Hệ thống các motif

Một phần của tài liệu bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của raymond carver (Trang 82)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. Hệ thống các motif

Stith Thompson cho rằng “Môtip là một phần nhỏ ở trong truyện, một thành tố tạo nên mẫu truyện, có thể tách rời được, có thể lắp ghép được, hay lặp đi lặp lại và ít nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt”. [14, tr.50]

Theo 150 thuật ngữ văn học, “Motif gắn với thế giới tư tưởng và xúc cảm của tác giả một cách trực tiếp hơn so với các thành tố khác của hình thức nghệ thuật, nhưng khác với các thành tố ấy, motif không mang tính hình tượng độc lập, không mang tính toàn vẹn thẩm mĩ, chỉ trong quá trình phân tích cụ thể sự “vận động” của motif, chỉ trong sự soi chiếu bền vững và tính cá thể hàm nghĩa của nó, nó mới có được ý nghĩa và giá trị nghệ thuật”[1, tr.209]

Motif là một đặc trưng của văn học, văn hóa dân gian và trở thành một yếu tố quan trọng cấu thành văn bản hậu hiện đại. Sự xuất hiện của motif góp phân tạo nên sự dung hòa giữa các hệ giá trị, tạo nên các đường kiên kết giữa các trang viết.

Truyện ngắn của Raymond Carver có sự trở đi trở lại của rất nhiều motif. Điểm qua một số motif trong sáng tác của Raymond Carver, chúng tôi nhận thấy sáng tác của ông có sự trở đi trở lại của những kiểu đề tài, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh, tạo thành một dòng chảy liên kết các sáng tác của Raymond Carver. Nó cũng góp phần tạo nên đặc tính riêng của các trang viết, theo cấp độ có thể kể đến motif cốt truyện xoay vòng, gia đình tan vỡ, motif cặp đôi song trùng, người say, người thất nghiệp, người ra đi, motif giấc mơ...

3.3.2. Motif “giấc mơ”

Có thể phân tách những giấc mơ trong sáng tác của ông làm các loại. Giấc mơ điềm báo (Vitamins, Những giấc mơ), giấc mơ khát vọng (Mồi lửa, Vợ người sinh viên), giấc mơ là thế giới ảo nhưng con người lại sống thực ở trong đó. Phần bản thể nguyên sơ mà nhân vật đánh mất hoặc cố tình lảng tránh đều hiện hữu trong mỗi giấc mơ.

Giấc mơ còn là sự thể hiện của một ám ảnh trong tâm lí của nhân vật. Cơn ác mộng lớn nhất của người đàn ông trong Lớp đêm là “thấy một người đàn ông đứng

81

bên cửa sổ phòng ngủ” khiến anh ta “không thở được”, còn vợ anh ta khi nghe kể câu chuyện ấy thì cho rằng “Bị ai đó trong gia đình phản bội, đó mới là ác mộng thực sự”. Cả truyện, không có dòng nào cắt nghĩa nguyên nhân của sự đổ vỡ hôn nhân của nhân vật trong truyện, nhưng qua sự cóp nhặt câu chuyện liên quan đến cuốn truyện mà anh ta từng đọc cho vợ cũ nghe về giấc mơ ám ảnh người đàn ông, người đọc tự tìm ra câu trả lời, đó là vì người vợ đã ngoại tình. Giấc mơ với hình ảnh người đàn ông đứng ở cửa phòng ngủ ám ảnh anh ta không chỉ nằm trong phạm vi câu chuyện được kể mà nó trở thành hiện thực trong cuộc sống gia đình anh.

Giấc mơ còn là một tấm màn che mờ thực tại khi mà ở đó, con người có thể thực hiện được mọi mong muốn, khát khao của mình. Khi Myers (Mồi lửa) xuất hiện trong nhà của vợ chồng Sol, cả ba người cùng mơ “Trong giấc mơ, Myers thấy ai đó mời anh một ly scotch, nhưng khi anh sắp sửa cầm lấy thì anh thức giấc, mồ hôi đầm đìa, tim đập thình thịch. Sol mơ thấy anh đang thay lốp xe tải và dùng cả hai tay. Bonnie mơ thấy chị đang dẫn hai - mà không, ba đứa con đi công viên. Thậm chí chị còn có tên cho chúng. Chị đặt tên cho chúng trước chuyến đi công viên. Millicent, Dionne và Randy. Randy cứ muốn vùng ra khỏi chị và chạy đi”, Myers vừa trải qua một thời gian khó khăn trong trại cai nghiện, việc anh mơ thấy một ly scotch là điều dễ lí giải. Giấc mơ là sự trỗi dậy của uẩn ức. Sự xuất hiện của anh khiến Sol và Bonnie cũng rơi vào giấc mơ, bởi anh đã làm khơi dậy những khát vọng thầm kín của đôi vợ chồng trẻ. Myers - một người cao lớn, tóc xoăn hiện diện khiến Sol cảm thấy mặc cảm hơn bao giờ hết về tình trạng khiếm khuyết của mình. Giấc mơ về việc anh có thể thay lốp xe tải (khỏe mạnh), thay bằng cả hai tay (lành lặn) đã xoa dịu mặc cảm ấy. Sự hiện diện của Myers khiến Bonnie trong lúc ân ái “cứ nghĩ đến anh chàng cao to tóc xoăn ở phòng phía sau, Nếu anh ta thình lình mở cửa phòng và nhìn họ thì sao nhỉ?”. Đó vừa là cảm giác ngại ngần khi xuất hiện một người lạ trong căn nhà của mình, nhưng cũng là cảm giác mơ hồ về sự khao khát. Bonnie còn có một mong ước cháy bỏng khác là được làm mẹ. Trong cùng một thời khắc, trong cùng một không gian, cả ba người cùng phiêu theo giấc mơ riêng của mình, sống những giây phút thăng hoa nhất, cũng là hư ảo nhất, để có thể quên đi nỗi buồn đau trong thực tại,

82

nhưng thực ra, trong chính thời khắc ấy, cả ba đều là ba mảnh vỡ của tuyệt cùng cô đơn.

Sự trở đi trở lại nhiều của những giấc mơ trong chuyện của Carver là cách mà ông chọn cho các nhân vật khi muốn trốn tránh thực tai..

3.3.3. Motif “cặp đôi song trùng” và motif “người say”

3.3.3.1. Motif “cặp đôi song trùng”

Raymond Carver thường xây dựng các cặp đôi trong sáng tác của mình, tiêu biểu là cặp đôi song trùng. Đó là những nhân vật có chung một hoàn cảnh, tương đồng về thân phận, nỗi niềm. Những cặp đôi đồng dạng thường gặp trong sáng tác của Carver là cặp người già cô đơn, người chủ nhà và người thợ chụp ảnh (Kính ngắm), người bị phản bội, cha và con trai (Người cha, Túi quà), người nghiện rượu, J.P và Tôi (Mình đang gọi từ đâu) ... đó đều là những con người bị chối bỏ và chối bỏ, rơi vào giếng cạn của cuộc sống. Xuất hiện trong cùng một trang viết, những cặp đôi này gợi đến sự phổ biến của con người mảnh vỡ, con người vết thương trong cuộc sống. Nhưng điều bi hài và cũng bi thảm nhất, tuy cùng có sự “đồng dạng” nhưng họ lại không thể chia sẻ cùng nhau, không hiểu về nhau, những đoạn đối thoại rời là biểu trưng cao nhất cho sự lệch pha của những cặp đôi đồng dạng này.

3.3.3.2. Motif « người say »

Đây là motif tiêu biểu trong sáng tác của Raymond Carver. Khảo sát các tập truyện ngắn, Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình , Em làm ơn im lặng được không? và một vài mẩu truyện ngắn đã được chuyển ngữ khác, chúng tôi nhận thấy có hơn 20 truyện xuất hiện hình ảnh người uống rượu, người say. Trong cái motif này, uống rượu như một phương thức tìm quên, giải thoát, nhưng nó cũng là một thói quen, thói quen đó cũng như thói quen về cách họ xem Tivi mỗi ngày được Caver nhắc đến trong hầu hết mọi câu chuyện của ông. Từ đầu đến cuối truyệnCôngtơmet này chạy có đúng không và nếu mở rộng hơn văn bản khảo sát để so sánh như trong truyện Thánh đường, nhân vật luôn xuất hiện với li rượu trong tay. Người vợ uống gin, người trần thuật xưng Tôi trong lúc nghe về Beulah, chờ đợi Robert, nghe người mù nói chuyện, anh ta lại uống rồi cả 3 người cùng dùng rượu suốt buổi tối. Tương tự như vậy 4 nhân

83

vật trong truyện Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình cũng uống rượu trong suốt cuộc nói chuyện của họ, họ mở đầu với mỗi một câu chuyện cũng là lúc hình ảnh những ly rược được xoay vòng, câu chuyện về tình yêu cứ tiếp diễn trên mọi chủ đề thì những ly rượu vẫn cứ được nâng lên và dốc cạn, trong hoàn cảnh này rượu hình như là một thứ chất xúc tác để họ mạnh dạn trút ra những suy nghĩ, những trăn trở về tình yêu, vấn đề mà bấy lâu nay tưởng chừng như chúng đã ngủ quên. Đồng thời, trong trường hợp này, rượu cũng có thể được xem như một chất tạo nên sự thăng hoa của cảm xúc đối với các nhân vật. Nhân vật Duane (Vọng lâu) phải thừa nhận trong sửng sốt rằng “uống rượu thật kì lạ. Khi tôi ngẫm lại, tất cả những quyết định quan trọng của bọn tôi đều được đưa ra khi uống rượu. Ngay khi nói đến chuyện phải uống bớt đi, bọn tôi cũng ngồi ở bàn bếp hoặc bàn tiệc ngoài trời với một két bia hay một chai whiskey”, uống rượu ở đây như trở thành một thói quen, rồi trở thành một sở thích, người say dần biến thành những kẻ nghiện, dần đánh mất gia đình và bản thể (Mình đang gọi từ đâu, Ngài café và ngài sửa chữa, Mồi lửa...). Sự cô đơn, buồn chán, nỗi sợ hãi mơ hồ cứ ám ảnh mỗi con người khiến họ luôn cảm thấy cần một chút men để có thể tiếp tục sống. Nhưng càng tiếp thêm chất cay nồng vào cơ thể họ lại càng chuốc lấy sự đắng cay cho cuộc đời mình. Nó thể hiện tình trạng bất lực, bất an của con người trong xã hội bán công nghiệp.

84

KẾT LUẬN

1. Raymond Carver là cây bút tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn của nền văn học Mỹ thế kỷ XX, ông là người tiên phong và cũng là người thành công nhất với phong cách tối giản trong sáng tác. Ông đã xây dựng cho mình một lối viết đặc trưng riêng, tạo nên “Một Chekov của nước Mỹ thời hậu hiên đại” (Dương Tường). Với cuộc đời từng trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, đau thương và mất mát, những trải nghiệm đó đã cung cấp tư liệu cho ông, để ông có thể viết lên những câu chuyện về thực tế cuộc sống con người trong xã hội hậu hiện đại một cách xác thực nhất, tạo nên một sức thu hút mạnh đối với công chúng độc giả trên toàn thế giới khi đọc truyện ông. Vì vậy, ông được nhìn nhận là một trong những cây bút truyện ngắn Anh ngữ hàng đầu, đã có công khơi lại mối yêu thích truyện ngắn trong lòng người đọc vào thập kỷ 80.

Chúng tôi nghiên cứu bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của Carver, đầu tiên chúng tôi tập trung khai thác về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, vai trò của những yếu tố bên ngoài và sự ảnh hưởng của nó đến con người như thế nào nhằm làm nổi bật hoàn cảnh sống của con người trong xã hội hậu hiện đại, điều đó như làm căn cứ cho việc hình thành tính cách, nội tâm nhân vật trong truyện sau này, nói lên được căn nguyên đã khơi mở sự chấp chới, tổn thương, và bế tắc trong tâm hồn của những con người trong xã hội hậu hiện đại. Môi trường xã hội trong truyện của Caver chỉ tập trung trong một phạm vi nhỏ, xoay quanh không gian gia đình và các mối quan hệ thu nhỏ, trong truyện của ông rất ít có môi trường tự nhiên xuất hiện. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng, cũng chính vì sự thiếu vắng những sắc màu tự nhiên này đã khiến cho những câu chuyện của Carver có phần khô khan, cằn cỗi nhưng điều đó lại không nằm ngoài ý đồ sáng tác của tác giả, bởi chính sự khô khan, cằn cỗi đó như càng làm tôn thêm sự thê thảm, khô héo,chông chênh và bất ổn của những con người đang tồn tại trong nó.

2. Bên cạnh việc khai thác môi trường sống, chúng tôi tiếp tục khai thác về hình ảnh con người trong cuộc sống dưới cái nhìn đa chiều của nhà văn, con người dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa, xã hội cũng như con người dưới góc nhìn phân tâm học

85

qua sự soi sáng của Freud. Qua đó để làm nổi bật lên con người đa sắc trong cuộc sống, những con người đang phải tồn tại trong xã hội đầy biến động. Xã hội đó đã gây ra không biết bao hệ lụy tác động mạnh mẽ lên đời sống tinh thần của họ, khiến họ ngày một chông chênh, hụt hẫng, lạc lõng, và thậm chí là tự cô lập mình (hoặc bị cô lập). Sự xô bồ, chen lấn của thực tại cuộc sống rối ren và những tham vọng tầm thường khiến họ như bị cuốn vào vòng xoáy hỗn độn đó, họ đánh mất chính mình lúc nào mà bản thân cũng không hề hay biết, rồi đến khi sực tỉnh, họ lại cuống cuồng thể hiện khát vọng đi tìm kiếm lại bản thể đã bị đánh mất đó. Song thực tại cuộc sống không như mong đợi, càng cố kiếm tìm thì người ta lại càng mất mát, các thang giá trị trong cuộc sống gần đạt được thì lại đổ vỡ, nát tan khiến cho con người lại rơi vào tuyệt vọng, tiếc nuối, dằn vặt khổ đau trong âm thầm, vô vọng, và sự hoài nghi, bất an, chông chênh, sợ hãi theo đó mà hình thành.

Từ hiện thực cuộc đời chông chênh bất định, thêm vào đó là những bế tắc quẩn quanh không lối thoát khiến các nhân vật cảm thấy chán nản, bế tắc và họ cố gắng tìm mọi cách để thoát khỏi cái thực tại phũ phàng đó bằng đủ cách như tìm đến cái chết, đi đến một nơi xa, náu mình trong thế giới ảo, giải khuây bằng tình dục và có đôi khi họ lại giải thoát những ức chế, kìm nén bằng những “cơn điên vô thức”, hay bằng cách đắm chìm trong kí ức nhạt nhòa tươi đẹp của một thời đã qua.

3. Về không gian cuộc sống trong truyện ngắn của Carver, chúng tôi khai thác bằng hình thức là xây dựng một hệ thống không gian mang tính chất biểu tượng, bởi chúng tôi nhận thấy mỗi một sự hiện diện của đồ vật trong mỗi một câu chuyện đều mang một ý nghĩa tượng trưng nhất định, đó có thể là biểu tượng ám gợi cho sự cách ly, cô lập, ám gợi sự ly tán, đổ vỡ hay ám gợi sự hồi sinh. Tất cả đều mang ý nghĩa biểu đạt nhằm lí giải cho sự xuất hiện của chúng.

Thêm vào đó là sự trở đi, trở lại của những giấc mơ, hình ảnh những người say, các cặp đôi song trùng trong nhiều câu chuyện là cơ sở để chúng tôi đúc kết nên một hệ thống motif trong truyện của Carver, vấn đề này cũng góp phần trong việc nghiên cứu bức tranh cuộc sống của con người trong truyện ngắn của Raymond Carver.

4. Truyện ngắn của Carver là rất nhiều những mảnh đời trong cuộc sống khác nhau, là rất nhiều những mảnh ghép của con người được lắp lại, mỗi một câu chuyện

86

đều ẩn chứa một vấn đề nhằm bộc lộ những gì tác giả muốn nói, cũng như thể hiện cách nhìn đời, nhìn người của nhà văn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chỉ ra được cuộc sống của con người dưới cái nhìn đa chiều của tác giả. Tuy nhiên, cũng vẫn còn nhiều vấn đề chúng tôi chưa thật sự khai thác được hết, được sâu, chưa lột tả được hết những gì nhà văm muốn truyền tải. Bởi truyện của ông mang rất nhiều điều hàm chứa, một chi tiết nhỏ thôi cũng có biết bao vấn đề trong nó. Tác giả gửi đến người đọc chủ yếu bằng những chi tiết, còn lại để họ tự suy ngẫm. Vì vậy, nếu có cơ hội được phát triển những công trình tiếp theo, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu hơn, tiếp cận tác phẩm sâu hơn, như nghiên cứu đặc trưng phong cách sáng tác truyện ngắn của Raymond Carver, nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Carver, cách xây dựng truyện theo hướng gợi mở của Carver, sự kế thừa của Raymond Carver đối với Chekov.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, 2. Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huy (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lí thuyết, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây,

4. Hà Nội.

5. Lê Huy Bắc (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, chủ biên, Nxb Văn học, Hà Nội.

6. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận tác giả và tác phẩm, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc (2005), Diện mạo văn xuôi hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (7), tr. 34-43.

9. Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Mỹ, Nxb Văn học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của raymond carver (Trang 82)