Con người trong truyện ngắn của RaymondCarver từ góc nhìn phân tâm học

Một phần của tài liệu bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của raymond carver (Trang 42 - 58)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Con người trong truyện ngắn của RaymondCarver từ góc nhìn phân tâm học

2.2.1. Con người hiện sinh

2.2.1.1. Trong dòng chảy cái chết và sự sống

Trong truyện của Raymond Carver, sự khác biệt giữa cuộc sống, nội tâm của mỗi con người trong mỗi một câu chuyện của ông chính là sự phong phú của cuộc sống muôn màu này được Carver tái hiện qua từng trang viết. Ngẫm nghĩ sâu xa trong mỗi câu chuyện ấy, con người ta tồn tại không chỉ đơn giản là vui sống, làm việc và tận hưởng hạnh phúc ngọt ngào, mà đó còn là nỗi đau, nỗi trăn trở, sự mất mát khi họ phải đối diện với thực tế là những bất hạnh đôi khi lại vô tình rơi vào trúng ai đó.

Và đặc biệt đó lại là những con người đang sống trong cái xã hội “chấp chới thương tổn” như trong sáng tác của Carver thì sự thực về nỗi đau đối với họ còn bạo liệt và tàn khốc hơn nữa, nhưng cho dù thực tế đó có phũ phàng đến đáng ghét thì người ta vẫn phải cắn răng mà chấp nhận, phải sống với nó, cùng nó vì họ không có cách nào để trốn chạy khỏi nó ngoài phải gồng mình ra đón nhận nó như một sự chịu đựng của “số phận”. Đây chính là con người hiện sinh mà Carver muốn đề cập đến, bởi sự sống của con người hậu hiện đại không chỉ là mờ nhạt, là khiêm nhường, nhỏ bé mà còn là một sự sống đầy bất ổn và sợ hãi khi họ luôn phải đối diện với những bất hạnh, đáng sợ luôn trong thế muốn đổ ập xuống, mà đỉnh điểm của điều đáng sợ ấy chính là “cái chết”, nó có thể cận kề con người bất cứ lúc nào và cũng là điều không tránh khỏi.

Con người ta khi sinh ra là đã phải thuận theo quy luật khắt khe mà vốn dĩ rất hiển nhiên của tạo hóa Sinh – Lão – Bệnh – Tử, đã mang thân phận làm người, ai cũng sẽ đi đến tình trạng và giai đoạn cuối đó, dù biện luận hay cố gắng tìm kiếm con đường thoát khác, cái chết vẫn là một tất yếu không thể tránh khỏi, một xác thực lớn nhất mà từ đó, trên đó, con người có thể dựa vào để dựng xây cuộc đời. Nhưng chấp nhận nó một cách nhẹ nhàng hay trái lại đón nhận nó một cách nặng nề đau đớn điều đó là còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và số phận của mỗi một cá nhân trong cuộc

41

sống này, nếu người ta quan niệm về vòng tuần hoàn của tạo hóa theo một cách tự nhiên thì tất yếu người ta cũng sẽ thuận theo nó như một quy luật bất thành văn không thể miễn cưỡng.

Raymond Carver như nhìn thấu được bản chất của vấn đề đó trong tiềm thức của mỗi con người một cách sâu sắc, bởi thế trong mỗi câu chuyện của ông, ngoài tái hiện cuộc sống với đủ hình hài sắc vẻ, con người với những bộn bề lo nghĩ, toan tính vụn vặt với tất cả những gì đã và đang diễn ra quanh mình, đơn giản chỉ vì bản chất của “sự sống” là toan tính và đấu tranh. Chính vì vậy, những gì nhà văn này viết không chỉ là con người trong cuộc đời đầy rẫy những mưu sinh đấy mà còn là trạng huống của con người khi họ trở về với “thế giới bên kia”. Ngoài ra, đó còn là một triết lí ngầm sâu sắc của nhà văn về con người trong dòng chảy sự sống và cái chết.

Nhưng điều đáng bàn đến ở đây, đó là cái “sự lạ” trong sáng tác của Carver. Nó lạ ở chỗ, nhân vật trong những câu chuyện của ông lại ít là những con người thuận theo quy luật sống- chết của tạo hóa, mà họ dường như lại muốn được lựa chọn cái chết cho mình, họ đã không được lựa chọn sự sống theo ý mình muốn thì tất nhiên, ở đời khi con người ta sống mà đã không đúng với tâm nguyện, với ước vọng mà cuộc sống lại còn gặp nhiều bất hạnh, thất vọng và bế tắc thì điều họ muốn kết thúc cuộc sống cũng không có gì khó hiểu.

Trong truyện Chuyện thứ ba giết chết cha tôi, độc giả có thể nắm bắt mọi vấn đề thông qua nhân vật Khờ, Khờ là con người không có ngoại hình hoàn hảo, chính vì thế mà hắn luôn bị mọi người xung quanh chế giễu, trêu chọc. Khờ cũng có gia đình, vợ con, nhà cửa và đặc biệt là hắn cũng có mong muốn hướng đến mục đích sống tốt đẹp, đó là nuôi cá Vược và dành tình yêu cho chúng. Đối với Khờ đàn cá Vược đã làm thay đổi tính cách, con người của Khờ, nó làm thay đổi cả cuộc sống, sinh hoạt của hắn, và chúng cũng là một phần câu trả lời cho cái chết đầy bí ẩn và ấm ức của Khờ. Hắn chết khi đàn cá Vược trong ao của hắn, cái thứ mà hắn phải bỏ biết bao công sức, tiền của để đầu tư, thứ mà hắn đã coi như là niềm vui, là cuộc sống, thậm chí như là “tình nhân” bỏ đi hết khi mưa đến, rồi lại là tin vợ hắn luôn qua lại cười đùa vui vẻ trong quán rượu với mấy gã đàn ông Mexico. Phải chăng cái chết đến với Khờ cũng như là cách để hắn giải quyết những nỗi đau của sự mất mát, đổ vỡ.

42

Cái chết như giải thoát cho người đàn ông luôn bị trêu chọc, kì thị, xa lánh nơi tập thể, bị phản bội bởi người thương yêu trong gia đình, bị mất tất cả những gì mà họ yêu quý. Cái chết “oan nghiệt” của Khờ như đường thoát cho kẻ có sự sống đầy oan trái, cay nghiệt, tồi tệ “cánh tay đó trồi lên rồi lại chìm xuống nước, như thể nói rằng đã tốt đẹp quá lâu rồi, giờ thì nói xin chào với điều tồi tệ đi”, nó cũng như một kết thúc tất yếu cho con người mà dường như con đường đi đến tương lai đã khép chặt lại với họ. Và ở đây cái chết như trở thành một đối đầu bi thảm, một thất bại, một bất công tuyệt đối với sự sống

Không chỉ là con người khi lâm vào bước đường cùng thì mới tìm đến cái chết như một sự giải thoát, mà còn là khi niềm tin cuộc sống đã bị sụp đổ hoàn toàn, người ta cũng rơi vào trạng thái buông xuôi, mất phương hướng đến mức không muốn tiếp tục duy trì cuộc sống nữa. Và lại một lần nữa các nhân vật của Carver lại muốn được lựa chọn cái chết cho mình. Họ muốn lựa chọn cái chết bằng nhiều cách như nhảy lầu tự tử trong Vọng lâu hay chờ đón cái chết như một phương thức khả dĩ để giải thoát tư tưởng, thể xác trong Công tơ mét này chạy có đúng không?. Nếu như nhân vật Holly trong Vọng lâu muốn tìm đến cái chết bởi sự đổ vỡ niềm tin trong đời sống vợ chồng thì nhân vật Leo lại muốn tìm cái chết bởi sự phá sản do hệ lụy của thất nghiệp gây ra “anh nghe tiếng xe cộ trên xa lộ và nghĩ xem mình có nên đi xuống đường hầm, leo lên cái bồn rửa, treo cổ bằng thắt lưng hay không. Anh biết mình sẵn lòng để chết”, đây là trạng thức của những con người đổ vỡ, cũng là cách mà họ chọn để xử lý biến cố, để thấy rằng, cái chết và sự sống đối với con người hậu hiện đại rất mỏng manh và gần gụi về khoảng cách. Và dường như không có một lối mở nào cho những con người trong xã hội này khi họ rơi vào bế tắc, phải chăng chỉ có cái chết mới là phương án khả thi nhất cho họ.

Một vấn đề nữa cần bàn đến ở đây, đó là sự sống của con người trong nguy cơ bị cái chết bất đắc dĩ tìm đến, để thêm hiểu rằng, cái chết cũng có thể quanh quẩn bất cứ nơi đâu để chầu chực, rình mò hòng cướp đi sự sống của con người bất kỳ mọi lúc, mọi nơi như trong Tắm. Một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra vào đúng ngày sinh nhật của cậu bé scottly, thay vì tận hưởng những giây phút vui vẻ mừng sinh nhật bên gia đình, bạn bè thì scottly lại phải nhập viện và phải đối diện với sự sống yếu ớt, le lói

43

đang chập chờn như muốn sáng lên nhưng lại cũng có thể tắt ngấm bất cứ lúc nào. Và cuối cùng là sự ra đi đột ngột miễn cưỡng của cậu bé, để lại một nỗi đau đớn khôn nguôi cho người ở lại. Vậy mới biết số phận của con người trong xã hội hậu hiện đại thật mong manh, hạnh phúc của họ dường như không bao giờ được trọn vẹn. Trong thế giới hậu hiện đại, tai họa có thể ập xuống, rơi vào bất cứ ai, bất cứ thời điểm, hoàn cảnh nào. Sự sống của con người thật ngắn ngủi, tày gang mà hiểm họa đâu đâu thì cứ lửng lơ trên đầu, và đó là những thứ mà con người hiện sinh luôn phải trực diện một cách thẳng thắn nhất.

Thêm vào đó, chúng ta lại được nghe một câu chuyện đáng báo động về một đôi vợ chồng già có cuộc sống bị đảo lộn, bị thay đổi và có nguy cơ chia lìa bất cứ lúc nào chỉ vì một người lái xe say rượu bất cẩn trong Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình. Sự sống trong miêu tả của Caver là một sự sống với những nguy hiểm, chia lìa luôn rình rập. Ông đã để các nhân vật trong truyện ngắn của mình luôn mang cảm giác đe dọa, căng thẳng, cảm nhận được cái chết và sự sống trong thoáng chốc ngắn ngủi, mong manh của cuộc đời con người,

Xuôi theo dòng chảy sự sống và cái chết, nhân vật của Carver có khi lại là những ám gợi về sự chết dần, chết mòn trong tâm hồn, trong cơ thể và trong khối óc. Cũng giống như một căn bệnh hiểm nghèo khó chữa, nó không làm cho người mắc bệnh chết ngay tức khắc, mà nó lại ăn dần ăn mòn vào cơ thể, phá hoại cơ thể từ từ, làm cho người sống mà không bằng chết và cuối cùng là cướp đi mạng sống của người bệnh một cách thê thảm và đau đớn nhất - cái chết trong tinh thần.

Thế nên ta không thể bỏ qua sự bế tắc, đáng thương được thể hiện ra ngay cả trong giấc ngủ của người chồng trong Vợ người sinh viên, từ dáng nằm ngủ của anh qua quan sát của người vợ, cái vùng vẫy, cái quằn quại của con người trong cuộc sống như đã ăn mòn vào cả bên trong con người của họ, nó như muốn phá hủy họ không cho họ một phút giây bình yên, thanh thản nào kể cả khi cơ thể, khối óc đang tạm ngừng hoạt động. Đồng thời cũng là sự bất lực, bế tắc đến cùng quẫn của người chồng trong Sao không nhảy điKính ngắm. Đâu là lối thoát của “sự sống” cho những “cái chết” như thế này.

44

Bằng một cái nhạy cảm rất hiện đại và một trực giác hiện sinh, thực hữu. Mối đe dọa về sự sống và cái chết rất hay có mặt trong các câu chuyện của Carver, trong cách miêu tả về hình thức, nội dung cũng như tâm lý các nhân vật chủ chốt. Với Carver, khi tác giả viết về con người hiện sinh, là lúc con người phải tự nắm bắt được hành động của mình và nhận diện cuộc sống một cách xác thực hơn

2.2.1.2. Nỗi hoài nghi và bất an, tìm kiếm, khải ngộ và tuyệt vọng

Với cái văn phong lạ có thể “nhìn thâu suốt khiến tim ta đau nhói”. Raymond Carver luôn sử dụng một lối viết văn phóng khoáng, thoải mái và đậm chất hài hước, nhưng cuộc sống, cuộc đời mà ông thể hiện trong mỗi trang viết lại không thoải mái và hài hước như ngòi bút của chính mình. Bằng những câu văn ngắn gọn, giản dị, thân thuộc, tác giả đã lần lượt phơi bày ra một cuộc sống thực rất sinh động và thú vị.

Nếu đem so sánh ta có thể liên tưởng ngay đến một người họa sĩ đang vẽ một bức tranh, từng phần, từng phần lần lượt được hiện ra cho đến khi thành một bức vẽ hoàn chỉnh. Đọc truyện của Raymond Carver cũng vậy, cuộc sống của những con người mà ông miêu tả cũng lần lượt bày ra từng phần một như chính bức vẽ của người họa sỹ vậy, góc tối, góc sáng của bức tranh cho người ta thấy hoa tay, sự tài tình về nghệ thuật của người họa sỹ thì góc tối, góc sáng trong cuộc sống của con người lại cho người ta thấy tài quan sát tinh tế của nhà văn, thấy được khả năng nắm bất tâm lý nhân vật nhạy bén và hơn tất cả đó là việc từ quan sát thực tế mà nhà văn đã xây dựng được những câu chuyện thấm đẫm hương vị đời sống thực. Cuộc sống của con người hậu hiện đại hiện lên đầy mới mẻ, tinh tế và sinh động nhưng bên trong đó là sự tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa, tù túng đang bào mòn từng ngày cuộc sống của họ. “ Truyện ngắn của ông luôn kể về những cuộc sống “không kèn không trống”. Chẳng có hào quang và chẳng có tiếng vang, những nhân vật của Carver là những cuộc đời thu gọn lại chỉ còn là những nếp nhăn và những án phạt, những bất ổn và những sự ác độc”[22]. Và không chỉ dừng lại ở đó, với tâm thế là kẻ đã từng trải qua những bi kịch, từng sống trong những sự tra tấn và những mối nghi ngờ dằn vặt, Carver đã tận dụng điều đó để lột tả chân thực những cảm xúc, suy nghĩ trong các nhân vật của mình.

45

Ông đã mổ xẻ một cách tài tình cuộc sống của một bộ phận con người trong xã hội Mỹ, để từ đó người đọc có thể nắm bắt được bề sâu của thực tế cuộc sống. Tất cả rồi sẽ được phơi bày ra như khi ta chứng kiến người ta phơi bày cuộc sống của mình ra ngoài để mà bán như trong Sao không nhảy đi, một người đàn ông bị vợ và con bỏ rơi trong một căn nhà đầy đủ nội thất, anh ta di chuyển hết đồ nột thất ra khỏi nhà và sắp xếp nó lại y như nó đang được sắp xếp trong nhà và sau đó là bán nó, một hành động kỳ lạ nhưng nó lại đang bộc lộ rõ được sự chơi vơi, lạc lõng, chênh vênh của một con người không có định hướng rõ cho sự tồn tại của mình, thậm chí sự cô đơn, buồn tẻ ấy còn được thể hiện bằng hành động quái đản là trèo lên mái nhà để được chụp ảnh ở đó trong Kính ngắm, hình ảnh trèo lên mái nhà đứng của người đàn ông trong truyện này có thể coi như một sự sống sót duy nhất của một hạnh phúc đã bị đắm chìm, tương tự như sự rối bời của một hạnh phúc gia đình đang trên đà đổ vỡ không còn hy vọng cứu vớt trong Một điều nữa thôi. Chưa kể đan xen vào đó còn là một cảm giác nhạt nhẽo, chán chường mệt mỏi và nặng nề như bao trùm lên toàn bộ nhân vật và câu chuyện cuộc đời của họ.

Không chỉ có phơi bày những bất ổn của cuộc sống tưởng chừng bình thường ra ngoài để thể hiện sự bế tắc, không lối thoát mà nhân vật của ông đôi khi còn mang trong mình những nỗi hoài nghi, và những nỗi trăn trở. Ta có thể nghĩ ngay đến khuôn mặt trắng bệch của người cha trong Người bố khi nghe các con của mình tranh luận nhau vể đứa bé nhất trong gia đình, chúng tranh luận nhau rằng đứa bé giống ai, rồi chúng lại thắc mắc xem cha của chúng giống ai, và rồi hành động quay lại của người cha không mang theo biểu cảm như là một sự hoài nghi cho anh ta và cho độc giả về chính người cha thực sự của đứa bé, cũng như sự hoài nghi về chính thân phận của mình đối với người cha.

Và đó cũng là nỗi hoài nghi, bất an đang mơ hồ lẩn khuất tận trong tâm can của người mẹ già cô độc trong Tại sao, con trai?, bà hoài nghi về thực tại cuộc sống cũng như hành động thực tại của con trai mình qua tính cách bất thường của cậu ta từ khi con chung sống với mẹ, nỗi hoài nghi đó luôn khiến cho người mẹ già cô đơn ấy

Một phần của tài liệu bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của raymond carver (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)