Không gian mang tính chất biểu tượng

Một phần của tài liệu bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của raymond carver (Trang 72)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.Không gian mang tính chất biểu tượng

Thuật ngữ symbol (symbole) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là hợp lại, tập trung lại, tụ họp lại.

Ban đầu ý nghĩa của biểu tượng như là dấu hiệu để nhận diện. Nó là một vật được cắt làm đôi. Ý nghĩa của thuật ngữ ngày có lẽ bắt nguồn từ tập tục của người Hi Lạp cổ đại. Vào thời đó, người ta dùng một miếng đất sét nung, chia làm hai, mỗi thành viên giữu một mảnh, sau này ráp hai mảnh lại thì cha mẹ con cái, hai người bạn, chủ và khách, người cho vay và người đi vay sẽ nhận ra nhau. Các hội kín khi kết nạp thành viên cũng sử dụng cách thức này, mỗi thành viên sẽ được giao cho các mảnh vỏ sò có chạm khắc đặc biệt, họ dùng các vỏ sò này làm dấu hiệu để nhận ra nhau mỗi khi hội họp. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới nhận xét rằng “biểu tượng chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng phân li và tái hợp; nó gợi lên ý nghĩa về một cộng đồng đã bị chia tách và có thể tái hợp, hình thành. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong những cái gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra”[11, tr.XXIII]

Qua những ý nghĩa ban đầu của biểu tượng, có thể hiểu một cách khái quát rằng biểu tượng đại diện cho những điều ngoài bản thân nó. Quá trình hình thành của biểu tượng cũng khác nhau, biểu tượng có thể được hình thành qua liên tưởng, như hoa sen được xem là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ bởi hoa sen 8 cánh ứng với 8 hướng không gian. Bên cạnh đó biểu tượng cũng được hình thành từ kinh nghiệm thực tế. Trong văn học, trên cơ sở những ẩn dụ hợp logic trong những tình huống cụ thể có thể hình thành những biểu tượng của một tác phẩm.

71

Biểu tượng là kết tinh của chiều dài và chiều sâu văn hóa, chứa đựng tiền giả định tri thức của con người. Xuất hiện trong văn bản, nó được chồng lớp, tiếp nguồn ý nghĩa bởi sự sáng tạo của người cầm bút, nó có vai trò như những tụ điểm tạo sức hấp dẫm của văn bản, khiến cho câu chuyện ngỡ như không có gì lại gợi lên vô vàn ý tưởng cho người đọc trong quá trình giải mã. Biểu tượng là vấn đề trung tâm của ngôn ngữ nghệ thuật, quá trình tìm hiểu một biểu tượng, đặc biệt là những biểu tượng nghệ thuật trở đi trở lại với tần số cao là con đường giúp ta bước vào thế giới tâm hồn của người nghệ sĩ. Và sự giải mã các tương tác biểu tượng trong tác phẩm của Raymond Carver chính là chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở ra cánh cửa về cách nhìn nhận, cách suy nghĩ của nhà văn thiên tài. Đồng thời, các tương tác biểu tượng này cũng thể hiện một giá trị thẩm mĩ phong phú và giá trị phong cách độc đáo cho tác phẩm của ông.

Tìm hiểu trang viết tối giản của Raymond Carver, chúng tôi nhận thấy những văn bản “nói nhiều từ cái ít” này dung chứa một hệ thống biểu tượng phức hợp, đặc biệt hệ thống biểu tượng của ông được xây dựng chủ yếu qua hình thức không gian cuộc sống. Dựa trên tiêu chí đó chúng tôi sẽ nghiên cứu hệ thống biểu tượng của Carver qua cách ông thể hiện ý tưởng của mình thông qua việc tái hiện lại không gian sống của nhân vật để trên cơ sở đó chúng tôi thiết lập nên một hệ thống không gian mang tính chất biểu tượng và chia hệ thống này làm 3 tiểu loại. Không gian biểu tượng ám gợi sự cách ly, cô lập, không gian biểu tượng ám gợi sự đổ vỡ và không gian biểu tượng ám gợi sự hồi sinh.

3.2.2. Không gian biểu tượng ám gợi sự cách ly, cô lập

Để thể hiện một thế giới đổ vỡ, Carver không chỉ tập trung xây dựng những thân phận cô đơn hậu hiện đại mà còn sử dụng một loạt các không gian mang tính chất biểu tượng như là không gian biểu tượng ám gợi sự li gián, tấm rèm, cửa sổ ngăn cách ( Biết bao nhiêu nước ở ngay gần nhà, Vọng lâu, Mình đang gọi từ đâu...), căn phòng khép kín (Hàng xóm, Mồi lửa), giếng cạn (Mình đang gọi từ đâu).

Có thể chia không gian trong sáng tác của Carver thành ba dạng thể. không gian căn phòng, không gian quán xá và không gian nước Mỹ. Căn phòng khép kín có

72

tính đối lập với không gian quán xá ồn ã và cả hai đều là thang độ của nước Mỹ những năm 80. Những căn phòng khép kín trong sáng tác của Carver thể hiện không gian sống ngột ngạt, đầy cám dỗ, thảm họa, bị giới hạn và phụ thuộc vào đó, con người luôn cảm thấy bất an, cô độc. Xét ở một phương diện khác, chính nhân vật cũng là căn phòng khép kín,họ khước từ mối liên hệ với những người xung quanh, tự giam cầm bản thể, tách biệt với xã hội xung quanh. Mỗi người là một cá thể biệt lập và rời rạc giữa cộng đồng, nó gợi đến sự chia biệt, cô độc. Myers trong Mồi lửa đã bị đẩy vào không gian như thế sau khi anh ta bước ra khỏi trại cai nghiện. Ban đầu, đó là một nơi yên ổn cho Myers sau những tháng ngày sóng gió (sống trong trại cai nghiện, bị vợ đuổi đi) nhưng càng lúc nó càng bóp chặt lấy cuộc sống của anh, nó khiến nhân vật luôn phải đối mặt với sự cô độc, tình trạng thảm bại của mình. Điều đó càng tăng cấp hơn khi đặt căn phòng cô độc ngay sát cạnh căn phòng hạnh phúc của đôi vợ chồng Sol.

Hay ở một truyện khác, Hàng xóm, căn phòng khép kín lại mang ý nghĩa trái ngược như là một biểu tưởng cho sự vượt thoát của con người khỏi hiện tại nhàm chán của thực tế. Căn phòng khép kín của nhà hàng xóm trở thành một chốn thiên đường hư ảo, khi chiếc chìa khóa không còn nữa, không gian đó biến mất hoàn toàn, cả hai cảm thấy mình như rơi vào vực thẳm khi cảnh cửa dẫn lối vào căn hộ của nhà hàng xóm bị khóa sập trước mắt “họ đứng đó. Họ ôm lấy nhau. Họ tựa vào cánh cửa như để chống lại cơn gió. Họ ôm nhau”, đứng bên nhau, họ cảm nhận rất rõ sự hư vô, mọi sự hiện đang tồn tại đầy tốt đẹp đều có thể mất đi trong khoảnh khắc mà không thể níu giữ hay tìm lại được. Hy vọng, niềm hạnh phúc của họ phút chốc bỗng vụt tắt, không còn gì nữa cả. Họ đã khám phá ra một cuộc sống mới, chốn thiên đường tuyệt đẹp, cả hai hoàn toàn sống dựa vào đó. Do đó, khi đánh mất chìa khóa, nhân vật như rơi vào vực thẳm, không thể trở lại chốn thiên đường vừa khám phá cũng không thể bình nhiên bước chân trở lại cuộc sống trước đây của mình. Họ mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại, giữa không gian hư ảo và hiện thực.

Nếu căn phòng khép kín ám gợi về không gian của sự sụp đổ, một không gian biểu tượng điển hình của sự cô lập, li gián thì cửa sổ cũng là một hình ảnh song hành cho biểu tượng này. Cái cửa tượng trưng cho sự ngăn cách giữa hai không gian, ngăn

73

cách hai trạng thái, hai thế giới, giữa cái đã biết và cái chưa biết. Cửa sổ ngăn cách người quan sát, người kể với đối tưọng được miêu tả, sự việc được trần thuật.

Đứng sau vật ngăn cách, người kể chuyện trở thành “người quan sát thầm lặng”, lấy câu chuyện người khác làm một dạng trải nghiệm của bản thân. Cửa sổ, tấm rèm đã phân chia không gian thành nhiều mảng tách rời, giới hạn của mỗi người trong những khoảng không đó. Sự ngăn cách ấy tưởng chừng như rất mỏng manh nhưng không một ai vượt qua được. Nó cho thấy sự li gián thực sự không khởi nguồn từ cửa sổ hay tấm rèm mà từ chính nhân vật, chính trong tâm hồn của nhân vật. Cánh cửa mở ra để thấy điều bí ẩn, nó cũng như là một ý niệm về sự hư vô, có thể nhập vào được hay bị ngăn cấm, tùy theo cửa mở hay đóng. Ở tác phẩm Những giấc mơ, sự quan sát thầm lặng hướng về người hàng xóm “tôi đến bên cửa sổ nhìn bọn trẻ nhà bên ra khỏi nhà đi học”, “đôi khi, nếu không ngủ được - trong khi vợ nằm bên cạnh ngủ và trôi dạt vào những giấc mơ - tôi trèo ra khỏi giường và lên gác, ngồi ở bàn và nghe nhạc hoặc băng đọc truyện của chị, và chờ đến khi chị đi ngang sau tấm màn hoặc đến khi tôi thấy bóng chị sau mành cửa”, từ cửa sổ quan sát và kể lại hoạt động của một người bị mành cửa che khuất, người trần thuật xưng tôi trở thành người trần thuật bị giới hạn bởi không gian. Cửa sổ và mành cửa tạo ra khoảng cách trần thuật, làm hạn hẹp tầm nhìn của người trần thuật. Nhưng xét theo ở mức độ khác thì nó còn thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật, sự chú tâm quá mức của người chồng trước biến đổi cuộc sống của người hàng xóm và sự thờ ơ của anh trước những rắc rối mà người vợ đang mắc phải gợi suy đến rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng. Hai người thuộc về hai thế giới tách rời, thế giới của người vợ là những giấc mơ còn thế giới của người chồng là không gian phía ngoài cửa sổ, đằng sau những tấm rèm, và không gian ở đây đã được phân tách thành nhiều mảng tách rời, giới hạn mỗi người trong những khoảng không đó, sự ngăn cách tưởng chừng như rất mỏng manh nhưng không một ai vượt qua được. Cửa sổ vừa khép mở không gian tự nhiên vừa khép mở không gian tâm trạng. Cửa sổ ở đây không còn là một khoảng trống trong một bức tường hoặc là một số thanh gỗ ghép lại với nhau và xoay được trên các bản lề để tạo thành, mà nó tùy đóng hay mở, nó đã trở thành không gian biểu tượng cho sự có mặt hay

74

vắng mặt, cho sự vẫy gọi hay ngăn giữ, cho một viễn cảnh hoặc một màn che mờ đặc.

Bên cạnh việc xây dựng không gian biểu tượng là cửa sổ, tấm rèm, căn phòng khép kín, Raymond Carver còn xây dựng không gian biểu tượng giếng cạn. Xét về tần suất, không gian này xuất hiện rất ít trong hệ thống sáng tác của nhà văn, chỉ xuất hiện trong truyện ngắn Mình đang gọi từ đâu nhưng lại là một không gian có tính khái quát, bao chứa 2 không gian còn lại. Giếng cạn gợi nhắc đến tai nạn thuở nhỏ của J.P. Rơi vào giếng cạn, J.P gần như tuyệt vọng, cảm thấy đang mất dần cuộc sống. Sự gần gũi về chiết tự của hai từ giếng cạn (drying well) và trại cai nghiện (drying-out facility) đã cho thấy về bản chất, trại cai nghiện là một biến thể khác của giếng cạn. Theo đó, trại cai nghiện không phải là nơi tái sinh cho con người mà chỉ là nơi mà họ đổi thay về không gian, thay đổi về một điểm đến trong chuỗi xoay vòng của những chuyến đi. J.P trẻ nhỏ và J.P trưởng thành đều ở một trạng huống giống nhau, đó là bị cô lập khỏi thế giới xung quanh, cô đơn tận cùng, “bị mắc kẹt”. Nhưng nếu như trước đây, đứa trẻ J.P vô tình rơi vào hố thẳm thì J.P trưởng thành lại bị dồn đẩy vào đó. Theo cách này hay cách khác, ở vị thế nào đi nữa thì cuối cùng con người vẫn sống trong một cái giếng cạn với tất cả sự hoang mang và đau khổ. Hay nói cách khác, nước Mỹ của những năm 80 là một cái giếng cạn khổng lồ, sống trong không gian đó, con người dù cố kiếm tìm cho mình một sự đổi mới về không gian thì vẫn không cảm thấy bình ổn. Không gian giếng cạn này ta còn có thể bắt gặp trong tác phẩm của Murakami, đặc biệt là sự trở đi trở lại như một ám gợi khắc khoải tâm lí nhân vật trong Rừng Nauy, cho thấy sự đồng cảm, và chắp bút lẫn nhau trong phong cách viết giữa hai tác giả nổi tiếng này.

3.2.3. Không gian biểu tượng ám gợi sự rạn nứt và đổ vỡ

Thế giới trong sáng tác của Carver là một thế giới đổ vỡ, từ các hệ giá trị, mối quan hệ gia đình, xã hội đến hồn người. Sự xuất hiện với tần suất cao của những không gian biểu tượng ám gợi sự đổ vỡ nằm trong mạch nguồn chung ấy.

Trong tác phẩm ngắn Côngtơmet này chạy có đúng không? hình ảnh chiếc ô tô mui xếp là một biểu tượng mang tính hai mặt, vừa hiện diện cho thời kì “hoàng kim”

75

hạnh phúc và no đủ trong đời sống lứa đôi của đôi vợ chồng Leo và Tony, họ có nó khi có cuộc sống đầy đủ, nó như là thứ vật chất đại diện cho một không gian sống tiện nghi của một gia đình sung túc và vừa là hình ảnh còn sót lại cuối cùng của sự phá sản, sụp đổ, và mầm mống của sự bất hạnh khi người vợ đã phải ngủ với người đàn ông khác trong cuộc mua bán chiếc ô tô này để bán được chiếc ô tô với giá cao nhằm vớt vát số tiền ít ỏi còn lại.

Trong tác phẩm ngắn Một cuộc nói chuyện nghiêm túc, Carver tập trung xây dựng hình ảnh chiếc gạt tàn, chiếc gạt tàn xuất hiện khi lần thứ 2 Burt đến thăm vợ con, món đồ vật này được miêu tả kỹ lưỡng như thông điệp gửi gắm cho độc giả sau chi tiết mà Burt có ý định đập vỡ nó. Hình ảnh chiếc gạt tàn đã khơi gợi về một thời kỉ niệm gắn bó hạnh phúc của hai vợ chồng Burt, rồi khi xung đột giữa họ xảy ra, Burt trong cơn điên ngắn anh chỉ muốn đập vỡ nó nhưng khi người vợ thốt lên, “xin anh, nàng nói “đó là chiếc gạt tàn kỉ niệm”” thì anh ta dừng lại. Anh ta cầm chiếc gạt tàn trong tay, bước ra khỏi nhà và cứ thế lái xe bỏ đi. Chiếc gạt tàn kỉ niệm tượng trưng cho thời gian ấm êm, cho một mái nhà sum vầy của hai người nhưng đó cũng là quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại. Cuối cùng Burt đã không đập vỡ nó, để lại trong căn nhà cũ chứng tỏ người chồng muốn níu giữ quá khứ, nhưng khi nắm giữ chiếc gạt tàn một cách vô thức, anh ta không cảm nhận được rằng nó đang cản trở cuộc sống hiện tại. Chiếc gạt tàn trở thành biểu tượng cho sự tan vỡ và mắc kẹt của con người trong cuộc sống, sau những nỗ lực vun đắp, hàn gắn, nhân vật lại rơi vào đầm lầy khổ đau.

Hình ảnh chiếc cốc trong tay L.D trong Một điều nữa thôi cũng ám gợi đến sự thay đổi những trạng thái của nhân vật, từ mâu thuẫn cho đến sự đổ vỡ. Đầu tiên là L.D xoay xoay chiếc cốc trong tay, sau đó hắn uống cạn nước trong chiếc cốc, và cuối cùng chiếc cốc đổ và lăn xuống đất “L.D xoay cái cốc trong tay, nhưng hắn không uống, Maxine không đau đáu nhìn hắn bằng ánh mắt dữ dội”, “Hắn giơ cái cốc lên ngay dưới mắt Maxine và nốc cạn” và “Hắn đập lòng bàn tay xuống bàn, Cái gạt tàn nảy lên. Cốc của hắn đổ và lăn xuống đất”, vấn đề đã được biểu đạt theo mức độ tăng cấp, đầu tiên là diễn biến, sau đó đến cao trào và đổ vỡ là kết thúc, hình ảnh chiếc cốc đổ là biểu trưng cho sự tan rã, tức là lúc gia đình L.D bắt đầu có sự phân

76

tách, chia lìa. L. D quyết định ra đi khỏi căn nhà và vợ con của hắn cũng chọn cách giải quyết như thế, không gì có thể hàn gắn họ với nhau được.

Khác với cách xây dựng không gian biểu tượng ám gợi sự cách li, cô lập, những không gian biểu tượng ám gợi sự rạn nứt và đổ vỡ trong trang viết của Carver thường được sắp xếp theo chuỗi. Trong đó có một biểu tượng chi phối và nhiều biểu tượng bổ trợ. Ở truyện ngắn Bảo quản, hàng loạt hình ảnh mang tính biểu tượng xuất hiện trong tác phẩm như những điểm nối ghép các mảnh rời. Trước hết, là hình ảnh

Một phần của tài liệu bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của raymond carver (Trang 72)