1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao

52 2,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 806,89 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN **************** VŨ THUỲ LINH KHẢO SÁT TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô tổ bộ môn Ngôn ngữ, các thầy cô khoa Ngữ văn và các bạn sinh viên, đặc biệt là TS.GVC.Đỗ Thị Thu Hương, giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Nhân khóa luận hoàn thành, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy cô giáo và các bạn. Do thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Vũ Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Khóa luận: Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước và dưới sự giúp đỡ khoa học của giáo viên hướng dẫn. 2. Khóa luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào. 3. Kết quả nghiên cứu ít nhiều có những đóng góp nhất định của tác giả. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Vũ Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Đóng góp của khóa luận 3 8. Cấu trúc khóa luận 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA 5 1.1 Khái niệm trường nghĩa 5 1.2 Phân loại 6 1.2.1. Trường nghĩa dọc 6 1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính) 8 1.2.3 Trường liên tưởng 8 1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương 9 1.3.1 Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương. 9 1.3.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương 10 1.3.3 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương 10 CHƯƠNG 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 13 2.1 Kết quả khảo sát trường từ vựng chỉ ngoại hình 13 2.2. Trường từ vựng chỉ hình dáng bên ngoài 14 2.2.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt 14 2.2.2 Trường từ vựng chỉ đặc điểm về dáng người 17 2.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi tay 20 2.2.4. Từ ngữ miêu tả đặc điểm của khuôn mặt 22 2.2.5 Trường từ vựng chỉ trang phục 26 2.3. Trường từ vựng chỉ phẩm chất 28 2.3.1. Lớp từ chỉ giọng nói 28 2.3.2 Từ ngữ chỉ hoạt động của người phụ nữ trong đời thường 28 2.3.3. Các từ ngữ chỉ tâm trạng người phụ nữ 31 2.3.4. Lớp từ chỉ tính cách của người phụ nữ 36 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài M.Gorki đã từng nói: “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”. Ở các loại hình nghệ thuật khác người đọc chỉ hiểu được phần nào nội dung văn bản thì văn bản nghệ thuật người đọc có thể cảm nhận và hiểu được toàn bộ nội dung thông tin mà người tạo lập muốn truyền đạt. Bởi văn bản nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ giao tiếp- mã giao tiếp thường xuyên và phổ biến của con người. Không những thế ngôn ngữ nghệ thuật với đặc trưng có tính hình tượng và hàm súc nó còn có khả năng gợi liên tưởng. Nhiệm vụ của bất cứ người sáng tác văn học nào cũng phải chú trọng đến việc sáng tạo ngôn từ sao cho đạt hiệu quả cao nhất, còn người đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn học phải chú trọng nhất đến phương diện từ ngữ. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thường được sử dụng một cách có hệ thống.Tiêu biểu cho hệ thống ngữ nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm văn học là các trường nghĩa. Khi các từ ngữ có sự phù hợp với nhau về trường nghĩa sẽ tạo sự phù hợp, cộng hưởng về ngữ nghĩa giữa các từ. Ý nghĩa mà hệ thống biểu đạt này chính là điều mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm. Nam Cao là tác gia lớn của văn học Việt Nam.Ông đã đem đến cho văn học một lối văn mới sâu xa chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của một con người biết tin ở tài của mình, ở thiên chức của mình. Khi nghiên cứu tác phẩm của ông có thể dựa trên nhiều phương diện: cách xây dựng nhân vật, các biện pháp nghệ thuật … Đề tài khóa luận này sẽ tìm hiểu tác phẩm của Nam Cao trên phương diện ngôn ngữ. Bởi vì tìm hiểu các trường nghĩa trong tác phẩm của Nam Cao không chỉ có ý nghĩa tích cực trong tiếp nhận văn chương nói chung mà còn là việc làm cần thiết đối với giáo viên dạy văn trong tương lai khi dạy về các tác phẩm của Nam Cao. Chính vì ý nghĩa đó 2 mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài :“Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao”. 2. Lịch sử vấn đề Trường nghĩa là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học như: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán… Tuy nhiên các tác giả mới chỉ nghiên cứu một số hệ thống thuộc cấp độ từ vựng. Những vấn đề về trường từ vựng ngữ nghĩa trong tác phẩm văn chương vẫn chưa có sự quan tâm và tìm hiểu một cách thỏa đáng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa thuộc các phạm trù chỉ người, động vật, thực vật…và xem xét sự hoạt động của các trường nghĩa trong giao tiếp khác nhau: xã hội, lịch sử, văn hóa…Một số tác giả còn đối sánh trường nghĩa trong tiếng Việt với các trường nghĩa tương ứng trong những ngôn ngữ khác. Nghiên cứu về trường nghĩa trong tác phẩm của một hay nhiều tác giả cụ thể cũng chỉ được sự quan tâm của sinh viên các khóa chủ yếu là các đề tài khóa luận tốt nghiệp. Vì vậy, khảo sát hoạt động các trường từ ngữ trong các tác phẩm văn chương vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này mới chỉ có một số công trình như: “Thành ngữ chỉ trường nghĩa ăn trong Tiếng Việt”-Trương Thị Lộng Ngọc (k32), “Trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8”- Nguyễn Thị Phương (k33), "Trường nghĩa ẩm thực trong tác phẩm của Thạch Lam và Vũ Bằng” (k33). Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu tìm hiểu trường nghĩa trong các tác phẩm của Nam Cao – một tác gia lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Do đó, qua việc tìm hiểu, tra cứu, chúng tôi nhận thấy tính chất bổ ích của vấn đề định nghiên cứu và đã quyết định lựa chọn đề tài: “Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao” Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn là tìm ra một nét phong phú, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn tài hoa này. 3 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích: - Thấy được sự đa dạng, phong phú trong việc sử dụng từ của Nam Cao. - Mở rộng, trau dồi thêm vốn từ ngữ của mình trong việc tiếp cận văn học cũng như trong cuộc sống. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu Ứng với mục đích nêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khảo sát các vấn đề lí thuyết về trường nghĩa. - Khảo sát trường nghĩa chỉ người phụ nữ trong tác phẩm của Nam Cao - Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ trong sáng tác của Nam Cao. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các từ ngữ chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao. Ngữ liệu thống kê phục vụ cho mục đích của đề tài được giới hạn trong phạm vi cuốn “Tuyển tập Nam Cao” (NXB Thời đại,2010) . 6. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống phân loại - Phương pháp phân tích ngôn ngữ - Phương pháp hệ thống 7.Đóng góp của khóa luận -Về mặt lí luận: Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa, đề tài làm sáng tỏ vấn đề trường từ vựng ngữ nghĩa trong văn xuôi. Qua đó, góp phần hoàn thiện cơ sở lí thuyết về trường nghĩa. -Về mặt thực tiễn: 4 +Những kết quả thống kê của khóa luận giúp ích cho việc học tâp, giảng dạy ngôn ngữ nói chung, từ vựng nói riêng. +Những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đạt được có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học nói chung, trong văn Nam Cao nói riêng. 8.Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo khóa luận gồm hai chương: Chương I: Những vấn đề lí thuyết về trường nghĩa Chương II: Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA 1.1 Khái niệm trường nghĩa Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách có hệ thống. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa. Nhưng có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu: Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là L.Weisgerber và J.Trier Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa. Đại biểu là Ipsen. Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng- ngữ nghĩa. Giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu nhiều về vấn đề trường nghĩa.Theo ông: những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt được các từ nói chung (nói cho đúng là ý nghĩa của nó) vào những hệ thống con thích hợp. Trong Từ vựng - ngữ nghĩa Tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa”. Như vậy tìm ra một khái niệm trường nghĩa trọn vẹn và đầy đủ vẫn đang là vấn đề được đặt ra. Nhưng để phục vụ cho phạm vi nghiên cứu này các nhà ngôn ngữ học đã thống nhất khái niệm trường nghĩa như sau: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.[1] [...]... về trường nghĩa, các loại trường nghĩa, ngữ nghĩa của trường nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa các trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương Những hiểu biết và trình bày trên sẽ được vận dụng khi chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét về hoạt động của trường trong phạm vi khảo sát 12 CHƯƠNG 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ... Các từ trong một trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo chuẩn mực ngữ nghĩa của một ngôn ngữ chung - Một từ nhiều nghĩa có thể lập những trường nghĩa ngang khác nhau về tính chất tùy theo nghĩa nào đó được lấy làm trung tâm - Các từ trong một trường nghĩa ngang là sự cụ thể hóa các nét nghĩa trong nghĩa biểu vật của từ - Có rất nhiều từ đi với một từ trung tâm nào đó lập thành trường nghĩa. .. 2.3.2 Từ ngữ chỉ hoạt động của người phụ nữ trong đời thường Thống kê trường từ vựng chỉ hoạt động của người phụ nữ, chúng tôi ít thấy tác giả viết họ làm những gì, lao động mệt nhọc vất vả ra sao mà chủ yếu hoạt động của họ phần nhiều liên quan đến bữa ăn Gần như miếng ăn, cái đói trở thành đề tài quen thuộc trong mỗi trang viết của nhà văn Thế nên từ ngữ miêu tả hành động của người phụ nữ trong bữa... nước của chị đĩ Chuột, hay làn da xám như chàm của vợ Lúng chính là minh chứng cho sự đói khổ cơm không đủ ăn áo chẳng đủ mặc của những người phụ nữ nghèo Làm sao họ có thể có làn da trắng trẻo mịn màng trong khi phải chạy cơm từng bữa, ăn cám hàng ngày 2.2.5 Trường từ vựng chỉ trang phục Trang phục của người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao được thể hiện qua lớp từ quần, áo, khăn yếm Chúng tôi đã khảo. .. trường, nhờ sự định vị của từng từ một trong trường mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ 7 1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính) Trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ có thể kết hợp với một từ ngữ nào đó lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được một cách bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ Vd Trường nghĩa ngang của từ đi là người, học sinh,... cái rồi nhìn xuống đất của bà chủ nhà cũng ngạc nhiên không kém Người phụ nữ sang trọng, quý phái mà mình yêu mến lại chính là người phụ nữ năm xưa mình ghê tởm như quái vật Như vậy vẻ bề ngoài cùng với các tính từ chỉ mức độ, các động từ, danh từ đi kèm, đôi mắt còn thể hiện tính cách, tâm trạng của người phụ nữ 2.2.2 Trường từ vựng chỉ đặc điểm về dáng người Những từ chỉ dáng người cũng chiếm vị trí... dáng người, tay là những đặc điểm chiếm số lượng lớn trong các tác phẩm và cũng là các đặc điểm ngoài miêu tả về hình thức của nhân vật qua đó bộc lộ tâm hồn, tính cách bên trong của mỗi người phụ nữ 13 2.2 Trường từ vựng chỉ hình dáng bên ngoài 2.2.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt Hình ảnh đôi mắt chiếm số lượng lớn trong các tác phẩm của Nam Cao Trong ca dao, đôi mắt đẹp là: Nhác trông con mắt lá... hiện tượng gọi là sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ Sự cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ, nói khác đi, dựa trên nét nghĩa chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một trường) biểu niệm Sự cộng hưởng về ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ ngữ Nó có thể chi phối cả cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm tiết tấu Nói một cách khác, người viết thường phối hợp tất... trường nghĩa dọc còn có trường nghĩa ngang tức trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng Trường liên tưởng vừa có tính chất là trường nghĩa dọc vừa có tính chất là trường nghĩa ngang do cơ chế liên hội mà có.[1] 1.2.1 Trường nghĩa dọc 1.2.1.1 Trường biểu vật Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật Để có những căn cứ dựa vào đó mà ta đưa ra các ý nghĩa biểu vật của các từ. .. ngữ Pháp 8 Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng các từ liên hội có thể có của từ trung tâm Các từ này trong một trường liên tưởng trước hết là những từ nằm trong trường biểu vật, các trường biểu niệm và trường tuyến tính tức là những từ có cấu trúc quan hệ đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa đối với từ trung tâm Song trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên . xét về hoạt động của trường trong phạm vi khảo sát. 13 CHƯƠNG 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 2.1 Kết quả khảo sát trường từ vựng chỉ ngoại hình. - Khảo sát các vấn đề lí thuyết về trường nghĩa. - Khảo sát trường nghĩa chỉ người phụ nữ trong tác phẩm của Nam Cao - Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ trong sáng tác của. ngữ văn chương 10 1.3.3 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương 10 CHƯƠNG 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 13 2.1 Kết quả khảo sát trường từ vựng chỉ

Ngày đăng: 14/07/2015, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w