình, nó lại gây khó chịu cho người yêu nàng “còn tôi thì dã không thể bình tâm mà nhìn bọn họ”, anh yêu nàng tới mù quáng khi đã biến tình yêu ấy là thứ chiếm đoạt. Bất cứ khi nào anh cũng sợ mất nàng, vẻ mặt nàng đầy linh hoạt, phấn hứng khi nhảy với người điển trai nào và mọi người say mê ngắm nàng thì anh lại có những dằn vặt, phấp phỏng, lo âu. Những lúc

51

nàng vui vẻ, hoạt bát và tỏ ra muốn nổi bật giữa đám đông lại là lúc mà anh muốn nàng sống giản dị, lặng lẽ và đóng vai người quan sát đầy khắt khe trước đám đông. Khi nàng trở nên trầm lặng khép mình thì anh lại nhân danh nghệ sĩ mà cho mình quyền vượt qua mọi giới hạn. Anh tự do đi đây đó, và có những cuộc tình thoảng qua với nhiều cô gái, bỏ mặc nàng bơ vơ trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng. Sự đối lập về quan niệm sống của Lika và người nàng yêu khiến nàng cảm thấy như nghẹt thở, bế tắc mà phải thốt lên: “Chỉ có điều anh quá ư khắt khe với em, ý muốn nào của em, anh cũng cho là tầm thường, anh tước bỏ của em mọi thứ quyền, còn mình thì tha hồ muốn làm gì thì làm…” [6, tr.432]. Chính những điểm bất đồng đó đã khiến nàng rơi vào bi kịch của tình yêu.

3.4. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ vốn là “cái vỏ của tư duy” và phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Đối với văn chương nghệ thuật, ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở chức năng đó mà nó còn trực tiếp thể hiện tính cách, lối sống và quan niệm sống của các nhân vật. Trong tác phẩm của I.Bunhin, gắn với mỗi kiểu tính cách, quan niệm sống và lối sống là có những ngôn ngữ tương ứng khác nhau. Điều này cho thấy sự đa dạng trong việc sử dựng ngôn ngữ của Bunhin, sự đa dạng về kiểu người phụ nữ trong xã hội nói chung và nước Nga nói riêng.

3.4.1. Ngôn ngữ suồng sã, táo bạo

Trong các truyện viết về người phụ nữ của Bunhin, xuất hiện không ít người phụ nữ có lối sống phóng túng như kiểu phụ nữ tha hóa hay nổi loạn. Gắn với sự nổi loạn và cơ mưu ở họ là những ngôn ngữ họ dùng hết sức táo bạo, suồng sã.

Kiểu ngôn ngữ này trước hết thể hiện ở nhân vật “tôi” trong Cuộc đời

52

ông quanh mình. Có hoàn cảnh sống bơn trải từ nhỏ nên cho thấy đây là kiểu người giang hồ, sống không có mực thước. Do vậy, nhân vật dùng ngôn ngữ cũng suồng sã, táo bọa như chính cuộc đời cô thể hiện cả trong lời kể và trong đối thoại. Lời kể suống sã như ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày qua từng từ ngữ, câu văn: “Này nhé…”, “ờ may..”, “từ hồi mồ ma của cụ”, “tại sao có sắc đẹp nhường ấy lại rơi vào số phận làm công việc đầu tắt mặt tối như thế”, “tôi thường bụng bảo dạ rằng…”, “cái thằng què quặt ấy nó lại mê tôi nữ chứ, sung sướng thay cho tôi, mà khổ thay cho nó…”. Không chỉ thế mà trong đối thoại với nhân vật khác, cô cũng dùng ngôn ngữ như vậy, đặc biệt trong cuộc hội thoại với cậu con trai và cô gái giang hồ ở trọ: “Cô phải đi kiếm tiền của những khách làng chơi đi thôi, nhà tôi có phải là nhà tế đâu”, “quý hóa gì cái tình yêu ở con đĩ trăm thằng này”.

Trong Cuộc đời tươi đẹp, kiểu ngôn ngữ mà nhân vật sử dụng suồng sã và chợ búa thì ở các nhân vật “nổi loạn” lại là thứ ngôn ngữ táo bạo, mạnh dạn như chính con người họ. Trong Say nắng, tiếng sét ái tình nổi lên ngay trong câu nói đầu của cô gái “Tôi hình như đang say phải không, anh từ đâu tới… đây là tôi chóng mặt hay là chúng ta đang quay về phía nào” [6, tr.272]. Anh xin cô xuống tàu, cô không ngần ngại đáp “thôi được anh muốn thế thì thế”. Còn người phụ nữ trong Những tấm danh thiếp, lại thể hiện luôn tâm trạng chán nản và khát vọng của mình ngay trong từng câu nói với người tình,

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ivan bunhin (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)