4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.3.4. Lớp từ chỉ tính cách của người phụ nữ
Tác giảđã sử dụng một sốlượng lớn các từ ngữ chỉ tính cách nhân vật vô tâm, dở đần, đanh đá, ghê gớm, đĩ, hiền như ngụm nước mưa, khinh người, dịu dàng, cong cớn xỉ vả, hiền lành, quá quắt gian trá, đứng đắn…tính cách của người phụ nữ hiện lên đa sắc màu từ đanh đá đến hiền dịu. Khi khảo sát những từ chỉ tính cách chúng tôi chia làm hai loại: bình thường và không bình
thường.
Trong văn Nam Cao có rất nhiều người phụ nữ đanh đá và ghê gớm. Bà
Cựu và cô Đính trong Lang Rận là những kẻ khinh người. Sự tồn tại của Lang Rận và mụ Lợi chỉ khiến họ ngứa mắt. Lang Rận bị họ khinh bỉ, lườm nguýt, phỉ nhổ, nhạo báng, chế giễu đủ trăm hình trăm cấp. Mụ Lợi phải cái tật nói leo thì bị bà Cưu mắng như băm như bổ vào mặt. Tình bạn giữa Lang Rận và mụ Lợi bị họ đem ra làm trò đùa, trêu ghẹo. Vì cái trò đùa trêu ghẹo quá trớn ấy mà đã gây lên cái chết thảm thương cho Lang Rận.
Oanh là trí thức, ở y đó là thói nhỏ nhen, ích kỉ và tham lam. Y toan tính từ cái nhỏ nhặt nhất. San, Thứ - hai người đã phải bán tận cùng sức lực phục
vụ cho cái trường mà y đang làm chủ vậy mà y cũng không cho họ được ăn
37
toang toang như họp việc làm. Họ làm như nói đùa, bới móc nhau từng cái con con. Oanh cái gì cũng so đo tính toán, khôn đến róc đời, khôn đến quắt
queo người lại. Oanh tính toán chi li để bớt từng lẻ gạo, từng xu nước mắm trong mỗi bữa ăn. Tính toán ích kỷ đến nỗi không muốn để Mô lấy vợ vì sợ ảnh hưởng đến công việc của trường. Oanh tham lam tính toán lên sinh lắm thủ đoạn, mánh khóe và đầy giả dối trong tình bạn , giả dối cả trong tiếng khóc, tiếng cười. Thứ nhận thấy, mặc dù Oanh đã tít cả hai mắt lại để cười, trông y vẫn chẳng có vẻ thực tình một chút nào. Ngay cả trong tình yêu y cũng là kẻ toan tính. Là vợ sắp cưới của Đích, lúc nghe Đích ốm yếu sắp chết,
con người ích kỉ ấy cũng có chút tình thương muốn được chăm lo cho người
yêu mình. Nhưng rồi chỉ một thời gian sau, Oanh không muốn Đích sống mãi với mình như vậy được. Bởi vì người ta yêu nhau đến có thể chết vì nhau
nhưng vẫn không dám tận nghĩa cùng nhau chỉ vì chưa cưới hỏi. Thứ khi nhận xét về Oanh cũng phải cho rằng đó là những tất trung của loài người
như ta hiện thấy quanh ta. Từ lời dạy lòng người, hướng dẫn những hành
động của con người ai cũng phải nghĩ đến mình đã sống. Chừng nào người còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào người còn phải giẫm lên đầu những người kia để nhô lên thì loài người còn phải xấu xa, bỉổi, tàn nhẫn và ích kỉ.(Sống mòn)
Không chỉ già nua, xấu xí các nhân vật nữ còn cáu bẳn gắt gỏng, vì quẫn bách “giời ơi là giời”. Tiếng vợĐiền kêu lên, là tiếng quát con than trách thân phận của vợ Điền. Còn đây là tiếng khinh khỉnh, gắt gỏng trong Cười : “không bán, không lấy gì mà đưa trả lãi nợ cho người ta được…Mình ngồi nhà cứ tưởng vợ con sung sướng lắm. Có biết đâu vợ hơi bước chân ra đến chợ, người ta đã xúm vào nói như đổ mẻ vào mặt”. Nhà um lên những tiếng
điếc lác, dằn vặt, hắt hủi và khóc lóc. Hay tiếng vợ người tri thức trong
38
Sao không chết dấm chết giúi ở đâu đi cho rồi? Còn về đây làm gì? Y gầm lên. Y xốc váy lên trên đầu gối.Y giậm chân bồ bồ”.
Tất cả những âm thanh cáu bẳn ấy trở đi trở lại trong truyện ngắn của Nam Cao, chủ yếu họ là vợ của những tri thức nghèo. Bản thân họ không có nghề nghiệp, những người chồng thường bất đắc dĩ không thể lo toan được
đầy đủ cho gia đình, con cái thì đông và bệnh tật quấy khóc suốt ngày.
Liệu cáu bẳn, gắt gỏng có phải là bản tính của họ. Như đã nói ở trên những người phụ nữ phải lấy những người chồng bất tài. Họ phải gánh lấy tất cả những cái ách của gia đình nông thôn Việt Nam nghèo đói và nhiều thế hệ
chung sống. Chính Ngạn đã nói ông ý là “người chồng bạc bẽo suốt ngày chỉ lo đánh bạc và uống rượu”. Còn Hộ công nhận với vợ mình rằng mình chỉ là một thằng khốn nạn. Thứ - Sống mòn thì coi mình là kẻ vô dụng bất tài. Vì
không lo toan được cho gia đình đổ hết phần gánh nặng lên đôi vai mềm yếu của Liên. Ở đây, ta có thấy mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Chính
người chồng đã lí giải hành động của vợ: “Trước kia vợ hắn có thế đâu? Bây
giờ chỉ cần cho thị đỡ vất vả, đỡ lo lắng, có chút thì giờ nghỉ ngơi thì thị lại vui vẻ điềm đạm ngay được đấy” (Cười). Ngạn đã cắt nghĩa việc rên rỉ ghen tức của bà “Bà là người khổ từ trong trứng khổ ra”, cũng như Điền vừa cãi nhau với vợ xong nhưng không vin vào đó mà trách vợ “Hắn thấy vợ hắn không tệ”(Cười). Còn ông giáo giải thích cho sự cay nghiệt của vợ dành cho lão Hạc: “ vợ tôi nó không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái khác đâu”.
Qua lời tâm sự của chồng, Nam Cao muốn để cho nhân vật mình trắng án. Ông giải thích rằng sự cáu bẳn, gắt gỏng của người phụ nữ không phải do bản chất mà do hoàn cảnh cuộc sống quá quẫn bách và túng thiếu. “Hoàn cảnh đổi rất có thể là người đổi tâm tính đổi” và Nam Cao cho ta thấy “một
quan điểm mới về con người, về cuộc sống (Sao lại thế này) trong tư tưởng nghệ thuật của ông.
39
Nếu như đanh đá, cáu bẳn, ta tìm thấy chủ yếu ở các nhân vật phụ thì bản tính cam chịu, nhẫn nại, hi sinh ta bắt gặp ở những người phụ nữ đóng
vai trò là nhân vật chính (Dần, dì Hảo, Nhu). Điều đó chứng tỏ Nam Cao muốn nhấn mạnh và đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. Nó là phẩm chất bền vững thánh thiện của người phụ nữ Việt Nam bao đời nay. Những người chồng trong văn Nam Cao thường vô trách nhiệm, tham ăn tục tằn, nghiện ngập. Ngược lại người phụ nữ thường cam chịu và hi sinh vì người khác.
Nam Cao đã chú ý khai thác thuộc tính này. Ông có rất nhiều những câu triết lí, có cách so sánh thật đặc biệt. Lòng tận trung hi sinh của họđược ví những con vật trung thành: Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi, hoặc như những sự vật hiền lành trong trẻo.
Nhu hiền như một ngụm nước mưa. Hơn nữa tác giả hay dùng những tính từ
chỉ sự phục tùng để nói về tình của người vợ đối với chồng: “Liên thật là
người yêu chồng, và ngoan ngoãn, rất yêu và phục tùng chồng” (Sống mòn).
Từ “bản tính rất dịu dàng và tận tâm” (Đời thừa). Đúng như Thứ nhận xét
“Đàn bà tốt hơn đàn ông, nhẫn nại hơn, nhiều đức hi sinh hơn”. Người phụ nữ trong văn Nam Cao rất cam chịu. Ta tưởng chừng như chẳng có ai cam chịu
hơn thế. Dì Hảo đã phải làm lụng vất vả để nuôi một ông chồng nghèo kiếp
xác. Nhưng dì lại lấy làm bằng lòng coi như đó là trách nhiệm của mình. Hắn
ngang nhiên đưa người vợ bé về nhà mình ở. Lúc đầu dì ngạc nhiên sau thì dì nghĩ lại “nhẫn nại, nhẫn lại là hơn” và chấp nhận cuộc sống đời thừa, vô nghĩa
lí. Trong Ở hiền, tác giả đã sử dụng hàng loạt từ ngữ để chỉ tính cách hiền lành thậm chí đến mức ngu xuẩn của Nhu: hiền như một ngụm nước mưa,
hiền lành, nhường nhịn,d ễ bảo như con chó xiếc, hi sinh, nhịn, lầm lũi, cam
chịu..Tính cách của Nhu khác hẳn người vợ hai lăng loàn đanh đá. Thếnhưng
cả cuộc đời người đàn bà ấy toàn là khổ đau. Kết thúc tác phẩm, dư vị đắng cay của cuộc đời một con người suốt đời ở hiền mà toàn gặp bất hạnh cứ ám
40
ảnh mãi tâm trí người đọc. Nhu mãi mãi là người phụ nữ hiền lành, nhẫn nhục
như chính tên gọi của mình.
Cũng như Nhu trong Ở hiền, bà Quản thích trong Nửa đêm là người phụ nữ suốt đời chỉ biết cam chịu và hy sinh cho người khác vốn là một người
nhân đức, bà hết khố khổ vì con lại còng lưng làm nhẫn nhục để nuôi cháu. Khi viết về phẩm chất của người đàn bà này, Nam Cao cũng sử dụng hàng loạt các từnhư: nhân đức, nhẫn nhục. Hình ảnh của bà, qua ngòi bút của Nam Cao hiện lên khi tuổi già bóng xế thật tiều tụy trơ trọi một thân một mình cùng với đau yếu và đói khát. Bà là hiện thân nỗi khốn khổ cùng cực của
người phụ nữ nông dân. Cái kiếp sống vất vưởng ấy cứ bập bùng chực tắt mà không tắt. Nó cứ còn mãi, còn để sợ từng con gió để run rẩy trước từng cơn
gió. Bà cứ sống dai dẳng như nỗi lầm than trên đời. Người đàn bà nhân đức
ấy cho đến cuối đời vẫn không hết khổ. Những đêm đau mình mẩy không ngủ được người đàn bà tội nghiệp ấy cứ triền miên trong day dứt rên rẩm kêu lên nỗi bất công ở đời: Ối trời cao đất dày ơi! Suốt đời tôi chẳng ăn độc ở ác với
ai mà sao đến tận bây giời thân đã gần kề miệng lỗ mà vẫn chưa hết tội.
Khi miêu tả tính cách này của người phụ nữ, Nam Cao thường để cho nhân vật của mình khóc. Ban đêm Nhu khóc – chao ôi là Nhu khóc! Nhu khóc
đến mòn tất cả người ra thành nước mắt, trong khi chúng gối tay nhau mà ngủ. Nhu khóc như mưa. Còn dì Hảo nghiến chặt răng để cho khỏi khóc
nhưng mà dì cứ khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc cho người ta thở, dì thở ra nước mắt. Từ khi yêu hết mình,yêu hắn bằng cả tấm lòng yêu lúc đầu thế nhưng lại bị người tình phụ bạc. Từ khóc như mưa, khóc tưởng chừng không bao giờ còn lặng được, bà mẹ già của Từ biết làm sao. Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con và cả mẹ lẫn con chỉ còn một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu xương thịt đều chảy
ra thành nước mắt hết,để rồi cùng chết cả. Nước mắt dường như tràn ngập trong những trang văn của Nam Cao.
41
Không chỉ ca ngợi vẻđẹp thánh thiện của những con người này, ông còn tỏ thái độ cảm thông sâu sắc đối với thân phận thấp kém, bị xã hội vùi dập.
Hơn thế tác giả muốn dành cho đời một câu hỏi, một triết luận sâu sa, một tiếng nói lên án xã hội: “Tại sao trên đời này có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao lại có những kẻ hay nhịn, hay nhường thì thường lại chẳng được
nhường nhịn mình. Còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhường, biết nhịn ai, nhiều khi lại xảo trá, lừa lọc và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn.
Nổi bật ở người phụ nữ trong văn Nam Cao là đức hi sinh. Họ thường
đóng vai trò là người chị, mẹ những người luôn lo toan gánh vác việc gia
đình. Chị đĩ Chuột đã phải bán con chó mực với hai buồng chuối non để lấy tiền mua thuốc chữa bệnh cho chồng. Chị đã phải giấu chồng rằng hai đứa con nhỏ vẫn có cơm đểăn để nhường cho chồng được ăn gạo trắng trong khi thực thế hai đứa con nhỏ dại của chị phỉa ăn cả cám. Dù người mẹ đau khổ đến tận cùng, chấp nhận tất cả những thiệt thòi, vất vả về mình “lẳng lặng ăn,
cố nuốt những bát cám đặc khè cho đỡđói”. Vợ Điền (Giăng sáng) trước đây
vốn là con nhà khá giả, lấy Điền vì Điền là người có học. Những tưởng sẽ được nhờ cậy chồng, vậy mà mọi việc trong nhà chị phải là người gánh vác hết. Thịyêu Điền với tình yêu đơn sơ và giản dị. Thị nhịn ăn để cho chồng ăn.
Thị nhịn mặc để cho chồng mặc. Thị bán đến cả yếm, áo để lo thuốc thang cho chồng. Nhưng Điền vốn quen với cái tình cảm nồng nàn, những lời nói vuốt ve. Nét mặt cau có, ngôn ngữ cục cằn, nhất là cái lối yêu quá đơn sơ của vợ Điền cho Điền thấy mình khổ. Điền thấy cái đời tình cảm của mình thật là thiếu thốn.Vợ Điền (Nước mắt), coi hai đứa con là cả cuộc đời. Thị có thể
nhịn mặc, nhịn ăn, nhịn nhục với người ta; nhưng đừng ai cấm thị bán đi một cái nồi đồng, hay một cái mâm thau hoặc cầm cố ruộng vườn để chạy chữa cho con khi chúng ốm. Thị không thể liều bỏ chúng được. Chúng hơi sốt đầu, sổ mũi thịđã lo sốt gáy. Khi một đứa ho chẳng hạn, thị thấy đau ở chính ngay
42
ngực thị. Và rồi Điền cũng phải thốt lên rằng: “Thì ra đàn bà họ đều như thế
cả. Mà họ cũng cần phải thế nếu vợ Điền lại khác, thị không thiết gì con cái chẳng hạn, thì tất nhiên là hắn sẽ khinh ghét thị rồi”.
Không phải ngẫu nhiên Nam Cao có rất nhiều truyện nói về sự nheo nhóc, nhếch nhác của những người chồng, người con mất vợ, mất mẹ. Giọng buồn buồn của ông giáo (Lão Hạc) cất lên “vợ lão chết rồi, con đi làm bằn bặt” như muốn khắc hoạ thêm nỗi cô đơn của Lão Hạc. Nếu như vợ lão chưa
chết thì có lẽ gia đình lão không phải buồn tủi như thế. Con lão Hạc không phải đi đồn điền cao su, và lão không phải chết một cách thảm thương.
Đàn ông mấy người biết thương con cái. Nếu như mẹ Ninh không mất thì chị em Ninh không phải chịu cảnh nheo nhóc, đói khát, cha Ninh sẽ không cờ bạc để đến nỗi phải gán nợ. Tiếng Ninh oà khóc gọi mẹ khi thấy những kẻ
chủ nợ tới dỡ nhà chính là tiếng khóc tiếc nuối quá khứ đầm ấm khi còn mẹ.
Gia đình Dần không phải tan đàn xẻ nghé nếu như mẹ Dần chưa chết. Vì những người phụ nữ, cuộc sống của họ là những ngày tháng hi sinh vì chồng vì con, vì người thân nên khi vắng họ những người chồng, người con thường
rơi vào cảnh nheo nhóc, li tán.
Nam Cao rất hay để nhân vật của mình - những kẻ mang ơn thường là những người chồng chẳng có những dòng suy nghĩ về vợ. Vợ của họ có lúc cáu bẳn, gắt gỏng nhưng họ lại rất chăm lo, vun vén cho gia đình. Chính vì
đức hi sinh của những người đàn bà này nên các ông chồng khi thấy họ gắt gỏng thì càng yêu thương, trân trọng họ hơn, bởi vì họ khổ là vì chồng, vì con, vì gia đình.
Trong Sống mòn, Nam Cao đã để nhân vật Thứ suy nghĩ, nhận xét về
Liên. Liên chưa có giây phút nào thực sựsung sướng từkhi bước chân về nhà chồng. Sống trong một gia đình đông người, nhiều thế hệ lại xa chồng, Liên cắn răng chịu đựng những gièm pha không dám nói với chồng vì sợ chồng suy nghĩ. Liên tiều tuỵ già nua cũng do bươn trải, hi sinh cho gia đình ấy. Thứ
43
thấy: Liên chịu khổ vì y rất nhiều nhưng chẳng bao giờ Liên nghĩ rằng chỉ vì
đi lấy chồng mà mình từ cảnh no ấm bước sang cảnh nghèo đói. Chẳng bao giờ Liên so sánh mình với người nọ, người kia. Nói về thuộc tính này của
người phụ nữ, ta liên tưởng tới Phăng tin, người phụ nữ đã phải bán đi những chiếc răng, mái tóc - niềm tự hào của một thời con gái để nuôi con.