Trường từ vựng chỉ trang phục

Một phần của tài liệu Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao (Trang 31 - 33)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.5 Trường từ vựng chỉ trang phục

Trang phục của người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao được thể

hiện qua lớp từ quần, áo, khăn yếm. Chúng tôi đã khảo sát và thu được 58 phiếu. Cũng giống như miêu tả các bộ phận cơ thể, trang phục cũng góp phần to lớn trong việc thể hiện tính cách, cuộc đời, số phận nhân vật.

Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao đã khắc họa hình ảnh Thị Nở trong trang phục: cái váy đen xộc xệch, cái yếm vẹo vọ.Ở đây Nam Cao đã sử dụng hệ thống những từ ngữ chỉ trang phục như váy, yếm. Đây là những trang phục

thường của người phụ nữ đương thời. Nhưng để làm nổi bật trang phục của riêng Thị Nở, Nam Cao đã sử dụng kết hợp hệ thống những từ ngữ chỉ tính chất trạng thái trang phục đó: váy đen – xộc xệch, yếm – xẹo xọ. Đó là hệ

thống từ ngữđậm chất tượng hình. Thông qua hệ thống từ ngữnày, người đọc có thể hình dung cụ thể hơn về Thị Nở - người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn.

Đặc biệt trang phục đó không chỉ phù hợp với ngoại hình xấu xí của Thị mà còn nói lên phần nào về tính cách của Thị - một kẻ dở hơi và vô tâm. Là người bị lãng quên trong làng Vũ Đại vậy nên miêu tả trang phục hoàn toàn phù hợp với tâm trạng và tính cách Thị. Thị không biết làm đẹp và cũng

27

chẳng cần làm đẹp vì chẳng ai thèm ngắm Thị. Họa chăng chỉ có Chí Phèo con quỷ dữ bị cả làng xa lánh mới thấy được vẻđẹp Thị Nởtrong đêm trăng ở vườn chuối ven sông khi Thị đang ngủ vô tư, ngon lành trong bộ trang phục

đầy trễ nải, lả lơi. Trang phục của họ xấu xí, cũ kỹ, xộc xệch như chính cuộc

đời và số phận đầy hẩm hiu bất hạnh của họ

Dần trong ngày cưới ngày hạnh phúc trọng đại của đời mình vẫn phải mặc những cái quần áo rách rưới. Đó là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một bên tay rách quá đã xé cụt gần đến nách. Hàng loạt tính từđược sử dụng để làm nổi bật lên cái thảm hại của đám cưới ngày

đói: cộc xẫng, vá to.Hình ảnh bộ quần áo vá chằng vá đụp của Dần trong ngày

cưới có sức ám ảnh lớn với người đọc. Không phải cha Dần keo kiệt không

muốn tổ chức đám cưới cho con gái linh đình, bà mẹ chồng không muốn rước

nàng dâu cho thật tử tế mà tất cả là chỉ vì nghèo. Thực chất đám cưới của Dần

là đám chạy đói.(Một đám cưới)

Nhân vật chính trong tác phẩm Lang Rận là một thầy lang có ngoại hình xấu xí. Trong con mắt bà Cựu và cô Dính thì anh là người bẩn ghê bẩn gớm. Mặt anh mốc meo lên, còn quần áo thì gố ghỉnh, mắt thì đầy gỉ, đứng

cách ba thước mà còn ngửi thấy mùi chua, mà rách rưới, mà mất cúc, mà sất

chỉ mà lôi thôi lếch nhếch. Họ thấy anh thật tởm. Hình ảnh của anh khác hẳn

hai người đàn bà trẻ trong nhà. Bà Cựuđầu lúc nào cũng mượt trơn, yếm lúc

nào cũng trắng bong, quần lụa cạp điều lúc nào cũng buông chùng đến gót

chân và cô em chồng có tiếng là đỏm dáng và gọn gàng. Mỗi lần trông thấy

anh bắt rận là cả hai cùng sầm mặt, nguýt lang. Rồi họ lắc đầu, bĩu môi, đưa

mắt nhìn nhau như để chia sẻ với nhau nỗi bực mình. Trang phục giữa kẻ giàu

và người nghèo đã cho thấy sự bất công trong xã hội kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.

28

Một phần của tài liệu Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)