Đóng góp của khóa luận Ý nghĩa khoa học: Thông qua việc khảo sát từ đồng nghĩa trong các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta thấy được những giá trị biểu đạt của từ đồng nghĩa tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
****************
LÊ THỊ XIÊM
TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học
TS ĐỖ THỊ THU HƯƠNG
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất của mình tới
TS.GVC.Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Xiêm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Được sự hướng dẫn tận tình của TS.GVC Đỗ Thị Thu Hương và sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành khóa luận này Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, không trùng với bất kì kết quả của tác giả nào công
bố trước đây.Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Xiêm
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích, yêu cầu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Bố cục 4
8 Đóng góp của khóa luận 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 1.1 Trường nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng 6
1.1.1 Trường nghĩa 6
1.1.1.1 Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) 6
1.1.1.2 Trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) 7
1.1.1.3 Trường liên tưởng 8
1.1.2 Các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng 8
1.1.2.1 Quan hệ bao gồm - nằm trong 8
1.1.2.2 Quan hệ toàn bộ - bộ phận 9
1.1.2.3 Quan hệ đồng nghĩa 9
1.1.2.4 Quan hệ trái nghĩa 9
1.2 Quan hệ đồng nghĩa 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Những căn cứ xác lập đồng nghĩa 11
1.2.3 Các kiểu từ đồng nghĩa 12
1.2.3.1 Đồng nghĩa hoàn toàn 12
Trang 51.2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn 12
1.2.4 Giá trị của từ đồng nghĩa 14
1.3 Đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lời nói 16
1.3.1 Đồng nghĩa từ vựng 16
1.3.2 Đồng nghĩa lời nói 17
Tiểu kết chương 1 20
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨATRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 2.1 Kết quả khảo sát 21
2.1.1 Phân loại kết quả khảo sát 21
2.1.2 Nhận xét 23
2.2 Hiệu quả sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn Nam Cao 23
2.2.1 Nhận xét chung 23
2.2.2 Hiệu quả sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn Nam Cao 24
2.2.2.1 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hành động cười 25
2.2.2.2 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động nói 30
2.2.2.3 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hành động khóc 36
2.2.2.4 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động di chuyển, dời chỗ 39
2.2.2.5 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động ăn 42
2.2.2.6 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động nhìn 45
2.2.2.7 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ giới nữ nói chung 47
2.2.2.8 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ giới nam nói chung 49
2.2.2.9 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ tâm trạng buồn phiền 52
Tiểu kết chương 2 55
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6ta rất giàu và đẹp” Nó giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời
và phong phú Nó đẹp bởi tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp Hai cái giàu và đẹp ấy chính là tiếng nói của nhân dân đầy tình cảm, màu sắc, âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi đã nâng lên đến trình độ rất cao về mặt nghệ thuật Để làm nên sự giàu đẹp đó phải có sự góp mặt của rất nhiều các yếu tố Một trong những yếu tố đã góp phần không nhỏ để làm nên sự phong phú, giàu có của tiếng Việt đó chính là việc sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và trong sáng tác văn học Đặc biệt là việc sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa để thay thế cho nhau trong các tác phẩm văn học đã làm cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, tránh được hiện tượng lặp từ và có sức lôi cuốn bạn đọc
Là một trong những đại biểu ưu tú nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán, Nam Cao với phong cách ngôn ngữ lạnh lùng, dửng dưng mà đầy xót xa thương cảm, đằm thắm yêu thương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người yêu văn học Tác phẩm của Nam Cao không chỉ chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc mà còn thể hiện được tài năng độc đáo trên nhiều phương diện như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, cách lựa chọn ngôn từ… Trong các yếu tố làm nên thành công đó, chúng ta phải kể đến cách lựa
Trang 72
chọn ngôn từ, đặc biệt là việc sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của ông Việc sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của Nam Cao đã tạo ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc, tạo nên phong cách nghệ thuật riêng cho Nam Cao
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Từ ngữ đồng
nghĩa trong truyện ngắn của Nam Cao” Chúng tôi hy vọng việc nghiên cứu
này sẽ mang đến cho người dạy, người học và nghiên cứu văn chương Nam Cao
ở trường phổ thông một cái nhìn thiết thực và bổ ích
2 Lịch sử vấn đề
Sử dụng từđồng nghĩa trong giao tiếp hàng ngày và trong sáng tác văn học là hiện tượng rất phổ biến Nhờ các từ đồng nghĩa mà tiếng Việt trở nên phong phú, đa dạng và sinh động hơn trong cách biểu đạt
Nghiên cứu về vấn đề đồng nghĩa nói chung và tìm ra hiệu quả sử dụng của chúng trong ngôn ngữ nói riêng là phạm vi được nhiều nhà khoa học quan tâm.Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu, các quan điểm về đồng nghĩa của
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp… Đây là những công trình đặt nền móng cho việc nghiên cứu về từ đồng nghĩa sau này
Cùng nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ, qua khảo sát chúng tôi thấy có một vài khóa luận cũng đi sâu tìm hiểu về hiện tượng đồng nghĩa nhưng ở các mức độ
khác nhau Tiêu biểu như: “Đồng nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ và hiệu quả
biểu đạt” của Phạm Thị Đăng, sinh viên K25E, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 Với đề tài này, Phạm Thị Đăng mới chỉ đề cập đến vấn đề đồng nghĩa của các ngữ cố định tức là các thành ngữ, tục ngữ chứ chưa đi vào tìm hiểu ở cấp độ từng
từ ở trong một tác phẩm cụ thể.Tiếp theo là đề tài: “Biểu thức miêu tả đồng chiếu
vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân và trong thơ của Tố Hữu” của Nông Thị
Trưng, sinh viên K32B, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Ở đề tài này, Nông Thị Trưngmới chỉ đề cập đến vấn đề đồng nghĩa biểu vật chứ chưa đề cập đến vấn
Trang 83
đề đồng nghĩa biểu niệm Và gần đây nhất là khóa luận của Lê Thị Thanh Hương,
sinh viên K34B, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2với đề tài: “Từ đồng nghĩa
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” Trong đề tài này, Lê Thị Thanh Hương
đã đề cập đầy đủ đến cả hai vấn đề là đồng nghĩa biểu vật và đồng nghĩa biểu niệm Đề tài cũng đã đi sâu tìm hiểu được vấn đề đồng nghĩa giữa các từ và hiệu quả của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong tác phẩm của một nhà văn cụ thể Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu từ đồng nghĩa trong các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan chứ chưa đi vào truyện ngắn của nhà văn Nam Cao
Việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng của các từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy có công trình nào Do đó, qua tìm hiểu, tra cứu, chúng tôi nhận thấy tính chất bổ
ích của vấn đề định nghiên cứu và đã quyết định lựa chọn đề tài: “Từ ngữ
đồng nghĩa trong truyện ngắn của Nam Cao” Chúng tôi thực hiện đề tài
này với mong muốn là tìm ra nét phong phú, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ của một nhà văn cụ thể - Nam Cao - đại diện tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945
3 Mục đích, yêu cầu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích giá trị nghệ thuật của từ đồng nghĩa trong truyện ngắn Nam Cao, đề tài nhằm làm sáng tỏ giá trị biểu đạt của từ đồng nghĩa nói chung, thấy được sự khác biệt tinh tế về nghĩa giữa các từ đồng nghĩa Từ đó khẳng định, từ đồng nghĩa là một trong những phương tiện biểu đạt phong phú, đa dạng và sinh động của tiếng Việt
3.2 Yêu cầu
- Nắm được các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng, đặc biệt là quan hệ đồng nghĩa và các kiểu từ đồng nghĩa, giá trị của từ đồng nghĩa
Trang 9mạng tháng Tám trong cuốn Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời Đại
5 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Đối tượng
Đề tài chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu từ, ngữ đồng nghĩa trong các tác
phẩm truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám
5.2 Nhiệm vụ
- Tổng hợp những vấn đề lý thuyết về các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống
từ vựng, đặc biệt là quan hệ đồng nghĩa, cách phân loại từ đồng nghĩa
- Tập hợp, thống kê và xử lí ngữ liệu
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện
ngắn Nam Cao
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê tư liệu
Trang 105
8 Đóng góp của khóa luận
Ý nghĩa khoa học: Thông qua việc khảo sát từ đồng nghĩa trong các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta thấy được những giá trị biểu đạt của từ đồng nghĩa trong tiếng Việt.Các từ đồng nghĩa ngoài những nét nghĩa giống nhau thì còn có những nét nghĩa riêng, phong phú và linh hoạt.Qua đó khẳng định nét độc đáo về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ, gợi mở những hướng tiếp cận mới khi tìm hiểu về tác giả này
Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích giá trị nghệ thuật của từ, ngữ đồng nghĩa trong tác phẩm của Nam Caogiúp chúng ta nhận biết sự khác nhau về nghĩa của các từđồng nghĩa, từđó giúp sử dụng từ đồng nghĩa một cách chính xác, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp Các kết quả nghiên cứu của khóa luận cũng góp phần hữuích khi giảng dạy tiếng Việt cũng như giảng dạy truyện ngắn của Nam Cao ở bậc phổ thông
Trang 116
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1 Trường nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng
1.1.1 Trường nghĩa
Trường nghĩa là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa
Với các trường nghĩa, chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường
Theo F.de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra
hai dạng quan hệ là quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc(hay quan hệ tộc tuyến, quan hệ hình) Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa là trường nghĩa
ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực
tuyến) [5, tr.170]
Ngoài ra, còn có một trường nghĩa nữa có tác dụng sâu sắc đối với việc
sử dụng từ ngữ là trường liên tưởng
1.1.1.1 Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính)
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ [5, tr.185]
Ví dụ: Trường tuyến tính của từ “tay” là búp măng, mềm, ấm, lạnh,…
cầm, khoác… Trường nghĩa tuyến tính của từ “đi” là nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng,…, ra, vào, lên, xuống…
Trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ [5, tr.186]
Trang 127
1.1.1.2 Trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến)
a Trường nghĩa biểu vật
Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật.Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc Các danh từ này phải có tính khái quát cao gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật như “người”, “động vật”, “thực vật”,… Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ vào một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên [5, tr.171]
Ví dụ 1: Trường biểu vật chỉ bộ phận cơ thể con người: đầu, mình, chân,
tay, mắt, miệng, răng, da, lưỡi, đùi, ruột, gan, phổi, họng…
Ví dụ 2: Trường biểu vật của mắt:
- Bộ phận của mắt: lông mày, lông mi, mí, mi, lòng trắng, lòng đen,…
- Đặc điểm về ngoại hình của mắt: bồ câu, ốc nhồi, lợn luộc, dao cau,…
- Đặc điểm về năng lực của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh nhanh, toét, mù
lòa,…
- Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, ngó, liếc, dòm, trừng, quắc,…
b.Trường nghĩa biểu niệm
Là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ
Ví dụ: Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)…(phục vụ sinh hoạt)
- Dụng cụ để ngồi, nằm: ghế, giường, phản, đi văng…
- Dụng cụ để đặt: bàn, giá, gác
- Dụng cụ để chứa đựng: tủ, rương, hòm, vali, thúng, mủng, nong, nia,
chai, lọ…
Trang 138
- Dụng cụ để mặc, che thân: áo, quần, khăn, khố, váy…
- Dụng cụ để che phủ: màn, mùng, khăn, chăn, chiếu
1.1.1.3 Trường liên tưởng
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng
từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm
Ví dụ: Từ bò có thể gợi ra nhiều trường liên tưởng:
- Bò cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ, nhai trầu…
-Sự cày bừa, cái cày, cái ách…
- Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh
như ngu như bò
Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu vật và trường tuyến tính, tức là có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm [5, tr.187]
1.1.2 Các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng
1.1.2.1 Quan hệ bao gồm - nằm trong
Quan hệ bao gồm - nằm trong là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có nghĩa rộng hẹp khác nhau cùng thuộc một trường biểu vật Có thể nói đó là quan hệmà từ có nghĩa chỉ loại lớn bao gồm nghĩa của từ chỉ những loại nhỏ và các
từ chỉ loại nhỏ nằm trong nghĩa của các từ chỉ loại lớn
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này ta tìm hiểu qua một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: Nghĩa của từ “cây” bao gồm nghĩa của các từ câyđào, cây quất,
cây lan, cây mai,… Nghĩa của các từ cây đào, cây quất, cây lan, cây mai,…
nằm trong nghĩa của từ “cây”
Ví dụ 2: Nghĩa của từ chỉ trạng thái tâm lí “vui” bao gồm nghĩa của các
từ: phấn khởi, hào hứng, vui vẻ… Các từ phấn khởi, hào hứng, vui vẻ… nằm
trong nghĩa của từ “vui”
Trang 141.1.2.4 Quan hệ trái nghĩa
Trái nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trái ngược với hiện tượng đồng nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ trái ngược với nhau về ý nghĩa
Ví dụ: Nhanhvà chậm, dài và ngắn
Để xác định các từ trái nghĩa cần phải đặt chúng trên một nét nghĩa đồng nhất nào đó Nếu không có nét nghĩa đồng nhất này thì nghĩa của các từ ngữ chỉ khác nhau chứ không trái nghĩa với nhau
Ví dụ: Cao và thấp trái nghĩa với nhau vì chúng có cùng chung nét
nghĩa: chỉ kích thước
Đẹp và xấu trái nghĩa với nhau vì cùng có chung nét nghĩa: chỉ vẻ ở bên
ngoài sự vật mà mắt thường có thể quan sát được
1.2 Quan hệ đồng nghĩa
1.2.1 Khái niệm
Đồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn
bộ từ vựng, chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với một số có hạn những
từ nhất định Nói khác đi, đồng nghĩa trước hết là quan hệ về ngữ nghĩa giữa
Trang 1510
các từ trong toàn bộ từ vựng chứ không phải là giữa những từ nào đấy Đó là
quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa
Ví dụ: Loạt từ đồng nghĩa chỉ “đặc tính vận động của ánh sáng”: lung
linh, long lanh, lóng lánh, nhấp nhánh, lấp lánh
Khi đề cập đến khái niệm từ đồng nghĩa, các nhà nghiên cứu đều nhất trí
với quan niệm: Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa,
khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai
Ví dụ: yếu, yếu ớt, yếu đuốilà những từ đồng nghĩa trong tiếng Việt
Các từ chỉ đồng nghĩa với nhau khi đã cùng thuộc một trường nghĩa Điều kiện tiên quyết để phát hiện ra các đơn vị đồng nghĩa là dựng ra được các trường nghĩa Một trường nghĩa có thể phân hóa thành những trường nhỏ, những trường nhỏ này lại phân hóa thành những trường nhỏ hơn nữa Các từ nằm trong các trường nghĩa càng nhỏ, nằm trong nhóm càng nhỏ thì càng đồng nghĩa, trừ khi giữa các đơn vị từ vựng trong cùng một trường nhỏ xuất hiện các nét nghĩa trái ngược nhau
Ví dụ: Nghĩa di chuyểncó thể phân hóa thành hai trường nhỏ hơn A làm
cho X di chuyển vàX tự di chuyển(A kí hiệu chủ thể tác động, X là sự vật, chủ
thể chịu tác động) Trong trường nhỏA làm cho X di chuyểncó các từ: kéo,
giật, lôi,… và đẩy, đùn, xô… Những từ này đều đồng nhất về các nét nghĩa A
làm cho X di chuyển, trên mặt nền, tốc độ bình thường nhưng khác nhau về nét nghĩa chiều di chuyển
Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ chỉ
có chung một nét nghĩa đồng nhất Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì mức độ đồng nghĩa càngcao Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các
từ đó có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc vài nét nghĩa cụ thể nào đó
Trang 1611
Điều này cũng có nghĩa là, khi chúng ta phân chia các trường lớn thành các trường nhỏ và nhóm nghĩa nhỏ thì đồng thời chúng ta cũng tiến tới gần các nhóm đồng nghĩa mỗi lúc một cao
1.2.2 Những căn cứ xác lập đồng nghĩa
Quan hệ đồng nghĩa giữa các đơn vị từ vựng chỉ xuất hiện khi:
Các nét nghĩa đầu trong nghĩa biểu niệm của các từ đồng nhất với nhau Những nét nghĩa đồng nhất này phải kế tiếp nhau theo cùng một cách sắp xếp (một trật tự) như nhau ở các đơn vị từ vựng đang được xem là có quan hệ đồng nghĩa với nhau
Số lượng các nét nghĩa đồng nhất càng lớn thì các đơn vị từ vựng càng đồng nghĩa
Trong nghĩa biểu niệm của các đơn vị từ vựng không xuất hiện những nét nghĩa trái ngược, loại trừ nhau
Đồng nghĩa là quan hệ giữa các từ cùng nghĩa từ loại Các đơn vị từ
vựng đã khác nhau về từ loại thì không đồng nghĩa với nhau
Đồng nghĩa là quan hệ có tính tương đối Các đơn vị từ vựng đồng nghĩa với nhau ở các mức độ khác nhau, có từ đồng nghĩa với từ này hơn từ kia
Ví dụ: So sánh từ “đi” với “chạy” và “nhảy” thì thấy:
Các từ này đều có nét nghĩa đầu đồng nhất: chỉ hoạt động di chuyển
bằng chân, dời chỗ khỏi mặt đất Do đó, có thể kết luận giữa các từ này có
quan hệ đồng nghĩa
Đi và chạy cả hai có nét nghĩa giống nhau ở chỗ là đều di chuyển, dời chỗ
khỏi mặt đất bằng hai chân và tiếp xúc với mặt đất theo tần số nhất định Còn
nhảy là đưa cả cơ thể dời khỏi mặt đất, bật lên cao và ra xa rồi sau đó mới tiếp
xúc với mặt đất Do đó, đi và chạy đồng nghĩa với nhau nhiều hơn là với nhảy Tuy nhiên, đi và chạy không đồng nghĩa hoàn toàn vì đi là hoạt động dời chỗ với tốc độ bình thường còn chạy là hoạt động dời chỗ với tốc độ nhanh hơn
Trang 1712
Qua đó, có thể thấy mức độ tương đối của quan hệ đồng nghĩa tùy thuộc vào số lượng các nét nghĩa đồng nhất giữa các đơn vị từ vựng Các từ nằm trong một nhóm nghĩa càng nhỏ thì số lượng các nét nghĩa đồng nhất càng lớn, do đó càng đồng nhất với nhau như các ví dụ trên đã cho thấy Quan hệ đồng nghĩa nằm giữa hai cực: thấp nhất khi các đơn vị từ vựng chỉ có một nét nghĩa đồng nhất, cao nhất khi toàn bộ các nét nghĩa tạo nên nghĩa biểu niệm của chúng hoàn toàn trùng nhau Giữa hai cực đó là các mức độ đồng nghĩa cao, thấp khác nhau theo các trường do các đơn vị từ vựng có quan hệ khái quát - loại biệt khác nhau tạo nên
1.2.3 Các kiểu từ đồng nghĩa
1.2.3.1 Đồng nghĩa hoàn toàn
Là những từ cùng chỉ một sự vật, hiện tượng, cùng biểu thị một khái niệm Nói chung, chúng có thể thay thế cho nhautrong mọi trường hợp mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu
Ví dụ : Quả và trái là những từ đồng nghĩa hoàn toàn, khác nhau về tính phương ngữ (quả thuộc phương ngữ Bắc Bộ, trái thuộc phương ngữ Nam Bộ)
nhưng chúng đều có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy phát triển thành
1.2.3.2 Đồng nghĩa không hoàn toàn
Đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ đồng nghĩa mà nghĩa của các
từ trong cùng một dãy có sự khác nhau ít nhiều về sắc thái nghĩa, hoặc sắc thái biểu vật, hoặc sắc thái biểu niệm, hoặc sắc thái biểu cảm, hoặc phong cách chức năng
- Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái ý nghĩa
Ví dụ: Trong tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ sự chết của con người như: hi
sinh, từ trần, tạ thế, trăm tuổi, khuất núi, về với tổ tiên, qua đời, mất đi, nhắm mắt, tắt nghỉ, tắt thở, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng, toi xác,
Trang 1813
ngoẻo củ từ, ăn đất, ngủ với giun… Chúng đều là những từ đồng nghĩa khác
nhau về sắc thái Ta có thể phân tích một số từ trong nhóm từ đồng nghĩa trên
để thấy rõ được điều đó:
Chết là “hết sống” nói chung, không kể người, động vật, thực vật Chết
là nghĩa khái quát, làm cơ sở để giải nghĩa các từ khác
Từ trần, tạ thế dùng cho người có địa vị xã hội nhất định Qua đờikhông
bị ràng buộc bởi nét nghĩa này Cả ba từ đều chỉ dùng cho những người lớn tuổi, đứng tuổi hoặc già
Bỏ mạng, bỏ xác nói đến cái chết đắc kì tử do ốm đau, tai nạn ở những
nơi không đáng đến hay do những việc làm không đáng làm, không ai buộc phải đến hay phải làm Đó là những cái chết không đáng chết
Thiệt mạng chỉ dùng cho cái chết của những nạn nhân
Trên đây là các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái nghĩa, mỗi từ đều mang một nét nghĩa riêng và khó có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp Việc thay thế các từ đồng nghĩa này phải phụ thuộc vào từng trường hợp, hoàn cảnh và ý đồ của người sử dụng Chúng không thể hoàn thay thế cho nhau như các từ đồng nghĩa hoàn toàn được
- Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm
Ví dụ: Các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm như ăn, đớp,
xơi, hốc Các từ này đồng nghĩa với nhau nhưng ăn, xơi mang sắc thái tích
cực còn đớp, hốc lại mang sắc thái tiêu cực
Trong thực tế cuộc sống, các từ đồng nghĩa không hoàn toàn được sử dụng một cách phổ biến, ta có thể bắt gặp trong mọi trường hợp Còn những từ đồng nghĩa hoàn toàn thì hiếm gặp, thường chỉ gặp ở các biển thể ngôn ngữ Việc sử dụng các từ đồng nghĩa trong giao tiếp làm cho việc giao tiếp đạt hiệu quả cao và góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc
Trang 1914
1.2.4 Giá trị của từ đồng nghĩa
Hiện tượng đồng nghĩa vừa là biểu hiện tập trung của một loại quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng: quan hệ đồng nghĩa, vừa là một hiện tượng có tính chất xã hội, phản ánh những kết quả nhận thức thực tế của một dân tộc nào
đó Nó cũng đồng thời vừa là hệ quả, vừa là phương tiện của những yêu cầu của sự diễn đạt, giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tất cả các ngôn ngữ đều phong phú về hiện tượng đồng nghĩa Nhưng hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt có những vẻ riêng, nó là một trong những cái tạo nên bản sắc giàu đẹp, trong sáng và cũng là một trong những quy luật chi phối sự phát triển của tiếng Việt Nói cách khác, từ đồng nghĩa có một giá trị vô cùng to lớn, ta hãy xét một số ví dụ sau để thấy được giá trị của
từ đồng nghĩa:
Ví dụ 1:
“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
(Bếp lửa-Bằng Việt)
Các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên là: bảo, dạy Cả hai từ này đều có một nét nghĩa chung đó là: nói cho người khác biết những điều phải trái,
đúng sai để người khác biết mà làm, mà tránh Đồng thời, chúng cũng có
chung sắc thái biểu cảm: thể hiện thái độ ân cần chỉ bảo, yêu thương của người bà dành cho cháu Tuy nhiên, bên cạnh nét nghĩa chung, các từ đồng
nghĩa trên còn mang nhũng sắc thái cơ bản khác nhau Bảo là hướng dẫn cho cháu điều cháu chưa biết, mang tính sai khiến và cháu phải làm theo Dạy là
nhấn mạnh đến việc truyền lại tri thức hoặc kĩ năng một cách ít nhiều có hệ thống, phương pháp Tức là người bà ở đây phải giúp cháu biết cách làm việc
gì khi cháu chưa biết làm việc đó Do những điểm khác nhau đó mà hai từ
Trang 2015
đồng nghĩa được sử dụng linh hoạt trong các câu thơ giúp diễn đạt nội dung chính xác hơn đó là tình cảm của người bà dành cho cháu, sự quan tâm và tình yêu thương dành cho cháu Tình cảm ấy được thể hiện ngay khi dạy bảo cháu, đó là bà luôn dạy cháu những điều hay, lẽ phải, những điều phải làm trong cuộc sống
Ví dụ 2: Trong tác phẩm “Kép tư bền” của nhà văn Nguyễn Công Hoan,
lời nói của ông chủ rạp kịch cũng có sự thay đổi theo thái độ, mục đích của mình:
“Một hôm, ông chủ rạp Kịch trường đến nhà anh chơi Sau một vài
câu hỏi thăm chiếu lệ, ông ta nghêm sắc mặt, nhắc đến món nợ:
- Sao? Cái số tiền đó cậu đã có để trả tôi chưa?
- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả tôi sẽ đi làm và nộp sau
Ông chủ bĩu môi, nói:
- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả tôi sẽ đem ra tòa đó
Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dỗ:
- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy Vậy anh liệu
liệu mà đi làm ăn đi chứ?”
Ở ví dụ trên, các từ đồng nghĩa được sử dụng đó là: nhắc, bĩu môi,cười
lạt, dỗ, nhắc nhở Ngoài nét nghĩa chung chỉ hoạt động nói năng, phát ra âm
thanh như định nghĩa “nói” trong Từ điển tiếng Việt, mỗi từ ngữ đó lại mang
những sắc thái biểu cảm riêng biệt Nhắctức nói ra cho người khác nhớ, nói
lại để người khác nhớ mà thực hiện Bĩu môi là hành động nói năng phát ra
âm thanh với giọng khinh bỉ, không tôn trọng đối tượng giao tiếp Cười
lạtcũng là một cách nói nhưng là cười thay cho câu trả lời, cốt để lảng tránh
điều gì đó Dỗlà cách nói dùng lời ngọt ngọt ngào, dễ nghe nhằm làm cho
người khác bằng lòng, nghe và làm theo Qua đoạn đối thoại giữa anh Tư Bền
Trang 2116
và ông chủ rạp kịch trên, chúng ta thấy được sự thay đổi trong ngữ điệu của ông chủ Ban đầu khi mới đến nhà anh Tư Bền, ông chủ “hỏi thăm chiếu lệ” rồi khéo léo “nhắc” đến món nợ Nhưng khi thấy thái độ của anh Tư Bền, ông lại chuyển giọng điệu, thái độ sang “ngọt ngào dỗ” Việc Nguyễn Công Hoan
sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa trong lời nói cho nhân vật của mình đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật rất lớn Nó giúp cho người đọc thấy rõ được bản chất khôn ngoan, xảo quyệt và khéo léo trong cách ứng xử và đánh trúng tâm lí người khác của ông chủ rạp Kịch trường
Từ việc phân tích các ví dụ trên, ta có thể thấy được giá trị to lớn của từ đồng nghĩa trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong việc tạo lập văn bản văn chương nói riêng Ngôn ngữ của các tác phẩm văn học đòi hỏi phải có sự chính xác, gợi hình ảnh, có khả năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người nhưng lại phải hàm súc Để đáp ứng được những yêu cầu đó, chỉ có từ đồng nghĩa của tiếng Việt mới có đầy đủ khả năng mà thôi Mỗi từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là một bức tranh, một mảnh nhỏ của một tác phẩm văn học cô đọng lại trong một từ Cho nên các từ đồng nghĩa là những phương tiện quý
báu của nghệ thuật văn học E.I Efimốp đã chỉ ra rằng: “Đằng sau mỗi từ
đồng nghĩa là một sự độc đáo về ý nghĩa và phong cách, nghĩa là những sắc thái rất tinh tế, đặc biệt”[13, tr.318]
1.3 Đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lời nói
1.3.1 Đồng nghĩa từ vựng
Đồng nghĩa từ vựng hay còn gọi là đồng nghĩa cố định là hiện tượng chỉ xảy ra giữa các đơn vị ngôn ngữ có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ
Chẳng hạn để biểu thị hành động nhìn một vật nào đó của con người,
tiếng Việt có rất nhiều từ đồng nghĩa như: nhìn, lườm, nhòm, ngó, liếc,
trông Đây là những đơn vị từ vựng thuộc cấu trúc có sẵn trong Từ điển
đồng nghĩa, mang tính chất cố định, chỉ khác về mặt phong cách chức năng và phạm vi sử dụng
Trang 2217
Do chỗ các từ có chung nét nghĩa đồng nhất đều đã được đưa về từng trường nghĩa dọc cho nên hiện tượng đồng nghĩa chỉ xuất hiện trong từng trường nghĩa một.Từ đó, có thể suy ra rằng:
Các từ chỉ đồng nghĩa với nhau khi đã thuộc cùng một trường nghĩa
Ví dụ: Loạt từ đồng nghĩa chỉ “phẩm chất tích cực của tâm tính”: tốt, tốt
bụng, tốt dạ, tốt lòng, hiền, hiền lành, khoan dung, độ lượng, từ bi
Tuy nhiên, không chỉ riêng số lượng các nét nghĩa chung là đủ quyết
định các từ đồng nghĩa trong trường Phải nói thêm rằng các nét nghĩa đó
không loại trừ lẫn nhau Nếu như hai từ trong cùng một trường đồng nhất về
tất cả các nét nghĩa, trừ hai nét nghĩa nào đó chống nhau, loại trừ lẫn nhau thì lập tức, với sự xuất hiện nét nghĩa loại trừ lẫn nhau chúng không còn là từ đồng nghĩa[5, tr.196]
1.3.2 Đồng nghĩa lời nói
Đồng nghĩa lời nói hay còn gọi là đồng nghĩa lâm thời là hiện tượng không có sẵn trong cấu trúc ngôn ngữ mà được hình thành trong từng văn bản (ngôn cảnh) cụ thể Đặt ngoài ngôn cảnh (văn cảnh), hiện tượng đồng nghĩa lâm thời không tồn tại
Ví dụ:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười”
(Bác ơi!-Tố Hữu)
Đây là đoạn thơ được trích trong bài thơ “Bác ơi!” của nhà thơ Tố Hữu Bài thơ là tiếng khóc đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác Tác giả đã nén đau thương trong hình thức tu từ nhã ngữ (nói giảm) Nói về sự ra đi của
Bác, nhà thơ không dám nói đến những chữ đau lòng mà chỉ có “đi rồi sao”
Có thể thấy, việc sử dụng từ “đi rồi” đồng nghĩa với “chết” trong trường hợp
Trang 2318
này đã mang lại những hiệu quả nghệ thuật to lớn cho bài thơ Tố Hữu sử
dụng cụm từ “đi rồi sao” vừa tránh được sự mất mát, đau thương trước cái
chết của Bác đồng thời làm cho cái chết của Bác trở nên nhẹ nhàng Đặt trong
văn cảnh này thì từ “đi rồi” mới phát huy được hết tác dụng của nó và đây
chính là một hiện tượng đồng nghĩa lâm thời
Giá trị tu từ của hiện tượng đồng nghĩa lời nói cũng được biểu hiện trên nhiều phương diện:
Thứ nhất, hiện tượng đồng nghĩa lời nói giúp người đọc nhận thức sâu
sắc hơn về đối tượng miêu tả
Ví dụ:Trong bài thơ “Tây Tiến”, tác giả Quang Dũng đã dùng một loạt
các từ đồng nghĩa khác nhau để nói về cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến Mỗi từ mà nhà thơ sử dụng đều nói về cái chết nhưng ở những mức độ khác nhau Nói cách khác, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh để làm nhẹ hóa cái chết của người chiến sĩ, làm cho người đọc cảm nhận được bản lĩnh anh hùng của người lính Tây Tiến nói riêng và người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp nói chung
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất”
(Tây Tiến -Quang Dũng) Thứ 2, hiện tượng đồng nghĩa lời nói thường bộc lộ cảm xúc, tâm trạng,
tính cách, sự đánh giá của người nói nhưng đồng thời cũng “khêu gợi” tình cảm, cảm xúc nơi người đọc
Ví dụ: Hình ảnh chị Trần Thị Lý - một người con gái kiên cường, gan
dạ, dũng cảm đã xuất hiện trong tác phẩm “Người con gái Việt Nam” với
nhiều tên gọi khác nhau Mỗi tên gọi là sự trân trọng, khâm phục, là tấm lòng
Trang 2419
yêu mến của nhà thơ dành cho chị Việc Tố Hữu gọi tên chị bằng những từ đồng nghĩa khác nhau không chỉ làm cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn
mà còn khiến cho người đọc phải suy ngẫm, phải chiêm nghiệm về hình ảnh
người con gái Việt Nam kiên cường, bất khuất
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Không giết được em, người con gái anh hùng
Em trở về, người con gái quang vinh Hỡi em, người con gái Việt Nam
(Người con gái Việt Nam -Tố Hữu) Thứ ba, hiện tượng đồng nghĩa lời nói mang đến giá trị cho tác phẩm
Việc sử dụng các từ đồng nghĩa trong tác phẩm của mình làm cho tác phẩm trở nên phong phú, sinh động, tránh được hiện tượng lặp từ, thừa từ khi nói về cùng một đối tượng và làm cho người đọc cảm thấy thích thú khi đọc tác phẩm
Ví dụ: Cùng viết về Bác nhưng trong tác phẩm “Hồ Chí Minh”, nhà thơ
Tố Hữu không chỉ gọi Người bằng một tên duy nhất mà gọi bằng nhiều tên khác nhau với thái độ trân trọng, yêu mến Chính điều này đã làm nên giá trị
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng
Trăm thế kỷ trong tên Người: Ái Quốc”
(Hồ Chí Minh -Tố Hữu)
Trang 2520
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 này, chúng tôi đã đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề lý thuyết chung làm nền tảng cho việc khảo sát, phân tích ở chương 2 Đó là các vấn đề về trường nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng Trường nghĩa là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa Có ba loại trường nghĩa là: trường nghĩa ngang, trường nghĩa dọc và trường liên tưởng.Đối với các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng thì có bốn quan hệsau: quan hệ bao gồm - nằm trong là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có nghĩa rộng hẹp khác nhau cùng thuộc một trường biểu vật Quan hệ toàn bộ -
bộ phận là quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một sự vật được xem là một thể thống nhất, hoàn chỉnh Quan hệ trái nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trái ngược với hiện tượng đồng nghĩa Quan hệ đồng nghĩa trước hết là một loại quan hệ giữa các từ trong trường nghĩa như quan hệ cấp loại, quan hệ toàn bộ -
bộ phận.Đồng thời, chúng tôi đã tìm hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa, cách phân loại từ đồng nghĩa và thấy được giá trị to lớn của hiện tượng đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lời nói Đây là hai hiện tượng đã góp phần làm nên sự phong phú, sinh động cho ngôn ngữ tiếng Việt Tất cả các vấn đề lý thuyết mà chúng tôi đề cập ở chương 1 đều là những vấn đề lý thuyết cơ bản, là cơ sở để khảo sát, phân loại và tìm hiểu về giá trị sử dụng của từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn Nam Cao
Trang 2621
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
2.1 Kết quả khảo sát
Khi khảo sát 43 tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, chúng tôi nhận thấy rằng hầu như trong truyện ngắn nào tác giả cũng sử dụng một loạt các nhóm từ ngữ đồng nghĩa với mức độ xuất hiện khác nhau Tổng số phiếu thu được là 605 phiếu.Các từ ngữđồng nghĩa này xuất hiện lặp lại trong các truyện ngắn với các mức độ khác nhau tùy theo ý
đồ sử dụng của tác giả Dựa vào số phiếu thu được, chúng tôi phân loại các nhóm của từ ngữđồng nghĩa theo quan hệ trường nghĩa Trong đó, trường nghĩa chỉ giới nói chung chiếm 104 phiếu (17,2%), được phân ra làm hai nhóm nhỏ đó là nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ giới nữ nói chung (50 phiếu) và nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ giới nam nói chung (54 phiếu) Trường nghĩa chỉ hoạt động của con người chiếm 479 phiếu (79,2%), bao gồm các nhóm như:
nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động ăn (17 phiếu); hoạt độngnói (100 phiếu); hoạt độngnhìn (11 phiếu); hành động khóc (87 phiếu); hành động
cười (223 phiếu) và hành động di chuyển, dời chỗ (43 phiếu) Trường nghĩa
chỉ tâm trạng con người, cụ thể là nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ tâm trạng
buồn phiền chiếm 13 phiếu (2,1%) còn lại là các nhóm nghĩa khác chiếm 9
phiếu (1,5%)
2.1.1 Phân loại kết quả khảo sát
Tiêu chí phân loại: Chúng tôi phân nhóm các từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của Nam Cao dựa trên quan hệ trường nghĩa Trong mỗi trường nghĩa lớn chúng tôi lại tiếp tục phân ra thành những trường nghĩa nhỏ hơn theo quan hệ của các nét nghĩa Ví dụ trong trường nghĩa chỉ hoạt động của
Trang 2722
con người chúng tôi chia ra thành các tiểu trường nghĩa nhỏ hơn như: trường
nghĩa chỉ hoạt động ăn; hoạt động của nói; hoạt động nhìn; hành động khóc; hành động cười; hành động di chuyển, dời chỗ
Sau đây là bảng phân loại kết quả khảo sát chi tiết:
STT
Nhóm (Trường nghĩa)
Các tiểu trường nghĩa
(Số phiếu)
Số lượng tác phẩm xuất hiện
1
Chỉ giới nói
chung
(104)
Trang 2823
2.1.2 Nhận xét
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy trong số 43 truyện ngắn được khảo sát, trường nghĩa chỉ hoạt động của con người chiếm tỉ lệ cao nhất (79,2%), trường nghĩa chỉ giới nói chung chiếm 17,2%, trường nghĩa chỉ tâm trạng con người chiếm 2,1% còn lại là các nhóm nghĩa khác chiếm 1,5% Trong trường nghĩa chỉ hoạt động của con người, nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ
hành động cười là chiếm tỉ lệ cao nhất với 223 phiếu, xuất hiện trong 28 truyện ngắn, nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hoạt động nói chiếm tỉ lệ cao thứ
hai với 100 phiếu, xuất hiện trong 20 truyện ngắn Các nhóm từ còn lại chiếm
tỉ lệ ít hơn nhưng cũng đủ để làm nên phong cách nghệ thuật cho Nam Cao, khiến cho Nam Cao có một phong cách khác với các nhà văn cùng thời
2.2 Hiệu quả sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn Nam Cao
2.2.1 Nhận xét chung
Từ đồng nghĩa đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động giao tiếp hằng ngày mà còn trong văn chương Từ đồng nghĩa làm cho các tác phẩm văn học trở nên phong phú, sinh động bởi các từ ngữ được sử dụng không bị trùng lặp, làm cho độc giả cảm thấy thích thú mỗi khi đọc tác phẩm Bởi thế mà nó được coi là những phương tiện quý báu của nghệ thuật văn
học Nói như E.I.Efimốp: “Bột từ mà mỗi nhà văn trải qua - trước hết đó là
làm việc với các phương tiện đồng nghĩa của ngôn ngữ”
Như vậy, có thể khẳng định từ đồng nghĩa giữ vai trò cực kì quan trọng không thể thay thế được Nó không chỉ là bằng chứng rất thuyết phục về cái giàu, cái đẹp và cái trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam mà nó còn là một trong những quy luật chi phối sự phát triển của tiếng Việt
Nhắc đến từ đồng nghĩa, các nhà nghiên cứu thường nhất trí với quan
niệm: Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về
âm thanh và phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái
Trang 2924
phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai Và khi phân chia từ đồng nghĩa,
các nhà nghiên cứu lại đưa ra những tiêu chí khác nhau và kết quả cũng có sự khác biệt Nếu căn cứ vào ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu
thái thì có thể phân chia thành ba loại: từ đồng nghĩa tuyệt đối, từ đồng nghĩa
sắc thái, từ đồng nghĩa biểu niệm Nếu căn cứ vào mức độ giống nhau về
nghĩa thì chia ra làm hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa
không hoàn toàn Còn nếu dựa vào bản chất đồng nghĩa thì gồm: đồng nghĩa
cố định (đồng nghĩa từ vựng) và đồng nghĩa lời nói (đồng nghĩa lâm thời)
Có thể nói hầu như khắp các khu vực từ vựng đều có hiện tượng đồng nghĩa Đây là một vấn đề nghiên cứu hết sức thú vị và quan trọng: cần phát hiện ra các trường nghĩa, các miền trong trường có hiện tượng đồng nghĩa và mật độ của hiện tượng này trong trường và các miền đó
Như đã nói ở trên, từ đồng nghĩa có một vai trò cực kì quan trọng trong sáng tác văn học Để thấy rõ được hiệu quả của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong văn học nói chung và trong sáng tác của Nam Cao nói riêng, ở chương này, chúng tôi đi sâu vào việc phân tích hiệu quả sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn của Nam Cao theo các nhóm từ ngữ đồng nghĩa được phân loại dựa trên quan hệ trường nghĩa
2.2.2 Hiệu quả sử dụng từ ngữ đồng nghĩa trong truyện ngắn Nam Cao
Với phong cách lạnh lùng, dửng dưng mà đầy xót xa, thương cảm, đằm thắm yêu thương, Nam Cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tài năng viết truyện của mình Đọc truyện của Nam Cao, người ta không thấy toát lên tiếng cười như đọc truyện của Nguyễn Công Hoan mà chỉ thấy một nỗi băn khoăn, day dứt, trăn trở về cuộc đời, về số phận con người Truyện của Nam Cao có tính triết lí sâu sắc, triết lí mà không khô khan, xuất phát từ chính cuộc sống thực tại và từ tâm tư dằn vặt, đau đớn của nhà văn Nhiều tác phẩm của Nam Cao được dệt nên từ những “cái hằng ngày” nhỏ nhặt, xoàng xĩnh liên quan đến đời sống của con người thế nhưng nó lại đặt ra được những
Trang 302.2.2.1 Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ hành động cười
Theo như kết quả khảo sát thì nhóm từ này chiếm 223 phiếu, xuất hiện trong 28 truyện ngắn Đây là nhóm từ chiếm tỉ lệ cao nhất, mức độ sử dụng dày nhất so với các nhóm từ còn lại Tiếng cười đem lại cho con người niềm vui, sự giải trí, thư giãn đầu óc Nhưng tiếng cười, hành động cười của các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao thì lại chứa đựng bao ý nghĩa sâu xa
Đó có thể là tiếng cười vui vẻ, hào hứng, tiếng cười sảng khoái cho những thành quả lao động đã đạt được Đó cũng có thể là tiếng cười cho những hạnh phúc nhỏ nhoi đã tìm được sau những tháng ngày vất vả, bơn trải vì cuộc sống mưu sinh Nhưng đó cũng có thể là những tiếng cười chua chát, cay đắng, “cười ra nước mắt” của những kiếp người nhỏ bé Mỗi từ ngữ mà nhà văn sử dụng đều chứa đựng một dụng ý riêng Tất cả đều được thể hiện rất phong phú, đa dạng trong các truyện ngắn của Nam Cao
Ví dụ 1: Trong tác phẩm “Sống mòn”, nhờ cuộc trò chuyện giữa hai
người say rượu là Mô và anh xe mới có được tiếng cười vui vẻ, sảng khoái cho mọi người Đó là tiếng cười rất bình dị, tự nhiên
“Chúng cười phá lên Hai thằng gật gù, nghiêng ngả, bá vai, bế nhau,
thân thiết lắm Bà cụ Hà, mấy lần trực bảo con rể đừng uống nữa mà say quá, nhưng đều bị Mô với anh xe, không để ý, nói át đi Sau cùng bà chép miệng
lắc đầu, đành chịu vậy Cô vợ của anh xe cười hí hí
Trang 3126
Ở trong buồng, Thứ cười tủm tỉm, bảo San:
- Nếu không có đàn bà thì có lẽ thiên hạ vẫn còn những thằng nói khoác, nhưng chúng sẽ nói khoác ít đi được nhiều
San mỉm cười, ngẫm nghĩ một chút, rồi nhai lại câu của bạn:
- Mà nếu không có đàn ông, thì có lẽ thiên hạ vẫn còn những cô gái cười
hí hí, nhưng họ sẽ cười hí hí ít đi được nhiều
Vừa nói dứt, thì vợ anh xe lại cười rú lên, như người bị cù nách San và Thứ phải lấy tay bịt lấy miệng, để khỏi cười to lên”
Các từ ngữ đồng nghĩa trong đoạn văn trên là: cười phá lên, cười hi hí,
cười tủm tỉm, mỉm cười, cười rú lên, cười to lên.Đây đều là những từ ngữ
miêu tả hành động cười nhưng ở mỗi từ lại mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau, thể hiện được tính cách nhân vật
Theo Từ điển tiếng Việt thì: “cười” là cử động môi hoặc miệng, có thể
đồng thời phát thành tiếng, biểu lộ sự thích thú hoặc thái độ, tình cảm nào đó
[11, tr.252] Ở ví dụ trên, mỗi nhân vật lại có những điệu cười khác nhau, thể
hiện những thái độ khác nhau Cười phá lênlàbật lên những tiếng cười to, vui,
thành chuỗi dài, do hết sức thích thú một cách đột ngột [11, tr.252] Đó là tiếng cười của hai anh chàng say rượu tìm được niềm vui tri kỷ của mình, một niềm vui sướng không thể diễn tả hết bằng lời mà phải dùng đến nụ cười
Cười hi hílà cười nhỏ, phát ra những tiếng hi hí Cười tủm tỉmlà cười mỉm, tỏ
ý vui thích một cách kín đáo Mỉm cuờilà cười hơi nhếch môi, không phát ra thành tiếng.Cười rú lên cũng là bật lên những tiếng cười to, thích thú một cách đột ngột Cười to lênlà bật lên tiếng cười to do quá thích thú về một cái
gì đó
Tuy cùng là tiếng cười nhưng ở mỗi nhân vật nhà văn lại dùng những từ miêu tả khác nhau Việc nhà văn sử dụng những từ ngữ miêu tả tiếng cười khác nhau này nhằm mục đích bộc lộ tính cách của từng nhân vật Mỗi nhân