1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của raymond carver

92 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 700,21 KB

Nội dung

Với những sáng tác lần lượt trở thành tiêu biểu mẫu mực của cả một thời đại, Raymond Carver đã trở thành tác giả mở đường cho một trong ba khuynh hướng truyện ngắn hậu hiện đại của thế g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Minh Thủy

BỨC TRANH CUỘC SỐNG TRONG

TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Minh Thủy

BỨC TRANH CUỘC SỐNG TRONG

TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER

Mã số : 60 22 02 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐÀO NGỌC CHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác

Đỗ Thị Minh Thủy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn:

- Thầy hướng dẫn, Pgs Ts Đào Ngọc Chương

- Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài, phòng Sau đại học trường Đại học

Trang 5

M ỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

M ỤC LỤC 3

D ẪN NHẬP 5

1 Lí do ch ọn đề tài 5

2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 12

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Đóng góp của đề tài 13

6 C ấu trúc của đề tài 13

CHƯƠNG 1: XÃ HỘI MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER 14

1.1 Cách nhìn c ủa Raymond Carver 14

1.2 Môi trường sống của xã hội Mỹ trong truyện ngắn của Raymond Carver 17

1.2.1 Môi trường tự nhiên 17

1.2.2 Môi trường sinh hoạt xã hội 20

CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER 28

2.1 Con người trong truyện ngắn của Carver từ góc nhìn lịch sử, văn hóa và xã hội 28

2.1.1 Con người bị cô lập và tự cô lập 28

2.1.2 Con người kiếm tìm bản thể 34

2.2 Con người trong truyện ngắn của Raymond Carver từ góc nhìn phân tâm học 40 2.2.1 Con người hiện sinh 40

2.2.2 Con người lưỡng phân 56

CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN CUỘC SỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN C ỦA RAYMOND CARVER 69

3.1 Không gian gia đình và không gian xã hội 69

3.2 Không gian mang tính ch ất biểu tượng 70

3.2.1 Ngu ồn gốc, vai trò biểu tượng 70

3.2.2 Không gian bi ểu tượng ám gợi sự cách ly, cô lập 71

3.2.3 Không gian bi ểu tượng ám gợi sự rạn nứt và đổ vỡ 74

3.2.4 Không gian bi ểu tượng ám gợi sự hồi sinh 77

3.3 H ệ thống các motif 80

3.3.1 Khái ni ệm motif 80

Trang 6

3.3.2 Motif “gi ấc mơ” 80

3.3.3 Motif “c ặp đôi song trùng” và motif “người say” 82

K ẾT LUẬN 84

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 87

Trang 7

về con người, thế giới, tâm trạng hoài nghi và chối bỏ các thang giá trị trước đó, sự thống trị của kĩ nghệ và truyền thông, nỗi cô đơn của cá thể đi tìm giá trị thực của cuộc sống có thể nhận thức rõ điều này thông qua một loạt các sáng tác của những cây bút hậu hiện đại nổi tiếng như Toni Morrison, Ken Kesey, Paul Auster, McCarthy, Barthelme, Don Delilo và không thể không kể đến chủ soái của chủ nghĩa tối giản Raymond Carver

Với những sáng tác lần lượt trở thành tiêu biểu mẫu mực của cả một thời đại, Raymond Carver đã trở thành tác giả mở đường cho một trong ba khuynh hướng truyện ngắn hậu hiện đại của thế giới, lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều cây bút khác, duy trì nguồn cảm hứng đọc truyện cho công chúng độc giả trên toàn thế

giới, đúng như tờ báo Phialadelphia Inquirer của Mỹ đã từng nhận xét “Raymond

Carver đã thổi một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mĩ, và ngay lập tức trở thành một bậc thầy về hình thức, một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất và yêu mến nhất Ông cho thấy cái bi kịch, mỉa mai ngự trị trong tim những con người bình thường” [dẫn theo 10, tr.Bìa], và cũng đúng như tạp chí uy tín của Mỹ

Newsweek đánh giá về ông “bằng những chi tiết, hình ảnh và đối thoại sắc bén như

thủy tinh… Cực kì chuẩn xác, Carver nắm bắt những dòng điện xuyên qua cuộc sống của con người ta và làm họ cháy sém không thể xóa mờ” [dẫn theo 10, tr.Bìa]

Đứng trên góc nhìn lịch sử, văn hóa và xã hội, có thể thấy trong các tác phẩm của Raymond Carver, bức tranh cuộc sống được phản ánh sắc nét qua một loạt hệ

Trang 8

thống nhân vật chủ yếu là những người thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội với một đời sống bấp bênh, chịu tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của các biến động kinh tế,

xã hội Không bàn trực tiếp về những vấn đề như triết học, chiến tranh, tôn giáo, tự nhiên… Raymond chỉ tập trung thể hiện sự rạn nứt gia đình, sự chông chênh của con người thời hậu hiện đại Không ở đâu mà vấn đề về mối quan hệ vợ chồng, đôi lứa,

bố mẹ - con cái lại được xoáy sâu như trong những trang viết tối giản của người Mĩ này Cũng không ở đâu mà tình trạng bất an, bất tín nhận thức, lưỡng phân lại được

đề cập nhiều như vậy

Raymond Carver khai thác sâu nỗi ám ảnh con người trong xã hội hậu hiện đại,

họ là những mảnh vỡ của sự tan vỡ các mối quan hệ gia đình và xã hội Trong hệ thống không gian để nhân vật hoạt động, nói năng hay cảm nhận tất thảy sự cô độc trong im lặng, có không gian lễ hội rực rỡ, tấp nập của yến tiệc, quán bar, hộp đêm, trường đua cho đến không gian thu hẹp nhất trên chiếc giường ngủ của một đôi vợ chồng hay đơn giản là một chiếc sofa của người chồng tách biệt khỏi không gian của người vợ Những không gian sống ấy tuy nhiên cũng như những mảnh vỡ được lắp ghép một cách không chủ ý, để vẽ ra sự đối nghịch giữa sự hào nhoáng của xã hội công nghiệp đầy màu sắc bên ngoài với sự tan vỡ, bất thường của con người trong tâm hồn, qua những biểu hiện cung bậc của sự cô đơn, hoang mang của con người hiện đại trong một guồng máy lớn của xã hội Mĩ đang trong thời kỳ bán công nghiệp

Đời sống con người trong tác phẩm của Carver mang trong mình nỗi đau, sự hoài nghi bất tận về những điều đã và đang diễn ra, càng mơ hồ về những gì sẽ diễn biến tiếp theo, họ khát khao theo đuổi và xóa mờ những khoảng cách, để tìm kiếm bản thể Carver đặt nhân vật của mình trong những “ám ảnh hiện sinh” sống và chết Trong truyện ngắn của ông cuộc sống con người và thế giới được đặt trong sự lưỡng phân, phức hợp về tâm lí, giữa những đỉnh cực thực-ảo, quá khứ-hiện tại, suy nghĩ-hành động nhuốm đầy sự cô đơn, tuyệt vọng, hoài nghi với những ám ảnh và những

“cơn điên ngắn” Họ có những khoảnh khắc nổi loạn bộc lộ tất cả những ẩn ức kìm nén của mình từ ẩn ức tính dục, xâm hại đến vượt thoát với những hành động phi lí

như ném đá liên tục (Kính ngắm), làm tình điên cuồng (Vọng lâu, Túi quà), say xỉn triền miên (Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình, Cơn sốt), đập phá đồ đạc

Trang 9

(Thêm một điều nữa thôi), cũng như đối diện với những giấc mơ trở đi trở lại Vì vậy,

khám phá bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của Caver không chỉ từ góc độ lịch

sử, văn hóa xã hội mà còn từ góc nhìn phân tâm học mà Freud đã khai sáng cũng chắc chắn sẽ mang đến những lí giải, phát hiện hữu ích và đầy thú vị

Như trên đã nói, qua những trang viết giản dị nhưng đầy ám gợi về con người

và thời đại, sự cách tân quyết liệt trong lối viết truyện ngắn của Raymond Carver đã

mở ra chân dung của một xã hội đầy những tổn thương, biến động Những mảnh ghép của bức tranh cuộc sống nước Mĩ trong những năm 70-80 của thế kỉ trước với những bất ổn trong kinh tế, xã hội và sự rạn nứt trong các mối quan hệ xã hội lần lượt được thể hiện qua những thủ pháp kĩ thuật điêu luyện Thêm vào đó, là bậc thầy của kĩ thuật viết truyện ngắn tối giản, nên ta không khó khăn để nhận thấy sự dồn nén hiệu quả trong các trang viết bên cạnh những dòng viết tuy lạnh lùng, sắc lẹm nhưng lại như chạm đến tận gốc cảm xúc của con người Vì thế, việc nghiên cứu nội dung cùng những yếu tố kĩ thuật viết truyện trong sáng tác của Raymond Carver qua những yếu

tố người kể chuyện, giọng điệu, ngôn ngữ của Raymond Carver sẽ giúp chúng ta khơi

mở hơn về thế giới nghệ thuật của ông

Bởi những lí do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu Bức tranh cuộc sống truyện ngắn của Raymond Carver như một sự góp thêm vào dòng chảy

nghiên cứu về một trong ba trụ cột của truyện ngắn Mỹ, văn học hậu hiện đại thế giới, với mong muốn có thể góp phần minh định rõ hơn đặc trưng bút pháp và những đóng góp của ông

2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề

Có thể tổng thuật qua một số nghiên cứu cơ bản trong lịch sử nghiên cứu về Raymond Carver như sau

2.1 Từ nguồn tài liệu tiếng Anh

Trước hết, chúng ta cần phải kể đến bài bình luận Những câu chuyện về nỗi cô

đơn trong mục điểm văn của Irving Howe, biên tập viên thuộc tờ Thời báo New York

số ra ngày 11/9/1983 Nhờ bài giới thiệu này, những sáng tác đầu tiên của Raymond Carver đã được công chúng chú ý và trở nên phổ biến hơn Trong đó, Irving đã chỉ ra

đặc trưng truyện ngắn của ông, đó là “độ cảm xúc ít ỏi, những xung động giống nhau,

Trang 10

không gian của ông là những thành phố đậm chất Mỹ, bán công nghiệp và đang bị tàn phá.”, và nhân vật chủ yếu là những con người cô đơn, luôn nỗ lực giao tiếp

nhưng thất bại Nhà bình luận sách cũng nhấn mạnh “Nhân vật của Carver có vốn từ

vựng rất khiêm tốn do vậy họ không thể giải phóng cảm xúc mà chỉ có thể bộc lộ mình qua hành vi” Đây là một gợi dẫn quan trọng cho các nhà nghiên cứu về sau khi nhận định sự hạn chế của ngôn ngữ, hay “sự hạn hẹp của giọng điệu” giúp cho việc thể hiện những đứt gãy, bất lực trong quá trình giao tiếp, tình trạng khuôn hạn tự thân của con người

Sau khi tập Thánh đường xuất bản, sáng tác của Carver được đưa vào chương

trình giảng dạy và ông trở thành một trong những tác giả quan trọng của văn học hậu hiện đại Mỹ Harold Bloom - giáo sư trường đại học Yale đã tập hợp các bài nghiên cứu truyện ngắn Raymond Carver trong một cuốn sách nằm trong hệ thống những

chuyên khảo nghiên cứu văn chương mang tên Những cây bút truyện ngắn nổi bật

th eo đánh giá của Bloom0

1 Trong đó Bloom tập trung nghiên cứu những truyện ngắn

tiêu biểu nhất của Carver như Mình đang gọi từ đâu, Thánh đường, Cơn sốt, Dây

cương, Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình Để đáp ứng điều kiện là một

tuyển tập dành cho sinh viên tham khảo nên chuyên khảo này được cấu trúc theo mạch giới thiệu khái quát tổng thể về nhà văn, tóm tắt cốt truyện, và tập hợp các bài viết, nhận định tiêu biểu Trong đó, dù đứng ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng các tác giả tựu trung lại đều cho rằng đó là những tác phẩm có nhiều cách tân mạnh mẽ, ngôn

ngữ trần thuật lùi về “độ không của dung lượng và xúc cảm” và “trang viết của

Carver là những biểu hiện của hậu hiện đại, đặc trưng cho một sự thách thức trong miêu tả” Cũng từ đây, tên tuổi Raymond Carver càng được quan tâm và nghiên cứu

sâu hơn, từ việc khai thác những phương diện khác nhau trong sáng tác

Bài viết Chất thơ trong truyện ngắn Vitamins của Raymond Carver1

2

của Eileen Abrahams2

3 đã chỉ ra những biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Vitamin như phép lặp từ, lặp cấu trúc, cảm giác lửng lơ, mơ hồ của nhân vật Bằng thống kê khá đầy đủ về sự trở đi trở lại của những từ khóa trong tác phẩm như girl(s), vitamin, Porland, Eileen đã chỉ ra sự hiện diện của chủ âm, tính nhạc điệu trong tác phẩm

1 Bloom’s major short story writers

2

The Poetics of Raymond Carver’s Vitamins

3 University of Texas at Austin

Trang 11

Những từ khóa này cũng mang tính ám gợi, nó khiến người đọc khi đến với truyện

ngắn này phải vận dụng cách tiếp cận thơ ca, “nghĩa là cảm nhận sự ám chỉ của ngôn

ngữ chứ không thể nắm bắt hay nhận diện” Tìm hiểu chất thơ trong sáng tác của

Raymond Carver là một bước đi cần thiết để có thể nhận diện tính đặc trưng truyện ngắn của Raymond Carver

Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Carver

là sử dụng đậm đặc các biểu tượng Tìm hiểu giá trị, giải mã biểu tượng trong sáng tác của ông là một con đường đến gần hơn với cây bút truyên ngắn xuất sắc này

Trong bài viết Ý nghĩa biểu trưng trong những truyện ngắn của Raymond

Carver 3

4 đăng trên nhật báo Truyện ngắn tiếng Anh số 46, mùa xuân 2006, Daniel W

Lehman đã tập trung phân tích những truyện ngắn tiêu biểu trong các tập truyện

Thánh đường, Mình nói gì khi mình nói chuyện tình để chỉ ra vai trò và biểu hiện cụ

thể của các hình ảnh biểu tượng Nhà nghiên cứu chú trọng phân tích những “cấu trúc tượng trưng”, những chi tiết ám gợi trong các sáng tác của Carver như chi tiết ghế

sofa trong Bảo quản (The Preversation), nụ hôn trong Mình đang gọi từ đâu Tác giả

gom các cụm tác phẩm có cùng cấu trúc như nhóm truyện Sao không nhảy đi, Bảo

quản, Kính ngắm (sự bất lực, bế tắc của những người chồng thất bại); Thánh đường, Điều tốt lành nho nhỏ, Mình đang gọi từ đâu (biểu tượng nụ hôn may mắn, nụ hôn

cứu rỗi) Từ những phân tích khá sắc sảo, ông đã khẳng định biểu tượng có vai trò

và ý nghĩa quan trọng, góp phần định hình lối viết tối giản, phong cách hậu hiện đại của nhà văn

2.2 Ngu ồn tài liệu tiếng Việt

Trong xu hướng giới thiệu về Raymond Carver và nghiên cứu về ông ở Việt Nam đã lần lượt đón nhận sự xuất hiện của những văn bản dịch ngày càng nhiều sáng

tác của Carver mà tiêu biểu là tập truyện Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình

do Dương Tường và Nguyễn Hạnh Nguyên dịch, Nxb Văn hóa Sài Gòn và Nhã Nam,

xuất bản vào cuối năm 2009 cùng Em làm ơn im đi, được không? Do Lâm Vũ Thao

dịch, Nxb Văn học và Nhã Nam vào năm 2012 Ngoài ra còn phải kể đến những văn bản dịch khác của Hoàng Ngọc Tuấn, Lê Huy Bắc và Lâm Vũ Thao công bố trên một

số trang mạng như Http://evan.vnexpress.net, Http://tienve.org,

4 Symbolic Significance in the Stories of Raymond Carver

Trang 12

Http://eblogtruyen.com Không chỉ dừng lại ở việc dịch thuật tác phẩm, các nhà nghiên cứu còn tiến hành dịch và tổng thuật những bài viết có giá trị về nhà văn

người Mỹ này, mà trước hết phải kể đến bài Nhãn quan của Raymond Carver (Raymond Carver’s vision) của Phillip Carson đăng 2 kì trên tạp chí điện tử Http://evan.vnexpress.net (Lâm Vũ Thao dịch) Bài viết này đã tổng thuật những sự kiện lớn trong cuộc sống đầy bất trắc của nhà văn, khởi nguyên của nhãn quan hoài nghi, niềm tuyệt vọng thấm đẫm trong thế giới nghệ thuật và phân tích những nét đặc

trưng của nhân vật trong sáng tác của ông Trong một bài viết khác, Raymond Carver

và khái niệm bài thơ - đối tượng chuyển tiếp, J.P Steed lại nhấn mạnh sự chuyển

dịch cách nhìn của Carver từ địa hạt thơ sang văn xuôi Tác giả tập trung nghiên cứu ngôn ngữ “đặc Mỹ”, “thực dụng tối đa”, giản đơn nhưng đầy hiệu quả thẩm mỹ Đó cũng chính là những nét đặc trưng nhất trong văn phong của Carver, người tiếp nối đầy ngoạn mục kiểu viết giản dị của Hemingway

Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn còn chuyển dịch một số bài

luận của Raymond Carver trong tuyển tập mang tên Fires (Những ngọn lửa) như

Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Về viết Carver cho rằng “Để các chi tiết được cụ thể

và chuyên chở được nghĩa, ngôn ngữ phải chuẩn xác, chọn lọc kỹ càng Các từ có thể

kỹ càng đến mức nghe thật bình thường, nhưng chúng vẫn có thể gánh vác; nếu được dùng đúng, chúng có thể chạm tới mọi cung bậc” [33] Quan điểm này là cơ sở của

phương thức dùng từ đặt câu chuẩn xác, từ ngữ tạo độ căng trong sáng tác của nhà văn So với sự nghiệp sáng tác và công trình nghiên cứu về Raymond Carver thì những bài dịch thuật trên quá ít ỏi, chưa xứng với tầm vóc của nhà văn Đặc biệt là mảng thơ của Carver vẫn còn để ngỏ

Điểm lại những công trình nghiên cứu trong nước về Raymond Carver chúng tôi nhận thấy nghiên cứu mang tính hệ thống vẫn chưa nhiều PGS.TS Lê Huy Bắc được xem là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về Carver Trong lời giới

thiệu mở đầu tập Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Lê Huy Bắc phân truyện ngắn

hậu hiện đại làm 3 khuynh hướng Truyện ngắn huyền ảo, truyện ngắn mảnh vỡ và truyện ngắn tối giản và xem Raymond Carver là đại diện tiêu biểu cho truyện ngắn

tối giản Theo đó, trong bài chuyên luận Chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver, tác

Trang 13

giả đã phân tích tương đối toàn diện đặc điểm cơ bản truyện ngắn Carver, chỉ ra kiểu cốt truyện “đồng hiện nhiều mảnh đời”, “nhiều cảnh ngộ” dựa trên những phân tích

cụ thể về tác phẩm Thánh đường để làm minh chứng cho các luận điểm Những

nghiên cứu nói trên của PGS.TS Lê Huy Bắc đã khai mở con đường đến với những sáng tác của cây bút truyện ngắn Mỹ lừng danh này Trong công trình mới xuất bản

gần đây, Lịch sử văn học Mỹ (Nxb Văn học, 2011), chuyên gia văn học Mỹ một lần

nữa tổng thuật và khẳng định vị trí của Raymond Carver trong nền văn học lớn hàng đầu thế giới

Cũng trong xu hướng giới thiệu về Raymond Carver, tác giả Dương Tường trog bài viết đăng trên tạp chí văn học nước ngoài số 5/2006 đã chỉ ra mối liên hệ giữa Carver và Anton Chekhov Ông cho rằng trong truyện kể của Caver hầu như không

có gì lớn lao cả, nhưng đằng sau những ngôn từ giản dị, đứt đoạn ấy là cả một chiều sâu bất tận những suy niệm về cuộc sống, con người Kiểu cốt truyện ấy gợi đến kiểu

“truyện không có cốt truyện” của nhà văn lớn nước Nga Đó là một gợi ý quan trọng cho những ai tiếp cận tác phẩm Ngoài ra, cũng có thể điểm qua một số nhận định thú

vị trích trong các bài viết nhỏ của một số tác giả khác như

Bên cạnh đó còn có thêm công trình nghiên cứu về nghệ thuật của Raymond Carver qua luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Vân Thanh với đề tài là Đặc sắc nghệ

thuật truyện ngắn của Caver Raymond cũng đã phần nào khơi mở cho người đọc biết

được những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong phong cách sáng tác của nhà văn sáng giá bậc nhất này

Tóm lại, từ những tìm hiểu trên đây chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu trong nước về truyện ngắn của Raymond Carver về cơ bản đã chỉ ra được nét đặc trưng trong phong cách của nhà văn, lý giải sâu sắc về quan niệm của Carver về con người, hiện thực Các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, liên văn bản, nghiên cứu tiểu sử, ngôn ngữ học đã lần lượt giải mã sáng tạo của nhà văn Mỹ xuất sắc Những cây bút đi trước đã đề cập đến những biểu hiện hậu hiện đại trong các truyện ngắn như chủ nghĩa tối giản, cách nhìn nhận về con người cô đơn, thế giới tan vỡ

Đó đều là các gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi nghiên cứu về thế giới nghệ của Raymond Carver Tuy nhiên, như trên đã nói, cả phần dịch thuật và công trình nghiên

Trang 14

cứu kể trên trong nước đến nay vẫn còn khiêm tốn so với tầm vóc và sức lan tỏa của cây bút người Mỹ này

Thêm vào đó, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của Raymond Carver Do đó, theo chúng tôi, việc lựa chọn và triển khai theo hướng nghiên cứu đó là mới mẻ và cần thiết, với mong muốn có thể sẽ ráp nối thêm một mảnh ghép vào bức tranh tổng thể về vị chủ soái của chủ nghĩa tối giản

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của Raymond Carver mà cụ thể là nghiên cứu bức tranh cuộc sống

ấy từ hai góc nhìn lịch sử, văn hóa-xã hội và góc nhìn phân tâm học cũng như tìm hiểu những một vài yếu tố kĩ thuật để xây dựng nên bức tranh ấy

3.2 Ph ạm vi khảo sát

Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi lựa chọn khảo sát trên hai tập truyện ngắn, và một số truyện ngắn khác đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, gồm:

Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình (What we talk about when we talk

love) (Dương Tường và Nguyễn Hạnh Quyên dịch, NXB Văn hóa Sài gòn và Nhã Nam, 2009)

Em làm ơn im đi, được không? (Will you please be quiet please) ( Lâm Vũ

Thao dịch, NXB Văn học và Nhã Nam, 2012)

Ngoài ra còn một số câu chuyện khác như : Thánh đường, Mồi lửa, Gọi đến

nếu mình cần tôi, Những giấc mơ, Mình đang gọi từ đâu………đã được chuyển ngữ

sang Tiếng Việt và được đăng trên các trang mạng xã hội online

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây

- Phương pháp thống kê: Thống kê một số các dữ liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu

Trang 15

- Phương pháp phân tích: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thể đi sâu nhận diện những giá trị của sáng tác

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này giúp chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu trong một hệ thống để thấy được tính toàn diện

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Nhằm đối chiếu bản dịch với nguyên bản, đặc biệt trong phần khảo về ngôn ngữ của tác phẩm

- Phương pháp liên ngành: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thể tiếp cận tác phẩm một cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…

5 Đóng góp của đề tài

- Luận văn là một bước kế thừa những nghiên cứu trước đó về truyên ngắn của Raymond Carver đồng thời là một sự tiến triển góp phần nhận diện sâu hơn về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông

- Luận văn góp phần vào dòng chủ lưu nghiên cứu văn học hậu hiện đại Mỹ nói riêng và thế giới nói chung

6 C ấu trúc của đề tài

Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương chính:

Chương 1 XÃ HỘI MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND

Trang 16

C HƯƠNG 1: XÃ HỘI MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

RAYMOND CARVER

1.1 Cách nhìn c ủa Raymond Carver

Raymond Carver (1938-1988) sinh ra ở Clatskanie, bang Oregon, Mỹ Sau đó, ông chuyển tới sống ở Port Angeles, bang Washington, cho tới khi qua đời Dù cuộc

sống mưu sinh đầy khó khăn nhưng Raymond Carver vẫn theo học khóa viết văn của John Gardner tại Chicago State College Ông đã từng xuất bản một số tập thơ và một

tập truyện ngắn với số lượng ấn bản ít ỏi trong những năm 1960 và 1970 Tuy nhiên,

mãi đến khi tập truyện ngắn Em làm ơn im đi, được không? (tựa gốc Will you please

be quiet, please?) ra đời vào năm 1976, tên tuổi ông mới thực sự được biết đến, và cũng từ đây, ông đã trở thành một trong các tác giả bậc thầy, một trong những nhà văn được bạn đọc nhiều nhất và yêu mến nhất Và cũng từ đây tác giả đã giành được

học bổng Guggenheim Fellowship vào năm 1979 và hai lần đoạt giải thưởng của Quỹ

học bổng quốc gia Hoa Kỳ cho lĩnh vực nghệ thuật Vào năm 1983, Carver còn nhận được giải thưởng uy tín “Mildred and Harold Strauss Living Award” và giải thưởng Levinson do tạp chí Poetry trao tặng vào năm 1985 Đến năm 1988, Carver được

chọn là thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Hoa Kỳ, sau đó nhận được bằng Tiến sĩ Văn chương tại Đại học Hartford, cũng trong thời gian này, ông nhận giải thưởng Brandeis Citation dành cho văn xuôi vào năm 1988 Các tác phẩm của Raymond Carver tuy số lượng không nhiều nhưng đến nay đã được

dịch ra hơn hai mươi ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới, và được người Mĩ cùng đông đảo bạn đọc trên thế giới say mê như đón một luồng gió mới thổi vào với thể

loại truyện ngắn đặc sắc thuộc chủ nghĩa tối giản của văn học hậu hiện đại Chính vì

vậy, Raymond Carver cũng nhanh chóng trở thành một tên tuổi được giới nghiên cứu quan tâm về cả phương diện phong cách viết văn cũng như mảng đề tài mà ông lựa

chọn

Trang 17

Như ở phần mở đầu chúng tôi đã giới thiệu, Raymond Carver là một trong

những gương mặt ưu tú trên văn đàn Hoa Kỳ trong những năm gần đây Kế thừa thành tựu của những nhà văn hiện đại lớp trước, Raymond Carver đã khai mở một lối

viết hậu hiện đại độc đáo, để trở thành chủ soái của lối viết thuộc chủ nghĩa “tối

giản” Đồng thời, xuất phát từ cảm quan hậu hiện đại trong văn chương không chỉ thể hiện ở chỗ nhà văn tái hiện sự hỗn loạn của đời sống, mà quan trọng hơn, chính là một nguyên tắc nhìn đời sống của nhà văn, đời sống có nhiều biến động thay đổi, không còn tiêu chuẩn giá trị nhất định Đó là sự ghi dấu đậm cơn khủng hoảng niềm tin của con người, lí tưởng và các định hướng giá trị đời sống bị đổ vỡ, con người trở nên méo mó, đáng thương, tù túng và bế tắc ngay trong chính cuộc sống của mình

Từ xuất phát điểm như vậy, tác phẩm của ông như Em làm ơn im đi, được

không?, Mình nói chuy ện gì khi mình nói chuyện tình, Thánh đường…, với hình thức

đơn giản hóa nghệ thuật đến mức tối đa, với chủ trương đề cao tính tối giản trong sáng tạo để đạt đến độ vô cảm của lối viết… đã đưa người đọc vào tâm điểm của sự

hỗn độn đương đại trong một thế giới ngột ngạt bởi công việc, bởi sự hoài nghi của

những mối quan hệ gia đình, xã hội và cả sự hoang mang của chính bản thể cá nhân… Đặc biệt với sự giải phóng ý tưởng táo bạo và tạo nên một thế giới nhân vật

với những mối quan hệ hẹp đầy dửng dưng đến quái gở song trùng với thế giới thực

tại đã khiến những trang viết của Raymond Carver trở nên đầy sức hút mãnh liệt đối

với nhiều thế hệ độc giả

Tiếp nhận cảm quan chung của hậu hiện đại, trong tác phẩm của Raymond Carver, ta bắt gặp những cảm thức chung về sự đổ vỡ niềm tin, sự hoang mang vô độ cùng với cảm giác bơ vơ, lạc lõng của những con người trong chính đời sống “hỗn mang” từ gia đình bước ra ngoài xã hội Đồng thời, cũng bị cuốn hút bởi những dấu

ấn rất riêng trong cách nhìn của ông khi xây dựng bức tranh cuộc sống Không tham

vọng, không lựa chọn những đề tài lớn lao như bạo lực văn hóa, cuồng tín tín ngưỡng, đại biến cố, sự khủng bố của đám đông, bí mật lịch sử, khủng hoảng kinh tế vv như một số tác giả hậu hiện đại khác, Raymond Carver hướng cái nhìn của ông vào những khía cạnh đề tài rất mộc mạc, dung dị và gần gũi, đó chính là đời sống và

Trang 18

những mối quan hệ giữa con người trong chính gia đình, trong cuộc sống hôn nhân, trong tình yêu đôi lứa và trong cả những mối quan hệ thân thuộc xung quanh

Tóm lại, đó là những con người mang nỗi cô đơn và thân phận xa lạ trong không gian hẹp, trong chính cuộc sống của bản thân mình Tuy nhiên, không vì sự dung dị tưởng như quá đơn giản và gần gũi mới được phản ánh bằng lối viết tối giản

mà cái hay, cái tài tình của Caver được thể hiện ở chỗ cũng bằng một lối viết tối giản

nhất có thể vậy mà sự thật về đời sống con người với những vấn đề trăn trở, những day dứt dằn vặt tận trong sâu thẳm nhất của cá nhân con người không vì thế mà bị

giới hạn, mà ngược lại, tác phẩm của ông lại khai thác triệt để những nỗi đau, nỗi ám ánh của “con người hiện sinh” đạt đến độ sâu sắc đầy trải nghiệm

Trong bài tiểu luận On writing (Về viết văn) trích từ Fires, Essays, Poems,

Stories , Vintage, 2009 được đăng trên The New York Times Book Review của mình,

Raymond Carver đã từng tâm sự cách nhìn nhận của ông về sự sáng tạo văn chương

rằng

“Mỗi nhà văn lớn, mỗi nhà văn giỏi đều tạo ra thế giới tùy thuộc theo những đặc thù của anh ta… Tôi thích cảm thấy sợ hãi hoặc có cảm giác về sự đe dọa trong các truyện ngắn Tôi nghĩ một chút đe dọa là rất cần thiết trong một truyện ngắn Ít

nhất thì nó cũng có ích cho sự lưu chuyển Phải có sự căng thẳng, cảm giác một điều

gì đó sắp xảy đến rồi, một số thứ đang dịch chuyển đầy tàn nhẫn, nếu không thì, và thường như vậy, đơn giản là sẽ không có truyện Một phần của cái tạo ra sự căng

thẳng trong một tác phẩm hư cấu nằm ở cách thức các từ cụ thể gắn kết lại với nhau

để tạo nên động thái hữu hình của truyện Nhưng đó còn là những thứ bị bỏ ra, được hàm ý, khung cảnh ngay bên dưới cái bề mặt mềm mỏng của sự vật (nhưng cũng có lúc bề mặt đó vỡ tan, bất định)”[27]

Qua đó cảm quan hậu hiện đại trong cái nhìn của Raymond Carver về thế giới thể hiện rõ trong ý đồ sáng tác của ông, ở việc xây dựng cho được cái gọi là “cảm giác về sự đe dọa” và “sự căng thẳng và cảm giác một điều gì đó sắp xảy đến rồi, một

số thứ đang dịch chuyển đầy tàn nhẫn” Trong truyện của ông, đôi lúc người ta bật cười cũng là lúc bất an, còn nói một câu đơn giản như “tạm biệt” hay “mình đi nào”

cũng cơ hồ chất chứa trong đó biết bao nhiêu nguy cơ đổ vỡ trong đó

Trang 19

Do vậy, đọc Raymond, ta thấy rõ sự ảo tưởng về một thực tại hài hoà bên trong con người, niềm tin về những tính cách nhân vật toàn vẹn bị lung lay Những nhân vật trong sáng tác của ông, họ là những kẻ cô đơn, xa lạ với thế giới và xã hội người xung quanh Một sự xa lạ giống như một cuộc nổi loạn lớn trong tinh thần nhằm chống lại bi kịch nảy sinh từ tính vô nghĩa của bản thể đang tồn tại Vấn đề này rất hay gặp trong văn học hiện sinh, vấn đề về “thân phận con người” Ở đây thực tại được xem như một vòng luẩn quẩn vĩnh viễn, trong đó cá nhân con người bị tan biến vào “đám đông những kẻ cô đơn”, đánh mất đi sự đồng điệu tương ứng trong tư tưởng, ý nghĩa và mục tiêu tồn tại của mình Trong nỗi cô đơn ám ảnh, họ cố gắng bằng mọi cách để tìm kiếm cho được cái bản thể nguyên sơ, toàn vẹn Song cái tìm được lại là sự không toàn vẹn, không hiện hữu của bản thân Chính vì vậy, nhà văn hậu hiện đại xem bản chất thế giới là hỗn loạn và anh ta chấp nhận nó như là một sự kiện… và theo đấy, trước mọi cái hỗn loạn, đổ vỡ, tai biến của hiện thực, thay vì

“khóc than”, “chống cự”, hay “cố gắng chữa trị”, thì nhà văn hậu hiện đại lại “hòa nhập vào nó bằng một tình cảm mật thiết”, thậm chí, anh ta còn “sống cùng cái hỗn loạn”… Chính từ những cảm quan đó, tính đứt gãy, đứt đoạn của tinh thần và tình cảm con người trong văn học hậu hiện đại được cảm nhận với một sắc thái bi kịch

Có thể nói cách nhìn về con người, cuộc sống và sự phản chiếu của nó vào trong văn chương của Raymond Carver là một trong những minh chứng tinh tế nhất cho cảm quan hậu hiện đại Xét trên phương diện thành công của ngòi bút, đúng như

nhà phê bình văn học nổi tiếng Frank Kermode nhận xét: “Truyện của Carver sơ

giản đến mức phải mất một hồi người ta mới nhận thấy cả một văn hóa và cả một tình thế đạo đức đã hiện ra trọn vẹn thế nào với thậm chí một phác thảo tưởng chừng như nhẹ nhàng nhất” [dẫn theo 9, tr.Bìa]

1.2 Môi trường sống của xã hội Mỹ trong truyện ngắn của Raymond Carver 1.2.1 Môi t rường tự nhiên

Hai tập truyện ngắn Em làm ơn im đi, được không,Mình nói chuyện gì khi mình

nói chuy ện tình và một số truyện ngắn đã được chuyển ngữ khác, đó là những câu

chuyện với những ám ảnh xoay quanh những người đàn ông và phụ nữ vùng Trung

Trang 20

Tây nước Mỹ Với độ dồn nén cao, với hình thức ngôn ngữ và tình tiết truyện được

tối giản ở mức thấp nhất, nhưng mỗi câu chuyện bên trong hai tập truyện này lại chứa đựng trong đó sức mạnh đích thực của những cảm xúc đầy phức tạp, những thân phận con người luôn sống trong nỗi cô đơn, lạc lõng, chơi vơi và không có định hướng trong sự kiếm tìm khắc khoải giá trị của tình yêu để họ có đủ sức mạnh mà băng qua

những nỗi đau, những giấc mơ tan vỡ, những mất mát âm thầm và những thực tại rạn

nứt

Thông thường, môi trường tự nhiên được các nhà văn ưu tiên miêu tả, nó được coi như là một thứ không gian cho nhân vật được khắc họa đậm nét hơn Tuy nhiên, đọc truyện của Raymond Carver, những hình ảnh về thiên nhiên hầu như rất hiếm khi

xuất hiện Điều này cũng xuất phát từ ý đồ sáng tác của ông, chỉ tập trung xoay quanh không gian hẹp của những mối quan hệ trong gia đình, hôn nhân… là cốt yếu Do

vậy, đặt bên cạnh không gian nhân tạo, không gian tự nhiên hầu như ít được miêu tả đến trong tác phẩm của Raymond Carver Dù vậy, đối với những trang truyện có sự

xuất hiện mô tả về môi trường tự nhiên, chúng ta có thể cảm nhận rõ không gian vùng

đất Trung Mỹ Đó là hình ảnh khe suối với những bông hoa dại trong Không ai nói

gì, là những địa danh như Toppenish Creek với cây cầu bắc ngang dòng suối nơi có

người da đỏ sinh sống (Sáu mươi mẫu), những rặng cây, dãy núi (Anh làm gì ở

Fransico?), là hình ảnh những bông tuyết rơi đọng đầy cửa sổ những tòa nhà khi mùa

giáng sinh đến (Thử đặt anh vào vị trí của tôi), những thung lũng thưa cây, hay

những cụm cây cù tùng tối sẫm và những đồng cỏ trải dài ở Tây miền tây bang

Washington (Còn cái này thì sao?)… Ngoài ra, sự xuất hiện hiếm hoi của hình ảnh môi trường tự nhiên lại có khi được Raymond sử dụng như một tình tiết nghệ thuật

rất đắt Đặc biệt là trong truyện ( Em làm ơn im đi, được không?, Vợ người sinh viên.)

Dĩ nhiên, với bút pháp “độ không”, những phác họa về môi trường tự nhiên trong truyện của Carver cũng mang tính sơ giản đến tối đa, nhưng cái lạ kì ở chỗ, sự

chấm phá ấy lại là cái phông nền rất đạt để tâm lí, nội tâm nhân vật được khắc họa

nổi bật

Đó là hình ảnh không gian của đàn sếu “anh nhìn cố định vào một chỗ và thấy chúng, vài chục con, lượn vòng và bổ nhào dưới đám mù, chim biển, những con chim

Trang 21

biển bay vào đây và lượn vòng từ buổi sáng”, con đường đầy sương mù “đường hãy còn nhờ nhờ tối trong sương mù giăng” và “anh phải thận trọng để tránh giẫm lũ sên

đang bò qua vệ đường đầy ẩm ướt” trong câu chuyện Em làm ơn im đi, được không?

Một vài nét thoáng qua về cái không gian tinh khiết buổi sáng sớm ấy như đối lập với không gian chật chội, nhòe đi trong cơn say và đám đông ở quán bar của đầu hôm trong cơn tuyệt vọng và đau đớn của người đàn ông phát hiện ra sự thật khi người vợ thú nhận từng ngủ một lần với người khác, cho thấy sự chuyển biến trong tâm lí của Ralph Cái ẩm ướt, trong lành đầy giản dị của môi trường tự nhiên sáng sớm ấy như góp phần thanh tẩy nỗi đau trong tâm hồn anh, mang đến sự tha thứ để kết thúc câu chuyện đầy tính nhân văn khi trong cái cùng cực đầy bi thảm Carver vẫn cứu vớt con người vượt qua nỗi đau “anh vẫn còn xoay trở, kinh ngạc về sự thay đổi không ngờ tràn ngập trong anh” Sự nhân văn này vừa một mặt hé mở tận cùng những nỗi đau

rạn nứt mà mỗi người Mỹ cảm nhận trong thế kỉ hậu hiện đại vừa mặt khác lại cho

thấy tính cách Mỹ, đó là họ vẫn hướng đến giá trị tận cùng của cuộc sống, như những chiến binh không bao giờ gục ngã bất chấp những thương tổn bên trong

Tương tự như vậy, bình minh trong câu chuyện (Vợ người sinh viên) được

phác họa như một thứ ánh sáng ít ỏi, khủng khiếp mà lâu lâu Nan mới được nhìn thấy

“Nàng chỉ thấy mắt trời mọc vài lần đó là hồi nàng còn bé Nàng biết không có lần nào giống thế này” và “ Chưa bao giờ nàng thấy một bình minh kinh khủng thế này”,

phải chăng dày đặc với những bộn bề lo toan về tiền bạc, nơi ở, và những hóa đơn đến kỳ thanh toán đã khiến Nan không còn thời gian để quan sát những thứ xung quanh mình, những thứ mà lâu nay vốn dĩ luôn hiển nhiên tồn tại, những nỗi lo âu, toan tính đó, nó biến cuộc sống của nàng, gia đình nàng như đang chìm ngập trong bóng tối, thứ bóng tối của đời người, để khi vô tình bắt gặp ánh sáng nó lại trở nên xa

lạ và huyễn hoặc đến như vậy Nhưng dù sao, cái bình minh hiếm hoi mà Nan nhìn

thấy kia dù nó có khủng khiếp như thế nào thì cũng đã giúp Nan qua đi một đêm dài

trằn trọc mất ngủ Như một lẽ thường tình, đêm qua đi thì nắng mai sẽ đến, cuộc đời

dù có tuyệt vọng và tăm tối đến đâu thì đến một lúc nào đó sẽ có ánh sáng soi rọi vào, cho con người đang bị bóng tối bủa vây kia nhìn thấy một lối mở để họ có thể tìm

Trang 22

thấy cái giá trị đích thực của cuộc sống, thứ mà họ đang cố tìm kiếm Đó cũng chính

là giá trị nhân văn mang tầm vĩnh cửu mà những tác phẩm văn học hướng đến

1.2 2 Môi trường sinh hoạt xã hội

đại

Khi nghiên cứu môi trường rộng, chúng tôi tập trung nghiên cứu,tìm hiểu những vấn đề lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế đã ảnh hưởng thế nào đến sáng tác của Raymond Carver

Thời kỳ hậu hiện đại với sự ra đời của những phát minh khoa học mang tầm vóc to lớn, là một thời đại tân tiến xuất hiện trên cơ sở là sự thống trị của kĩ nghệ, của

sự “phì đại thông tin” Đồng thời, thêm vào đó là sự đổ vỡ của những thể chế quan liêu giáo điều, sự nổi giận của thiên nhiên chống lại sự cải tạo của con người đã gây

ra những hiểm họa thiên tai đáng tiếc và những mất mát to lớn Tiếp đó là những vấn

đề nóng bỏng như chiến tranh, phân biệt chủng tộc, mất bình đẳng giới, chênh lệch giàu nghèo đã dẫn tới “tình huống hậu hiện đại” trong cả một môi trường rộng lan tỏa gây ảnh hưởngtrên tất cả những mảng màu lịch sử- chính trị- văn hóa và kinh tế

Và được phản ánh vào trong văn học nghệ thuật đó chính là cuộc khủng hoảng nhận thức kéo dài từ đầu thế kỷ XX lan rộng trên phạm vi toàn cầu và trở nên gay gắt, không thể giải quyết Từ trên cơ sở đó, sự “bất định nhận thức (epistemological uncertainty) đã trở thành phạm trù thế giới quan tiêu biểu nhất cho ý thức hậu hiện đại Bên cạnh đó, còn là sự xuất hiện của văn hoá đại chúng và phương tiện truyền thông hiện đại vào cuối thế kỷ XX Những yếu tố này đã xâm chiếm mạnh mẽ vào ý thức và thị hiếu xã hội, khiến văn học nghệ thuật buộc phải biến đổi

Yếu tố hậu hiện đại còn hể hiện ở sự tiến bộ vượt bậc của kĩ nghệ truyền thông, yếu tố đó đã ảnh hưởng mạnh và tác động trực tiếp đến con người trong xã hội, nơi

mà ở đó, truyền hình tuy chỉ là một thế giới ảo nhưng nó lại được xây dựng thực hơn

cả hiện thực, con người sống trong thế giới ảo của trò chơi máy tính và trong cái thực

tại ảo hàng ngày do Ti vi, quảng cáo và văn hoá đại chúng tạo nên, bởi sống trong cái

thế giới đó, con người có thể thực nghiệm những điều họ không thể hoặc khó có thể

Trang 23

thực hiện trong đời sống thường ngày Do vậy, xem truyền hình trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhân vật trong truyện của Raymond Carver chứ không đơn thuần chỉ là phương tiện truyền thông mang tính giải trí Bởi vậy, chúng ta

dễ dàng gặp trong bất kỳ câu chuyện nào của Carver là hình ảnh con người ngồi trước màn hình, dán chặt mắt vào màn hình, họ ngủ thiếp trước màn hình, mọi hoạt động diễn ra của họ hiếm khi mà vắng đi cái cụm từ “Tivi đang mở”, thậm chí họ coi Tivi

dù đang ở trong bất kỳ trạng thái cảm xúc nào, chán nản, lo âu, căng thẳng, trống

rỗng… hoặc ngay cả trong vô thức, Tivi luôn ở trạng thái bật (Sao không nhảy đi,

Ngài café và và ngài sửa chữa) hay Tivi ở chế độ tắt âm (Sau đồ jean, Mồi lửa)

Càng lúc con người lại càng tin vào hiện thực trên màn hình hơn là hiện thực ngoài đời Chìm đắm vào thế giới đó, nhân vật tự biến mình thành một phần của thế

giới truyền hình tự lúc nào không hay, hành động của 3 nhân vật Tôi, J.P và Roxy

trong Mình đang gọi từ đâu là một minh chứng

“Tôi biết ý nghĩ ấy thật kì quặc nhưng dẫu sao tôi vẫn thực hiện “Roxy”, tôi gọi Họ dừng lại trên ngưỡng cửa và nhìn tôi “Tôi muốn được ban may mắn”, tôi nói

“nghiêm túc đấy, tôi có thể tự hôn” ( ) Nàng bước lại, nắm vai tôi - bởi tôi khá cao - rồi đặt lên môi tôi nụ hôn

Thế nào? Nàng hỏi

Tuyệt, tôi đáp

Chẳng phải thế đâu, nàng nói trong lúc vẫn giữ vai tôi Nàng nhìn thẳng mắt tôi

“Chúc anh may mắn”, nàng nói rồi buông tay ra

“Hẹn gặp lại, chiến hữu.” J.P nói Hắn mở rộng cánh cửa Họ bước vào”

Tất cả diễn ra như một thước phim lãng mạn Người vợ hôn bạn của chồng và

cả ba đều vui vẻ bởi cho rằng đó là một nụ hôn may mắn Mỗi người như đang diễn một vai nào đó mà họ từng xem một cách vô thức

Ta cũng dễ dàng để có thể nhận thấy một số biểu hiện của sự bất lực có xuất phát điểm từ sự ảnh hưởng của xã hội mang đậm chất “công nghệ cao” dẫn đến sự mất cảm giác về tình cảm với những sự kiện trong chính cuộc sống của họ, sự thiếu vắng suy nghĩ mang tính phê phán hoặc có khi họ lại bị dẫn dắt trực tiếp bởi truyền hình khiến con người trở nên mất đi tính chủ động Nhân vật xem truyền hình bởi vì

Trang 24

họ không có việc gì nhiều để làm, thiếu sự thông minh hay động lực để làm, hoặc muốn bỏ qua sự buồn bực và trượt dốc trong cuộc sống mà họ mắc phải

Trước sự thay đổi chóng mặt của xã hội truyền thông, sự bận rộn như cỗ máy của những hoạt động trong cuộc sống đô thị hiện đại như số hóa thì ngay cả những hoạt động đời thường như kinh doanh, ăn uống ở nhà hàng, đọc sách, câu cá, đi bar, làm tình… cũng chịu sự tác động mạnh mẽ, dưới sức ép của đời sống kinh tế, và như một nghịch lí, càng hiện đại, con người càng bị rơi vào nỗi cô đơn và gần như mất phương hướng hành động Môi trường xã hội cho thấy sang thời hậu hiện đại, con người cảm luôn thấy sự bức bối, bị chèn ép bởi bao gánh nặng từ công việc, họ không còn cảm giác của sự tận hưởng cuộc đời mà chỉ là sự bị động chạy theo cuộc đời, hoặc họ lo lắng trước nạn thất nghiệp, phá sản Hình ảnh nhân vật đang đối mặt với thất nghiệp, đang xoay trở để kiếm việc cũng là một hình ảnh thường xuất hiện trong

truyện của Raymond (Có gì ở Alaska?, Vợ người sinh viên, Công tơ mét này chạy có

đúng không?, Những người đi thu tiền…)

Raymond Carver đã phơi bày tâm thế nước Mỹ thời hậu công nghiệp, ông đã chậm rãi mà tỉ mỉ mô tả cái thế giới ở vào cái thời mà những mối liên kết, những mối quan hệ trở nên đầy xung động, tan rã, đứt quãng ngay từ bên trong Ông đã mô tả về thế giới như cái nó vốn dĩ trong cách nhìn nhận của ông, không màu mè thêm bớt, không cần bình luận, can thiệp hay chú thích về nó Có thể gặp nhiều cuộc đối thoại

mà Raymond Carver bày biện trong hầu hết các truyện ngắn của mình là tâm thế của những cá nhân tưởng mình đang làm chủ, đang nắm được tiện nghi và thế giới nhưng lại phía bên trong vẻ ngoài tự tin đó là sự chới với, mất kiểm soát, những gia đình biến thành các “nhà thương điên”, một xã hội mà ở đó đầy rẫy các quyết định hạnh phúc khômg mang tính dựng xây, vun đắp bởi sự vô hướng và tầm thường của nó, những mối quan hệ chóng vánh đến vội vàng và rồi lại ra đi vội vã khi chúng chẳng được gắn kết bởi niềm tin hay tình yêu….và môi trường rộng xuất hiện trong tác phẩm của Raymond Carver là hình ảnh của một xã hội đang chập chờn thương tổn,

vô hướng, và đầy biến động trước sự xâm chiếm mạnh mẽ của những yếu tố mang

tên “hậu hiện đại”

Trang 25

1 2.2.2 Môi trường hẹp: Đời sống gia đình, lứa đôi và những mối quan hệ thu nhỏ

Những nhân vật chính của văn học hậu hiện đại, đó là những con người vô nghĩa và trống rỗng Nói đến đây, nếu đem so sánh chúng ta có thể thấy rõ được sự khác biệt của từng con người tương ứng với mỗi thời kỳ văn học Nếu như văn học phục hưng nhân vật chính là những con người mang tầm vóc to lớn, họ là chủ nhân của vũ trụ, xa hơn nữa là những con người duy lý trong thời kỳ khai sáng, con người cô đơn, xa lạ trong cái hiện thực phi lí, song vẫn cố gắng tìm kiếm bản thể hài hoà, nguyên vẹn của mình (và cho mình) trong văn học hiện đại, thì trong văn học hậu hiện đại là con người bị tổn thương từ bên trong bởi sức ép của thực tại xã hội rối ren, hỗn loạn, của mạng lưới thông tin, tri thức dày đặc thời bán công nghiệp, một thứ “mờ mờ ảo ảo” được diễn tả đằng sau những kí hiệu, những văn bản

Đọc Raymond Carver, chúng ta nhận thấy hầu như những tình tiết truyện đều được tập trung vào việc dựng nên bức tranh cuộc sống về con người cá nhân được thu

về trong những khung cảnh có “quy mô rất nhỏ” của đời thường, đó chính là môi trường hẹp quanh đời sống gia đình, lứa đôi và những mối quan hệ thu nhỏ xã hội

Những câu chuyện của ông là những khoảnh khắc mà ông vô tình bắt gặp và chụp lại những giây phút thoáng qua của cuộc sống thường ngày, một cuộc sống mà ông cảm nhận nó thật nhàm chán, với những sự thật nhạt nhẽo và buồn bã đến ngán ngẩm, ông đã cảm nhận và mô tả hiện thực đời sống đúng y nguyên bản chất của nó

và không một chút tô điểm nào, đó là sự thật về những con người phải dè xẻn, chắt chiu từng đồng cắc để được sống trong những ngôi nhà ngoại ô mua bằng trả góp, cuộc đời của họ chỉ gói gọn trong những không gian nhất định, những khoảng cách

“từ nhà ra tới đầu ngõ”, những quán ăn ven đường xa lộ, những hàng hiên và những khu vườn nhỏ

Các nhân vật ở đây thật gần gũi với chúng ta bởi họ chẳng có gì đặc biệt Ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu là hình ảnh người công nhân, người hầu bàn, người đưa thư, nhân viên văn phòng, người chào hàng, người thất nghiệp, chồng và vợ, người tình và bồ bịch… đó là những con người rất bình thường, xuất thân từ tầng lớp trung

Trang 26

lưu Mỹ, lẻ loi, nhỏ bé, nhút nhát, họ những con người không có địa vị, chức tước cũng như một cuộc sống “hào nhoáng” như chính cái xã hội mà họ đang tồn tại

Một chút thôi, dù là nhỏ bé hay vụn vặt cũng lặng lẽ đi vào trong sáng tác của Carver như những góc riêng thầm lặng đằng sau mỗi mảnh đời mà ông luôn muốn cho cộng đồng diễn giải có thể khám phá Đó có thể chỉ là hình ảnh của một bà già trong câu chuyện tán gẫu với những đứa con, đứa cháu trong gia đình nhưng lại có vẻ

như vô tình chạm tới gốc gác của đứa con trai và thằng cu cháu nội (Người bố), hay

sự lo lắng của một đôi vợ chồng đứng trước dự định về các thay đổi nơi ở nhưng lại không dám chắc rằng những cuộc ra đi sẽ giúp họ thoát ly được sự đơn điệu và nhàm chán khó cứu vãn của thực tại (Có gì ở Alaska?, Hàng xóm), một người đàn ông vừa

trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ hay đang trải qua cuộc hôn nhân nhạt nhẽo để có

thể đang đứng trước nguy cơ lãnh cảm thì lại nhận được cú phone rủ rê từ người đàn

bà xa lạ (Lớp đêm, Có phải anh là bác sĩ?), một cậu con trai dậy thì ở vùng quê loay

hoay với đời sống tâm sinh lý phức tạp và xao lãng, dẫn đến những hành động mất

kiểm soát (Không ai nói gì?), và cũng là một chút bận tâm cho một người phụ nữ già

cô đơn, tuyệt vọng, khắc khoải trong nỗi lo lắng cũng như hoài nghi về đứa con trai duy nhất của mình (Tại sao, con trai?)… Đó là những mối quan hệ đã đứt gãy, đang

trở nên nhàm chán, những kết nối bị xoá nhoà chóng vánh hay những nguy cơ có thể

ập đến bất cứ lúc nào từ phía tương lai với những cảnh huống phi lý đang tiếp diễn Không gian những truyện ngắn cứ xoay quanh những cuộc hôn nhân, đời sống sinh hoạt gia đình vợ chồng, cha mẹ, con cái với những khung cảnh, đồ vật quen thuộc, biểu tượng tiện nghi (Tivi, tủ lạnh, thức uống, xe hơi…) Đặc biệt, trong những câu chuyện mà Raymond Carver kể lại cho chúng ta, luôn có những chai rượu rẻ tiền, chiếc máy thu hình cũ kỹ, những chiếc gạt tàn đầy… bên cạnh hình ảnh những nhân vật quen thuộc đi lại, nói năng, tồn tại như vừa bị vô hồn trong cảm giác hiện hữu Nhân vật trong sáng tác của Carver còn thường khép mình trong một thế giới

hạn hẹp, như một căn phòng, một chiếc giường ngủ, một cái ghế sofa … Chẳng hạn, chiếc sofa trở thành không gian biệt lập của nhân vật người chồng trong Bảo quản

Anh ta gắn chặt mình vào chiếc ghế ấy và xem đó là nơi ở mới của mình, tách hẳn

với không gian của người vợ - Sandy Sandy chỉ có thể đứng từ xa nhìn về không

Trang 27

gian đó như nhìn về một nơi không hề thuộc về mình Hàng ngày chồng của Sandy không đi làm nhưng vẫn mang đồ đi làm và sau đó nằm dài trên chiếc ghế Sofa coi Tivi, anh ta gắn chặt mình với chiếc ghế sofa, mọi hành động đều diễn ra trên ghế sofa, và anh ta chọn coi ghế sofa như là một thế giới riêng nhỏ bé, lặng lẽ của mình

Sự hạn hẹp không chỉ thể hiện ở không gian sống mà còn thể hiện ở không gian

của các mối quan hệ Nhân vật chính trong truyện của Carver ít có bạn bè, và hoàn toàn bất lực trong mối quan hệ với người khác, họ thu mình trong cái thế giới nhỏ bé

và cũng không có ý muốn thoát ra ngoài cái thế giới ấy, những nhân vật của ông đến

gần nhau và buộc phải tiếp xúc với nhau bên trong một không gian thật sự, trơ trụi,

và tuyệt đối Nhân vật bước vào một không gian rất vắng vẻ hoang vu trong tư tưởng,

bởi ý nghĩ và cảm giác về tình yêu của họ rất khác nhau, cho nên, ta thường thấy trong truyện là những con người mặc dù họ vẫn còn “ở với nhau”, nhưng thực tế thì

họ đã rời nhau khá xa Harry và Emily trong Còn cái này thì sao sau chuyến đi dài

đầy háo hức muốn vượt thoát khỏi không gian thành phố với hi vọng miền Tây bang Washington sẽ mang đến một sinh khí mới cho cuộc sống và cải thiện tốt hơn mối quan hệ của họ, nhưng rốt cuộc cái họ thu về là một cảm giác hoang mang, vô định

Mối quan hệ lỏng lẻo như trở nên đứt gãy hơn khi Carver để cho nhân vật nữ thốt lên trong một nỗi tuyệt vọng, khắc khoải ““Harry, chúng mình cần phải yêu nhau,” cô nói “Chúng mình chỉ cần phải yêu nhau,” cô nói”, một điều tưởng như nghịch lí khi

mà những con người ở đó dường như đã đánh mất đi cảm giác yêu và được yêu, họ

sợ hãi, yếu đuối, trống rỗng, cô đơn ngay cả khi đang ở bên nhau, để rồi họ khao khát nhau trong vô vọng, trong hoài nghi về chính mình Và bằng nhiều phương thức khác nhau, nhân vật của Carver luôn cố gắng vượt thoát lên tất cả để có thể hòa nhập với

cuộc sống, hàn gắn khoảnh cách rạn vỡ trong các mối quan hệ Những vòng quay lặp

lại ấy đã thể hiện tình trạng khốn cùng của những thân phận con người trong xã hội

hậu hiện đại

Đặc biệt, tác giả còn có biệt tài khai thác các tình huống xảy ra giữa những cặp

vợ chồng, những cặp đôi trong mối quan hệ tình cảm Trong những trang viết của ông, có những khía cạnh tình cảm nhỏ nhặt nhưng được ông đi sâu mô tả vào hết sức tinh tế, làm nổi bật những gì bình thường vẫn được che giấu, tạo cảm giác về một

Trang 28

điều sợ hãi, một nỗi hoang mang mơ hồ lẩn khuất, những điều vô hình nhưng lại chứa nhiều sức mạnh, có khi gây ra được những bạo liệt bất ngờ, điều này đặc biệt rõ trong truyện Có gì ở Alaska?, sự đụng chạm cố tình của người vợ với một người đàn ông

khác diễn ra ngay trước mắt người chồng và phản ứng tâm lí của anh ta sau đó Không cơn giận, không bùng nổ đã thể hiện những âm ỉ bên trong cái đời sống tưởng

êm đềm, mối quan hệ vợ chồng tưởng như tốt đẹp ấy kì thực là “một khoảng nứt” không thể hàn gắn Cuộc sống với những điều tưởng như rất nhỏ nhặt nhàm chán

bỗng trở nên sống động, sự yên bình đơn điệu thường ngày có thể vụt biến thành

những hiểm họa kinh khủng (Những người đi thu tiền, Vợ người sinh viên, Công tơ

mét này có ch ạy đúng không?), Carver đã chỉ cho độc giả thấy rằng bất kỳ gia đình

bình thường nào cũng mang trong mình các mầm mống của sự bất trắc khó lường, và trong tận sâu thẳm của con người cũng có những khoảng tối mà người ta hoàn toàn

có thể bỏ qua, nhưng nếu chỉ cần nhìn vào đó thật sâu và kỹ càng hơn một chút là tức

khắc xuất hiện những vấn đề không nhỏ, thậm chí là nan giải

Có thể thấy, ở Carver không còn chút dấu tích gì không gian của những quán cà phê, những quán trọ, những chiến trường nồng nặc khói súng của lục địa Châu Âu của một “thế hệ mất mát” đã qua Trong tác phẩm của ông, sự xuất hiện thay thế là những ngôi nhà di động của tầng lớp nghèo khó, những khu đô thị mới, những con người với nghề nghiệp là những công việc thảm hại không mang lại một chút hy vọng

gì cho tương lai, họ sống mà luôn mơ hồ về những định hướng trong tương lai, thậm chí là họ mất hết cả niềm tin, hy vọng về tương lai Tiếp đó và sự trở đi trở lại của một số chi tiết nghệ thuật đầy sức ám gợi như không gian phòng tắm hẹp, giường ngủ của vợ chồng, một chiếc ghế sofa… chỉ bấy nhiêu thôi về không gian sống thu hẹp của con người giản dị và gần gũi đến tuyệt đối, những chi tiết được lựa chọn đó đã mang đến một dấu ấn rất riêng cho tác phẩm của Carver, khiến cho người ta kinh ngạc về giá trị văn chương của ông, gía trị ấy không ở đâu xa mà nằm chính trong bản thân cuộc sống, trong sự quan sát đầy tinh tế và mẫn cảm của nhà văn khi nhìn về nơi chốn và phương cách mà cuộc sống đã trôi đi

Kết thúc vấn đề này, có thể mượn lời nhận xét tinh tế và chuẩn xác của tác giả

Jay Mclnerney trong Carver à mots couverts (đăng trên tạp chí Le Magazine

Trang 29

Littéraire, 9-2010), rằng “Trong cái thời đại mà thể loại “văn chương hậu hiện đại”

được định danh và cổ súy bởi giới đại học và giới hàn lâm, đang cố chiếm lấy ngôi độc tôn thì những sáng tác của Carver quả là một tín điều, một sự “cao cả” mới trong văn chương Những sáng tác của Carver không chỉ như một ví dụ về việc đổi mới cho thể loại truyện ngắn, nó còn cấp cho chúng ta một cái nhìn chặt chẽ và nghiêm túc về một hiện thực Mỹ.”[17]

Trang 30

C HƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

RAYMOND CARVER 2.1 Con người trong truyện ngắn của Carver từ góc nhìn lịch sử, văn hóa và xã

h ội

2.1.1 Con người bị cô lập và tự cô lập

Thế giới nhân vật được phản ánh trong truyện ngắn của Raymond Carver trước

hết đó chính là thế giới con người, mà đối tượng được tập trung ở đây là những con người bước ra từ cuộc sống thường nhật Đó là những con người của đời thường dung

dị, họ nhỏ bé, và gần gũi ngay với chính cuộc sống thực của độc giả Thật ra, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Carver không quá phức tạp, không được mô tả ở

những chiều sâu tâm lí, tâm trạng, không mang tính cách chuyên biệt màu sắc chúng ta bắt gặp ở họ chính là nỗi hoài nghi, băn khoăn, tự vấn khiến họ không có đủ

khả năng dẫn dắt thế giới, chi phối thế giới đi theo cách của họ… Nhưng đó lại là các mảnh ghép nhiều chiều điển hình cho những mảng màu trong bức tranh cuộc

sống con người hậu hiện đại, với sự tương phản vừa đối chọi, góc cạnh lại vừa hỗ trợ, hài hòa làm nổi lên hình ảnh con người cô lập và bị cô lập, hoang mang trong thế giới lưỡng phân giữa hai cực thực-ảo, khắc khoải trong nỗ lực tìm kiếm bản thể

Tập trung vào đối tượng phản ánh là những người thuộc tầng lớp bình lưu trong

xã hội, hình tượng nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong các trang viết của Raymond Carver là những con người có cuộc sống bấp bênh, chịu tác động và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến động kinh tế, xã hội, họ luôn sống trong áp lực bị mất việc và ám ảnh thất nghiệp, trong sự tan vỡ của các mối quan hệ gia đình và xã hội

Áp lực thất nghiệp như một cái án treo lơ lửng, nó kéo theo tình trạng phá sản

và khủng hoảng trong mối quan hệ gia đình và xã hội Nhân vật trong truyện ngắn của Carver không ít lần bước vào sân khấu, trình diễn cuộc đời họ trước khán giả bằng lời giới thiệu về bản thân mình từ ngay phần mở đầu câu truyện “Tôi thất nghiệp Nhưng ngày nào tôi cũng tin từ mạn Bắc”, hay “hôn nhân tôi vừa tan vỡ Tôi không tìm được việc làm Tôi có một cô gái khác nhưng cô đang đi vắng.”, họ sống

Trang 31

trong nỗi lo sợ nơm nớp bị sa thải, chua chát và cay đắng nhận ra, rằng “… đã có đủ thứ để anh phải vật vã rồi Ở Aerojet người ta đang sa thải thay bằng mướn người Hồi giữa hè vừa rồi, các hợp đồng quốc phòng trên khắp cả nước bị đình trệ và Aeroject tính chuyện cắt giảm nhân sự Thực tế là cắt giảm nhân sự mỗi ngày một nhiều hơn Anh chẳng an toàn, bất cứ ai khác cho dù anh làm ở đó năm nay đã là năm thứ ba Anh quan hệ tốt với những người cần thiết, ừ thì vậy, nhưng thâm niên hay bạn bè, cái nào cũng vậy, thời buổi này chẳng có ý nghĩa quái gì Nếu tới lượt bạn, thì

a lê hấp- không ai có thể giúp được gì Họ sẵn sàng cho thôi việc, thì họ cho thôi việc Năm mươi, một trăm người một lúc Chẳng ai an toàn, từ đốc công, giám sát cho đến người trực tiếp đứng dây chuyền.” và “phá sản nghĩa là công ty sụp đổ hoàn toàn, các nhà quản lí cắt cổ tay và nhảy ra cửa sổ, hàng nghìn người phải dạt ra đường”

Nhân vật của Carver luôn sống thắc thỏm trong nỗi ám ảnh triền miên một ngày nào đó có thể bị “đá văng” ra khỏi vỏ bọc an toàn, bị ném ra đường và có thể đẩy đến tình huống xấu nhất là cái chết Ngay cả khi đã mất việc làm, nhân vật người

chồng trong truyện ngắn Bảo quản không chịu chấp nhận sự thật mình bị sa thải bằng

cách hằng ngày vẫn cố khoác lên mình bộ quần áo mà anh ta thường mặc đi làm nhưng lại nằm dài trên ghế sofa xem Tivi, đọc báo, đó có thể là một cách trì níu cảm giác mình là người có việc làm nhưng lại phản ánh tình trạng của người bị loại bỏ Người chồng ấy được định danh thông qua tên của vợ, chồng của Sandy Đó là kĩ thuật loại bỏ sự xác định thường gặp trong sáng tác hậu hiện đại nhưng nó cũng cho thấy vai trò xã hội của nhân vật đã bị xóa bỏ hoàn toàn và xa hơn là sự đứt vỡ trong nhận thức, trong quan hệ vợ chồng

Ở truyện ngắn khác - Vitamins, Carver đề cập đến sự bất ổn của nhân vật Patti

khi cô không có việc làm và cố gắng làm một việc gì đó bằng cách gõ cửa từng nhà

để bán vitamin Patti hầu như chỉ biết đến vitamin, bị ám ảnh đến mức cô thường xuyên mơ về nó Việc Patti gõ cửa từng nhà để bán cho được Vitamins cũng thể hiện được tâm lý muốn hòa nhập vào xã hội của con người bị gạt bỏ và qua đó tác giả cũng cho thấy thân phận đáng thương của những con người nhỏ bé không có địa vị và

sự chấp nhận của xã hội cho sự tồn tại của họ

Trang 32

Bên cạnh những người thất nghiệp, Carver còn tập trung thể hiện tình trạng của người già cô độc, những con người cô đơn, mang nhiều vết thương tinh thần Đó là người phụ nữ già, người mẹ già tội nghiệp vừa bị bỏ rơi và cũng vừa tự chính bà tìm cách tách rời với đứa con trai trong Tại sao, con trai? Đó là hình ảnh của cặp đôi đầy đáng thương của người chụp ảnh dạo cụt tay và người chủ nhà cô đơn trong Kính

ng ắm

Người chụp ảnh “Chúng đã cho tôi cái này”

Người chủ nhà “Tất tần tật, chúng mang đi hết rồi”

Cuộc đối thoại giữa hai người đàn ông, một người lẻ loi, cô độc trong ngôi nhà của mình và một người lang thang chụp ảnh dạo mới đầu tưởng chừng như chỉ là một cuộc nói chuyện xã giao thông thường, nhưng ẩn chứa đằng sau câu chuyện của họ, độc giả đã nhận ra rằng Họ đã tìm được sự đồng cảm trong nhau, bởi cả hai đều là những người “đã từng có con”, và hiểu rằng, “chúng đã bỏ đi”, đó là chuyện thường, cả hai đều

là những con người bị cô lập

Tình trạng cô độc của người già không chỉ thể hiện sự đứt gãy trong các mối quan hệ thân tộc mà còn phản ánh ngày càng rõ rệt giữa các thế hệ trong xã hội Mỹ

Đôi tình nhân trẻ trong truyện ngắn Sao không nhảy đi không quan tâm về tình trạng

đau khổ của một người già phải bán đi những đồ đạc trong gia đình của mình, không thấu hiểu được nguyên nhân tại sao ông muốn nhảy giữa sân nhà, trong không gian

bề bộn đồ đạc mà chỉ xem đó là một sự lạ trong cuộc sống này Chính hành động và thái độ ấy đang đẩy xa những người già về bên lề xã hội, khiến họ ngày càng cảm thấy lạc lõng, cô đơn, càng tách mình ra khỏi cộng đồng chung của xã hội để tạo cho mình một “vỏ bọc cảm xúc” an toàn

Như vậy, nhân vật của Raymond Carver là những người bị cô lập, bị chối bỏ,

họ bị gia đình, xã hội đẩy đến lề cuộc sống, trở thành người thất nghiệp (Vitamin,

Bảo quản…), người già cô độc (Tại sao, con trai?, Kính ngắm, Túi quà…), bị phụ bạc

(Em làm ơn im đi được không, Vọng lâu ), bị đuổi ra khỏi nhà (Thêm một điều nữa thôi), bị cô đơn tuyệt cùng, đến mức phải dùng điện thoại tìm kiếm những người

không quen để có được một câu chuyện qua lại (Có phải anh là bác sĩ) Mỗi trang

viết đề cập đến những hoàn cảnh khác nhau nhưng chung qui lại họ đều là những con

Trang 33

người mảnh vỡ, có nỗi đau riêng và bị xô đẩy đến tình trạng bi đát Carver chỉ tập trung thể hiện tình trạng, cảm giác ngoài lề, vô hướng của họ mà không bình luận về nguyên nhân hay giải pháp Đó cũng là sự khác biệt rất rõ giữa các nhà văn hiện đại

và hậu hiện đại

2.1.1.2 Con người tự cô lập, chối bỏ gia đình và xã hội

Một điểm khá đặc biệt nữa là hầu hết các truyện ngắn của nhà văn Mỹ này đều

kể về các cặp đôi, hoặc là vợ chồng hoặc là tình nhân, bồ bịch hoặc là những người

bạn khác giới sống cùng nhau như vợ chồng Tuy nhiên, ở trong những cặp đôi mà Carver miêu tả lại luôn có những “sóng gió” ngấm ngầm đáng sợ tiềm ẩn bên trong cái vẻ ngoài tưởng chừng bình yên đấy, cái bất ổn trong các mối quan hệ được thể

hiện bằng sự đứt gãy, rời rạc, vô hướng qua hành động của các nhân vật, rồi đến cái tâm lí đầy hoài nghi, bất an giữa những mảnh vỡ số phận của từng cặp đôi khi bước vào truyện ngắn của Carver- một biểu hiện điển hình của tâm lí hậu hiện đại Nhưng điều đáng bàn ở đây, sự cô đơn, trống rỗng của con người không chỉ đến từ những tác động của ngoại cảnh mà còn xuất phát từ chính trong bản thể con người đó Họ bị cô

lập, bị cách li, bị chối bỏ với đời sống xã hội, nhưng cũng lạ lùng thay chính họ lại là

những kẻ tự cô lập, tự chối bỏ và li gián chính mình với thế giới xung quanh

Truyện ngắn của Carver thường xoay quanh những mối quan hệ gia đình, đặc biệt nhấn mạnh những rạn nứt, đổ vỡ Luôn có hình ảnh một người tách ra khỏi gia đình theo hình thức này hay hình thức khác (bỏ đi, ngoại tình) kéo theo sự sụp đổ của người còn lại Nhân vật đánh mất gia đình bởi những pha làm tình chớp nhoáng với

chính những người gần gũi, thân thiết như bạn thân của vợ, chồng (Có gì ở Alaska,

Một điều nữa thôi, Em làm ơn im đi được không?), người bán hàng quen thuộc (Túi quà), nhân viên thuộc quyền quản lí (Vọng lâu) họ chối bỏ vợ/chồng, chối bỏ gia

đình không vì một lí do nào rõ ràng, cụ thể mà đơn giản chỉ vì cảm giác buồn chán

mơ hồ

Chẳng hạn như trong câu truyện Có gì ở Alaska? cuộc sống gia đình của đôi vợ

chồng Jack và Mary thoạt đầu nhìn như có vẻ hạnh phúc, êm đềm Vợ chồng họ được

vợ chồng người bạn là Carl và Helen mời đến nhà ăn tối, sẽ rất bình thường nếu

Trang 34

không có chi tiết, trong bữa tối đó, khi ăn đến món tráng miệng, Mary đi vào bếp cùng với Carl, “Jack nhìn theo họ đi vào nhà bếp Anh ngả người ra gối tựa lưng và nhìn họ đi Rồi thật từ từ anh nhổm tới trước Anh nheo mắt Anh thấy Carl với lên cái kệ trên tủ chén bát Anh thấy Mary cà vào người Carl từ phía sau và vòng tay quanh eo Carl” Phải lí giải sao về hành động người vợ ngang nhiên âu yếm người đàn ông khác ngay khoảng cách rất gần chồng mình như vậy? Và hiểu thế nào cho sự

im lặng của người chồng khi chứng kiến cảnh đó, phải chăng đang có “chướng ngại” nào đó trong hạnh phúc trơn tru của họ?, chị vợ ngoại tình vì lý do gì? mọi thứ đều

rất mơ hồ, tác giả không nói ra, người đọc chỉ có thể tự đoán định theo cách của riêng mình

Chối bỏ xã hội còn là cảm giác muốn thoát khỏi cuộc sống thực tại của nhân

vật Hai người bạn trong Bảo bọn đàn bà là chúng mình đi chơi, sau một buổi ăn

uống ngoài trời với 2 người tình, 2 người đàn ông đã rủ nhau đi dạo, lên đồi họ đã gặp và theo tán tỉnh 2 cô gái đạp xe cùng chiều Kết thúc truyện, Jerry ném viên đá vào hai cô gái như một sự thoát li nửa vời, Jerry muốn tìm kiếm sự mới mẻ cho cuộc sống tẻ nhạt của mình nhưng khi gần đạt được mục đích anh ta lại buông xuôi Điều

đó cũng phần nào khơi gợi cho người đọc đoán được ý đồ ban đầu của hai người đàn ông, đó là sự thích thú khi tìm kiếm cảm giác mới lạ dù bất chợt, ngắn ngủi ngay bên cạnh cái thực tế nhàm chán, trống rỗng

Xa lánh và sống khép mình cũng là cách mà nhân vật của Carver chọn để chối

bỏ xã hội, hàng rào thép gai kiên cố mà Khờ xây dựng lên trong Chuyện thứ ba giết

ch ết cha tôi chính là thứ ngăn cách Khờ với xã hội Đẩy Khờ thành kẻ đáng thương

sống trong một thế giới riêng biệt lập hẳn với con người, với môi trường xung quanh Hay nói đúng hơn vì mục đích bảo vệ tài sản mà hắn tự thu mình trong không gian

“tự tạo” để chối bỏ bạn bè, chối bỏ xã hội

Hay như nhân vật Holly trong Vọng lâu, từ sự thật về người chồng phản bội

mình, Holly rơi vào trạng thái hoài nghi, mơ hồ Nàng đau đớn và sự thất vọng thể

hiện rõ rệt nhất là khi nàng xuất hiện ý muốn tự tử Có thể đối với Holly lúc này ý

muốn tự tử là cách để nàng thoát khỏi sự cảm giác buồn chán, và cũng là cách mà nàng muốn chọn để chối bỏ xã hội đầy rẫy những điều phũ phàng này

Trang 35

Ngoài ra, nhân vật con người tự cô lập còn là những con người không có những

mối quan hệ, những con người cô đơn Nhân vật chính trong Thánh đường không có

bạn bè Anh ta chỉ có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua người vợ, anh ta như không có thân phận trong xã hội, đến mức tên của anh cũng không được đề cập đến dù chỉ một lần trong cốt truyện và anh ta định danh người khác bằng đặc điểm, anh ta gọi Robert là một người mù và đó cũng là cách anh ta gọi người khách này hết lần này đến lần khác

Cảm giác cô đơn ấy nó còn ám ảnh đến mức dù sống trong không gian lễ hội (yến tiệc, quán bar, quán xá tấp nập, hộp đêm) thì con người vẫn thấy buồn nản Dù ngay cả khi nhân vật lựa chọn phương thức “xê dịch”- như một dạng thức khác của

trạng thái tự cô lập, tìm kiếm một không gian mới, một cảm giác mới nhằm để “khai thoáng” tâm hồn thì nhân vật vẫn không tìm thấy niềm vui, niềm hứng khởi cho cuộc

sống của mình Tiêu biểu là đôi vợ chồng trong Gọi đến khi mình cần tôi cố thay đổi

không gian để cứu vãn cuộc hôn nhân đang trên đà trượt dốc, nhưng dù đã có một đêm mặn nồng thì sáng hôm sau, Nancy vẫn lắc đầu “không đi đến đâu cả” Cô trở về

với tình nhân của mình còn nhân vật tôi thì vội vã gọi điện cho người tình Susan Họ

cố gắng làm mới cuộc sống của mình bằng cách thay đổi không gian nhưng về bản

chất, sự đổ vỡ nằm trong chính bản thể nên dù thế nào vẫn không thể cứu vãn được tình hình Hay nhân vật Al trong Jerry và Molly và Sam tìm đến ngoại tình để giải

thoát sự ngột ngạt trong hôn nhân, thậm chí cố tình vứt bỏ con chó gây phiền toái nhưng rốt cuộc anh vẫn phải quay về đối mặt với đời sống hôn nhân đó, vẫn phải

hoảng sợ đi tìm con vật kia Sau mỗi lần chối bỏ, nhân vật đều cảm thấy đau khổ, thất

vọng và luôn tự vấn lương tâm của mình “Anh đá cánh cửa sập lại Mọi thứ đang trở nên tồi tệ Trong lúc cạo râu, có lúc anh ngừng lại cầm dao cạo trong tay nhìn mình trong gương: mặt anh đông cứng, vô hồn- vô đạo đức, đó mới là từ chính xác nhất”

Đó là tâm trạng tồi tệ của Al khi trở về nhà sau đêm vứt bỏ con vật và ngủ lại nhà nhân tình Hay tâm trạng của Harry sau khi cùng Emily tìm về không gian tách biệt

của miền Tây bang Washington đã nhận ra “toàn bộ niềm lạc quan tô vẽ cho chuyến bay rời thành phố đã không còn, đã biến mất”, và trong Harry lúc này là “miền Tây bang Washington có vẻ chẳng mang đến cho anh điều gì, chẳng có gì thực sự anh

Trang 36

muốn Anh đã mong đợi cái gì đó hoàn toàn khác”, mới mẻ hơn và thú vị hơn những

gì anh đang thấy “Anh cứ miên man lái trong khi một cảm giác vô vọng và bức bối

cứ dâng lên” Dường như hiện tồn trong mỗi con người là một khát khao được thay đổi nhưng họ không biết mình phải bắt đầu từ đâu và họ hoang mang với cả những hành động họ đã thực hiện

Trong chối bỏ đã hàm chứa sự bị chối bỏ và ngược lại, và dù ở trạng thái chủ động hay bị động thì nhân vật của Carver đều là những thân phận bất hạnh Họ mang trong mình nỗi đau, sự hoài nghi bất tận về những điều đã và đang diễn ra, càng mơ

hồ hơn về những gì sẽ diễn tiến tiếp theo Họ dễ dàng chấp nhận tình trạng cô đơn, đổ

vỡ hơn là vượt rào do nỗi ám ảnh về sự đổ vỡ, nên kiểu con người vết thương, con người mảnh vỡ không chỉ bàn đến những con người phải gánh chịu thảm họa mà còn

là những con người chấp nhận sống trong tình trạng thảm họa

Không chỉ bị đá ra bên lề của cuộc sống, nhân vật của Carver còn là sự hiện thân tiêu biểu của những ốc đảo cô đơn thời hậu hiện đại Những ốc đảo cô đơn bên lề

cuộc sống này luôn nỗ lực vượt thoát lên chính mình, xóa bỏ khoảng cách để hòa

nhập với cuộc sống, cộng đồng nhưng càng vươn lên lại gặp phải những mối đe dọa,

những bất an khác Và những ốc đảo ấy dần trở nên phổ biến đến nỗi người ta không còn cảm thấy đó là đơn nhất, dị biệt Bởi cuộc sống của những con người thời hậu

hiện đại vốn dĩ là thế đấy

2.1.2 Con người kiếm tìm bản thể

Kiếm tìm bản thể là nỗi trăn trở chung và cũng là đích đến của những sáng tác văn học Đây là mảng đề tài mà mỗi nhà văn luôn hướng đến để hi vọng giải đáp được câu hỏi con người đặt ra từ bao thế kỉ, Ta là ai? Nếu văn học hiện đại xây dựng hình tượng con người tìm kiếm bản thể như một sự đào sâu nhằm minh định, khám phá góc khuất trong mỗi con người, hay phác họa một bức chân dung đa sắc trọn vẹn về bản thể thì văn học hậu hiện đại lại tập trung phản ánh tình trạng bất tín nhận thức trong hành trình đi tìm chính mình, mà ở đó, mỗi con người không phải là một thực thể tồn tại cố định để có thể khai phá từng phần mà là một biến thể không ngừng

Trang 37

Trong nỗ lực tìm kiếm bản thể, Carver để nhân vật hoặc phải trải qua “những cuộc cách mạng nhỏ” để hiểu về chính mình, hoặc lựa chọn phương thức tự thú, sám hối như một cách thức để nhìn nhận, kiểm định lại bản thân, hoặc có khi lại chọn tình dục như một phương thức để lấp bằng sự rạn vỡ của cái tôi cá nhân trong mối quan hệ bấp bênh và nhằm rút ngắn khoảng cách, làm mới cái tôi của chính mình Và tận cùng của sự tìm kiếm bản thể chính là nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc và vượt thoát qua bản thể, hay nói cách khác, đó chính là nỗ lực “vượt lên chính mình”, “chiến thắng bản thân” để đạt được tâm nguyện Chẳng hạn, nhân vật Tôi cùng người vợ

trong truyện ngắn Gọi đến khi mình cần tôi nỗ lực trở về với bản thể Cả hai trở lại vị

trí trước đây của họ, một đôi vợ chồng hòa hợp, cùng tận hưởng kì nghỉ ngắn, nhưng trong một khoảnh khắc, họ nhận ra họ không thể làm được, mọi thứ đã mất đi thì không thể trở về như trạng thái ban đầu Dù vẫn trò chuyện, chia sẻ, làm tình với nhau nhưng cả hai đều có một thế giới riêng Nancy trở về với Del còn nhân vật tôi gọi điện cho Susan Đó mới là bản thể hiện tại

Tìm kiếm bản thể còn thể hiện qua những trăn trở, suy tư của nhân vật Nhân

vật Harry trong truyện Còn cái này thì sao? sau chuyến hành trình dài cùng bạn gái

bỏ thành thị tìm về miền Tây của bang Washington không ngừng tự vấn “Anh chỉ mới ba hai Không quá già Trong thời khắc hiện tại, anh đang rắc rối Anh thừa nhận điều đó Sau rốt, anh ngẫm nghĩ, đời là như thế, chẳng phải sao?” khi nhận thẫy nỗi trống rỗng mơ hồ trong cuộc đời mình

Carver không viết quá nhiều, nhưng sự tự thú và cũng là nỗi ám ảnh của con người khi đối diện với chân dung đạo đức, với bộ mặt thật của mình và cả với nỗi hoài nghi về diễn tiến cuộc đời trong tương lai của các nhân vật tự thân nó đã hé lộ sự

mơ hồ trong nhận thức, mịt mờ về chính bản thể, như tâm trạng của nhân vật Al trong

Jerry và Molly và Sam “Giờ thì anh đang ngoại tình, ôi Chúa, và anh chẳng biết phải

xử trí thế nào Anh không nói tiếp tục, mà cũng chẳng muốn cắt đứt, người ta không quẳng mọi thứ khỏi thuyền trong cơn bão Al đang trôi dạt, anh biết anh đang trôi dạt

và anh chẳng đoán định được tất cả sẽ kết thúc ở đâu Nhưng anh bắt đầu mất khả năng kiểm soát mọi sự Cũng gần đây, sau mấy ngày bị táo bón- một niềm đau khổ

mà anh luôn gán cho người già- anh chợt thấy mình suy nghĩ về tuổi già Rồi còn có

Trang 38

vấn đề một chấm hói nhỏ khiến anh bắt đầu lo không biết sẽ chải tóc kiểu khác như thế nào Anh sẽ làm gì với đời mình? anh muốn biết”, sự sám hối của Al sau tất cả những gì xảy ra và những gì anh đã làm, rốt cuộc vẫn không thể nào giúp anh cắt nghĩa và định được phương hướng của cuộc đời anh Không thể kiểm soát, không thể

xử trí, không thể định đoạt… cái mà Al chỉ có thể thấy rõ chính là dấu hiệu của tuổi

già, của bệnh tật, của hư vô mà thôi

Điều mà các nhân vật băn khoăn kia thật ra đôi phút giây nào đó trong cuộc đời chúng ta đã từng thoáng nghĩ đến, bởi nó rất người, rất thực tế, và đặt trong hoàn cảnh sống bấp bênh, vô hướng của nhân vật trong cuộc sống hậu hiện đại, chúng ta càng thấm thía hơn giá trị nhân bản sâu sắc ẩn chứa bên trong mỗi con chữ nhỏ bé, sắc lẹm và đầy tinh tế kia

Tìm kiếm bản thể còn được thể hiện qua những đoạn sám hối Người cha trong

Túi quà kể lại lỗi lầm của đời mình cho con trai nghe như một cách giãi bày tâm sự, chia sẻ những phút giây nông nổi mắc phải cũng như thú nhận sai lầm nhất thời của mình với con trai Sau tất cả những điều đã xảy ra, ông vẫn không hiểu được tại sao mình lại ngoại tình, đó chắc chắn không phải do tình yêu, và cũng không phải do những rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng khiến ông muốn tìm cảm giác bù đắp bên người phụ nữ khác Kể lại một cách tỉ mỉ, không giấu diếm, người đàn ông đó như một lần nữa muốn kiếm tìm sự sẻ chia, lời giải đáp nhưng cái ông nhận được chỉ là

hư vô Kết thúc truyện, người cha thất vọng nói “Con không biết gì cả, phải không?

( ) Con chẳng biết gì sất Con không biết gì ngoài việc bán sách” và ngay cả chính bản thân ông cũng không biết, không hiểu về mình Tất cả đều trong trạng thái hoang mang, hồ nghi, bởi mỗi người đều rơi vào những khoảnh khắc mê muội, khi ý thức bị chôn vùi

Ở một truyện khác, sám hối được thể hiện qua hành động cố gắng tìm lại chú

Chó mà mình đã cố tình muốn bỏ rơi của Al trong Jerry và Molly và Sam, tương tự người cha trong Túi quà , nhân vật Al cũng không hiểu tại sao trong một lúc nhất thời

mình lại có hành động ngoại tình và muốn từ bỏ con vật mà các con của anh ta hết sức yêu quý, cuối cùng anh ta quyết định đi tìm lại con chó như để tự chuộc lỗi với

Trang 39

lương tâm của mình, nhưng nhân vật cũng thất bại, những phần bị đánh mất không thể tìm lại được, dù nỗ lực đến thế nào đi chăng nữa

Như đã giới thiệu ở trên, nếu đẩy bản thân vào những cuộc “li khai”, những

“cách mạng nhỏ”, những đấu tranh để tim kiếm bản thể thật, hoặc lấy sự sám hối, trăn

trở như một con đường mà ở đó nhân vật khắc khoải trong câu hỏi tự vấn về bản thể, thì tìm đến sex cũng là một dạng thức khác trong hành trình tìm kiếm bản thể

• Làm tình để đưa bản thể trở về với trạng thái cân bằng: Có bao nhiêu nước

ngay gần nhà, Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình, Em làm ơn im lặng được chứ

Làm tình như một phương thức khám phá một cái tôi mới: Túi quà, Hàng

xóm, Ngày café và ngài sửa chữa, Vọng lâu, Sao không nhảy đi

Ở trường hợp thứ nhất, nhân vật của Carver không còn xem tình dục như một

sự hòa hợp của tinh thần và thể xác, sự hòa hợp tuyệt đối mà chỉ xem đó là một chiếc phao cứu sinh, giúp họ thoát khỏi sự hoang mang, nỗi cô đơn lên đến cực điểm

Người vợ trong tác phẩm Có bao nhiêu nước ngay gần nhà muốn làm tình với chồng

của mình dù đang ở trong bếp (không gian chật hẹp) và đứa con trai có thể vào nhà bất cứ khi nào (thời gian gấp gáp) Bởi từ đám tang của cô gái trẻ trở về, cô vẫn cứ hoang mang, hoài nghi về người chồng của mình, cô cảm thấy kiệt sức trước những nghi vấn không thể đặt thành câu hỏi, không có một câu trả lời khả dĩ Cũng tương tự

như thế, nhân vật người chồng trong Em làm ơn im lặng, được không? sau một hồi

lang thang trong trạng thái tuyệt vọng đã trở về, làm tình Đó là một phương thức xoa dịu nỗi đau mà anh đang chịu đựng Tình dục đang dần bị tách ra khỏi tình yêu, nó chỉ có giá trị như phao cứu rỗi tạm thời Hoặc tình dục chỉ như một cách thức để khỏa

lấp sự chán nản, quen thuộc “Khi về nhà, Jack, em muốn anh làm tình với em, nói

chuyện với em, giải khuây cho em Đêm nay, em cần được giải khuây”

Trường hợp thứ 2 chiếm dung lượng lớn hơn, góp phần lí giải sự lưỡng phân

hay bất tín nhận thức trong sáng tác của Carver Vợ chồng Billy trong truyện Hàng

xóm muốn thử một cuộc sống mới trong căn hộ của nhà hàng xóm, và được nếm trải cảm giác khác biệt trong cùng một cuộc sống Nó cũng tương đồng với cảm giác hạnh phúc, mừng vui của người cha khi lần đầu ngoại tình với cô bán hàng trong

Trang 40

phòng khách (Túi quà) Một cái tôi khác đang trỗi dậy, đòi hỏi sự đổi mới, phá cách, khiến con người hành động những điều mà họ không hề định trước, vi phạm qui chuẩn, đạo đức Xét ở cả hai trường hợp, tình dục đối với nhân vật của Raymond Carver đều mang tính chất thực dụng hơn là xây đắp hạnh phúc Nó thể hiện sự suy thoái dần của xúc cảm thiêng liêng, hòa hợp tâm hồn, nên cũng không ngạc nhiên khi con người không thể nào tìm được bản thể của mình thông qua phương thức này

Một điều đáng nhắc đến trong quá trình tìm kiếm bản thể của các nhân vật, đó

là việc Raymond Carver còn đưa cả vấn đề về giới tính vào truyện Trong câu truyện

Hàng xóm, hình ảnh nhân vật người đàn ông ướm thử áo quần của cả đôi vợ chồng hàng xóm “Quay lại trong phòng ngủ, anh ngồi tréo chân trên ghế, mỉm cười, quan sát mình trong gương… Anh uống cạn ly rồi cởi bộ vest Anh lục lọi những ngăn kéo phía trên cao sao cho đến khi tìm thấy một cái quần lót và một cái áo ngực Anh mặc cái quần lót và gài khóa áo ngực, rồi lục trong tủ tìm một bộ mặc ngoài Anh xỏ một cái váy caro trắng đen và có kéo dây kéo lên” như một hình ảnh phúng dụ của việc đi tìm giới tính thật Giới tính ở đây không chỉ còn là vấn đề hai mặt tính đực và tính cái

mà còn chỉ tính hai cực của con người và sự căng thẳng nội tại của nó, hành động ướm thử tượng trưng cho sự tìm kiếm cái nhất thống, cho sự khắc phục trạng thái căng thẳng ở con người Đây là một vấn đề tương đối nhạy cảm, nhưng cũng là một hiện tượng xã hội hiện đang quan tâm

Một trong những cuộc hành trình dài của nhân loại khi đi tìm bản thể chính là

cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc Là những con người thường xuyên đối mặt với những

thảm họa treo lơ lửng, bị chấn động mạnh về tinh thần, nhân vật của Raymond Carver lại càng khát khao kiếm tìm hạnh phúc Hình ảnh người kiếm tìm hạnh phúc khởi nguyên từ chính cuộc đời ông Carver đã từng viết: chúng tôi tìm một nơi mà tôi có thể viết và vợ, 2

đứa con tôi có thể cảm thấy yên ổn Nhưng dường như đó là một đòi hỏi quá lớn, chúng tôi không bao gi ờ tìm thấy nó” Nhân vật mang một phần bản thể của nhà văn, luôn cố

kiếm tìm một chốn bình yên, sự cân bằng bản thể nhưng kết quả thường không như mong đợi Không còn khoác lên nhân vật niềm ảo tưởng theo đuổi “giấc mơ Mỹ”

Hạnh phúc theo quan niệm của Carver là điều rất giản dị Đó là cảm giác ấm áp trong không khí gia đình, khám phá cuộc sống mới trong căn hộ của nhà bên hay đôi

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. L ại Nguyên Ân (2003), 150 thu ật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, 2. Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: L ại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2003
5. Lê Huy B ắc (2003), Truy ện ngắn hậu hiện đại thế giới, ch ủ biên, Nxb Văn học, Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới
Tác giả: Lê Huy B ắc
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
6. Lê Huy B ắc (2004), Truy ện ngắn: lí luận tác giả và tác phẩm , t ập 1, Nxb Giáo d ục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: lí luận tác giả và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy B ắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
7. Lê Huy B ắc (2005), Di ện mạo văn xuôi hiện đại , Nxb Giáo d ục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện mạo văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy B ắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
8. Lê Huy B ắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (7), tr. 34-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí" Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Lê Huy B ắc
Năm: 2008
9. Lê Huy B ắc (2010), L ịch sử văn học Mỹ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Mỹ
Tác giả: Lê Huy B ắc
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
10. Lê Huy B ắc (2011), Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX
Tác giả: Lê Huy B ắc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2011
11. Carver, R. (2009), Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình, Dương Tường, Nguy ễn Hạnh Quyên dịch, Nxb Văn hóa, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình
Tác giả: Carver, R
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2009
12. Carver, R. (2012), Em làm ơn im đi được không? , Lâm Vũ Thao dịch , Nxb Nhã Nam, Tp. H ồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Em làm ơn im đi được không
Tác giả: Carver, R
Nhà XB: Nxb Nhã Nam
Năm: 2012
13. Chevalier, J., Gheerbroat, A. (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, nhi ều người dịch, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Chevalier, J., Gheerbroat, A
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2002
14. Tôn Đại (2005), Ki ến trúc hậu hiện đại , Nxb Xây D ựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc hậu hiện đại
Tác giả: Tôn Đại
Nhà XB: Nxb Xây Dựng
Năm: 2005
15. Đặng Anh Đào (2008), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại , Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2008
16. Nguy ễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa h ọc xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif
Tác giả: Nguy ễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
17. Ilin, I. P., Tzurganova, E.A. (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên c ứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX, Đào Tuấn Ảnh, Trần H ồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX
Tác giả: Ilin, I. P., Tzurganova, E.A
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2003
18. Lyotard, J.F. (2008), Hoàn c ảnh hậu hiện đại , Ngân Xuyên d ịch, Nxb Tri thức, Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn cảnh hậu hiện đại
Tác giả: Lyotard, J.F
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2008
19. Mclnerney, J. (2013), “Raymond Carver và nh ững diễn ngôn thầm thì ”, Dương Th ắng dịch, báo Văn Nghệ Trẻ , Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Raymond Carver và những diễn ngôn thầm thì"”, Dương Thắng dịch, báo "Văn Nghệ Trẻ
Tác giả: Mclnerney, J
Năm: 2013
20. Nguy ễn Vĩnh Nguyên (2012), “Raymond Caver trong bầu khí quyển nguy cơ”, báo Sài Gòn ti ếp thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Raymond Caver trong bầu khí quyển nguy cơ”, báo
Tác giả: Nguy ễn Vĩnh Nguyên
Năm: 2012
21. Tr ần Đình Sử (2009), T ự sự học một số vấn đề lí luận và lịch sử , t ập 2, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học một số vấn đề lí luận và lịch sử
Tác giả: Tr ần Đình Sử
Nhà XB: Nxb ĐH Sư phạm
Năm: 2009
22. Phan Th ị Vân Thanh (2006), Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Carver Raymond, Lu ận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm,23. Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Carver Raymond
Tác giả: Phan Th ị Vân Thanh
Năm: 2006
24. Tr ần Quang Thái (2011), Ch ủ nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận, Nxb T ổng Hợp, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận
Tác giả: Tr ần Quang Thái
Nhà XB: Nxb Tổng Hợp
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w