Nhân vật nổi loạn

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ivan bunhin (Trang 37)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.4. Nhân vật nổi loạn

Thế giới nhân vật nữ trong truyện của Bunhin bên cạnh những người sống cam chịu bi kịch, ta còn bắt gặp những người chống lại hoàn cảnh để tự giải thoát cho mình. Họ biết khao khát và kiếm tìm hạnh phúc, tình yêu thực sự cho mình. Kiểu nhân vật này xét ở góc độ nào đó họ cũng là những con người của bi kịch, vì cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, sống cùng người chồng thô kệch như một cỗ máy chỉ biết công việc. Nhưng họ không cam chịu và tuyệt vọng mà có những tư tưởng mới để tự kiếm tìm hạnh phúc ở những cuộc tình chóng vánh, thoáng qua như cơn say nắng hay sét đánh. Những tư tưởng tiến bộ trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, trong lối sống, quan niệm sống và ý thức đấu tranh để thực hiện những tư tưởng ấy đã biến những người phụ nữ thành những người “nổi loạn”. Nhân vật nổi loạn ở đây không giống như quan niệm của các nhà nghiên cứu cho rằng nhân vật đi lệch với tư tưởng, ý định mà nhà văn vạch sẵn. Ở đây nổi loạn là nói đến cách sống không tuân theo bất cứ khuân mẫu nào, thậm chí là đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội.

Kiểu nhân vật nổi loạn đầu tiên thể hiện trong một truyện nổi tiếng của Bunhin đó là người phụ nữ trong Say nắng. Nàng là một thiếu phụ có cuộc

32

tình chóng vánh thoảng qua tựa cơn say nắng với một chàng thiếu úy trẻ quen biết trên chuyến tàu.

Cả hai cùng đi trên một chuyến tàu, không quen biết từ trước, nàng chủ động nói chuyện với anh, đứng gần anh và không biết là mình say hay tàu đang đi về hướng nào. Không một cuộc trò chuyện, cả hai như cùng hiểu nhau, viên sĩ quan có những hành động rất thân thiết với nàng và van nàng hãy xuống tàu ngay bến gần nhất. Nàng không do dự mà theo anh cùng xuống tàu. Điểm dừng chân của họ là một khách sạn và họ đã cuốn vào cuộc tình một đêm tại đây. Cả hai như cùng có những khao khát dồn nén gần gũi về “thân xác”. Ngay khi nhân viên khách sạn vừa đóng cửa lại “viên sĩ quan liền bổ đến bên nàng rồi cả hai cùng run rẩy chìm đắm trong cái hôn… trải qua một phút như thế” [6, tr.274]. Giây phút mà cả hai cảm thấy hạnh phúc nhất khiến họ sau này vẫn phải nghĩ tới là đời mình chưa bao giờ trải qua một phút như thế. Phút giây thực sự là hạnh phúc ấy đến với nàng thật chóng chỉ trong một đêm. Tới ngày hôm sau, nàng chợt nghĩ lại dường như lúc ấy là lúc màn đêm đổ xuống tâm trí mình. Nàng ý thức được rằng cuộc tình này chỉ nên thoáng qua tựa cơn say chứ không thể đi xa hơn được nữa bởi nàng có chồng và cô con gái đã ba tuổi. Nàng cũng ý thức được danh dự của mình khi “cả quyết với anh rằng, em hoàn toàn không phải như người mà anh đã có thể tưởng tượng về em… như say nắng...”. Ngay sáng hôm sau, nàng ra đi và để lại cho viên sĩ quan một nỗi nhớ, nỗi vấn vương da diết. Dường như tất cả mọi thứ trong phòng đều gợi lên hình ảnh nàng. Anh khắc khoải và muốn đi tìm nàng nhưng ngoài biết thành phố nàng ở và biết nàng có gia đình thì anh không biết gì, thậm chí cả tên anh chỉ gọi là “người đẹp không quen biết”.

Đọc truyện của Bunhin, ta thấy nét độc đáo trong việc phản ánh tình yêu của người phụ nữ là nhà văn tập trung xây dựng các cuộc tình thoáng qua tựa cơn say nắng và sét đánh. Do vậy, những mối tình vụng trộm chỉ vụt qua

33

chốc lát được trở đi trở lại trong truyện của Bunhin đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Cùng với người thiếu phụ trong Say nắng, cô gái trong

Những tấm danh thiếp cũng trải qua những cảm xúc yêu thương mãnh liệt

trong cuộc tình thoáng chốc. Trong truyện, người phụ nữ cũng không có tên mà chỉ được gọi là nàng. Nàng là người có chồng và không phải năm đầu mà lấy chồng từ rất sớm. Chồng nàng làm thư ký phòng quản thủ điền thổ huyện rất tốt rất lành nhưng tiếc là “không có gì thú vị” như lời nhận xét của nàng. Sống cùng người chồng không có gì thú vị mà chỉ biết công việc khiến người phụ nữ này tự đi tìm những thú vị cho cuộc đời mình vì nàng cho là mình chưa biết “mùi đời, chưa biết mảy may”. Phải chăng cái “mùi đời” mà nàng muốn biết đó là những xúc cảm thật của tình yêu nó ra sao mà nàng không có trong cuộc sống hôn nhân của mình.

Trên chuyến tàu tới thăm người chị ở Xviagiơxki nàng đã quen anh nhà văn trẻ mà nổi tiếng. Nàng nhanh chóng nảy sinh tình cảm và bắt đầu cuộc tình say đắm tới ngất ngây cùng anh nhà văn trong những ngày ngắn ngủi trên tàu. Phút đầu họ cùng nói chuyện, làm quen với nhau khi chính anh là người đã chủ động tiến tới nhưng ở nàng còn có sự e ấp, ngờ nghệch. Anh chạm tới những điều mà nàng khao khát để rồi họ cùng cuốn vào mối tình như một cuộc phiêu lưu. Thoạt đầu nói chuyện nàng còn thường trả lời một cách rụt rè, lúng túng sau rồi cũng mạnh dạn hơn. Khi được hỏi về cuộc sống gia đình thì nàng tỏ ra không mấy mặn mà với cuộc sống thực tại đó. Rồi hành động nàng châm thuốc hút cũng đầy lóng ngóng nhưng “hút một cách dũng cảm, rít những hơi nhanh, theo kiểu phụ nữ”. Tất cả đã khơi dậy ở anh nhà văn ngọn lửa dục khao khát có nàng. Khi cùng nàng ngồi trong phòng ăn, uống vôtka anh có ý nghĩ muốn lợi dụng cái ngây ngô, thiếu từng trải của nàng. Cuối cùng khi nàng mở lòng hơn để tâm sự cùng anh thì anh đã dẫn nàng tới những “khoái cảm, lạc thú” của men tình: “Ở cửa sổ, những mảnh gỗ cửa chớp ngoài chấn song chếch lên

34

trên... Ôi nói năng và đi lại sát sạt như thế mà chẳng một ai lại có thể nghĩ rằng người ta đang làm gì cách đó có một bước, trong căn phòng lốp trắng này… nàng đã có một vẻ mãn nguyện đau buồn [6, tr.466-467].

Những ngày trên tàu không nhiều nhưng nó đã mang lại hạnh phúc mà cả bao nhiêu năm làm vợ nàng không có. Nàng mãn nguyện với tất cả những gì anh nhà văn trẻ mang đến cho mình. Từ người phụ nữ chưa từng trải, nàng trở thành người mạnh dạn hơn, cả gan tận hưởng hạnh phúc bất ngờ và biết được lạc thú của yêu đương. Nhưng mọi lạc thú, “mùi đời” ấy nó tới quá nhanh và rồi cũng kết thúc trong vội vã, vì lẽ nàng là người đã có gia đình. Dù mãn nguyện nhưng khuôn mặt nàng mang vẻ đau khổ. Nàng đau khổ phải chăng tự thấy thương cho mình có hạnh phúc thật ngắn ngủi và cũng phải chăng hạnh phúc nàng đang có lại là thứ hạnh phúc từ sự phản bội. Nàng rất yêu anh nhà văn và cùng trải qua mọi sự gần gũi nhưng lại không thể từ bỏ gia đình của mình. Nàng không thể bỏ nghĩa vụ làm vợ bởi chồng nàng rất tốt, cũng không thể vì lạc thú cá nhân mình mà để mang tiếng xấu. Chính nàng đã khép lại cuộc tình vội vã ấy cũng là để khép lại những dằn vặt về sự phản bội của một người vợ. Chuyến tàu đáp bến cũng là điểm chấm hết cuộc tình này khi nàng xuống bến mà không hề ngoái lại rồi vội vàng hòa vào đám đông nhốn nháo trên bến.

Một nhân vật nữa đại diện cho kiểu phụ nữ nổi loạn đó là phu nhân bá tước – El-mamuna trong Một chuyện tình nho nhỏ. Chuyện tình của nàng đúng như cái tên của truyện. Cô gái đã có đính ước với bá tước Mamuna, một người có tuổi, sống như một cỗ xe tang kì dị. Nàng lại dành tình yêu của mình cho một chàng trai mới quen. Khi không tới được với anh, nàng vẫn âm thầm ấp ủ với tình yêu ấy dù sau khi làm đám cưới. Bến tàu, sân ga là nơi diễn ra cảnh chia li, tiễn biệt và cũng là nơi hội ngộ của biết bao người. Cô gái trong truyện không tìm thấy hạnh phúc của mình trên chuyến tàu nào mà nó bắt đầu

35

từ một sân ga. Tại sân ga, nàng có vẻ đau khổ đợi ai đó thì anh là người nhận ra nét ấy trên khuôn mặt nàng. Khi sân ga vắng lặng, họ làm quen và đi dạo. Mới quen nhưng nàng tỏ ra rất thân mật rồi chủ động mời anh đi dạo trong rừng cây vào lúc hoàng hôn. Sau đó những ngày bên nhau này, vào chiều hoàng hôn họ vẫn thường đi dạo trong rừng. Họ trò chuyện vui vẻ và nàng còn vui đùa hồn nhiên như một đứa trẻ. Nàng chủ động thổ lộ rằng rất có cảm tình với anh, song không cho anh vượt qua giới hạn của một tình yêu trong trắng. Khi phải chia tay người tình về làm đám cưới và hưởng tuần trăng mật, nàng không thôi da diết nhớ về anh. Từ dãy núi AnPơ, nàng đã viết bức thư dài cho người tình giãi bày hết tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình: “Anh thân yêu, anh đừng kết tội em rằng em đã biến đi mà không báo trước cho anh… còn nếu không thì đành phải chịu vậy” [6, tr. 154-158]

Điểm chung cho kiểu nổi loạn ở người phụ nữ trong truyện của Bunhin là họ đều tìm thấy hạnh phúc không phải ở người chồng, người yêu mà ở những người tình. Không phải cuộc tình nào cũng đến bất chợt, vụt qua như trong Say nắngNhững tấm danh thiếp mà còn có cuộc tình được xây dựng như một kế hoạch và tồn tại bền lâu là trong Kapkaz. Trong truyện, người vợ của viên sĩ quan cũng không thoải mái, hạnh phúc gì khi sống cùng người chồng có bản tính tự kiêu và độc ác. Như một lẽ tự nhiên, nàng cũng kiếm tìm sự bù đắp ở một mối tình vụng trộm. Hàng ngày nàng đến với người tình dù chỉ được một vài phút. Nàng bất chấp tất cả để có được chuỗi ngày thật thoải mái bên người mình yêu dù biết chồng đã bắt đầu nghi ngờ, thậm chí theo dõi nàng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ danh dự. Nàng táo bạo cùng người tình lên kế hoạch đi biển và lấy mọi lí do để chồng nàng đồng ý dẫu biết ông ta vẫn sẽ theo dõi mình. Sức mạnh của tình ái khiến người ta không còn biết sợ, nàng cũng đã quá mệt mỏi khi luôn phải giả tạo trước mặt chồng nên sẵn sàng thà chết còn hơn phải chịu đau khổ.

36

Người phụ nữ trong Kapkaz “nổi loạn” thực sự, nàng mạnh mẽ và quyết liệt muốn giải thoát mình khỏi cuộc sống hôn nhân tù túng. Chồng nàng kiên quyết bảo vệ danh dự của một viên sĩ quan thì nàng không cần danh dự đó nếu phải sống trong đau khổ. Người ta có thể chịu đau khổ vì danh dự và chết vì danh dự, còn nàng cần có một hạnh phúc. Sự mạnh mẽ của nàng đã chiến thắng quan niệm cổ hủ của chồng, nàng được ở bên người mình yêu còn chồng nàng đã tự sát để giữ danh dự mình cho mình khi biết chắc nàng có nhân tình.

Kiểu nhân vật nổi loạn tuy không quá mới mẻ trong sáng tác văn chương nước Nga, nhưng việc xây dựng những người phụ nữ trong cái nhìn lệch chuẩn của con người thời đại như vậy cho thấy tài năng và cái nhìn mới về người phụ nữ của Bunhin. Người phụ nữ nổi loạn là người biết kiếm tìm thậm chí là quyết liệt đấu tranh cho hạnh phúc thật sự của mình. Qua cách khắc dựng kiểu nhân vật này cho thấy tư tưởng của Bunhin là con người muốn có hạnh phúc thực sự thì phải biết đấu tranh, đặc biệt là người phụ nữ.

Như vậy, Bunhin khắc họa rất thành công hình tượng người phụ nữ trong các sáng tác của mình. Các nhân vật nữ hiện lên với nhiều vẻ khác nhau là hình ảnh khái quát cho các kiểu dạng số phận, tính cách của người phụ nữ trong xã hội. Bunhin dành ngòi bút miêu tả ưu ái với tất cả những người phụ nữ nhằm cho người đọc thấy được những nét riêng thật sinh động ở họ. Với mỗi kiểu nhân vật, nhà văn lại dụng công khắc họa hình ảnh độc đáo riêng để tạo nên sự mới mẻ đối với người đọc. Do vậy, tất cả nhân vật nữ của Bunhin đều dành được lòng yêu mến của độc giả. Tuy nhiên khi Bunhin xây dựng các kiểu nhân vật nữ, ta nhận thấy cảm hứng miêu tả mãnh liệt nhất dường như nhà văn tập trung trong kiểu dạng phụ nữ nổi loạn. Điều này thể hiện chân thực ý muốn của Bunhin và khát vọng của người phụ nữ là người phụ nữ luôn muốn được yêu thương, chở che. Tuy nhiên không vì thế mà hình ảnh của

37

kiểu nhân vật khác sẽ bị mờ nhạt hay bỏ quên. Ở mỗi kiểu phụ nữ lại gây ấn tượng, xúc cảm riêng với người đọc. Nếu kiểu phụ nữ nổi loạn khiến người ta có ý thức mạnh mẽ đấu tranh cho hạnh phúc thì kiểu nhân vật bi kịch lại mang đến cho người ta cảm giác yêu thương, đồng cảm, sẻ chia. Việc tái hiện hài hòa kiểu người phụ nữ trong cuộc sống vào trang viết là tài năng xuất sắc ở Bunhin góp phần khẳng định vị trí nhà văn trong nền văn học nước nhà.

38

Chƣơng 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA IVAN BUNHIN

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ivan bunhin (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)