Các từn gữ chỉ tâm trạng người phụ nữ

Một phần của tài liệu Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao (Trang 36 - 41)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.3.3. Các từn gữ chỉ tâm trạng người phụ nữ

Các từ chỉ tâm trạng người phụ nữ bao gồm các: hồi hộp, cáu tiết, lo ngại, kinh ngạc, trằn trọc, thương hại, điên, giận dữ, uất ức, sửng sốt, bẽn lẽn, tức giận, sợ hãi, khó chịu, cau có, tức tối, sung sướng, lúng túng, cuống quýt,…Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được 70 phiếu các từ chỉ tâm trạng. Các từ thuộc trường này được chia làm hai nhóm là tích cực và tiêu cực.

Tâm trạng người phụ nữ trong các sáng tác của Nam Cao thường được thể hiện trong tình yêu đôi lứa, trong hôn nhân gia đình. Vì vậy tác giả cũng

dùng những từ ngữ mang sắc thái khác nhau để thể hiện. Cứ tưởng rằng con

người vô tâm, dở đần như Thị Nở sẽ chẳng thể nào biết yêu. Thếnhưng thẳm

sâu trong trái tim người đàn bà khốn khổ ấy cũng biết rung động, với đầy đủ

tất cả những cảm xúc tâm lí bình thường. Đó là khi thịtrằn trọc khi nghĩ rằng Chí Phèo rất đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình. Và thị kiêu ngạo vì mình đã cứu sống một mạng người. Nếu

đêm hôm qua không có thị thì hắn đã chết. Và thị thấy yêu hắn. Thấy tiếng vợ

chồng ngượng ngượng thinh thích. Phải chăng đó là điều mong muốn bấy

lâu mà con người khốn nạn ấy vẫn mong muốn âm thầm. Nhìn thấy Chí cầm

bát cháo ăn mà thị lắc đầu thương hại. Cái im lặng và cái cười tin cẩn của Thị

làm Chí thấy mình như thành trẻ con. Bản tính lương thiện bấy lâu nay bị che lấp bỗng nhiên trỗi dậy. Trong thẳm sâu trái tim của con quỷ dữấy vẫn là trái tim của một con người: một trái tim biết đau thương, biết giận hờn và cả mơ

32

ước. Rõ ràng chẳng cần phải cao siêu, chẳng cần những gì phi thường khác lạ, chỉ cần sựđồng cảm, gần gũi, cái cười tin cậy, sựbao dung độ lượng của một

ai đó cũng đủ làm thức dậy bản tính làm người, cái khát khao được làm người

lương thiện trong Chí trỗi dậy. Thị Nở chẳng phải là mỹ nhân cũng chẳng phải là người đàn bà khôn ngoan, giảo hoạt. Thị chỉ là người bình thường, thậm chí trong con mắt những người xung quanh Thị là kẻ gàn dở, đần độn và xấu xí. Nhưng chính Thị lại là người kéo Chí trở về với thực tại, thức tỉnh trong Chí khát vọng làm người lương thiện, làm Chí nhớ lại mơ ước khi xưa:

Một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng, khá giả thì mua

dăm ba sào ruộng làm. Rõ ràng điều Nam Cao muốn nói ở đậy là: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng vị kỉ. Kẻ mạnh là kẻgiúp đỡngười khác trên đôi vai của mình. Người mẹ trong Trẻ con không

được ăn thịt chó, khi mua một lách mía nhỏ cho hai đứa trẻ con mà băn

khoăn mãi. Trong đầu Thị còn lất quất nghĩ đến xu rưỡi mãi. Nhưng Thị lại nghĩ đến thằng cu con, đến lúc nó sẽ bíu chặt lấy cây mía mãi mà cười nấc lên thì Thị lại cảm động, hơi run. Môi Thị tự nhiên mỉm cười. Về nhà không thấy bọn trẻ ra đón mình như mọi hôm, Thị thấy hoảng hốt. Rồi Thị thấy sửng sốt

vì bố chúng nó đang thịt một con chó thui. Thị biết rằng hôm nay chẳng giỗ

chạp gì cả. Lửa giận chợt bốc lên ngùn ngụt, Thị giận thâm tím mặt. Thị thấy

tiếc vì giá bán con chó này thì cả nhà sẽ có đủ gạo ăn đến nửa tháng. Thị

nghẹn ngào cả cổ, Thị thấy một nỗi chán nản rời rã xâm lấn người. Như vậy tất cả cảm xúc của người mẹ từ tiếc -> vui -> hoảng hốt -> sửng sốt -> giận dữ -> tiếc, điều này hoàn toàn phù hợp với tâm trạng, tấm lòng người mẹ biết lo lắng vun vén cho gia đình, Ngay cả việc mua quà cho con mà người mẹấy cũng phải băn khoăn mãi. Chẳng phải Thị kẹt xỉ, bủn xỉn gì cho cam mà vì

người mẹ đáng thương ấy chẳng dám tiêu pha cái gì một ngày quá hai đồng.

33

người chồng lại là kẻvô tâm,tham ăn và hoang phí. Chỉ vì một phút bốc đồng

thèm ăn thịt chó, vì miếng ăn hắn nỡ cả gan thịt con chó mà giá tiền của nó bằng nửa tháng gạo cả nhà ăn. Những từ ngữ chỉ tâm trạng người vợ đồng

nghĩa với việc phê phán nhân cách những người đàn ông trong nhà. Những kẻ

đã chẳng giúp đỡ gì cho gia đình lại còn phá hoại, hoang phí.

Mẹ Ninh – Từ ngày mẹ chết, khi thấy tay Ninh đầy những mụn ghẻ thì

sợ hãi. Bởi người mẹ khốn khổ ấy biết rằng mình chẳng còn sống được bao lâu nữa mà lo lắng quan tâm cho các con “Mẹ mà chết thì các con ăn mày

mất”. Bởi đàn ông mấy người biết thương con cái. Chỉcó người phụ nữ, khi làm mẹ mới hiểu được cảm giác không có bàn tay của người đàn bà trong gia đình. Quả thật điều lo sợ của mẹ Ninh chẳng sai chút nào. Sau này khi mẹ

Ninh mất đi, vì buồn bã chán nản mà cha Ninh đã đi đánh bạc đến nỗi phải bán cả nhà.

Bà cô Thị Nở khi nghe cháu mình hỏi về chuyện tình giữa Thị Nở và Chí Phèo thì lại bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa nhưng chợt nhớ rằng cháu mình vốn dở hơi. Bà bỗng trở nên hoảng hốt. bà thấy nhục cho ông cha nhà bà. Cũng có lẽ tủi thân cho bà. Bà nghĩ đến cái đời dằng dặc của bà không có chồng. Bà thấy chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết, nhưng rồi

đổ cái uất ức ngay lên cháu bà. Người đàn bà đức hạnh ấy thấy cháu bà sao

mà đĩ thế. Thật đốn mạt. Đàn ông chết cả rồi hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy một thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt

ăn vạ. Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã. Hỡi ông cha nhà bà ! Bà gào lên

như một con mẹ dại.

Bà Cửu khi biết Nhi đang qua lại với Đức thì không giữđược bình tĩnh.

Cơn giận dữ trong lòng bà bốc lên. Bà Cửu nảy hẳn người lên như cái lò xo. Bà xỉa xối vào mặt nó. Bà nhảy chồm lên nó. Tóc nó đã sổ ra từ lúc nãy, bà xoắn lấy, bà cào ,bà cấu, bà tát, mồn thì gào lên như chính bà bịđánh.

34

Tâm trạng chung của bà cô Thị Nở và bà Cửu đều là giận dữ khi biết cháu mình có cảm tình với những kẻ mà theo các bà đó là du côn hoặc con của du côn. Tâm trạng của hai người đàn bà này chính là tâm trạng chung của những con người trong xã hội lúc bấy giờ. Họ đại diện cho những định kiến cũ, những thành kiến bất công tồi tệ vô nhân đạo. Chí Phèo từ chỗ bị hắt hủi, xa lánh, chỉ mong có người chửi vào mặt mình mà cũng không được đến lúc mong muốn được sống chung với Thị Nở - một kẻ bị cả làng Vũ Đại xa lánh

như “ một con vật rất tởm” , cũng không thành, Chí Phèo càng ngày càng bị

bủa vây đến mức ngột ngạt trong sự khinh bỉ, nhục mạ, của những thành kiến,

định kiến. Cứnhư thế, cùng với sự áp bức bóc lột thậm tệ, những thành kiến,

định kiến đã đẩy Chí Phèo tới bước đường cùng, tới kết cục đầy bi thảm. Và câu hỏi Ai cho ta lương thiện? vang lên ở cuối thiên truyện không chỉ nhằm trực tiếp vào Bá Kiến mà âm hưởng của nó còn hướng tới toàn bộ xã hội làng Vũ Đại. Xung đột giữa con người với môi trường, hoàn cảnh sống trong Chí Phèo nói lên một cách thấm thía rằng, muốn cứu vớt những con người như

Chí Phèo thì chỉ một việc tiêu diệt những hạng người độc ác như Bá Kiến là

chưa đủ mà còn phải nâng cao hơn sự cảm thông giữa con người với con

người, xóa hết những thành kiến bất công, vô nhân đạo – những thành kiến khiến cho con người mắc phải sai lầm không sao có thể quay về với cuộc sống lương thiện. Giống như Thị Nở - Chí Phèo, mối tình giữa Nhi và Đức

hai con người khốn khổ ấy cũng không chọi lại được những định kiến nghiệt ngã của dân làng. Kể cả khi Nhi bỏ đi, Đức phải xin đi sở mộ phu Sài Gòn.

Nhưng số phận con thằng thiên lôi đâm lòi bụng vợ vẫn cứ bám riết lấy nó. Không sao thoát khỏi hoàn cảnh, môi trường đầy thành kiến, nhục mạấy, cuối

cùng Đức phát điên. Đức phát điên đâu phải là quy luật đời cha ăn mặt đời

con khát nước mà chính vì miệng tiếng ác nghiệt những thành kiến nặng nề, sự hắt hủi của cộng đồng đem đến cho nó biết bao tủi nhục và bất hạnh. Trong mối xung đột này, Nam Cao đã làm rõ hơn bao giờ hết sức mạnh ghê gớm của

35

môi trường độc ác đối với con người. Con người trở thành nạn nhân của những thành kiến, định kiến tồi tệđộc ác. Những suy nghĩ đầy uất ức của Đức phải chăng là những lời lên án, kết tội đanh thép cái môi trường sống đầy thành kiến, định kiến bất công vô nhân đạo ấy. Con thằng thiên lôi! Con thằng thiên lôi! Hắn sinh ra thì thằng thiên lôi đã chết từ bao giờ rồi hắn chẳng biết cái thằng thiên lôi mặt mũi như thế nào mà sao hắn cứ phải đeo cái nhục của thằng hung ác ấy.

Nhân vật bà cụ - bà ngoại Ngạn trong Nhìn người ta sung sướng lại khiến người đọc thấy lạ lùng bởi bà mắc căn bệnh quái lạ, căn bệnh kinh niên mà chẳng thuốc nào có thể chữa được đó là căn bệnh ghét con gái mình, ghét tất cả mọi người. Khi nhìn thấy người ta sung sướng hơn mình là bà bực dọc, khó chịu, tức tối pha lẫn ghen ghét đố kị. Chính bà đã xe duyên cho Ngạn và Duyên, chính bà cũng biết rằng Duyên rất khổ nhà đói nghèo chẳng kém gì mình năm xưa. Nhưng khi nhìn thấy hai đứa cháu mình hạnh phúc thì căn

bệnh đó như một thứ thuốc độc phá tung ra ngoài khiến bà vô cùng khó chịu. Khi nghe bức thư là bà cụ sầm ngay mặt lại. Môi bà hơi bĩu ra một chút. Khi nhìn thấy cháu vui và hạnh phúc thì đáng ra bà phải vui mừng nhưng thái độ

thì hoàn toàn ngược lại. Bà tức tối, hằn học, khó chịu giận Ngạn và Duyên.

Thái độđó được lột tảđầy đủ qua hệ thống từ ngữ. Hệ thống từ ngữ gọi tên cơ

thể: Ngực, môi kết hợp với hệ thống từ ngữ chỉ trạng thái cơ thể khi tức tối: sầm lại, bĩu ra. Dưới sự kết hợp của hai hệ thống từtrên người đọc có thể hình dung ra nét mặt, thái độ của bà cụ khi nhìn thấy cháu mình sung sướng. Thái

độ của bà cụ chính là biểu hiện của sựnhỏ nhen ích kỉ. Sự nhỏ nhen được đẩy lên cao dần thì hành động của nhân cách lại càng thấp hèn khi đẩy hạnh phúc của hai cháu xuống, hành hạ họ để họ khổ hơn mình. Bà giận rồi mà hằn học chửi. Bà thì nói thật, cưới rồi bà còn bắt ở nhà hầu hạ bà đủ mười bốn năm. Xây dựng nhân vật bà cụ Ngạn có thể nói Nam Cao đã xây dựng được một nhân vật điển hình. Vào cái thời phong kiến xa xưa ấy, quan hệ mẹ chồng

36

nàng dâu là quan hệ phức tạp. Có thểđó là quan hệ chủ - tớ, nếu gia đình nào

đó lấy vợ cho con để thêm người làm, có thể đó là quan hệ chủ - nợ, nếu

người con dâu đó là vật thế thân gạt nợ. Nhiều cặp mẹ chồng nàng dâu sống trong quan hệ bất hòa, mẹ chồng hành hạ đầy ải nàng dâu. Bà cụ Ngạn ngày

xưa phải chịu cái cảnh cơ cực đó.

Các lớp từ chỉ tâm trạng người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao rất

sinh động và đa dạng. Ở họ là sựxáo động trong tâm trạng cảm xúc: lúc vui,

lúc hồi hộp, lúc buồn bã, khi giận dữ. Nhưng phần nhiều đó là buồn bã

giận dữ. Bởi cuộc sống đói khổ, miếng ăn, tiền bạc chẳng bao giờ làm họ được thoải mái. Vậy nên buồn bã, lo lắng cũng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)