Ngôn ngữ suồng sã, táo bạo

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ivan bunhin (Trang 57)

7. Bố cục của khóa luận

3.4.1. Ngôn ngữ suồng sã, táo bạo

Trong các truyện viết về người phụ nữ của Bunhin, xuất hiện không ít người phụ nữ có lối sống phóng túng như kiểu phụ nữ tha hóa hay nổi loạn. Gắn với sự nổi loạn và cơ mưu ở họ là những ngôn ngữ họ dùng hết sức táo bạo, suồng sã.

Kiểu ngôn ngữ này trước hết thể hiện ở nhân vật “tôi” trong Cuộc đời

52

ông quanh mình. Có hoàn cảnh sống bơn trải từ nhỏ nên cho thấy đây là kiểu người giang hồ, sống không có mực thước. Do vậy, nhân vật dùng ngôn ngữ cũng suồng sã, táo bọa như chính cuộc đời cô thể hiện cả trong lời kể và trong đối thoại. Lời kể suống sã như ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày qua từng từ ngữ, câu văn: “Này nhé…”, “ờ may..”, “từ hồi mồ ma của cụ”, “tại sao có sắc đẹp nhường ấy lại rơi vào số phận làm công việc đầu tắt mặt tối như thế”, “tôi thường bụng bảo dạ rằng…”, “cái thằng què quặt ấy nó lại mê tôi nữ chứ, sung sướng thay cho tôi, mà khổ thay cho nó…”. Không chỉ thế mà trong đối thoại với nhân vật khác, cô cũng dùng ngôn ngữ như vậy, đặc biệt trong cuộc hội thoại với cậu con trai và cô gái giang hồ ở trọ: “Cô phải đi kiếm tiền của những khách làng chơi đi thôi, nhà tôi có phải là nhà tế đâu”, “quý hóa gì cái tình yêu ở con đĩ trăm thằng này”.

Trong Cuộc đời tươi đẹp, kiểu ngôn ngữ mà nhân vật sử dụng suồng sã và chợ búa thì ở các nhân vật “nổi loạn” lại là thứ ngôn ngữ táo bạo, mạnh dạn như chính con người họ. Trong Say nắng, tiếng sét ái tình nổi lên ngay trong câu nói đầu của cô gái “Tôi hình như đang say phải không, anh từ đâu tới… đây là tôi chóng mặt hay là chúng ta đang quay về phía nào” [6, tr.272]. Anh xin cô xuống tàu, cô không ngần ngại đáp “thôi được anh muốn thế thì thế”. Còn người phụ nữ trong Những tấm danh thiếp, lại thể hiện luôn tâm trạng chán nản và khát vọng của mình ngay trong từng câu nói với người tình, nhất là khi nàng nói về người chồng và cuộc sống hôn nhân của mình:

- Chắc chị cũng có chồng rồi chứ?

-Có chồng rồi và than ôi chẳng phải là năm đầu -Tại sao lại than ôi?

-Em dại dột vội lấy chồng quá sớm. Nghoảnh đi nghoảnh lại chẳng mấy chốc cuộc đời sẽ trôi qua.

53

-Than ôi, chẳng lâu la gì, mà em còn chưa biết mùi đời, chưa biết mảy may!

-Muốn biết cũng chưa muộn -Thì em cũng đang muốn biết đây

-Vậy ông chồng làm gì, quan chức chăng

-Ôi chao, chồng em là người tốt bụng, hiền lành nhưng tiếc một nỗi là chẳng thú vị gì cả… [6, tr.462-463].

Ngôn ngữ táo bạo và mãnh liệt như chính con người của nhục dục, lạc thú thể hiện rõ qua Xônhia trong Natali. Trong những lần đối thoại với người anh họ và cũng là người tình của cô: “Chỉ mới hai năm…anh đã biến thành một chàng trai sỗ sàng, không biết ngượng ngùng là gì nhưng lại rất hấp dẫn…” [6, tr.486]. Và “Hay là không, không cần châm nến đâu, đến đây với em nhanh lên, ôm lấy em đi, em sợ lắm” [6, tr.520].

Xây dựng kiểu ngôn ngữ này cho thấy I.Bunhin có một sự am hiểu người phụ nữ sâu sắc, không riêng với những người phụ nữ có tâm hồn đẹp như người ta vẫn thường thờ phụng mà cả với người có những ham muốn cá nhân bình thường như một tất yếu. Hay chính là ông không ham khám phá về người phụ nữ ở những gì thanh cao tuyệt đối phi thường mà nó ở ngay cả những gì đời thường thậm chí là tầm thường.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ivan bunhin (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)